Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 25 - Bài 13: Dòng điện trong kim loại

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 25 - Bài 13: Dòng điện trong kim loại

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

 - Nêu được các tính chất chung của kim loại, sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.

- Nêu được nội dung chính của thuyết e về tính dẫn điện của kim loại, & công thức tính điện trở suất của kim loại. Nêu được cấp độ lớn của các đại lượng đã nói đến trong thuyết này.

b. Về kĩ năng

 Giải thích được một cách định tính các tính chất điện chung của kim loại dựa trên thuyết e về tính dẫn điện của kim loại.

c. Về thái độ

- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi

- Có hứng thú học tập bộ môn

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2660Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 25 - Bài 13: Dòng điện trong kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2009
Ngày dạy : 13/11/2009 
Ngày dạy : 16/11/2009 
Dạy lớp: 11A1, 11A2, 11A4
Dạy lớp: 11A3
CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Tiết 25 - Bài 13: DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
	- Nêu được các tính chất chung của kim loại, sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.
- Nêu được nội dung chính của thuyết e về tính dẫn điện của kim loại, & công thức tính điện trở suất của kim loại. Nêu được cấp độ lớn của các đại lượng đã nói đến trong thuyết này.
b. Về kĩ năng
	Giải thích được một cách định tính các tính chất điện chung của kim loại dựa trên thuyết e về tính dẫn điện của kim loại.
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 	a. Chuẩn bị của GV
- Bài giảng Powerponit trong đó có các thí nghiệm ảo
 	b. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập định luật Cu lông
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (1 phút)
	- Kiểm tra bài cũ: tiến hành trong quá trình dạy bài mới
	- Đặt vấn đề: Dòng điện là gì? Điều kiện để có dòng điện? Dòng điện trong kim loại có những tính chất gì? Và cuối cùng là tại sao kim loại lại dẫn điện tốt?
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (18 Phút): Tìm hiểu bản chất dòng điện trong kim loại
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu nội dung của chương và nội dung bài dạy bài dạy
- Theo dõi
I. Bản chất của dòng điện trong kim loại
1. Thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại
- Dùng máy chiếu cho HS quan sát hình ảnh tinh thể của một số kim loại
? Kim loại ở thể rắn có cấu trúc như thế nào
? Mô tả chuyển động nhiệt của các electron và ion dương
- Dùng máy chiếu cho HS quan sát hình ảnh tinh thể đồng (có chuyển động của các electron và ion)
? Tinh thể kim loại được hình thành như thế nào
- Cho HS quan sát quá trình hình thành các electron tự do và ion dương
- Cho HS quan sát chuyển động của các electron tự do không có điện trường ngoài và yêu cầu HS mô tả chuyển động 
- Cho HS quan sát chuyển động của các electron tự do có điện trường ngoài và yêu cầu HS mô tả chuyển động 
- Cho HS quan sát thí nghiệm ảo về chuyển động của electron tạo thành dòng điện 
? Nêu kết luận về chuyển động của các electron 
- Dùng máy chiếu mô tả kết quả
- Quan sát
TL: Có cấu trúc tinh thể
- Mô tả chuyển động như Sgk
- Quan sát
TL: ...
- Quan sát
- Quan sát và đưa ra kết luận các electron chuyển động tạo thành đám mây electron 
- Quan sát và kết luận về chuyển động có hướng của electron tạo thành dòng điện 
- Quan sát
- Nêu các kết luận về chuyển động của các electron khi có và không có điện trường ngoài
- Kim loại ở thể rắn có cấu trúc tinh thể
- Trong kim loại có các electron tự do với mật độ không đổi (khoảng 1028 electron/m3)
- Dưới tác dụng của điện trường ngoài, các electron chuyển động có hướng tạo thành dòng điện 
- Cho HS quan sát hình ảnh chuyển động của các electron va chạm với các ion dương
- Quan sát
2. Nguyên nhân gây ra điện trở và hiện tượng toả nhiệt
? Hãy giải thích tại sao kim loại có điện trở 
? Điện trở này phụ thuộc vào các yếu tố nào
- Phân tích nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại 
- Cho HS quan sát hình ảnh các e va chạm vào nút mạng làm nút mạng chuyển động nhanh hơn
? Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt 
? Vậy bản chất của dòng điện trong kim loại là gì
TL: Do sự va chạm của các electron với nút mạng, làm cản trở chuyển động của các electron 
TL: Phụ thuộc vào độ mất trật tự của mạng tinh thể
- Theo dõi + ghi nhớ
- Quan sát
TL: Khi electron với ion dương, nó truyền một phần động năng cho các ion dương làm các ion này dao động mạnh lên 
- Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại như Sgk
*Bản chất của dòng điện trong kim loại: Sgk –T75
Hoạt động 2 (8 Phút): Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Cho HS quan sát thí nghiệm ảo đo cường độ dòng điện qua điện trở ở các nhiệt độ khác nhau
? Nhận xét về sự phụ thuộc của ρ vào nhiệt độ
- Nêu công thức và giải thích các đại lượng 
- Cho HS quan sát bảng 13.1 Sgk 
? Giải thích tại sao khi nhiệt độ tăng thì ρ tăng
? Ngoài ra α còn phụ thuộc vào yếu tố nào
? Trả lời C1
- Quan sát thí nghiệm
TL: Khi nhiệt độ tăng thì ρ tăng theo 
- Ghi nhớ
- Quan sát và nhận xét về giá trị của ρ và α
TL: Khi t tăng thì các ion dao động mạnh nên tăng khả năng cản trở chuyển động của các ion
TL: ...
TL: ...
II. Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ
- Điện trở suất của kim loại
ρ = ρ0(1 + α(t – t0)) (13.1)
Hoạt động 3 (5 Phút): Tìm hiểu điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Cho HS đọc mục III Sgk
- Hướng dẫn HS về nhà tự học Sgk
- Đọc bài
- Theo dõi + ghi nhớ nhiệm vụ
III. Điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn
1. Điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp
2. Hiện tượng siêu dẫn
Hoạt động 4 (10 Phút): Tìm hiểu hiện tượng nhiệt điện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Cho HS quan sát chuyển động của các electron trong thanh kim loại khi nhiệt độ của hai đầu thanh thác nhau
? Nêu nhận xét
? Nêu khái niệm hiện tượng
- Cho HS quan sát thí nghiệm ảo với cặp nhiệt điện 
- Phân tích nguyên nhân gây suất điện động trong cặp nhiệt điện 
- Cho HS quan sát một vài ứng dụng của cặp nhiệt điện, hiện tượng siêu dẫn và dòng điện trong kim loại 
- Quan sát
TL: Hai đầu tích điện trái dấu (giữa hai đầu có một hiệu điện thế)
TL: ....
- Quan sát, nêu cấu tạo, hoạt động của cặp nhiệt điện 
- Ghi nhớ
- Quan sát, ghi nhớ các ứng dụng
IV. Hiện tượng nhiệt điện
1. Hiện tượng nhiệt điện 
2. Ứng dụng: cặp nhiệt điện 
c. Củng cố, luyện tập (2 phút)
	- Đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút)
	- Ôn tập lí thuyết + làm bài tập Sgk + Sbt
	- Ôn tập về dòng điện 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 25.docx