Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 9: Tụ điện

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 9: Tụ điện

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

-Trả lời được câu hỏi “tụ điện là gì?” và nhận biết được một số tụ điện trong thực tế.

-Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện, nêu được điện trường trong tụ điện có dự trữ năng lượng.

b. Về kĩ năng

-Giải được một số bài tập đơn giản về tụ điện.

c. Về thái độ

-Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi

-Có hứng thú học tập bộ môn

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 6455Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 9: Tụ điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/09/2009
Ngày dạy: 29/09/2009 - Dạy lớp: 11A1, 11A2
Ngày dạy: - Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 9: TỤ ĐIỆN
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
-Trả lời được câu hỏi “tụ điện là gì?” và nhận biết được một số tụ điện trong thực tế.
-Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện, nêu được điện trường trong tụ điện có dự trữ năng lượng.
b. Về kĩ năng
-Giải được một số bài tập đơn giản về tụ điện.
c. Về thái độ
-Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
-Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV
-Một số tụ điện để làm vật mẫu, và tụ đã bóc vỏ.
 b. Chuẩn bị của HS
-Đọc bài trước ở nhà.
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới ( 5 phút)
-Câu hỏi: Nêu định nghĩa hiệu điện thế?
-Đáp án: Hiệu điện thế giữa 2 điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của 1 điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển từ M đến N và độ lớn của q; UMN = AMNq
-Đặt vấn đề: Trong quạt lạnh, tivi, đèn ống....ta thường thấy có tụ điện. Vậy tụ điện là gì, chúng có tác dụng như thế nào?
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (15 Phút): Tìm hiểu về tụ điện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Giới thiệu nội dung tiết học
-Cho HS quan sát một tụ giấy đã bóc vỏ
? Nêu định nghĩa tụ điện
-Chính xác hoá định nghĩa
? Tụ điện có tác dụng gì? chúng được dùng ở đâu?
? Nêu cấu tạo của tụ phẳng?
-Cho HS quan sát hình ảnh của một số loại tụ điện
-Vẽ kí hiệu tụ điện lên bảng
? Làm thế để tích điện cho tụ điện?
? So sánh điện tích trên hai bản tụ sau khi tụ được tích điện?
- Sử dụng tụ điện còn hoạt động được để tích điện cho hs quan sát.
-Cho tụ đã tích điện phóng điện
?Các em trả lời C1?
-Theo dõi
-Quan sát
TL: ....
-Ghi nhớ
TL: Tụ điện dùng để tích điện, chúng được dùng trong các mạch xoay chiều và mạch vô tuyến điện
-Đọc Sgk nêu cấu tạo của tụ phẳng
-Quan sát, ghi nhớ hình dạng của một số loại tụ điện
-Vẽ hình
TL: Sử dụng nguồn điện để tích điện cho tụ: cho 2 bản tụ tiếp xúc với 2 cực của nguồn, bản nào nối với cực dương thì tích điện (+) và ngược lại.
TL: Điện tích ở hai bản bằng nhau
-Quan sát cách tích điện cho tụ
-Quan sát
TL: Tụ xẽ phóng điện
I. Tụ điện
1. Tụ điện là gì?
-Định nghĩa: Sgk – T30
-Công dụng: Dùng để chứa các điện tích
-Tụ phẳng
-Kí hiệu:
2. Cách tích điện cho tụ điện.
Hoạt động 2 (11 Phút): Điện dung của tụ điện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Lượng điện tích mà các tụ tích được có giống nhau hay không?
? Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?
-Nêu vấn đề: người ta chứng minh được: Điện tích Q mà một tụ điện nhất định tích được tỉ lệ thuận với hđt U đặt giữa hai bản của nó.
? Vậy chúng ta có thể đưa ra biểu thức như thế nào?
? C đặc trưng cho khả năng nào của tụ?
? Nêu định nghĩa điện dung của tụ điện?
-Chính xác hoá định nghĩa
?Điện dung có đơn vị như thế nào?
? Nêu định nghĩa fara?
-Giới thiệu các ước của Fara
TL: Không giống nhau
-Suy nghĩ tìm ra vấn đề
-Tiếp nhận vấn đề
TL: Q = C.U
TL: Khả năng tích điện của tụ
-Nêu định nghĩa
-Ghi nhớ
TL: Fara
-Nêu định nghĩa như Sgk
-Ghi nhớ
II. Điện dung của tụ điện.
1. Định nghĩa
-Khả năng tích điện của các tụ là không giống nhau
-Định nghĩa: Sgk – T31
Q = C.U hay C = QU
2. Đơn vị điện dung.
-Đơn vị: Fara (F)
-Định nghĩa fara: Sgk – T31
-Ước của Fara:
1μF = 10-6F
1nF = 10-9F
1pF = 10-12F
Hoạt động 3 (10 Phút): Tìm hiểu các loại tụ điện – Năng lượng điện trường.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Người ta dựa vào yếu tố nào để phân loại tụ điện?
? Có các loại tụ nào?
?Trên tụ điện thường ghi một số các thông số ví dụ như 10μF – 220V, các con số đó có ý nghĩa như thế nào?
-Cho HS đọc mục 3.b Sgk –T32 và yêu cầu về nhà tự tìm hiểu về tụ xoay
? Một tụ điện tích điện sẽ có dự trữ năng lượng không ? Có khả năng sinh công không?
-Thông báo biểu thức tính năng lượng điện trường 
TL: Dựa vào lớp điện môi giữa hai bản
TL: Tụ giấy, tụ không khí, tụ mi ca, tụ sứ, tụ gốm,.....
TL: Điện dung của tụ và hiệu điện thế định mức đặt vào tụ
-Đọc Sgk
TL: Năng lương mà tụ tích trữ được chính là năng lượng điện trường trong tụ điện. Do đó có khả năng sinh công.
-Ghi nhớ
3. Các loại tụ điện
a. Phân loại dựa vào lớp điện môi giữa hai bản: tụ giấy, tụ không khí, tụ mi ca, tụ sứ, tụ gốm,.....
b. Tụ xoay
4. Năng lượng của điện trường trong tụ điện.
-Khi tụ tích điện thì điện trường giữa hai bản tụ có năng lượng 
-Năng lượng điện trường: 
W = Q22C
c. Củng cố, luyện tập (3 phút)
? Trong bài học ta cần nhớ được các kiến thức cơ bản nào? tóm tắt?
GV: Đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút)
-Ôn tập lí thuyết
-Làm bài tập: 5, 6, 7, 8 Sgk – T33; 6. 7,8,9,10 Sbt – T14
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 9.docx