Tiếp tục thực hiện phân phối chương trình bộ môn Ngữ văn do Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng đã ban hành từ năm học 2008 – 2009. Theo cơ chế mở trong việc thực hiện phân phối chương trình, Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường căn cứ thực tế giảng dạy của đơn vị điều chỉnh một cách hợp lý thời lượng và trình tự một số bài được sắp xếp liền nhau theo thời lượng dành riêng cho từng cụm bài, miễn là không làm thay đổi tổng số tiết dạy của mỗi học kỳ, cũng như toàn năm học. Các tổ chuyên môn trao đổi, thảo luận để thống nhất chương trình giảng dạy riêng, nếu như thấy phù hợp với đối tượng học sinh trường mình và nâng cao được chất lượng dạy và học nhưng không được thay đổi cấu trúc chương trình. Các phân phối chương trình có điều chỉnh so với phân phối chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành cần có sự phê duyệt của Hiệu trưởng đơn vị và có báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng ( Phòng Giáo dục trung học).
Trong PPCT cấp THCS có một số bài phải học trong 2 tuần khác nhau (vì phải dành thời lượng để kiểm tra) cần chú ý tới sự nhất quán của bài học, nhắc lại nội dung bài đã thực hiện ở tuần trước.
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2009 – 2010 Căn cứ công văn hướng dẫn việc triển khai dạy và học bộ môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đao tạo; ngoài những nhiệm vụ trọng tâm của bậc học được quy định tại công văn số 945 /SGD&ĐT-GDTrH ngày 12/8/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010, Phòng Giao dục trung học hướng dẫn một số nội dung về việc triển khai dạy học bộ môn Ngữ văn bậc trung học năm học 2009 – 2010 như sau: Tiếp tục thực hiện tốt các yêu cầu về đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao năng lực đổi mới phương pháp ra đề, kiểm tra đánh giá và hướng dẫn phương pháp học tập phù hợp đối tượng học sinh để không ngừng nâng cao chất lượng học tập bộ môn. II.NHIỆM VỤ CỤ THỂ Về việc thực hiện chương trình Tiếp tục thực hiện phân phối chương trình bộ môn Ngữ văn do Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng đã ban hành từ năm học 2008 – 2009. Theo cơ chế mở trong việc thực hiện phân phối chương trình, Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường căn cứ thực tế giảng dạy của đơn vị điều chỉnh một cách hợp lý thời lượng và trình tự một số bài được sắp xếp liền nhau theo thời lượng dành riêng cho từng cụm bài, miễn là không làm thay đổi tổng số tiết dạy của mỗi học kỳ, cũng như toàn năm học. Các tổ chuyên môn trao đổi, thảo luận để thống nhất chương trình giảng dạy riêng, nếu như thấy phù hợp với đối tượng học sinh trường mình và nâng cao được chất lượng dạy và học nhưng không được thay đổi cấu trúc chương trình. Các phân phối chương trình có điều chỉnh so với phân phối chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành cần có sự phê duyệt của Hiệu trưởng đơn vị và có báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng ( Phòng Giáo dục trung học). Trong PPCT cấp THCS có một số bài phải học trong 2 tuần khác nhau (vì phải dành thời lượng để kiểm tra) cần chú ý tới sự nhất quán của bài học, nhắc lại nội dung bài đã thực hiện ở tuần trước. 2. Về sách giáo khoa, tài liệu phục vụ dạy học Giáo viên cần thực hiện đúng nội dung của sách giáo khoa, không bỏ bớt, sửa đổi nội dung; chỉ có thể thêm nội dung tương tự, phù hợp với thời lượng cho phép và phù hợp với đối tượng học sinh, giúp học sinh nắm bắt tốt hơn kiến thức trong sách giáo khoa đồng thời khắc sâu được kiến thức. Caùc thieát keá baøi giaûng (giaùo aùn) phải bám sát các yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng trong tài liệu “Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông” (nhà xuất bản Giáo dục) của môn học. Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tổ trưởng môn Ngữ văn phổ biến tài liệu này đến từng giáo viên trong tổ. Trong quá trình soạn giáo án, tổ chức ôn tập, xây dựng ma trận đề, thiết kế đề kiểm tra đánh giá, các thành viên trong tổ cần thiết phải tham khảo tài liệu đó để đảm bảo yêu cầu chủ yếu về chuẩn kiến thức kỹ năng môn học, đặc biệt là đối với lóp 9, lớp 12, để chuẩn bị tốt cho học sinh thi tuyển sinh lớp 10 và TNTHPT. 3. Đổi mới trong soạn giảng Thiết kế bài giảng ngắn gọn, đầy đủ, đúng quy định, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh (đặc biệt cần có hoạt động dẫn dắt vào bài, chuyển hoạt động để tạo hứng thú học tập cho học sinh). Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học, tăng cường các loại câu hỏi kích thích tư duy bậc cao để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. - Giáo viên được sử dụng lại giáo án cũ với điều kiện: Giáo án sử dụng phải được hội đồng chuyên môn của trường thông qua (có chứng nhận), có phần giáo án bổ sung thiết thực ( cập nhật, bổ sung kiến thức,). - Ở cả hai cấp THCS,THPT, đều khuyến khích giáo viên trong việc thiết kế bài dạy, tiết dạy có tính sáng tạo, phaûi baùm saùt caùc yeâu caàu cuûa chuaån kieán thöùc, kyõ naêng trong Chöông trình, nổi bật trọng tâm tiết dạy (Chú ý: Trong phần Mục tiêu bài dạy: Giáo viên phải xác định trọng tâm kiến thức, trong phần Dặn dò học sinh: Giáo viên phải nêu rõ những yêu cầu thật cụ thể đối với học sinh), phân tiết hợp lý, thể hiện rõ đổi mới phương pháp sao cho các đối tượng học sinh đều nắm được kiến thức cơ bản trong từng tiết dạy. 4. Về dạy học tự chọn Giáo viên cần tập trung vào hai dạng chuyên đề: Bám sát và nâng cao. Dạy học chủ đề tự chọn bám sát nhằm ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Tổ chuyên môn cần thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm kịp thời để tìm ra phương pháp dạy học tự chọn đạt hiệu quả cao; cần định hướng cho học sinh lựa chọn chuyên đề tự chọn phù hợp với khả năng của các em.(Giáo viên phải có giáo án dạy môn học tự chọn cũng như dạy chuyên đề tự chọn). 5. Về đổi mới phương pháp dạy học Giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp, xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý; tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề, quá tải nhất là đối với những bài dài, bài khó, bài nhiều kiến thức mới; chú trọng bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ cho học sinh, giúp học sinh biết vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tế, tránh cho các em thói quen ghi nhớ máy móc, lối học thụ động. Cần chú ý tổ chức cho học sinh được trao đổi, thảo luận dưới nhiều hình thức nhằm tích cực hoaù vai troø chuû theå saùng taïo cuûa hoïc sinh, traùnh tình traïng daïy hoïc theo loái ñoïc - cheùp , tình traïng “ñaäm kieán thöùc, nhaït kyõ naêng”. Khuyeán khích aùp duïng coâng ngheä thoâng tin, trong ñoù maùy tính ñöôïc thöïc hieän ñuùng chöùc naêng laø coâng cuï giuùp giaùo vieân ñoåi môùi phöông phaùp vaø naâng cao chaát löôïng, hieäu quaû daïy hoïc. Các thiết bị, phương tiện là điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, làm tăng tính hấp dẫn, gây hứng thú hoïc taäp cho học sinh; không nhất thiết bài nào cũng phải ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giảng, tổ bộ môn cần thảo luận lựa chọn bài dạy để việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả. 6.Về đổi mới kiểm tra đánh giá Đổi mới kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc trưng của môn Ngữ văn; kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (đối với những bài kiểm tra lấy điểm hệ số 1). Tăng cường ra đề kiểm tra theo hướng “mở” nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình. Coi troïng kieåm tra ñaùnh giaù kyõ naêng dieãn ñaït vaø boài döôõng tình caûm höùng thuù hoïc taäp, haïn cheá toái ña tình traïng ra ñeà kieåm tra yeâu caàu hoïc sinh hoïc thuoäc loøng, ghi nhôù maùy moùc. Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh. 7. Về ra đề kiểm tra Chú trọng việc đổi mới phương thức ra đề kiểm tra, trong đó cần thảo luận mức độ đề trên cơ sở chuẩn kiến thức và kỹ năng nêu trong tài liệu về chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào cơ cấu đề thi Tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tổ trưởng và các thành viên trong tổ Ngữ văn neân xây dựng đề kiểm tra hoïc kì (ñoái vôùi caùc khoái lớp 10, 11, 12) theo cấu trúc: Đề thi gồm 3 câu; Câu I (2 điểm): Tái hiện kiến thức. Câu II (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ). Câu III (5 điểm): Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài trước yêu cầu mới. 8. Về chương trình Ngữ văn địa phương: Giáo viên căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa, dựa vào chủ đề bài học, tham khảo tài liệu để soạn giáo án dạy học thực hiện nội dung giáo dục địa phương nhưng đảm bảo đúng quy định (Giáo viên có thể tham khảo các tài liệu về văn hoá, ngôn ngữ, các tác phẩm văn học sáng tác về đề tài địa phương, hoặc của tác giả người địa phương; có thể chọn lọc, giới thiệu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nét văn hoá đặc trưng của địa phương. Nếu có thể, sử dụng cho tham quan thực tế, ngoại khoá hoặc tổ chức toạ đàm với các văn nghệ sĩ địa phương hoặc ôn tập, củng cố kiến thức kỹ năng. nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử, kinh tế - xã hội địa phương cho học sinh. 9. Về dạy tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học Nguyên tắc tích hợp GDBVMT là lồng ghép các nội dung BVMT vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của đơn vị. Việc tích hợp làm cho bài học sinh động, gắn với thực tế hơn và không làm quá tải bài học. Phương pháp dạy của các bài tích hợp GDBVMT phải góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Kiểm tra đánh giá GDBVMT được lồng ghép trong kiểm tra đánh giá của môn học, cần chú ý kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về BVMT trong học tập và thực tiễn cuộc sống. 10. Đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn Thực hiện một số chuyên đề nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng bộ môn. Chuyên đề nên xuất phát từ thực tế giảng dạy, thiết thực, phù hợp và có tính ứng dụng cao. Tổ chuyên môn cần có sự thống nhất cao, rút kinh nghiệm kịp thời trước và sau từng bài dạy, sau mỗi lần thực hiện chuyên đề. Tổ chuyên môn cần có sự thảo luận, thống nhất trong nội dung bài dạy. Thống nhất trong xây dựng đề kiểm tra - đánh gía học sinh; Đổi mới trong dạy và học. Tiếp tục tổ chức dự giờ (ưu tiên dự giờ các giáo viên dạy lớp 9 và lớp 12 và giáo viên mới vào nghề, đặc biệt đối với giáo viên lần đầu tiên dạy lớp 9,12), trao đổi, rút kinh nghiệm sau mỗi bài, đặc biệt những bài có dung lượng kiến thức nhiều. Chú ý thảo luận cụ thể, chi tiết từng mục, bài, theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Thảo luận, đề xuất với Lãnh đạo nhà trường những yêu cầu của tổ phù hợp với điều kiện của nhà trường. Xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng học tập bộ môn của học sinh ngay sau khi nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm học. Ñối với học sinh lớp 9 và lớp 12 caàn xaây döïng kế hoạch ôn tập để học sinh tham gia tốt kỳ thi TNTHPT, xét TNTHCS và tuyển sinh vào lớp 10. - Tăng cường phụ đạo, bồi dưỡng học sinh học yếu-kém, động viên khích lệ để các em có ý thức, động cơ học tập đúng đắn.( Lớp 6, 7, 8,9, 10, 11 cần phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi) 11. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn, coi đây là nhiệm vụ chung của mọi loại hình trường lớp. Nội dung, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn thống nhất như sau: - Đối với lớp 9: Kiến thức bao trùm toàn cấp học nhưng tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 8 và chương trình lớp 9 tính đến thời điểm thi. - Đối với lớp 12: Kiến thức bao trùm bậc học theo chương trình phân ban, riêng lớp 12 nội dung kiến thức tính đến thời điểm thi. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn trong năm học 2009 – 2010 ở các cấp chủ yếu vẫn ra theo dạng đề: Tự luận gồm 2 câu trở lên, bao gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trên đây là một số hướng dẫn thực hiện việc giảng dạy môn Ngữ văn trong năm học 2009 – 2010. Những kiến nghị đề xuất liên quan đến bộ môn đã thông qua trao đổi trong tổ chuyên môn xin gửi về phòng Giáo dục trung học- Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên viên chỉ đạo bộ môn Ngữ văn. Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị triển khai hướng dẫn thực hiện bộ môn Ngữ văn đến giáo viên trong tổ chuyên môn và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện tốt các nội dung nêu trên. PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC
Tài liệu đính kèm: