I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Biết những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của các hiđrocacbon thơm với ankan, anken.
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của hiđrocacbon thơm.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Hoàn thành được phiếu học tập cá nhân, các bài tập củng cố kiến thức trong bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác để hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.
2.2. Năng lực hóa học
a. Năng lực nhận thức hóa học;
- Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng, stiren.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, stiren, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp.
Trường THPT Lương Thế Vinh Tổ Sinh – Hóa – Thể dục Gv. Nguyễn Thị Thơm Chương 7: HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON Bài 36: LUYỆN TẬP HIĐROCACBON THƠM. Môn học: Hóa học; lớp: 11 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Biết những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của các hiđrocacbon thơm với ankan, anken. - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của hiđrocacbon thơm. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Hoàn thành được phiếu học tập cá nhân, các bài tập củng cố kiến thức trong bài. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác để hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học. 2.2. Năng lực hóa học a. Năng lực nhận thức hóa học; - Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng, stiren. - Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, stiren, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng. - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. - Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp. b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động - Quan sát, thu thập thông tin, phân tích xử lí số liệu, dự đoán kết quả nghiên cứu - Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập KH, trình bày kết quả c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên - Đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập KH, thực hiện KH, trình bày kết quả - Ứng xử phù hợp với sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường tự nhiên 3. Phẩm chất - Xây dựng lòng biết ơn các nhà khoa học và ý thức học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch kế thừa hoạt động nghiên cứu khoa học giúp ích cho xã hội. - Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin - HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao. II. Thiết bị dạy học và học liệu Giáo viên Học sinh Sơ đồ tư duy hidrocacbon thơm III. Tiến trình dạy học Tiết 54 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi, chuẩn bị học bài mới. b) Nội dung: Học sinh tham gia chơi trò chơi “TÌM ẨN SỐ” c) Sản phẩm: HS nắm chắc kiến thức. 1- Hidrocacbon thơm 2- C8H8 3- Toluen 4- phản ứng thế 5- phản ứng oxi hóa không hoàn toàn 6- dung dịch KMnO4 7- thuốc trừ sâu 666 8. stiren 9. polistiren 10. Fe d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: Học sinh cả lớp gấp toàn bộ sách giáo khoa và vở ghi lại. Không được phép giở sách vở trong quá trình tham gia chơi. - Giáo viên chọn 1 học sinh lên bục giảng làm người chơi chính. - Người chơi chính lên bốc thăm ngẫu nhiên từ 1 đến 10 mẩu giấy nhỏ, bên trong mẩu giấy đã được giáo viên viết ẩn số cần tìm. Sau đó người chơi chính diễn tả lại từ khóa đó để học sinh còn lại của lớp đoán nội dung ẩn số. - Yêu cầu ngôn ngữ mà người chơi chính sử dụng để miêu tả không có từ nào chạm vào các từ trong từ ẩn số. - Người chơi chính diễn đạt chính xác nội dung ẩn số để các học sinh còn lại đoán đúng sẽ được 1 điểm. Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe, suy nghĩ theo gợi ý của người chơi chính Người chơi chính có thể đặt câu hỏi như sau Ẩn số Gợi ý 1- Hidrocacbon thơm có 2 từ, là HCHC trong phân tử có vòng benzen 2- C8H8 CTPT của stiren 3- Toluen tên thông thường của C7H8 4- phản ứng thế có 3 từ, benzen tác dụng với Brom, có Fe và t° 5- phản ứng oxi hóa không hoàn toàn có 7 từ, benzen không tham gia phản ứng này 6- dung dịch KMnO4 toluen làm mất màu tím của dung dịch này khi đun nóng 7- thuốc trừ sâu 666 sản phẩm phản ứng benzen cộng Cl2 / ánh sáng 8. stiren Tên gọi khác của vinylbenzen 9. polistiren vỏ hộp xốp đựng thức ăn có thành phần là 10. Fe xúc tác của phản ứng benzen + Brom lỏng Báo cáo, thảo luận: HS đàm thoại dựa trên mẩu giấy GV đã chuẩn bị. HS có tín hiệu xung phong nhanh nhất sẽ được gọi để trả lời. Bạn học sinh đoán đúng nội dung ẩn số sẽ được một phần thưởng nhỏ hoặc được cộng điểm khuyến khích. Kết luận, nhận định: GV nhận xét đúng/sai các câu trả lời của HS. GV chốt đáp án, trao phần quà cho các HS trả lời đúng trong trò chơi Đánh giá kết quả hoạt động: thông qua kết quả trò chơi mà HS thực hiện. Dự kiến khó khăn của HS HS trả lời chậm hoặc không hiểu câu hỏi, không nghe rõ câu hỏi, khi đó GV sẽ nhắc lại và dùng gợi ý GV dẫn dắt: các cụm từ đáp án trong trò chơi ô chữ liên quan đến P và các hợp chất của P. chúng ta cùng vào bài hôm nay: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: không tiến hành hoạt động này 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức đã học. b) Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu bài tập. c) Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các bài tập. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động 3.1: Kiến thức cần nắm vững (7 phút) Mục tiêu: Củng cố kiến thức hidrocacbon thơm HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Chuyển giao nhiệm vụ: chia lớp thành 4 nhóm GV yêu cầu HS theo dõi các cụm từ có trong trò chơi khởi động GV dẫn dắt: Bằng kiến thức đã học, trong thời gian không quá 1 phút, hãy sắp xếp các cụm từ trên thành bài tổng kết về hidrocacbon thơm GV sẽ gọi đại diện 1 HS mỗi nhóm trả lời - Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm trong thời gian 2 phút - Báo cáo: các nhóm lần lượt báo cáo - Đánh giá/ kết luận: Sau khi HS trả lời, GV cho HS khác nhận xét, Đánh giá kết quả hoạt động: Thông qua quan sát bài báo cáo của HS trong nhóm, các câu trả lời của HS. Dự kiến khó khăn của HS HS diễn đạt không đúng, khi đó GV cho HS khác nhận xét để tìm ra lỗi, sau cùng GV sẽ nhấn mạnh khi chốt kiến thức Kiến thức cần nắm vững Cách gọi tên các đồng đẳng của benzen Tính chất chung của hidrocacbon thơm Hoạt động 3.2: Bài tập (30 phút) Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức để giải bài tập. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức chia lớp thành 6 nhóm - Chia lớp làm 2 cụm, mỗi cụm chia làm 3 trạm như sơ đồ sau: GV hướng dẫn HS thảo luận, ghi chép theo phương pháp “dạy học theo trạm”: + Sẽ có 3 lượt thảo luận: mỗi lượt có thời gian thảo luận là 4 phút 30s. Lượt 1: Trạm 1: giải quyết PHT 1, Trạm 2: giải quyết PHT 2, Trạm 3: giải quyết PHT 3 Lượt 2: người ngồi yên - PHT di chuyển. Trạm 1: PHT 2, trạm 2: PHT 3, trạm 3: PHT 1 Tương tự cho lượt 3. Trạm 1: giải quyết PHT 3, Trạm 2: giải quyết PHT 1, Trạm 3: giải quyết PHT 2 Tại lượt 1 và 2, HS làm vào phiếu học tập cá nhân. lượt 3, HS làm ra bảng phụ nhóm. GV giao phiếu học tập - Nội dung 3 PHT trong phụ lục (phiếu nhiệm vụ trạm) - Thực hiện nhiệm vụ: Cách hoạt động theo trạm HS hoàn thành PHT 1-2 Tất cả thành viên thảo luận sau đó ghi chép vào phiếu học tập cá nhân trong lượt 1-2. Sau 4 phút 30s Giáo viên yêu cầu “chuyển phiếu” thì các trạm chuyển phiếu theo chiều dấu mũi tên. Lượt 3 làm ra bảng phụ nhóm - Báo cáo (3 phút) Giáo viên gọi ngẫu nhiên 1 cụm. Trong cụm được chọn thì đại diện các trạm lên trình bày dưới sự phân công nội dung của Giáo viên, cụm còn lại nhận xét bổ sung, phản biện. - Đánh giá/ kết luận: GV kết luận, chiếu đáp án Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức + Cách viết PTHH + Cách giải bài tập tính toán Đánh giá kết quả hoạt động: Thông qua quan sát: HS quan sát trực quan và nhận xét, rút ra kết luận. Thông qua kết quả hoạt động nhóm của HS: mức độ chính xác nhiệm vụ học tập mà HS thực hiện, đồng thời rút ra được kiến thức. Dự kiến khó khăn của HS HS có thể không nhớ tính chất hóa học của ankylbenzen, khi đó GV cần gợi ý. Sau khi viết phương trình dạng phân tử, HS có thể không nhớ đặc điểm gốc ankyl gắn vào vòng benzen, khi đó GV nhấn mạnh lại khi chữa bài. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút) a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. b) Nội dung: Bài tập hoạt động nhóm về nhà: Thiết kế áp phích trình bày biện pháp sử dụng an toàn các sản phẩm nhựa đựng thức ăn c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: GV chia 4 nhóm đưa nội dung cần thực hiện ở nhà - Thực hiện nhiệm vụ: học sinh vận dụng phần tính chất vật lí của hidrocacbon thơm để thực hiện. - Báo cáo: học sinh sẽ trình bày câu trả lời ở tiết sau. - Đánh giá/ kết luận: Giáo viên sẽ nhận xét câu trả lời và chốt kiến thức lại một lần nữa 5. Phụ lục Họ và tên HS..Lớp PHIẾU HỌC TẬP BÀI 36: LUYỆN TẬP HIDROCACBON THƠM (tiết 1) TRẠM 1: TÔI LÀ NHÀ HÓA HỌC PHIẾU NHIỆM VỤ HỌC TẬP SỐ 1 Hình thức: Hoạt động nhóm – thời gian: 3 phút MỤC TIÊU -Hiểu được phản ứng thế ở nguyên tử H của mạch nhánh, phản ứng cộng -Viết PTHH, gọi tên sản phẩm THIẾT BỊ, HỌC LIỆU: bút, sách giáo khoa NHIỆM VỤ Đánh dấu đúng/ sai vào ô bên cạnh tương ứng các mệnh đề dưới đây: Stiren là hidrocacbon thơm, mạch hở Stiren là đồng đẳng của của benzen Phản ứng halogen hóa toluen thu được sản phẩm thế vào vị trí o-, p- so với nhóm CH3 Phản ứng cộng hidro vào vòng benzen tạo thành vòng no Nguồn cung cấp benzen và toluen chủ yếu từ nhựa than đá Câu 2: a.Viết CTCT, gọi tên thay thế các hidrocacbon thơm có CTPT C8H10, C8H8 b. Chỉ ra các đồng phân phản ứng được với dung dịch Brom, hidro bromua TRẠM 2: TÔI LÀ NHÀ TÍNH TOÁN PHIẾU NHIỆM VỤ HỌC TẬP SỐ 2 Hình thức: Hoạt động nhóm – thời gian: 3 phút MỤC TIÊU HS biết được phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của ankylbenzen Rèn luyện kĩ năng quan sát video thí nghiệm. Vận dụng viết các PTHH minh họa THIẾT BỊ, HỌC LIỆU: bút, sách giáo khoa, điện thoại có kết nối internet NHIỆM VỤ Câu 3: Cho 23,0 kg toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc dư (xúc tác axit H2SO4 đặc). Hãy tính: Giả sử toàn bộ toluen chuyển thành 2,4,6 – trinitrotoluen (TNT). a) Khối lượng TNT thu được. b) Khối lượng HNO3 đã phản ứng Câu 4: Akylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31%. a) Tìm công thức phân tử của x. b) Viết CTCT và gọi tên chất X. TRẠM 3: TÔI LÀ NHÀ THÔNG THÁI PHIẾU NHIỆM VỤ HỌC TẬP SỐ 3 Hình thức: Hoạt động nhóm – thời gian: 3 phút MỤC TIÊU HS hiểu được phản ứng oxi hóa hoàn toàn của hidrocacbon thơm Rèn kĩ năng tính toán theo PTHH THIẾT BỊ, HỌC LIỆU: bút, sách giáo khoa, máy tính bỏ túi NHIỆM VỤ Câu 5: Đánh dấu cộng (+) vào ô cặp chất có phản ứng với nhau trong bảng sau: benzen hexen toluen etilen H2, xúc tác Ni Br2 Br2 có Fe, t° Dd KMnO4, t° HBr H2O, xúc tác H+ Câu 6: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước brom. Nhỏ từ từ vào ống nghiệm đó 1ml benzen. Trong ồng nghiệm có 2 lớp chất lỏng: lớp dưới có thể tích lớn hơn và có màu vàng nâu, lớp trên không màu. Lắc kĩ ống nghiệm để 2 lớp đó trộn vào nhau và sau đó để yên ống nghiệm. Trong ống lại thấy 2 lớp chất lỏng: lớp dưới có thể tích lớn hơn và không màu, lớp trên có màu. Hãy giải thích các hiện tượng vừa nêu. TRẠM 1: TÔI LÀ NHÀ HÓA HỌC KẾT QUẢ HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Stiren là hidrocacbon thơm, mạch hở Đ Stiren là đồng đẳng của của benzen S Phản ứng halogen hóa toluen thu được sản phẩm thế vào vị trí o-, p- so với nhóm CH3 Đ Phản ứng cộng hidro vào vòng benzen tạo thành vòng no Đ Nguồn cung cấp benzen và toluen chủ yếu từ nhựa than đá Đ Câu 2: C8H10 etylbenzen 1,2-đimetyl benzen (o-đimetyl benzen) 1,3-đimetyl benzen (m-đimetyl benzen) 1,4-đimetyl benzen (p-đimetyl benzen) C8H8 Vinylbenzen chỉ có vinylbenzen tác dụng với dung dịch Brom, HBr TRẠM 2: TÔI LÀ NHÀ TÍNH TOÁN KẾT QUẢ HỌC TẬP SỐ 2 Câu 3: Cho 23,0 kg toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc dư (xúc tác axit H2SO4 đặc). Hãy tính: Giả sử toàn bộ toluen chuyển thành 2,4,6 – trinitrotoluen (TNT). a) Khối lượng TNT thu được. b) Khối lượng HNO3 đã phản ứng Giải: C6H5CH3+3HO-NO2C6H5CH3(NO2)3 + 3H2O 92 " 189 " 227 " 54 23 " y " x - Khối lượng TNT là: (23,0 x 27,0): 92,0 = 56,75 (kg) - Khối lượng HNO3 phản ứng là: ( 23,0 x 189): 92,0 = 47,25 (kg) Câu 4: Akylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31%. a) Tìm công thức phân tử của x. b) Viết CTCT và gọi tên chất X. Giải: a) Tìm CTPT của X: Akylbenzen: CnH2n -6. 14n -6 " 100% 12n " 91,31 Lập tỉ số: suy ra n = 7 Vậy X là : C7H8 b) CTCT X là: C6H5 – CH3 toluen. TRẠM 3: TÔI LÀ NHÀ THÔNG THÁI KẾT QUẢ HỌC TẬP SỐ 3 Câu 5: Đánh dấu cộng (+) vào ô cặp chất có phản ứng với nhau trong bảng sau: benzen hexen toluen etilen H2, xúc tác Ni + + + + Br2 + + Br2 có Fe, t° + + Dd KMnO4, t° + HBr + + H2O, xúc tác H+ + + Câu 6: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước brom. Nhỏ từ từ vào ống nghiệm đó 1ml benzen. Trong ồng nghiệm có 2 lớp chất lỏng: lớp dưới có thể tích lớn hơn và có màu vàng nâu, lớp trên không màu. Lắc kĩ ống nghiệm để 2 lớp đó trộn vào nhau và sau đó để yên ống nghiệm. Trong ống lại thấy 2 lớp chất lỏng: lớp dưới có thể tích lớn hơn và không màu, lớp trên có màu. Hãy giải thích các hiện tượng vừa nêu. Benzen là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước nên nổi lên trên nước brom (nước brom có màu vàng nâu). Khi lắc ống, vì benzen hoà tan brom tốt hơn nước nên brom chuyển từ nước brom sang dung dịch brom trong benzen. Vì thế khi để yên ống nghiệm, lớp dưới không màu và lớp trên có màu nâu. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ POSTER Điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm Nội dung Poster có đủ các yếu tố cần thiết với các thông tin bổ sung. Tất cả các nội dung cần thiết đề có trên poster Poster thiếu một nội dung. Poster thiếu nhiều yếu tố. Tính hấp dẫn Poster hấp dẫn về thiết kế, bố cục, sự phù hợp giữa các yếu tố như font chữ, màu chữ Poster đặc biệt hấp dẫn về thiết kế, bố cục,. Poster chấp nhận được về mặt thiết kế mặc dù sắp xếp các nội dung còn lộn xộn. Không hấp dẫn. Lộn xộn, thiếu kế yếu Ngữ pháp Viết hoa, dấu câu, được sử dụng đúng trong toàn bộ Poster Không có lỗi ngữ pháp. Có 1 lỗi viết hoa, hoặc sử dụng dấu câu chưa đúng. Có 2 lỗi viết hoa, hoặc sử dụng dấu câu chưa đúng. . Có nhiều lỗi viết hoa, hoặc sử dụng dấu câu chưa đúng. . Tiết 55 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi, chuẩn bị học bài mới. b) Nội dung: HS nộp sản phẩm câu hỏi vận dụng cuối tiết 54 và báo cáo c) Sản phẩm: bài thuyết trình của học sinh và áp phích đã thực hiện d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: tổ chức cho HS báo cáo theo phiếu chấm - Thực hiện nhiệm vụ: HS đại diện lên báo cáo - Báo cáo, thảo luận: các nhóm theo dõi, lắng nghe - Đánh giá/ kết luận: GV nhận xét, vào bài 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: không tiến hành hoạt động này 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài. b) Nội dung: luyện tập tính chất hidrocacbon thơm qua trò chơi ‘NHÀ HÓA HỌC TƯƠNG LAI” c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập. d) Tổ chức thực hiện: Gv chia lớp thành 4 đội, nêu mục đích, nhiệm vụ, phổ biến luật chơi mỗi vòng thi. Vòng 1: Nhà hoá học thông thái (10 phút) a. Mục tiêu - Tạo không khí vui vẻ, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức của học sinh. - HS huy động những kiến thức, kĩ năng đã học ở bài trước HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu mục đích, phổ biến luật chơi, đại diện mỗi đội bốc thăm gói câu hỏi, thảo luận trong vòng 90s và trả lời nhanh 5 câu hỏi trong vòng 30 s, mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm đại diện nhóm chọn đáp án đúng Đ, sai S. Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm, thảo luận để tìm đáp án trong 90s Báo cáo, thảo luận: HS trả lời nhanh trong 30s Kết luận, nhận định: GV nhận xét, giải thích, tổng kết điểm của mỗi đội sau vòng GV đánh giá thông qua hoạt động của nhóm, kết quả là quá trình thảo luận, trả lời câu hỏi vận dụng kiến thức trong bài, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. GV bổ sung: Phát cho mỗi HS 1 tờ tổng kết kiến thức, bên góc trái có mã QR-code để HS về có thể quét mã để ôn lại 4 gói câu hỏi trên. Chọn đáp án “Đ” hoặc “S” trong 5 nhận định. GÓI CÂU HỎI SỐ 1 1. Trong phân tử benzen có 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng 2. Benzen có CTPT là C6H6. 3. Stiren có công thức cấu tạo: C6H5–C≡CH. 4. Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C9H12 là 4 5. hiđrocacbon thơm không tan trong nước GÓI CÂU HỎI SỐ 2 1. Trong phân tử benzen có 6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C. 2. Benzen là một hiđrocacbon không no. 3. Stiren có công thức phân tử C8H8 4. Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C9H12 là 5 5. hiđrocacbon thơm đều là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường GÓI CÂU HỎI SỐ 3 1. Trong phân tử benzen Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng. 2. Benzen là một hiđrocacbon thơm. 3. Stiren là đồng đẳng của benzen. 4. Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là 3 5. hiđrocacbon thơm nhẹ hơn nước GÓI CÂU HỎI SỐ 4 1. Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa gốc ankyl và một vòng benzen. 2. Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là CnH2n-6 (n 6). 3. Stiren là đồng đẳng của etilen. 4. Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là 4 5. hiđrocacbon thơm ở thể lỏng có mùi khai Vòng 2: Thử tài nhà hoá học (10 phút) Mục tiêu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng về cân bằng tính chất hóa học của hidrocacbon thơm, hoạt động nhóm và hoàn thành vào bảng phụ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho các đội tham gia vòng 2, nêu mục đích, phổ biến luật chơi: Mỗi đội có 8 phút để cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa- khử bằng phương pháp cân bằng electron, trình bày vào bảng phụ, mỗi phương trình đúng tối đa được 50 điểm, các nhóm đánh giá nhau vào bảng kiểm. Thực hiện nhiệm vụ: Các đội tham gia trò chơi, thảo luận và trình bày vào bảng phụ. Báo cáo, thảo luận: GV điều hành, các nhóm trưng bày bảng phụ, HS khác nhận xét, đặt thêm câu hỏi để làm rõ hơn nội dung trong bài học, bổ sung nếu cần, các nhóm đánh giá và cho điểm nhau vào bảng kiểm. Kết luận, nhận định: GV kết luận về các bước cân bằng phản ứng oxi hoá khử, dựa vào bảng kiểm các nhóm đánh giá, ghi nhận điểm vòng 2 cho 4 đội. Phương án đánh giá - GV đánh giá thông qua quan sát bài báo cáo của HS trong nhóm, các câu trả lời của HS. - HS tự đánh giá thông qua bảng kiểm đánh giá. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất lỏng sau: benzen, stiren, toluen, và hex-1-in. Giải: benzen stiren toluen hex-1-in. dung dịch AgNO3 trong NH3 ↓ vàng nhạt dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường mất màu dung dịch KMnO4 , tạo ↓ nâu đen ở điều kiện thường mất màu dung dịch KMnO4 , tạo ↓ nâu đen ở điều kiện đun nóng CH3(CH2)3CCH + [Ag(NH3)2]OH " H2O + 2NH3 + CH3(CH2)3CCAg$ 3C6H5CH=CH2+2KMnO4+4H2O →3C6H5CH(OH)CH2(OH) + 2KOH + 2MnO2 Vòng 3: Nhà hoá học tương lai (15 phút) Mục tiêu: Thông qua tính chất đã học, học sinh vận dụng viết PTHH điều chế hidrocacbon thơm HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS hoàn thành trò chơi như mục Nội dung, mỗi đội chọn 1 yêu cầu, các đội có 10 phút để thảo luận, trình bày vào bảng phụ, các nhóm đánh giá nhau vào bảng kiểm. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ. Đại điện đội báo cáo kết quả trong 1 phút, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, đánh giá vào bảng kiểm đánh giá. Báo cáo, thảo luận: GV tổ chức cho HS tự nhận xét. Kết luận, nhận định: GV kết luận, chiếu đáp án, dựa vào bảng kiểm các nhóm đánh giá, ghi điểm cho 4 đội, tổng kết điểm và khen thưởng cho đội về nhất, nhì, ba. Phương án đánh giá - GV đánh giá thông qua quan sát bài báo cáo của HS trong nhóm, các câu trả lời của HS. - HS tự đánh giá thông qua bảng kiểm đánh giá. Mỗi đội chọn 1 yêu cầu để điều chế chất a) clobenzen và nitrobenzen từ benzen và các chất vô cơ khác b) thuốc trừ sâu 6.6.6 từ canxi cacbua và các chất vô cơ cần thiết Giải C6H6 + Cl2 C6H5Cl + HCl C6H6 + HONO2 C6H5NO2 + H2O CaC2 + 2H2O CH≡CH + Ca(OH)2 3CH≡CH bột C, 6000 C6H6 C6H6 +3Cl2 ánh sáng C6H6Cl6 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kỹ năng tính toán hóa học. d) Tổ chức thực hiện: GV cho HS tự trao đổi các câu hỏi về nội dung bài học liên quan đến thực tiễn xung quanh HS (ghi lại những câu hỏi hay của HS để tích lũy). 5. Phụ lục BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ NHÓM... VÒNG 2: THỬ TÀI NHÀ HOÁ HỌC Nhận biết/ phân biệt chất Đúng (10đ) Sai (0đ) 1. Xác định đúng thuốc thử thứ 1 2. Xác định đúng thuốc thử thứ 2 3. Viết đúng phương trình 1 xảy ra 4. Viết đúng phương trình 2 xảy ra 5. Viết đúng phương trình 3 xảy ra Tổng điểm BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ NHÓM... VÒNG 3: NHÀ HOÁ HỌC TƯƠNG LAI viết phương trình điều chế hidrocacbon thơm Đúng (10đ) Sai (0đ) 1. Nêu đúng chu trình điều chế 2. Ghi đúng điều kiện phản ứng của phương trình 3. Xác định đúng CTHH cuả chất cần điều chế 4. Xác định đúng hệ số cân bằng 5. Hoàn thành đúng phương trình phản ứng Tổng điểm Lưu ý: Điểm mỗi tiêu chí chia đều cho số lượng các chất BẢNG TỔNG KẾT ĐIỂM CÁC NHÓM VÒNG 1 VÒNG 2 VÒNG 3 TỔNG ĐIỂM NHÓM 1 NHÓM 2 NHÓM 3 NHÓM 4 PHIẾU ĐÁNH GIÁ POSTER (Dành cho các nhóm chấm điểm) Nhóm chấm điểm.............................................................. .Lớp......... Điểm Nội dung Tính hấp dẫn Ngữ pháp, chính tả Sử dụng thời gian của lớp Nhận xét khác TỔNG ĐIỂM Nhóm . Nhóm . Nhóm .
Tài liệu đính kèm: