Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 74: Thấu kính mỏng

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 74: Thấu kính mỏng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS trình bày được :

- Cấu tạo của thấu kính, phân loại thấu kính.

- Các yếu tố của thấu kính (đường khẩu độ, quang tâm, trục chính, trục phụ, tiêu điểm, tiêu cự tiêu diện, độ tụ)

- Điều kiện cho ảnh trõ của thấu kính.

2. Kĩ năng: Phân biệt được các khái niệm tiêu điểm, tiêu diện, tiêu cự của hai loại thấu kính.

3. Thái độ: Chú ý quan sát lắng nghe, tích cực thảo luận.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của thầy:

 - Ba loại thấu kính hội tụ, ba loại thấu kính phân kì.

2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức về thấu kính hội tụ và thấu kính phân kí đã học ở THCS.

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 74: Thấu kính mỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/04/09	
Tiết 74: THẤU KÍNH MỎNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS trình bày được :
- Cấu tạo của thấu kính, phân loại thấu kính.
- Các yếu tố của thấu kính (đường khẩu độ, quang tâm, trục chính, trục phụ, tiêu điểm, tiêu cự tiêu diện, độ tụ)
- Điều kiện cho ảnh trõ của thấu kính.
2. Kĩ năng: Phân biệt được các khái niệm tiêu điểm, tiêu diện, tiêu cự của hai loại thấu kính.
3. Thái độ: Chú ý quan sát lắng nghe, tích cực thảo luận.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy:
 - Ba loại thấu kính hội tụ, ba loại thấu kính phân kì.
2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức về thấu kính hội tụ và thấu kính phân kí đã học ở THCS.
III. Tổ chức hoạt động dạy học: 
A. Hoạt động ban đầu
1. Ổn định tổ chức: (1phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (4phút) 
 Viết các công thức của lăng kính và công thức tính góc lệch cực tiểu, nêu rõ tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức.
B. Hoạt động dạy-học:
TL ph
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
 7
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của thấu kính và các yếu tố của thấu kính
HS: Nhắc lại định nghĩa thấu kính và phân loại thấu kính.
HS: quan sát thấu kính thật.
HS: Đọc sách, quan sát nêu các khái niệm.
HS: Lắng nghe, ghi nhận.
H: Nhắc lại thấu kính là gì? Có mấy loại thấu kính?
GV: Dùng 3 thấu kính hội tụ và 3 thấu kính phân kì thật để học sinh quan sát.
GV: Bây giờ ta tìm hiểu các yếu tố của thấu kính.
GV: Yêu cầu học sinh đọc sách kết hợp với hình 48.3 và 48.4 tìm hiểu các khái niệm trục chính, đường kính khẩu độ, trục phụ.?
GV: Giới thiệu tính chất của quang tâm và điều kiện để cho ảnh rõ nét.
1.Định nghĩa:
Thấu kính là một khối trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu.
a) Phân loại: có hai loại thấu kính.
+ Thấu kính hội tụ: thấu kính mép mỏng.
+ Thấu kính phân kì: Thấu kính mép dày.
b) Các yếu tố của thấu kính:
- Trục chính: là đường thẳng đi qua hai tâm C1, C2 của hai mặt cầu( hoặc đi qua tâm mặt cầu và vuông góc với mặt phẳng )
-Quan tâm O: là điểm mà trục chính cắt thấu kính
- Đường kính khẩu độ: là khoảng cách giữa hai mép của thấu kính.
- Trục phụ: là đường thẳng bất kì đi qua quang tâm O .
* Tính chất của quang tâm O:
 Một tia sáng bất kì đi qua quang tâm O thì truyền thẳng
*Điều kiện để cho ảnh rõ nét:
Các tia sáng tới phải lập một góc nhỏ với trục chính..
17 
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tiêu điểm, tiêu diện, tiêu cự.
HS: Tham khảo sách tìm hiểu cách xác định tiêu điểm ảnh chính của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
=> Trả lời :
- Thế nào là tiêu điểm ảnh chính của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì?
- Vị trí tiêu điểm ảnh đối với thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì?
HS: Tham khỏa sách kiết hợp quan sát hình vẽ 48.8 48.9 để tìm hiểu cách xác định tiêu điểm vật chính của TKHT và TKPK. 
- Nhận xét vị trí của tiêu điểm vật chính của TKHT và TKPK.
GV:
2. Tiêu điểm, tiêu diện, tiêu cự.
a) Tiêu điểm ảnh chính
- Thí nghiệm: Dùng thí nghiệm để xác định tiêu điểm ảnh chính
- TKHT: Chiếu một chùm tia sáng // với trục chính của một thấu hội tụ thì chùm tia ló hội tụ tại một điểm F’ trên trục chính, F’ gọi là tiêu điểm ảnh chính, thường gọi là tiêu điểm ảnh.
- TKPK Chiếu một chùm tia sáng // với trục chính của một thấu kính phân kì thì chùm tia ló là chùm tia phân kì, đường kéo dài của tia ló cắt nhau tại một điểm F’ trên trục chính thì F’ gọi là tiêu điểm ảnh.
* Vị trí tiêu điểm ảnh.
+ TKHT: Nằm ở phía chùm tia ló.
+ TKPK: Nằm ở phía chùm tia tới.
b) Tiêu điểm vật chính:
Thí nghiệm: Dùng thí nghiệm để xác định tiêu điểm vậït chính
+ TKHT: Tiêu điểm vật chính (tiêu điểm vật) là vị trí của nguồn sáng điểm để có chùm sáng ló song song với trục chính 
+TKPK: Là điểm hội tụ của đường kéo dài các tia tới khi chùm tia ló song song với trục chính .
* Nhận xét vị trí tiêu điểm vật chính..
+ TKHT:Nằm ở phía chùm tí tới.
+ TKPK: Nằm ở phía chùm tia ló:
* Các tiêu điểm F và F’ đối xứng với nhau qua quang tâm.
13
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm tiêu diên, tiêu điểm phụ và tiêu cự
HS: Lắng nghe, tìm hiểu các khái niệm.
HS: có vô số tiêu điểm phụ vì TK cố vô số trục phụ.
HS: Tham khảo sách giáo khoa tìm hiểu khái niệm tiêu cự và quy ước về dấu.
GV: Thông báo mỗi thấu kính có hai tiêu diện là tiêu diện vật và tiêu diện ảnh
-> khái niệm tiêu diện vật tiêu diện ảnh.
GV: thông báo khái niệm về tiêu điểm vật phụ và tiêu điểm ảnh phụ.
H: Một thấu kính có bao nhiêu tiêu điểm phụ? Vì sao?
c) Tiêu diện. Tiêu điểm phụ
*tiêu diện:
- Tiêu diện vật: Mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu điểm vật F 
- Tiêu diện ảnh: Mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu điểm ảnh chính F’ 
*Tiêu điểm phụ
- Tiêu điểm vật phụ : Điểm cắt của một trục phụ bất kì với tiêu diện vật 
- Tiêu điểm ảnh phụ: Điểm cắt của một trục phụ bất kì với tiêu diện ảnh. 
- Chiếu một chùm tia song song với một trục phụ thì các tia ló ( hoặc đường kéo dài) sẽ cắt nhau tại tiêu điểm ảnh phụ .
- Ngược lại, nếu đặt một nguồn sáng điểm tại một tiêu điểm phụ F1 thì chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính là một chùm tia song song với trục phụ đi qua F1.
d) Tiêu cự:
 Tiêu cự là độ dài đại số, được kí hiệu f, có trị số tuyệt đối bằng khoảng cách từ các tiêu điểm tới quang tâm thấu kính: 
 |f| = OF = OF’ (6.1)
* Quy ước : 
+ f > 0 với thấu kính hội tụ.
+ f <0 với thấu kính phân kì.
C. Hoạt động kết thúc tiết học:
1. Củng cố kiến thức: ( 3phút): Nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài học
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu: Về nhà xem lại cách vẽ ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ và phân kì. 
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 73.doc