Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 77: Mắt

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 77: Mắt

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS trình bày được:

- Cấu tạo của mắt về phương diện quang học, sự điều tiết của mắt.

- Các khái niệm: điểm cực viễn và cực cận, khoảng cực cận của mắt, khoảng nhìn rõ của mắt, mắt không có tật, năng suất phân li.

- Điều kiện nhìn rõ của mắt và vận dụng điều kiện này để thực hành năng suất phân li của mắt mình.

2. Kĩ năng: Quan sát, thực hành.

3. Thái độ: Chú ý lắng nghe, tích cực thảo luận.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của thầy: ảnh màu về cấu tạo của mắt phóng to.

2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập về cách điều chỉnh máy ảnh để cho ảnh của vật rõ nét trên phim.

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1801Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 77: Mắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Tiết 77: MẮT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS trình bày được:
- Cấu tạo của mắt về phương diện quang học, sự điều tiết của mắt.
- Các khái niệm: điểm cực viễn và cực cận, khoảng cực cận của mắt, khoảng nhìn rõ của mắt, mắt không có tật, năng suất phân li.
- Điều kiện nhìn rõ của mắt và vận dụng điều kiện này để thực hành năng suất phân li của mắt mình.
2. Kĩ năng: Quan sát, thực hành.
3. Thái độ: Chú ý lắng nghe, tích cực thảo luận.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy: ảnh màu về cấu tạo của mắt phóng to.
2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập về cách điều chỉnh máy ảnh để cho ảnh của vật rõ nét trên phim.
III. Tổ chức hoạt động dạy học: 
A. Hoạt động ban đầu
1. Ổn định tổ chức: (1phút): Chào, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
B. Hoạt động dạy-học:
TL ph
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
 7
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của mắt
HS: quan sát tranh vẽ nêu cấu tạo của mắt.
HS: lắng nghe, ghi nhận.
GV:Hình 50.1
Quan sát và nếu cấu tạo của mắt.
GV: Thông báo:
Về phương diện quang hình học ta có thể coi:
- Thủy tinh thể tương đương với một thấu kính hội tụ, thấu kính tương đương này dược gọi là thấu kính mắt.
+ Trục chính là đường O O’.
+ Tiêu cự f có thể thay đổi được khi độ cong của các mặt thủy tinh thể thay đổi nhờ sự co dãn của cơ vòng.
- Màng lưới (võng mạc) đóng vai trò như một màng ảnh, trên màng lướicó;
+ một vùng nhỏ màu vàng rất nhạy với ánh sáng nằm gần giao điểm v gọi là điểm vàng.
+ dưới điểm vàng một chút có một điểm không cảm nhận được ánh sáng gọi là điểm mù.
1. Cấu tạo:
(1) Giác mạc; (2) thủy dịch
(3) màng mống mắt; (4) Con ngươi
(5) Thể thủy dịch; (6) cơ vòng.
(7) thủy dịch; (8)Màng lưới. 
V: Điểm vàng (vùng nhỏ màu vàng , rất nhạy với ánh sáng)
M: điểm mù (không cảm nhận ánh sáng)
10 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự điều tiết của mắt, góc trông vật và năng suất phân li của mắt
Thảo luận thống nhất và trả lời 
Cần phải thay đổi tiêu cự sao cho ảnh của vật nằm ngay trên võng mạc. Điều đó được thực hiện bằng cách thay đổi độ căng của cơ vòng, làm thay đổi độ cong của các mặt thủy tinh thể
Suy nghĩ và ghi nhớ.
GV: Thông báo điều kiện để mắt nhìn rõ vật
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi
Đặt vấn đề Vì sao có cấu tạo như vậy, mắt lại có thể nhìn rõ được các vật ở khoảng cách khác nhau? 
Nếu khoảng cách từ vật đến mắt thay đổi, thì muốn cho mắt nhìn rõ vật, tiêu cự của thấu kính mắt phải thay đổi như thế nào ?
Đưa ra định nghĩa
Thông báo và đàm thoại
Giới thiệu về điểm cực viễn và điểm cực cận và ý nghĩa thực tế 
O
V
GV: Ý nghĩa thực tế:
 Khi nhìn vật ở điểm cực cận, thủy tinh thể căng phồng tới mức tối đa, tiêu cự của thấu kính mắt giảm đến mức nhỏ nhất è mắt phải điều tiết mạnh nhất, è mắt rất chóng mỏi. è Để mắt có thể nhìn được lâu và rõ người ta thường đặt vật cách mắt cỡ 25 cm, tức là hơn khoảng cách từ mắt tới điểm cực cận một chút.
2. Sự điều tiết. Điểm cực cận, điểm cự viễn 
* Điều kiện để mắt nhìn rõ vật
 Mắt nhìn rõ vật khi ảnh của vật cho bởi thấu kính mắt hiện rõ trên võng mạc, ảnh này là ảnh thật, ngược chiều với vật.
a) Sự điều tiết: là sự thay đổi độ cong thể thủy tinh (dãn đến sự thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt) để giữ ảnh của vật quan sát hiện rõ trên màng lưới. 
b) Điểm cực viễn( CV ): là điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó thì ảnh của vật nằm trên màng lưới khi mắt không điều tiết.
+ Đối với người không có tật CV ở vô cực.
->Ý nghĩa thực tế:
 Vậy mắt không có tật là mắt mà khi không điều tiết, thì tiêu điểm của thấu kính mắt nằm trên võng mạc (fmax= OV).
b) Điểm cực cận ( Cc ): Là điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà nếu đặt vật tai đó thìa ảnh của vật nằm trên màng lưới khi mắt điều tiết cực đại.
* Khoảng cực cận: Đ = OCc
c) Khoảng nhìn rõ cảu mắt: Cc -> CV:
Hoạt động 3: Tìm hiểu về góc trông vật, năng suất phân li của mắt và sự lưu ảnh của mắt
21
Suy nghỉ và trả lời
Ghi nhớ
Ghi nhớ tìm ví dụ thực tế.
GV: Nêu vấn đề : 
 Nếu vật nằm trong khoảng thấy rõ của mắt nhưng kích thước quá bé , ví dụ như hạt bụi, vi trùng thì mắt có thể trông thấy được vật không? Mắt trông thấy được vật có phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai điểm A,B không ?
Thông báo
O
V
B
A
Chú ý : Công thức chỉ đúng khi đoạn AB vuông góc với trục chính của mắt
GV: Thông báo và cho ví dụ thực tế
Nêu ứng dụng SGK Phim hoạt hình. 
Khi chiếu phim, cứ sau 0.04 s người ta lại chiếu một cảnh. Do hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc nên người xem có cảm giác quá trình diễn ra là liên tục.
3.Góc trông vật và năng suất phân li của mắt.
a) Góc trông 
Định nghĩa: Góc trông đoạn AB vuông góc với trục chính của mắt là góc a tạo bởi hai tia sáng xuất phát từ hai điểm A và B tới mắt.
Điều kiện để mắt còn có thể phân biệt được hai điểm: 
Hai điểm đó có nằm trong khoảng thấy rõ của mắt 
Góc trông đoạn AB. 
Đặc điểm :Phụ thuộc 
Công thức : 
b) Năng xuất phân li của mắt
Định nghĩa: Góc trông nhỏ nhất a min khi nhìn đoạn AB mà mắt cò có thể phân biệt được hai điểm A,B. 
Đặc điểm : 
Muốn mắt phân biệt được A và B thì 
Năng xuất phân li phụ thuộc vào mắt của từng người. 
Lưu ý :
Đối với người bình thường 
4. Sự lưu ảnh trên võng mạc:
 Hiện tượng xảy ra sau khi ánh sáng kích thích trên võng mạc tắt, ảnh hưởng của nó vẫn còn kéo dài khoảng 0.1 giây .Trong khoảng thời gian đó ta vẫn còn cảm giác nhìn thấy vật 
Ứng dụng:
Ứng dụng trong kỷ thuật điện ảnh.
C. Hoạt động kết thúc tiết học:
1. Củng cố kiến thức: ( 7phút): 
- Nhấn mạnh các nội dung quan trọng .
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu: Về nhà học bài và làm tất cả các bài tập sau bài học.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 77.doc