Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 3: Điện trường

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 3: Điện trường

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nắm được khái niệm sơ lược về điện trường:

 - Phát biểu được định nghĩa về cường độ điện trường, viết được biểu thức định nghĩa cường độ điện trường, nêu ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức. Vận dụng được biểu thức xác định cường độ điện trường của 1 điện tích điểm.

 - Nắm được khái niệm đường sức diện và ý nghĩa của đường sức điện, các tính chất của đường sức điện.

 - Nắm được khái niệm điện phổ, điện trường đều.

 2. Kỹ năng:Vận dụng các công thức về điện trường và nguyên lí chồng chất điện trường để giải một số bài toán đơn giản về điện trường tĩnh.

 3. Thái độ:

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của thầy: Thiết bị thí nghiệm về điện phổ.

 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại đường sức từ, đường phổ (ở THCS). On lại kiến thức định luật Culông và vẽ tổng hợp lực.

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 3: Điện trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/08/2008
Tiết 3 ĐIỆN TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Nắm được khái niệm sơ lược về điện trường:
 - Phát biểu được định nghĩa về cường độ điện trường, viết được biểu thức định nghĩa cường độ điện trường, nêu ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức. Vận dụng được biểu thức xác định cường độ điện trường của 1 điện tích điểm.
 - Nắm được khái niệm đường sức diện và ý nghĩa của đường sức điện, các tính chất của đường sức điện.
 - Nắm được khái niệm điện phổ, điện trường đều.
 2. Kỹ năng:Vận dụng các công thức về điện trường và nguyên lí chồng chất điện trường để giải một số bài toán đơn giản về điện trường tĩnh.
 3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của thầy: Thiết bị thí nghiệm về điện phổ.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại đường sức từ, đường phổ (ở THCS). Oân lại kiến thức định luật Culông và vẽ tổng hợp lực.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Oån định tổ chức: kiểm tra sỉ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: (7 ph)
 Câu 1: Trình bày nội dung của thuyết electron cổ điển. Giải thích nhiễm điện do hưởng ứng.
 Câu 2: Phát biểu định luật bảo toàn, giải thích hiện tượng xảy ra khi cho 2 quả cầu tích điện tiếp xúc nhau.
 3. Tạo tình huống học tập:
Mọi vật tương tác với nhau thông qua môi trường trung gian (VD: Con người đưa con thuyền từ sông vào bờ nhờ dây kéo, vật nặng trên mặt đất ở độ cao h chịu tác dụng lực hút trái đất nhờ có trọng trường. NC này tác dụng lên NC khác nhờ có từ trường)
Hai điện tích ở cách xa nhau trong chân không lại tác dụng lực lên nhau phải thông qua môi trường trung gian nào?
 4. Tiến trình giảng bài mới:
TL
(ph)
Hoạt động của HS
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm điện trường
5
-Đọc sách và nêu khái niệm từ trường.
- Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực lên điện tích khác trong đó.
-Thông qua điện tích thử
Ghi vào vở khái niệm điện trường và tính chất điện trường.
Cho học sinh đọc sách và trả lời.
H:Nếu đặt 1 điện tích trong điện trường thì có hiện tượng gì xảy ra?
H:Suy ra tính chất của điện tích là gì?
H:Phương pháp phát hiện điện trường?
1. Điện trường:
a/ Khái niệm
Mọi điện tích tác dụng lên điện lên các điện tích khác ở gần nó. Ta nói xung quanh điện tích có điện trường.
b/ Tính chất cơ bản của điện trường:
Tác dụng lực điện lên điện tích khác trong nó
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm cường độ điện trường
7
F1 = k, 
F2 = k
Các thương số không đổi.
 + 
-Vì r’ > r " < " F’ < F
- Thương số đặc trưng cho điện trường về mặt tác dụng lực.
-Cường độ điện trường là 1 đại lượng vectơ vì là đại lượng vectơ.
- = 
Độ lớn: E = 
Điểm đặt: điểm đang xét
Cùng phương cùng chiều
Với vectơ lực tác dụng q > 0.
 = q
+q > 0: J .
+ q < 0: E.
 Đơn vị V/m.
H:Đặt lần lượt các điện tích thử dương q1, q2, q3,  tại 1 điểm M nhất định trong điện trường bao quanh điện tích Q. Xác định lực tác dụng lên chúng.
H:Lập các thương số số khi các điện tích thử q đặt tại M trong điện trường?
Nhận xét:
- Lặp lại thí nghiệm ở điểm N đo được 
-Lập các thương số .
 -So sánh , .
H:Đại lượng nào có thể đặc trưng cho sự mạnh yếu của điện trường?
H Cường độ điện trường là đại lượng vô hướng hay có hướng? Vì sao?
- Viết biểu thức cường độ điện trường dưới dạng vectơ.
 - Nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường.
- Suy ra biểu thức liên hệ giữa và tác dụng lên điện tích thử q. Nhận xét về chiều của lực khi q dương, âm.
- Xác định đơn vị của cường độ điện trường.
2. Cường độ điện trường:
a) Khái niêm:
Đại lượng đặc trưng cho điện trường ở điểm dang xét về mặt tác dụng lực gọi là cường độ điện trường.
b)Đơn vị: thường dùng đơn vị V/m.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đường sức điện
10
-Lắng nghe tiếp nhận kiến thức.
-Phát biểu các tính chất đường sức điện.
Điện phổ cho phép ta biết hình dạng và sự phân bố các đường sức điện.
a) Định nghĩa đường sức điện:
-Có nhiều cách mô tả điện trường, 1 trong các cách đó có tính ưu việt là dùng các đường sức điện.
 -Thông báo định nghĩa đường sức điện.
H: Vẽ đường sức điện của 1 điện tích điểm và của hệ 2 điện tích điểm hình vẽ 3.3, 3.4. Rút ra nhận xét tính chất đường sức điện.
c) Điện phổ:
Mô tả ảnh chụp điện trường các ‘’đường hạt bột ‘’sắp xếp trong điện trường đó là điện phổ.
H: Điện phổ cho phép ta biết điều gì?
3. Đường sức điên:
a) Định nghĩa.
 Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng tiếp tuyến tại bất kì tại điểm nào tên đường cũng trùng với hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
b) Các tính chất của đường sức điện:
-Tại mõi điểm trong điện trường, ta có thể vẽ được một đường sức điện đi qua và chỉ một mà thôi.
-Các đường sức điện là các đường cong không kín.Nó xuất phát từ các điện tích dương và tận cùng ở các điện tích âm.
-Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau.
-Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó được vẽ mau hơn(dày hơn), nơi nào có cường độ điện trường nhỏ hơn thì các đường sức điện ở đó được vẽ thưa hơn.
c/ Điện phổ:
 Điện phổ cho phép ta biết hình dạng và sự phân bố các đường sức điện.
Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm điện trường đều
5
HS:Một điện trường mà các đường sức điện song song cách đều thì vectơ cường độ điện trường tại các điểm bằng nhau (cùng hướng, cùng độ lớn)
H:Nếu có 1 điện trường mà các đường sức điện song song cách đều thì vectơ cường độ điện trường tại các điểm có đặc điểm gì?
? Ở đâu có thể tồn tại điện trường đều?
Giới thiệu điện trường đều giữa 2 bản kim loại phẳng tích điện trái dấu và cho học sinh vẽ đường sức điện.
4. Điện trường đều
 Là đện trướng mà tơ cường độ đẹn trường tại mọi điểm đều bằng nhau -> Đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều nhau.
Hoạt động 5: Tìm hiểu điện trường của 1 điện tích điểm
5
E = = k
-Tiếp nhận chiều của véc tơ cđđt
+Hướng về Q nếu Q < 0 
+ Hướng ra xa Q nếu Q > 0
 -Theo kết quả trên viết công thức tính cường độ điện trường của 1 điện tích điểm Q.
-Biểu diễn vectơ và nhận xét .
5. Điện trường của một điện tích điểm.
E = 9.109(Trong chân không).
Với: r là khoảng cách từ đểm khảo sát đến đện tích Q.
Hoạt động 6: Tìm hiểu nguyên lí chồng chất điện trường
5
HS: Lắng nghe, tiếp nhận nguyên lí.
Biểu diễn các vec tơ cương độ điện trường do các điện tích Q1 và Q2 gây ra tại M từ đó xác định .
H: Phát biểu nguyên lí chồng chất điện trường và viết biểu thức.
GV:Giả sử có 2 điện tích điểm Q1, Q2 gây ra tại M khi điện trường có Xác định véc tơ
 c đ đ t tổng hợp .
6. Nguyên lí chồng chất điện trường.
5.Củng cố kiến thức:
Cho học sinh nhắc lại định nghĩa điện trường, cường độ điện trường, biểu thức tính cường độ điện trường tại 1 điểm do 1 điện tích điểm Q gây ra.
Nêu các đặc trưng của vectơ cường độ điện trường, câu 1, 2/17, 18
Bài tập về nhà:
Làm các bài tập 3, 4, 5, 6, 7/18
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 3.doc