Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 67: Bài tập

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 67: Bài tập

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

- Nắm được các đặc trưng cơ bản về kính lúp, kính hiển vi

- Nhớ được công thức tính số bội giác của kính lúp, kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực

 b. Về kĩ năng

- Viết được sơ đồ tạo ảnh qua kính lúp, kính hiển vi

- Giải được các bài toán đơn giản về kính lúp. kính hiển vi

c. Về thái độ

- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi

- Có hứng thú học tập bộ môn

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Chuẩn bị của GV

- Giải trước các bài toán để lường trước các khó khăn của HS

- Một số bài toán về kính lúp, kính hiển vi

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1865Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 67: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/05/2010
Ngày dạy : 06/05/2010 
Ngày dạy : 06/05/2010 
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 67: BÀI TẬP
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
- Nắm được các đặc trưng cơ bản về kính lúp, kính hiển vi 
- Nhớ được công thức tính số bội giác của kính lúp, kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực
	b. Về kĩ năng
- Viết được sơ đồ tạo ảnh qua kính lúp, kính hiển vi 
- Giải được các bài toán đơn giản về kính lúp. kính hiển vi 
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV
- Giải trước các bài toán để lường trước các khó khăn của HS
- Một số bài toán về kính lúp, kính hiển vi 
 b. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập về mắt, hệ quang học
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (1 phút)
- Kiểm tra bài cũ: tiến hành trong quá trình dạy bài mới
	- Đặt vấn đề: Ta đã được khảo sát về kính lúp, kính hiển vi. Vậy giải bài toán về kính lúp, kính hiển vi như thế nào 
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (15 Phút): Giải các bài toán về kính lúp 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu các dạng toán cơ bản
? Đọc đề và tóm tắt bài toán
- Phân tích nội dung và yêu cầu của bài toán
- Theo dõi
- Làm việc theo yêu cầu của GV 
- Theo dõi + suy nghĩa tìm cách giải
Bài 6/Sgk – T208
Tóm tắt: OCc = 10cm; OCv = 90cm; D = 10dp; OOk = 0; 
a. Tìm vị trí đặt vật
b. OCc = 25cm; tính G∞
? Tính tiêu cự của kính
? Khi nhìn vật gần nhất, ảnh của vật hiện lên ở đâu
TL: f = 10cm
TL: Ở điểm Cc của mắt
Giải
- Tiêu cự của kính
f = 1/D = 0,1m = 10cm
a. khoảng đặt vật
- Khi ảnh ảo hiện lên ở Cc
Sơ đồ tạo ảnh:
? Lập sơ đồ tạo ảnh của hệ mắt – kính
- Quan sát, hướng dẫn HS
? Nêu kết quả
- Đánh giá, chính xác hoá
- Thảo luận, lập sơ đồ
- 1 HS lên viết sơ đồ 
- Ghi nhớ
 OK O
S(∞) S1(Cc) S2(V)
 d d’
? Tính d
- Hướng dẫn: từ vị trí của ảnh ảo, vận dụng công thức thấu kính tính d
? Nêu kết quả
- Chính xác hoá cách giải và đáp án
- Thảo luận tính d
- Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
TL: .....
- Ghi nhớ
Ảnh ảo ở Cc: d’ = - OCc = - 10cm
Áp dụng CTTK:
d = d'fd'- f = 5cm
? Khi nhìn vật xa nhất, ảnh của vật hiện lên ở đâu
TL: Ở điểm Cv của mắt
- Khi ảnh ảo hiện lên ở Cv
Sơ đồ tạo ảnh:
? Viết sơ đồ tạo ảnh
- Chính xác hoá sơ đồ
- Một HS lên bảng viết sơ đồ
- Ghi nhớ
 OK O
S S1(ở Cv) S2(V)
 d d’
? Hãy tính d
- Hướng dẫn: vận dụng công thức thấu kính 
? Nêu kết quả
- Chính xác hoá kết quả và cách giải
? Vậy phải đặt vật ở đâu
- Thảo luận làm bài tập
- Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
TL: d = 12,5cm
- Ghi nhớ
TL: Trong khoảng 5cm đến 9cm trước mắt
Ảnh ảo hiện lên ở Cv: 
d' = - OCv = - 90cm
Áp dụng CTTK:
d = d'fd'- f = 9cm
Vậy: Phải đặt vật trong khoảng 5cm đến 9cm trước mắt
? Tính G∞ 
TL: G∞ = Đf = 2510 = 2,5
b. Khi ngắm chừng ở vô cực
Số bội giác: G∞ = Đf = 2,5
Hoạt động 2 (25 Phút): Giải các bài tập về kính hiển vi 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Đọc đề và tóm tắt bài toán
- Làm việc theo yêu cầu của GV 
Bài 9/Sgk – T212
Tóm tắt: f1 = 1cm; f2 = 4cm; δ = 16cm; OCc = 20cm; ngắm chừng ở vô cực
- Phân tích nội dung và yêu cầu của bài toán
- Theo dõi + suy nghĩa tìm cách giải
a. Tính G∞
b. α = 2’; Tính AB (mắt còn phân biệt được)
Giải
? Tính G∞ 
TL: G∞ = δĐf1f2 = 16.201.4 = 80
a. Số bội giác của ảnh
G∞ = δĐf1f2 = 80
b. Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm mà mắt còn nhìn rõ (khi ngắm chừng ở vô cực)
? Vẽ hình
- Quan sát, hướng dẫn HS
- Vẽ hình lên bảng 
- Tự vẽ hình
- Quan sát, ghi nhớ
? Ảnh A1B1 hiện lên ở đâu
? Tính khoảng cách ngắn nhất trên A1B1 mà mắt còn phân biệt được
- Hướng dẫn: vận dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông A1B1O2
? Nêu kết quả
TL: Hiện lên ở F2
- Thảo luận tính A1B1
- Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
TL: A1B1 = 2,33.10-3 cm
Khi ngắm chừng ở vô cực ảnh A1B1 hiện lên ở F2
Khoảng ngắn nhất trên A1B1 mà mắt còn phân biệt được
A1B1 = tanα.OF2 = tan αf2 = αf2 = 4.260.π180 = 2,33.10-3 cm
? Tính d1; d1’; d2
Hướng dẫn: vạn dụng công thức thấu kính và công thức d1’ + d2 = O1O2
- Quan sát, hướng dẫn HS yếu kém
? Nêu kết quả 
- Chính xác hoá kết quả và cách giải
- Thảo luận làm bài tập
- Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
TL: ...
- Ghi nhớ 
Ta có d2 = f2 = 4cm
Mặt khác: d1’ + d2 = l ⇒ d1’ = l – d2 = δ + f1 + f2 – d2 = 16 + 1 + 4 – 4 = 17cm
Áp dụng công thức thấu kính
d1 = d'1f1d'1 - f1 = 17.117-1 = 1716 cm
? Xác định chiều cao của vật AB
? Tính k1
TL: AB = A1B1k1
TL: k1 = - d'1d1 = 16
Chiều cao của vật AB 
AB = A1B1k1
Với: k1 = - d'1d1 = 16
Vậy: AB = 1,45.10-4cm = 1,45μm
c. Củng cố, luyện tập (3 phút)
? Khi giải các bài toán về kính lúp, kính hiển vi nói chung ta cần lưu ý điều gì, tại sao
? Cần vận dụng các kiến thức nào để giải các bài toán về kính lúp, kính hiển vi 
	GV: đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Làm bài tập Sgk + Sbt
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra HKII
- Tiết sau: Ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 67.docx