Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 29: Dòng điện trong chất điện phân. định luật fa-Ra-đây

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 29: Dòng điện trong chất điện phân. định luật fa-Ra-đây

I. MỤC TIÊU:

 1 .Kiến thức:

 Hiểu hiện tượng điện phân, bản chất dòng điện trong chất điện phân; phản ứng phụ trong chất điện phân; hiện tượng dương cực tan.

 2. Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, suy luận.

 3.Thái độ: Chú ý lắng nghe, tích cực thảo luận.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của thầy:

 - Bộ dụng cụ thí nghiệm về dòng điện trong chất điện phân.

 - Bộ dụng cụ thí nghiệm để thiết lập định luật Ôm khi có hiện tượng dương cực tan.

 - Hình 19.2;19.3 phóng to.

 2.Chuẩn bị của trò: Xem lại thuyết điện li.

 

doc 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 29: Dòng điện trong chất điện phân. định luật fa-Ra-đây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08 /11/ 2008	
Tiết 29: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN.
 ĐỊNH LUẬT FA-RA-ĐÂY
I. MỤC TIÊU:
 1 .Kiến thức:
 Hiểu hiện tượng điện phân, bản chất dòng điện trong chất điện phân; phản ứng phụ trong chất điện phân; hiện tượng dương cực tan.
 2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, suy luận.
 3.Thái độ: Chú ý lắng nghe, tích cực thảo luận.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của thầy:
 - Bộ dụng cụ thí nghiệm về dòng điện trong chất điện phân.
 - Bộ dụng cụ thí nghiệm để thiết lập định luật Ôm khi có hiện tượng dương cực tan.
 - Hình 19.2;19.3 phóng to.
 2.Chuẩn bị của trò: Xem lại thuyết điện li.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Hoạt động ban đầu
 1.Ổn định tổ chức: (1phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4phút)
 Hiện tượng nhiệt điện là gì? Suất nhiệt điện động điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
B. Hoạt động dạy-học:
TL
(ph)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Kiến thức trọng tâm
 10
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm về dòng điện trong chất điện phân
HS: Tìm dụng cụ
- Quan sát thí nghiệm
- Trả lời:
GV:Giới thiệu dụng cụ TN.
- Tiến hành TN, yêu cầu HS quan sát số chỉ vôn kế.
H: Nước cất và dung dịchNaCl chất nào cho dòng điện đi qua?
- Làm nhiều thí nghiệm tương tự với các dung dịch khác nhau, người ta thấy dòng điện có thể chạy qua dung dịch muối, axít , bazơ.
GV: Thông báo kết luận về chất điện phân.
1. Thí nhiệm về dòng điện trong chất điện phân
a) TN:
b) kết quả thí nghiêm:
c) Kết luận:
 Các dung dịch muối, axít , bazơ được gọi là các chất điện phân. Các muối nóng chảy cũng là chất điện phân.
10 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất điện phân
HS: đọc sách và tìm hiểu sự phân li và sự tái hợp.
- Phụ thuộc vào nhiệt đô,nồng độ của dung dịch.
- Các ion chuyển động nhiệt hỗn loạn, chưa tạo thành dòng điện.
- Các ion(+) chuyển động cùng chiều điện trường, các ion(-) chuyển động ngược chiều điện trường tạo thành dòng điện
- Nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân.
HS trả lời: các ion âm nhường e cho điện cực dương; các ion dương nhận e từ điện cực âm.
Yêu cầu học sinh đọc sách GK tìm hiểu sự phân li và sự tái hợp
H:Số lượng phân tử bị phân li phụ thuộc vào những yếu tố nào?
H: Khi chưa đặt một hđt vào hai điện cực các ion chuyển động thế nào?
H: Khi đặt vào hai điện cực một hiệu điện thế thì các ion chuyển động thế nào?
Vậy dòng điện trong chất điện phân là gì?
GV đặt vấn đề: khi các ion di chuyển đến các điện cực thì có xãy ra hiện tượng gì không?
Gợi ý cho Hs có dư và thiếu êlectron giữa các ion và các điện cực.
GV: thông báo về các phản ứng phụ trong chất điện phân.
2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân
 Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
3. Phản ứng phụ trong chất điện phân
15
Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng dương cực tan
HS quan sát và sau đó nêu nhận xét: có điều gì xảy ra ở catot.
Hs vẽ đồ thị và nhận xét : cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân và hiệu điện thế giữa 2 điện cực tỉ lệ thuận.
Trả lời: Một phần nhỏ chuyển thành nhiệt năng, và một phần khác chuyển thành hoá năng.
GV tiến hành thí nghiệm
Sau đó GV gợi ý cho Hs giải thích.
GV tiến hành đo các giá trị của cường độ dòng điện I chạy qua bình ứng với các giá trị khác nhau của hiệu điện thế U.
Yêu cầu Hs vẽ đồ thị. Sau đó nhận xét về đồ thị, và rút ra định luật Ôm đối với trường hợp cực dương tan.
Gv lưu ý cho HS : Nếu không có hiện tượng cực dương tan thì bình điện phân là máy thu. Khi đó dòng điện chạy qua bình điện phân tuân theo định luật Ôm đối với máy thu điện.
Hỏi: Khi đó điện năng cung cấp cho bình được chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào?
4. Hiện tượng dương cực tan:
a) Thí nghiệm:
b) Giải thích:
c) Định luật ôm đối với chất điện phân:
- Khi có hiện tượng cực dương tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ohm.
- Khi không có hiện tượng cực dương tan thì bình điện phan là 1 máy thu điện, dòng điện qua bình thuân theo định luật ôm đối với máy thu.
C. Hoạt động kết thúc tiết học:
 1. Củng cố kiến thức: ( 7phút) 
 - Nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
 - Hướng dẫn học sinh trả lời bài tập 1ddeer củng cố kiến thức.
 2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu: (2phút) 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 29.doc