Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 3 – Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. đường sức điện

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 3 – Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. đường sức điện

1. Mục tiêu

 a. Về kiến thức

-Trình bày được khái niệm sơ lược về điện trường. Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường, viết được công thức tổng quát và nêu được ý nghĩa của các địa lượng có trong công thức.

-Nêu được đặc điểm của vectơ cường độ điện trường, vẽ được vectơ cường độ điện trường của một điện tích điểm.

 b. Về kĩ năng

-Vận dụng các công thức về điện trường để giải một số bài toán đơn giản về điện trường tĩnh điện.

 c. Về thái độ

-Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi

-Có hứng thú học tập bộ môn

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1796Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 3 – Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. đường sức điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/08/2009
Ngày dạy – 11A1, 11A2: 01/09/2009
 11A3, 10A4: 01/09/2009
Tiết 3 – Bài 3: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG.
ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
1. Mục tiêu 
 a. Về kiến thức 
-Trình bày được khái niệm sơ lược về điện trường. Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường, viết được công thức tổng quát và nêu được ý nghĩa của các địa lượng có trong công thức.
-Nêu được đặc điểm của vectơ cường độ điện trường, vẽ được vectơ cường độ điện trường của một điện tích điểm.
 b. Về kĩ năng
-Vận dụng các công thức về điện trường để giải một số bài toán đơn giản về điện trường tĩnh điện.
 c. Về thái độ
-Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
-Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV
-Dụng cụ dạy học: phấn, thước kẻ.....
 b. Chuẩn bị của HS
-Ôn lại kiến thức về định luật Cu-lông và tổng hợp lực.
3.Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
? Nêu nội dung, biểu thức của định luật Cu – lông?
-Đánh giá, nhắc lại các kiến thức đã học về định luật Cu - lông
ĐVĐ:Hai điện tích đặt cách nhau trong không gian (chân không) lại tác dụng lực được với nhau, vậy phải thông qua môi trường nào?
-Báo cáo tình hình lớp
TL: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của 2 điệnt tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
-Ghi nhớ
- Chú ý lắng nghe, nhận thức vấn đề bài học.
Hoạt động 2 (8 phút): Tìm hiểu về khái niệm điện trường.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Giới thiệu nội dung tiết học
-Cho HS đọc mục I.1SGK 
-Giới thiệu TN hình 3.1 và nhấn mạnh vấn đề về môi trường truyền tương tác điện.
- Vậy môi trường truyền tương tác điện gọi là gì?
? Vẽ hình mô tả tương tác giữa hai điện tích điểm?
-Nhận xét hình vẽ của HS, nhấn mạnh về điện trường
-Theo dõi
-Đọc bài theo yêu cầu của GV
-Theo dõi
-Môi trường truyền tương tác điện gọi là điện trường.
-Vẽ hình biểu diễn
-Ghi nhớ
I. Điện trường
1. Môi trường truyền tương tác điện.
2. Điện trường
Hoạt động 3 (27 phút): Cường độ điện trường.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Nêu bài toán: So sánh lực từ do Q tác dụng lên q1 = q2 đặt tại M1 và M2 
? Vậy cường độ điện trường do Q gây ra tại M1 và M2 có như nhau hay không?
? Nêu định nghĩa cường độ điện trường?
? Nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức?
? Cường độ điện trường là đại lượng vô hướng hay vectơ?
? Xác định E?
-Chính xác hoá phương, chiều của E
? Hãy biểu diễn vectơ cường độ điện trường do điện tích (+)q và –q gây ra tại điểm cách điện tích r?
-Nhận xét, chính xác hoá cách vẽ
? Trả lời C1?
? Từ công thức (3.1) hãy xác định đơn vị của cường độ điện trường?
-Giới thiệu đơn vị V/m
? Thành lập công thức tính cường độ điện trường của một điện tích điểm trong chân không?
? Nêu công thức?
? E phụ thuộc vào q hay không?
TL: Lực tác dụng phụ thuộc vào khoảng cách r1 và r2
TL: Không
-Nêu định nghĩa như SGK
TL: ..
TL: Là một đại lượng vectơ
TL: ......
-Ghi nhớ
-Biểu diễn vectơ cường độ điện trường 
-Ghi nhớ cách vẽ
-Trả lời C1
TL: đơn vị của cường độ điện trường là N/C
-Ghi nhớ
-Làm việc cá nhân lập công thức 
TL: E = kQr2
TL: E ∉ q
II.Cường độ điện trường
1. Khái niệm cường độ điện trường.
2. Định nghĩa
-Nội dung
 (3.1)
3. Vectơ cường độ điện trường
Vectơ cường độ điện trường: (3.2)
-Ví dụ:
4. Đơn vị (V/m)
5. Cường độ điện trường của một điện tích điểm
E = Fq = k Qr2 (3.3)
Độ lớn của cường độ điện trường không phụ thuộc vào điện tích q
Hoạt động 4 (4 phút): Vận dụng, củng cố 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Cho HS làm bài tập 11 Sgk – T21
-Quan sát, hướng dẫn HS yếu kém
? Nêu kết quả?
-Chính xác hóa kết quả
-Đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài 
-Làm bài tập
TL: E = 72.103V/m
-Ghi nhớ kết quả
-Ghi nhớ nội dung chính của tiết học
Bài 11/Sgk – T21
Cường độ điện trường:
E = 9.109.4.10-82.0,052 = 72.103V/m
Hoạt động 5 (1 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Giao nhiệm vụ về nhà:
+Ôn tập lí thuyết
+Làm các bài tập: 9, 10, Sgk + bài tập Sbt
+Ôn tập: định luật Cu-lông và tổng hợp lực.
+Đọc trước phần còn lại của bài
-Tự ghi nhớ nhiệm vụ học tập
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 3.docx