Kế hoạch bài dạy Hóa học Lớp 11 - Bài 41: Phenol - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thơm

Kế hoạch bài dạy Hóa học Lớp 11 - Bài 41: Phenol - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thơm

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

Khái niệm, phân loại phenol.

- Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.

- Tính chất hoá học: Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom.

- Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen); ứng dụng của phenol.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Hoàn thành được phiếu học tập cá nhân, các bài tập củng cố kiến thức trong bài.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác để hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

2.2. Năng lực hóa học

a. Năng lực nhận thức hóa học

- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.

- Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động

- Quan sát, thu thập thông tin, phân tích xử lí số liệu, dự đoán kết quả nghiên cứu

- Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập KH, trình bày kết quả

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên

- Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập KH, thực hiện KH, trình bày kết quả

 

docx 8 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hóa học Lớp 11 - Bài 41: Phenol - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Lương Thế Vinh
Tổ Sinh – Hóa – Thể dục
Gv. Nguyễn Thị Thơm
Chương 8: DẪN XUẤT HALOGEN-ANCOL-PHENOL
Bài 41: PHENOL
Môn học: Hóa học; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
Khái niệm, phân loại phenol.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
- Tính chất hoá học: Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom.
- Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen); ứng dụng của phenol.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Hoàn thành được phiếu học tập cá nhân, các bài tập củng cố kiến thức trong bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác để hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.
2.2. Năng lực hóa học
a. Năng lực nhận thức hóa học
- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.
- Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động
- Quan sát, thu thập thông tin, phân tích xử lí số liệu, dự đoán kết quả nghiên cứu
- Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập KH, trình bày kết quả
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên
- Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập KH, thực hiện KH, trình bày kết quả
- Ứng xử phù hợp với sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường tự nhiên 
3. Phẩm chất 
- Xây dựng lòng biết ơn các nhà khoa học và ý thức học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch kế thừa hoạt động nghiên cứu khoa học giúp ích cho xã hội.
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin 
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên
Học sinh
video Hóa chất phenol độc hại như thế nào https://www.youtube.com/watch?v=CJknRcuRA20
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi, chuẩn bị học bài mới.
b) Nội dung: GV cho HS xem video Hóa chất phenol độc hại như thế nào VTC 14 ngaỳ 13/6/2016 và trả lời câu hỏi 
Bảng hỏi số 1
TT
Câu hỏi
1
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng trị thu hồi 30 tấn cá nục do nhiễm chất độc nào? Hàm lượng là bao nhiêu?
2
Hãy nêu ít nhất 3 ứng dụng của phenol.
3
Nếu để phenol dây vào da tay sẽ gây ra hiện tượng nào?
4
Phenol là tên của một chất hay tên của một nhóm chất hóa học?
5
Công thức của phenol đơn giản nhất được đề cập trong video trên là gì?
6
Các nhà khoa học lí giải nguyên nhân phenol độc hại với cơ thể người và động vật như thế nào?
7
Phenol có được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm không?
8
Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến cá biển bị nhiễm phenol
c) Sản phẩm: HS nắm chắc kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ học tập: GV phát Bảng hỏi số 1, hướng dẫn HS theo các bước và nhiệm vụ trong bảng hỏi như sau:
Đọc các câu hỏi trong bảng hỏi (1 phút)
Xem video, có thể kết hợp ghi note các thông tin quan trọng. (4 phút)
Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video, suy nghĩ
Báo cáo, thảo luận: HS thảo luận nhóm để điền thông tin vào bảng nhóm. (2 phút)
Sau đó, GV thu bài làm và cho đại diện HS bốc thăm trả lời trước lớp, báo cáo. (2 phút)
Kết luận, nhận định: trong lúc HS báo cáo, GV ghi note lên bảng để phân tích.
GV Đánh giá khả năng lắng ghe, ghi nhớ và xử lí thông tin của HS thông qua bảng hỏi. Đánh giá bằng hỏi đáp.
GV dẫn dắt để vào bài: 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: I. Định nghĩa, phân loại
Mục tiêu: Nêu được: - Khái niệm, phân loại phenol.
Hoạt động của GV –HS
Sản phẩm dự kiến
Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV tổ chức chia lớp thành 6 nhóm
- Chia lớp làm 2 cụm, mỗi cụm chia làm 3 trạm như sơ đồ sau:
GV hướng dẫn HS thảo luận, ghi chép theo phương pháp “dạy học theo trạm”:
+ Sẽ có 3 lượt thảo luận: mỗi lượt có thời gian thảo luận là 4 phút 30s.
Lượt 1: 
Trạm 1: giải quyết PHT 1, 
Trạm 2: giải quyết PHT 2, 
Trạm 3: giải quyết PHT 3
Lượt 2: người ngồi yên - PHT di chuyển. 
Trạm 1: PHT 2, 
trạm 2: PHT 3, 
trạm 3: PHT 1
Tương tự cho lượt 3.
Trạm 1: giải quyết PHT 3, 
Trạm 2: giải quyết PHT 1, 
Trạm 3: giải quyết PHT 2
Tại lượt 1 và 2, HS làm vào phiếu học tập cá nhân.
lượt 3, HS làm ra bảng phụ nhóm.
GV giao phiếu học tập 
- Nội dung 3 PHT trong phụ lục (phiếu nhiệm vụ trạm)
- Thực hiện nhiệm vụ: 
Cách hoạt động theo trạm
HS hoàn thành PHT 1-2
Tất cả thành viên thảo luận sau đó ghi chép vào phiếu học tập cá nhân trong lượt 1-2.
Sau 3 phút 30s Giáo viên yêu cầu “chuyển phiếu” thì các trạm chuyển phiếu theo chiều dấu mũi tên.
Lượt 3 làm ra bảng phụ nhóm
- Báo cáo (3 phút) Giáo viên gọi ngẫu nhiên 1 cụm. Trong cụm được chọn thì đại diện các trạm lên trình bày dưới sự phân công nội dung của Giáo viên, cụm còn lại nhận xét bổ sung, phản biện.
- Đánh giá/ kết luận: 
GV kết luận, chiếu đáp án Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức 
Đánh giá kết quả hoạt động: 
Thông qua quan sát: HS quan sát trực quan và nhận xét, rút ra kết luận.
Thông qua kết quả hoạt động nhóm của HS: mức độ chính xác nhiệm vụ học tập mà HS thực hiện, đồng thời rút ra được kiến thức. 
Dự kiến khó khăn của HS
HS có thể không hiểu cách viết PTHH, khi đó GV cần gợi ý.
Sau khi viết phương trình dạng phân tử, HS có thể không cân bằng hay viết không đúng phương khi đó GV nhấn mạnh lại khi chữa bài.
1. Định nghĩa.
a) Thí dụ:
Phenol cũng là tên riêng của chất (A). Đó là chất phenol đơn giản nhất tiêu biểu cho các phenol. Chất (A), (B)  phenol.
Chất (C) có –OH đính vào mạch nhánh của vòng thơm thì thuộc loại ancol thơm.
Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon trong vòng benzen.
-Phenol đơn giản: C6H5-OH.
2. Phân loại.
 Cơ sở: -Dựa theo số nhóm –OH trong phân tử.
a) Phenol đơn chức: Phân tử chỉ có một nhóm –OH phenol.
Thí dụ: SGK (trang 189)
b) Phenol đa chức: Phân tử chứa hai hay nhiều nhóm –OH phenol.
1. Cấu tạo:
* CTPT : C6H6O
* CTCT: C6H5-OH
2. Tính chất vật lí:
- Ở điều kiện thường: chất rắn, không màu, t0nc = 430C. Để lâu trong không khí bị oxi hóa và hóa màu hồng.
- rất Độc, gây bỏng da.
- Ỉt tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và etanol.
3. Ứng dụng:
- Nguyên liệu tổng hợp nhựa phenolfomandehit dùng chế tạo đồ dân dụng.
- Tổng hợp nhựa urefomandehit dùng làm chất kết dính.
- Sản xuất thuốc nổ (axit picric), thuốc diệt cỏ 2,4D (2,4-diclophenolxiaxetic) , chất diệt nấm (nitrophenol)...
3. Tính chất hóa học:
a. Thế nguyên tử H của -OH :
* Với kim loại kiềm: sủi bọt khí
C6H5OHnc + Na → C6H5ONa + 1/2H2
* Với dd kiềm: phenol tan trong kiềm
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
--> Phenol có tính axit yếu.
* Nhận xét: Vòng benzen đã làm tăng khả năng phản ứng của H nhóm -OH trong phenol so với trong ancol.
b. Thế ngtử H của vòng benzen:
* với dd brom: kết tủa trắng
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr
 (trắng ) 
* Nếu cho dd HNO3 vào dd phenol thấy có kết tủa vàng của axit picric.
C6H5OH + 3HNO3 →C6H2(NO2)3OH↓ + 3H2O
* Nhận xét: Do ảnh hưởng của nhóm -OH mà nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay8 thế hơn trong các hidrocacbon thơn khác.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài.
b) Nội dung: Tổ chức trò chơi “PLICKERS”, học sinh tham gia trả lời các câu hỏi bằng cách giơ bảng kí hiệu trả lời.
- Đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của phenol
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập qua bảng kí hiệu trả lời các câu hỏi trong trò chơi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giáo viên phổ biến luật chơi: dùng phiếu trả lời
- Học sinh cả lớp tham gia trò chơi.
- Giáo viên theo dõi câu trả lời của học sinh, chốt đáp án và công bố kết quả số học sinh trả lời đúng ở mỗi câu hỏi.
BỘ CÂU HỎI Ở PHẦN LUYỆN TẬP
Phenol đơn giản nhất có công thức phân tử là
	A. C2H5OH.	B. C3H5OH.	C. C6H5OH.	D. C4H5OH.
Cho các chất có công thức cấu tạo: 
` ` ` 
 (1) (2) (3) 
 Chất nào không thuộc loại phenol?
	A. (1) và (3).	B. (2).	C. (1). D. (2), (3).
Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
	A. NaCl	B. NaOH.	C. NaHCO3	D. HCl
Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây?
	A. Na.	B. NaOH.	C. NaHCO3.	D. Br2.
Phenol tác dụng với chất nào sau đây sinh ra kết tủa trắng?
	A. Na.	B. NaOH.	C. NaHCO3.	D. Br2.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng các kỹ năng, kiến thức để giải quyết các tình huống trong thực tế.
b) Nội dung: giải quyết câu hỏi thực tiễn
Tìm hiểu trên internet, sách báo Phương pháp điều chế 2,4- D từ Phenol và tác hại của 2,4 - D?”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên quay lại câu chuyện ở hoạt động khởi động. 
 Yêu cầu học sinh giải thích.
- Thực hiện nhiệm vụ: học sinh vận dụng phần tính chất để giải thích.
- Báo cáo: học sinh sẽ trình bày câu trả lời ở tiết sau.
- Đánh giá/ kết luận: Giáo viên sẽ nhận xét câu trả lời và chốt kiến thức lại một lần nữa
5. Phụ lục
Bảng hỏi số 1
TT
Câu hỏi
1
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng trị thu hồi 30 tấn cá nục do nhiễm chất độc nào? Hàm lượng là bao nhiêu?
2
Hãy nêu ít nhất 3 ứng dụng của phenol.
3
Nếu để phenol dây vào da tay sẽ gây ra hiện tượng nào?
4
Phenol là tên của một chất hay tên của một nhóm chất hóa học?
5
Công thức của phenol đơn giản nhất được đề cập trong video trên là gì?
6
Các nhà khoa học lí giải nguyên nhân phenol độc hại với cơ thể người và động vật như thế nào?
7
Phenol có được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm không?
8
Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến cá biển bị nhiễm phenol
TRẠM 1: TÔI LÀ NHÀ PHÂN TÍCH
PHIẾU NHIỆM VỤ HỌC TẬP SỐ 1
Hình thức: Hoạt động nhóm – thời gian: 3 phút
Mục tiêu: rút ra định nghĩa, phân loại phenol.
 Nhiệm vụ: 
1. Dựa vào kết quả ở bảng hỏi, nêu định nghĩa phenol.
2. xem thẻ CTCT của phenol và ancol etylic. Xác định chất nào là phenol. Lấy VD và phân loại phenol
3. cho 6 quả cầu cacbon, 2 quả cầu nguyên tử H, 1 quả cầu nguyên tử O. Lắp ráp thành phân tử phenol.
TRẠM 2: TÔI LÀ NHÀ QUAN SÁT
PHIẾU NHIỆM VỤ HỌC TẬP SỐ 2
Hình thức: Hoạt động nhóm – thời gian: 3 phút
Mục tiêu: rút ra TCVL, ứng dụng phenol.
 Nhiệm vụ: 
1. xác định những ý nào là tính chất vật lí của phenol
(1) chất khí
(3) chất rắn
(2) mùi đen
(6) không màu
(5) nhẹ hơn nước
(9) nhiệt độ nóng chảy 43°C. Để lâu trong không khí bị oxi hóa và hóa màu hồng.
(4) ít tan trong nước lạnh
(7) hoàn tan nhiều chất vô cơ
(10) tan nhiều trong nước nóng và etanol
(8) rất độc, gây bỏng da
2. nêu ứng dụng của phenol
TRẠM 3: TÔI LÀ NHÀ THÔNG THÁI
PHIẾU NHIỆM VỤ HỌC TẬP SỐ 3
Hình thức: Hoạt động nhóm – thời gian: 3 phút
Mục tiêu
Phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm -OH.
Phản ứng thế nguyên tử H ở vòng benzen.
Nhiệm vụ
Sử dụng điện thoại di động có kết nối internet, quét mã QR- code, xem video thí nghiệm và hoàn thành bản tường trình thí nghiệm
Lưu ý: HS tua video đến thí nghiệm được yêu cầu theo thời gian ghi trong mô tả
Thí nghiệm
Hiện tượng
PTHH
phenol tác dụng với Na 
phenol tác dụng với NaOH.
phenol tác dụng với nước brom
phenol tác dụng với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hoa_hoc_lop_11_bai_41_phenol_nam_hoc_2022_2.docx