Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 15, Tiết 57+58: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện - Phùng Thị Thanh Thúy

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 15, Tiết 57+58: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện - Phùng Thị Thanh Thúy

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN

Môn học: Ngữ văn; lớp: 11

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Về kiến thức

1. Về kiến thức

- Hiểu được một số đặc điểm của thể loại văn học thơ, truyện;

- Cảm nhận được văn bản thơ, truyện căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại.

2. Về năng lực

- Nhận biết được một số đặc điểm về thể loại thơ, truyện.

- Đọc – hiểu các tác phẩm văn học liên quan đến thể loại thơ, truyện

- Nhận diện được thể loại thơ, truyện trong các tác phẩm văn học

- Phân tích, so sánh đặc điểm sự khác nhau giữa thể loại thơ, truyện và các thể loại khác

-Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thể loại thơ, truyện

- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

3.Về phẩm chất: Trách nhiệm

Có ý thức tự giác, chủ động, độc lập trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Sử dụng tài khoản Google Meet, điện thoại thông minh hoặc Tap/Laptop/ máy tính bàn

2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Kế hoạch bài dạy; Bài giảng Powerpoit; Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm thơ, truyện; Phiếu học tập;

 

doc 9 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 15, Tiết 57+58: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15_Tiết: 57, 58; Ngày soạn: 13/12/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
1. Về kiến thức
- Hiểu được một số đặc điểm của thể loại văn học thơ, truyện;
- Cảm nhận được văn bản thơ, truyện căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại.
2. Về năng lực
- Nhận biết được một số đặc điểm về thể loại thơ, truyện.
- Đọc – hiểu các tác phẩm văn học liên quan đến thể loại thơ, truyện
- Nhận diện được thể loại thơ, truyện trong các tác phẩm văn học
- Phân tích, so sánh đặc điểm sự khác nhau giữa thể loại thơ, truyện và các thể loại khác
-Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thể loại thơ, truyện
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
3.Về phẩm chất: Trách nhiệm
Có ý thức tự giác, chủ động, độc lập trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Sử dụng tài khoản Google Meet, điện thoại thông minh hoặc Tap/Laptop/ máy tính bàn
2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Kế hoạch bài dạy; Bài giảng Powerpoit; Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm thơ, truyện; Phiếu học tập; 
Tư liệu tham khảo: Lí luận văn học (NXB Đại học sư phạm)
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu
(10 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác phẩm thơ, truyện.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở.
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(60 phút)
I. Tìm hiểu về thơ
1. Khái lược về thơ
2. Yêu cầu về đọc thơ
II. Tìm hiểu về truyện
1. Khái lược về truyện
2. Yêu cầu đọc truyện.
III. Luyện tập
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); dạy học dự án; Thuyết trình; kĩ thuật phòng tranh; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động
Luyện tập
(15 phút)
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng.
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não. 
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động Vận dụng
(5 phút)
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm về các thể loại thơ, truyện.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a. Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: Trò chơi Ai nhanh hơn?
GV chia lớp thành 2 đội theo danh sách: Nêu tên những bài thơ, những truyện ngắn mà em đã được học từ đầu năm học đến nay. HS lần lượt thay nhau nêu, mỗi HS chỉ được nêu 1 lần, mỗi lần chỉ được nêu tên một tác phẩm (+ tác giả)
Trong 3 phút, đội nào nêu được nhiều tên tác giả, tác phẩm đúng sẽ giành phần thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (HS thực hiện nhiệm vụ). 
GV theo dõi có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (HS trong đội lần lượt nêu tên tác phẩm, tác giả). 
GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng được xếp vào một thể loại nhất định. Tìm hiểu thể loại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn đặc điểm hình thức tổ chức của tác phẩm. Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu hai thể loại thông dụng nhất: đó là thơ và truyện.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (60 phút)
I. Quan niệm chung về thể loại văn học
1. Khái niệm loại thể
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 4 nhóm).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
I. Quan niệm chung về loại, thể văn học
Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức (cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm).
1. Loại 
Là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại. Tác phẩm văn học được chia làm 3 loại: tự sự, trữ tình, trào phúng.
2. Thể
- Là hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại, nằm trong loại. Bất kì một tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là một hình thức thể nào đó.
- Căn cứ để phân chia đa dạng: Có khi dựa vào độ ngắn dài; đề tài; cấu trúc; tính chất mâu thuẫn; cảm hứng chủ đạo
- Có một thể loại tồn tại độc lập: Văn nghị luận (chính trị, xã hội, văn hóa.)
3. Sự phân loại của tác phẩm văn học
- Loại tự sự: 
Là kể chuyện, trình bày bức tranh về đời sống qua cốt truyện, nhân vật, có các thể: Truyền thuyết, thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện (truyện ngắn, truyện vừa), kí (bút kí, phóng sự, kí sự, tùy bút).
- Loại trữ tình: 
Bộc lộ tình cảm, tâm hồn con người, đặc biệt là đời sống nội tâm của chính tác giả: Thơ, khúc ngâm.
- Loại kịch: 
Thông qua lời thoại, hàng động của các nhân vật để thể hiện mâu thuẫn, xung đột: Kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, chính kịch, bi kịch, hài kịch
* Ngoài các đặc trưng của loại, các thể còn phân biệt nhau bởi hình thức lời văn (thơ và văn xuôi), dung lượng (truyện ngắn và truyện vừa)
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS đọc phần mở đầu của bài học trong SGK tr 133 và định hướng nội dung: Hình thức tổ chức tpvh được xây dựng trong loại và thể. Và trong việc xác định loại thể văn học các nhà nghiên cứu chú tới các loại, rồi trên cơ sở các loại đi sâu vào cấp độ tồn tại nhỏ hơn để phân biệt ra các thể.
- Nhóm 1,3: Loại là gì? Đặc trưng của loại? Có mấy loại hình văn học? Cho ví dụ?
- Nhóm 2, 4: Thể là gì? Mối quan hệ giữa thể với loại? Căn cứ để phân chia thể? Trong từng loại, hãy nêu một số thể chủ yếu? Cho ví dụ?
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS các nhóm nghe câu hỏi , trao đổi, thảo luận và chuẩn bị câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
II. Tìm hiểu về thể loại thơ
1. Khái lược về thơ 
2. Yêu cầu về đọc thơ
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 3 nhóm).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Thơ
1. Khái lược về thơ
a/ Đặc trưng của thơ
- Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu.
- Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
- Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.
- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sốn khách quan.
- Cốt lõi cơ bản của thơ là trữ tình.
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ.
b/ Phân loại thơ
- Phân loại theo nội dung biểu hiện có: 
+ Thơ trữ tình
+ Thơ tự sự
+ Thơ trào phúng
- Phân loại theo cách thức tổ chức có:
+ Thơ cách luật.
+ Thơ tự do.
+ Thơ văn xuôi.
2. Yêu cầu về đọc thơ
- Cần biết tên bài thơ, tên tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.
 - Đọc kĩ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu..
 - Nhận xét đánh giá chung về tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ, những khám phá mới, những điểm mới....
Để cảm nhận được ý thơ thì chúng ta cần chú ý đến tứ thơ. Tứ thơ là ý lớn quán xuyến bài thơ, là điểm tựa cho mạch vận động của bài thơ
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS đọc bài học trong SGK tr 133, 134 và định hướng nội dung: 
- Nhóm 1: Đặc trưng cơ bản của thơ: 
 (?) Thơ bắt nguồn từ đâu? Thơ có từ bao giờ? Cốt lõi của thơ là gì? 
(?) Thơ phân biệt với văn xuôi, kịch, nghị luận ở những đặc điểm nào?
- Nhóm 2: Thơ được phân loại như thế nào? Có bao nhiêu loại? 
- Nhóm 3: Nêu yêu cầu chung khi đọc thơ?
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS các nhóm nghe câu hỏi , trao đổi, thảo luận và chuẩn bị câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
III. Tìm hiểu về thể loại truyện
1. Khái lược về truyện 
2. Yêu cầu về đọc truyện
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 3 nhóm).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
III. Truyện
1. Khái lược về truyện
a/ Đặc trưng của truyện
- Truyện thuộc loại tự sự. Là phương thức phản ánh hiện thực đời sống qua câu chuyện, sự kiện, sự việc bởi người kể chuyện một cách khách quan, đem lại ý nghĩa, tư tưởng nào đó.
- Truyện thường có cốt truyện: chuỗi sự việc, nhân vật, chi tiết được sắp xếp theo cấu trúc của nó.
- Nhân vật đóng vai trò nối kết các chi tiết, làm nên cốt truyện, các loại nhân vật...
- Phạm vi hiện thực không gò bó về không gian, thời gian..
- Ngôn ngữ: sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện..ngôn ngữ thường gần với đời sống.
b/ Phân loại truyện
- Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn..
- Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ hán, truyện thơ nôm..
- Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.
2. Yêu cầu đọc truyện
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể..
- Phân tích nhân vật trong dòng lưư chuyển của cốt truyện.
- Truyện đặt ra vấn đề gì? có ý nghĩa tư tưởng như thế nào?
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS đọc bài học trong SGK tr 134, 135 và định hướng nội dung: 
- Nhóm 1: Nêu đặc trưng của truyện? Truyện khác với thơ tự sự trữ tình ở những điểm nào? Phân tích một ví dụ điển hình?
- Nhóm 2: Truyện được phân thành bao nhiêu loại ?
- Nhóm 3: Nêu yêu cầu chung khi đọc truyện?
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS các nhóm nghe câu hỏi , trao đổi, thảo luận và chuẩn bị câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 4 nhóm).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
1. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong“Thu điếu” (Nguyễn Khuyến).
- Một bức tranh thu cổ điển với thi đề, thi liệu quen thuộc.
- Mùa thu trong “Câu cá mùa thu” là điển hình cho mùa thu của làng quê VN vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Đường nét trong bức tranh thu thật mảnh mai, tinh tế.
- Sự hòa phối màu sắc đã đạt đến độ tinh tế bậc thầy.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, diễn tả được những biểu hiện tinh tế của sự vật và của tâm trạng con người. Đặc biệt, vần eo được tác giả sử dụng thật tài tình, diễn tả một không gian vắng lặng và thu nhỏ dần.
- Bút pháp nghệ thuật của thơ cổ điển (lấy động tả tĩnh).
=> Cảnh chan chứa tình và tình thấm đẫm trong cảnh là nét đặc trưng của mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến.
2. Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)
- Cốt truyện: Truyện ngắn Hai đứa trẻ, của Thạch Lam là truyện không thành chuyện (không có chuyện). Sự kiện tiêu biểu chỉ là Liên và An chờ đợi chuyến tàu đi qua trong đêm khuya. Nội dung chủ yếu của truyện là diễn biến tâm trạng của cô bé Liên. Hai đứa trẻ thuộc loại truyện tâm tình.
- Nhân vật: Chị em Liên và những con người lần lượt xuất hiện ở lúc chiều buông, đêm xuống, khuya về.
+ Lúc chiều buông (chiều tàn): Một phiên chợ tàn, kiếp người tàn tạ, những người kiếm sống như đi chợ, mấy đứa trẻ con nhà nghèo bới rác, chị em Liên 
+ Lúc đêm xuống: Quanh góc chợ và sân ga có mẹ con chị Tí, bác Xiêu bán phở, gia đình bác xẩm, bà già Thi...
Nhân vật Liên và An nhất là Liên được khắc hoạ ở chiều sâu nội tâm với biến thái tinh vi của nỗi buồn và khao khát một cái gì tươi sáng hơn cuộc đời tối tăm nơi phố huyện tỉnh lẻ.
- Ngôn ngữ (lời kể)
+ Lúc tả bên ngoài: Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi kêu.
+ Lúc tả bên trong (nội tâm nhân vật) “Liên thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn.
+ Đối lập ở nhiều phương diện âm thanh. Có âm thanh gợi hai vẻ đẹp thơ mộng, cũng có âm thanh gợi cuộc sống lam lũ. Đối lập về sáng tối trong lời kể.
+ Lời kể tâm tình thủ thỉ như tâm sự với người đọc. Đó là phong cách Thạch Lam.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu HS đọc yêu cầu luyện tập trong trong SGK tr 135 và định hướng nội dung: 
- Nhóm 1: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình trong “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến).
- Nhóm 2: Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến).
- Nhóm 3, 4: Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam).
Thời gian hoàn thành: 10 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS các nhóm nghe câu hỏi , trao đổi, thảo luận và chuẩn bị câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: (Xem mục I)
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
d. Tổ chức thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Phân tích một bài thơ hoặc truyện ngắn căn cứ vào những đặc trưng thể loại vừa học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Gợi ý: Những đặc trưng của thể loại truyện ngắn qua Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng.
- Đoạn trích kể lại niềm “hạnh phúc” của mọi người khi cụ cố tổ qua đời. Qua đó, tác già lên án, tố cáo mạnh mẽ xã hội thượng lưu lúc bấy giờ, con người chỉ biết sống giả dối, ví tiền đánh mất nhân cách, lòng tự trọng, đạo đức,...
- Cốt truyện được xây dựng bằng sự việc: 
+ Xuân gây ra cái chết cho cụ cố tổ, cái chết mà mọi người chờ đợi từ lâu.
+ Các nhân vật: Xuân Tóc Đỏ, cụ cố Hồng, ông bà Văn Minh,...
+ Các chi tiết tiêu biểu: Niề “hạnh phúc” của những người thân và những người ngoài xã hội trước cái chế của cụ cố tổ, cảnh đưa tang và cảnh hạ huyệt.
- Truyện được kết cấu theo một trình tự thời gian hợp lí.
- Trong truyện tác giả sử dụng ngôn ngữ đa dạng, hấp dẫn người đọc.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1- Bài vừa học: 
- Nhận biết loại và thể trong văn học 
- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: thơ truyện
2- Bài sắp học: Vĩnh Biệt Cửu trùng đài (Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
- Đọc văn bản;
- Tìm hiểu tác giả: Nguyễn Huy Tưởng. 
- Tác phẩm: 
+ Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ 
+ Tóm tắt: sgk tr184-185
+ Xung đột kịch:
Mâu thuẩn thứ nhất: Xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc với nhân dân đau khổ lầm than. Mâu thuẫn này được giải quyết theo quan điểm của nhân dân (Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát)
Mâu thuẩn thứ hai: Xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thực, trực tiếp của nhân dân (mâu thuẫn này không thể giải quyết rạch ròi, dứt khoát; chân lí vừa thuộc về Vũ Như Tô vừa thuộc về nhân dân). 
+ Các nhân vật chính của vở kịch: Vũ Như Tô (tính cách, tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô), Đan Thiềm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_11_tuan_15_tiet_5758_mot_so_the.doc