Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 89 Đọc thêm: Lai tân - Nhớ đồng - Tương tư - Chiều xuân

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 89 Đọc thêm: Lai tân - Nhớ đồng - Tương tư - Chiều xuân

Đọc thêm: LAI TÂN - NHỚ ĐỒNG - TƯƠNG TƯ - CHIỀU XUÂN.

 Hồ Chí Minh Tố Hữu Nguyễn Bính Anh Thơ.

I.MỤC TIÊU.

- Giúp học sinh hiểu thêm về các tác giả, tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Nắm được chủ đề tư tưởng của mỗ tác phẩm.

 Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, khái quát chủ đề của một tác phẩm văn học.

II.PHƯƠNG PHÁP

III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ .

 Đọc thuộc lòng bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. Mối quan hệ giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của cộng đồng được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

 2.Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4345Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 89 Đọc thêm: Lai tân - Nhớ đồng - Tương tư - Chiều xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 89.
Ngaøy soaïn: 
Ngày dạy:.
Đọc thêm: LAI TÂN - NHỚ ĐỒNG - TƯƠNG TƯ - CHIỀU XUÂN.
 Hồ Chí Minh Tố Hữu Nguyễn Bính Anh Thơ.
I.MỤC TIÊU.
- Giúp học sinh hiểu thêm về các tác giả, tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Nắm được chủ đề tư tưởng của mỗ tác phẩm.
 Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, khái quát chủ đề của một tác phẩm văn học.
II.PHƯƠNG PHÁP
III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 
 1. Kieåm tra baøi cũ . 
 Đọc thuộc lòng bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. Mối quan hệ giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của cộng đồng được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
 2.Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản SGK.
GV: Yêu cầu học sinh lần lượt đọc tiểu dẫn và đọc văn bản của từng tác phẩm trong sách giáo khoa.
Hoạt động 1:HS Đọc tiểu dẫn để nắm được vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài Lai Tân- Hồ Chí Minh, bài Nhớ đồng- Tố Hữu; nắm được vài nét về tác giả Nguyễn Bính và Anh Thơ.
I. Đọc- hiểu chung.
 Nguyễn Bính và Anh Thơ là những gương mặt tiêu biểu trong phong trào Thơ mới( 1932- 1945).
30
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
GV: Yêu cầu học sinh nêu chủ đề của từng tác phẩm.
GV: Lưu ý một số điểm để học sinh tự học ở nhà.
- Bài Lai Tân, chú ý bút pháp tả thực ở ba câu thơ đầu và bút pháp châm biếm trào phúng ở câu thơ cuối. Qua bút pháp này, bức tranh hiện thực đen tối của xã hội Trung Quốc được hiện lên cụ thể, xác thực.
- Bài Nhớ đồng, chú ý ở ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, ở cách sử dụng những câu thơ làm điệp khúc mở đầu cho mỗi đoạn thơ, qua đó thể hiện sự khao khát tự do và hành động của tác giả.
-Bài Tương tư, khai thác chất liệu dân gian độc đáo, thể hiện được sắc thái, diễn biến của tâm trạng tương tư sâu sắc, tài tình.
- Bài Chiều xuân, thiên về tả cảnh lao động và sinh hoạt ở nông thôn Bắc bộ. Giọng điệu và cách thể hiện vui tươi, thoải mái, tự nhiên,
Hoạt động 2: HS Đọc các văn bản và rút ra chủ đề từng tác phẩm.
HS: Dựa vào các câu hỏi trong phần Hướng dẫn đọc thêm kết hợp với những gợi ý của giáo viên về nhà phân tích cụ thể.
II. Đọc- khái quát chủ đề tác phẩm.
1. Bài Lai Tân.
 *Bộ máy quan lại ở Lai Tân:
-Ban trưởng nhà lao :ngày ngày đánh bạc.
-Cảnh sát trưởng chuyên ăn tiền đút lót của phạm nhân.
-Huyện trưởng chong đèn hút thuốc phiện
]Hồ Chí Minh đã phơi bày sự thối nát, vô trách nhiệm của bọn quan lại ở nhà tù Lai Tân nói riêng và bộ máy cai trị tù ngục của chính quyền Tưởng Giới Thạch nói chung.
*Lời nhận xét chung của tác giả:
-Có vẻ dửng dưng vô cảm nhưng ẩn giấu một tiếng cười mỉa mai có tác dụng lật tẩy bản chất bộ máy nhà nước ở lai Tân.
-“Thái bình”là nhãn tự xé toan tất cả sự thái bình dối trá nhưng thật sự là đại họa bên trong.
*Nghệ thuật :
-Châm biếm tự nhiên nhẹ nhàng nà hiệu quả.
-Kết cấu bài thơ độc đáo 
-Bút pháp điểm nhãn ,ngôn ngữ hàm súc.
2. Bài Nhớ đồng. 
 Bài thơ là những lời giải bày chân thành của tác giả về niềm say mê lí tưởng, khao khát tự do và hành động trong những ngày bị giam cầm. Qua đó, nhà thơ bộc lộ tình yêu thương da diết với quê hương và con người Việt Nam. Giọng điệu, từ ngữ và hình ảnh thơ chân thành, sâu lắng vừa thể hiện được tình cảm thiết tha của tác giả đối với cuộc sống bên ngoài vừa giục giã, thôi thúc nhà thơ vượt ngục thành công để tiếp tục hoạt động cách mạng.
3) Bài Tương tư. 
 Nỗi tương tư diễn biến qua các sắc thái cảm xúc: Nhớ nhung (Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,.Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng) -> băn khoăn hờn dỗi (Hai thôn chung lại một làng- Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?) -> than thở (Ngày qua ngày lại qua ngày- Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng) -> hờn trách mát mẻ ( Bảo rằng cách trở đò giang ,. Biết cho ai, hỏi ai người biết cho) -> nôn nao mơ tưởng ( Bao giờ bến mới gặp đò- Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau) -> ước vọng xa xôi ( Nhà em có một giàn giầu, Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?), tất cả diễn biến theo lối xen lồng và chuyển hóa cho nhau rất tự nhiên, chân thực.
4) Bài Chiều xuân. 
 Chiều xuân là bức tranh quê trong trẻo và bình dị, rất đặc trưng cho cảnh mùa xuân nơi đồng quê Bắc bộ. Lời thơ hết sức nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình, từ ngữ và hình ảnh thơ đậm chất dân dã, thôn quê, không khí và nhịp điệu sống trong bức tranh mùa xuân thanh bình, yên ả.
- Cuûng coá, daën doø( 1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ.
- Baøi taäp veà nhaø: Đọc thuộc lòng các bài thơ.Soạn bài Tiểu sử tóm tắt.

Tài liệu đính kèm:

  • doclai tân -tương tư chiều xuân.doc