Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 61 – Bài 29: Mắt

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 61 – Bài 29: Mắt

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

+ Trình bày dược cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận của mắt.

 + Trình bày được khái niệm về sự điều tiết và các đặc điểm liên quan như : Điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rỏ.

 + Trình bày được khái niệm năng suất phân li và nêu được ứng dụng của hiện tượng này

 b. Về kĩ năng

- Giải được các bài toán đơn giản về mắt

- Nắm được mối quan hệ giữa môi trường ánh sáng và nhìn, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường ánh sáng

- Nắm được thế nào là ô nhiễm ánh sáng và biện pháp khắc phục

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2728Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 61 – Bài 29: Mắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/04/2010
Ngày dạy : 13/04/2010 
Ngày dạy : 13/04/2010 
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 61 – Bài 29: MẮT
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
+ Trình bày dược cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận của mắt.
	+ Trình bày được khái niệm về sự điều tiết và các đặc điểm liên quan như : Điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rỏ.
	+ Trình bày được khái niệm năng suất phân li và nêu được ứng dụng của hiện tượng này
	b. Về kĩ năng
- Giải được các bài toán đơn giản về mắt 
- Nắm được mối quan hệ giữa môi trường ánh sáng và nhìn, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường ánh sáng 
- Nắm được thế nào là ô nhiễm ánh sáng và biện pháp khắc phục
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV
 - Mô hình cấu tạo của mắt để minh họa
 b. Chuẩn bị của HS
-Nắm vững kiến thức về thấu kính và về sự tạo ảnh của hệ quang học.
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (1 phút)
	- Kiểm tra bài cũ: tiến hành trong quá trình dạy bài mới
	- Đặt vấn đề: Mắt là bộ phận thu nhận ánh sáng giúp người nhìn thấy mọi vật xung quanh. Mắt là hệ quang học hết sức phức tạp và tinh vi. Vậy mắt được cấu tạo như thế nào? 
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (17 Phút): Khảo sát cấu tạo quang học của mắt 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu nội dung bài học
- Cho HS quan sát hình 
- Theo dõi + ghi nhớ
- Quan sát hình vẽ
I. Cấu tạo quang học của mắt
a. Cấu tạo quang học của 
31.2 Sgk 
? Mắt được cấu tạo từ mấy bộ phận chính
? Nêu tên gọi, đặc điểm cấu tạo của các bộ phận cấu tạo của mắt
- Quan sát, hướng dẫn HS yếu kém và duy trì trật tự lớp
? Nêu kết quả
- Chính xác hoá cấu tạo của mắt
- Nêu kí hiệu của mắt
? Hệ quang học của mắt được mô tả như thế nào 
? So sánh mắt và máy ảnh
? Môi trường ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến sự nhìn
? Ô nhiễm ánh sáng là gì, làm thế nào để tránh loại ô nhiễm này
TL: 6 bộ phận chính và hai điểm đặc biệt
- Thảo luận theo nhóm tìm đáp án
TL: ....
- Ghi nhớ
- Ghi nhớ kí hiệu
TL: ...
TL: ....
TL: Nếu ánh sáng không phù hợp (quá yếu hoặc quá sáng) đều làm mắt không nhìn rõ
TL: Sự xuất hiện của ánh sáng quá mạnh, của các tia sáng có bước sóng quá ngắn, .....
mắt
- Mắt được cấu tạo từ 6 bộ phận chính và hai điểm đặc biệt 
- Kí hiệu: H 31.1 Sgk – T197; trong đó
+ Hệ quang học của mắt tương đương với TKHT (TK mắt)
+ Tiêu cự của TK mắt gọi là tiêu cự của mắt
Hoạt động 2 (10 Phút): Tìm hiểu sự điều tiết của mắt, điểm cực viễn, điểm cực cận 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Nêu công thức xác định vị trí ảnh qua thấu kính
-Giới thiệu hoạt động của mắt khi quan sát các vật ở các khoảng cách khác nhau.
? Hãy định nghĩa sự điều tiết của mắt theo quan điểm quan học 
TL: = 
- Ghi nhận 
 TL: ....
II. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn. Điểm cực cận.
1. Sự điều tiết
- Định nghĩa: Sgk –T198
+ Khi mắt ở trạng thái 
? Tại sao thuỷ tinh thể có thể thay đổi tiêu cự 
? Khi điều tiết tiêu cự của mắt như thế nào 
- Chính xác hoá sự thay đổi
- Cho HS đọc mục 2 Sgk – T198
? Nêu khái niệm điểm cực cận, cực viễn, khoảng nhìn rõ của mắt
- Chính xác hoá, phân tích khái niệm
TL: Do các cơ vòng của mắt co bóp
TL: ...
- Ghi nhớ
- Đọc Sgk 
- Nêu khái niệm như Sgk
- Ghi nhớ
không điều tiết, tiêu cự của mắt lớn nhất (fmax, Dmin).
+ Khi mắt điều tiết tối đa, tiêu cự của mắt nhỏ nhất (fmin, Dmax).
2. Điểm cực viễn. Điểm cực cận
- Điểm cực viễn (CV): là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rỏ. Mắt không có tật CV ở xa vô cùng (OCV = ¥).
- Điểm cực cận (CC): là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rỏ. Càng lớn tuổi điểm cực cân càng lùi xa mắt.
- Khoảng cách giữa CV và CC gọi là khoảng nhìn rỏ của mắt. OCV gọi là khoảng cực viễn, Đ = OCC gọi là khoảng cực cận.
Hoạt động 3 (7 Phút): Tìm hiểu năng suất phân li của mắt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Nêu điều kiện nhìn rõ được một vật
? Nêu định nghĩa góc trong vật
- Vẽ hình mô tả và chính xác hoá định nghĩa
? Trả lời C1
? Thế nào là năng suất phân li của mắt
? Năng suất phân li của mọi người có giống nhau hay không
? Với mắt thường ε vào cỡ khoảng bao nhiêu
TL: ..
- Nêu định nghĩa như Sgk
- Ghi nhớ
TL: α phụ thuộc vào kích thước và vị trí của vật
TL: ....
TL: Không
TL: e = amin = 1’
III. Năng suất phân li của mắt
- Điều kiện nhìn rõ vật
- Góc trông vật: α 
- Năng suất phân li của mắt: ε
- Mắt bình thường e = amin = 1’
c. Củng cố, luyện tập (3 phút)
? Trong bài học ta cần nhớ được các nội dung kiến thức nào? tóm tắt?
	GV: đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Làm bài tập+ Sbt
- Đọc trước phần còn lại của bài 
- Tiết sau: Mắt (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 61.docx