Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 17 – Bài 9: Định luật ôm đối với toàn mạch

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 17 – Bài 9: Định luật ôm đối với toàn mạch

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

 - Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch và viết được hệ thức biểu thị định luật này.

- Biết độ giảm thế năng là gì và nêu được mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

- Hiểu được hiện tượng đoản mạch là gì và giải thích được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn đối với cường độ dòng điện khi đoản mạch.

- Chỉ rõ được sự phù hợp giữa định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 3459Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 17 – Bài 9: Định luật ôm đối với toàn mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/2009
Ngày dạy : 26/10/2009 
Ngày dạy : /10/2009 
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 17 – Bài 9: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
	- Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch và viết được hệ thức biểu thị định luật này.
- Biết độ giảm thế năng là gì và nêu được mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.
- Hiểu được hiện tượng đoản mạch là gì và giải thích được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn đối với cường độ dòng điện khi đoản mạch.
- Chỉ rõ được sự phù hợp giữa định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
b. Về kĩ năng
	-Vận dụng được định luật Ôm đối với toàn mạch và tính được hiệu suất của nguồn điện.
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 	a. Chuẩn bị của GV
- Bộ thí nghiệm như hình 9.2
 	b. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước bài mới
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (tiến hành trong quá trình dạy bài mới)
	- Đặt vấn đề: Cường độ dòng điện trong mạch quan hệ như thế nào đối với điện trở trong của nguồn và các yếu tố khác của mạch điện?
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (13 Phút): Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu nội dung tiết học
- Giới thiệu với HS thế nào là toàn mạch
- Theo dõi 
- Theo dõi + ghi nhớ
- Tiến hành TN theo hình 9.2.
+ Giới thiệu các dụng cụ và cách mắc các dụng cụ vào mạch điện.
+ Nêu mục đích, cách thức tiến hành thí nghiệm
+ Tiến hành để ghi nhận kết quả 
? Từ bảng kết quả các em hãy vẽ đồ thị và nhận xét
- Thông báo với HS: các thí nghiệm khác cũng được kết quả tương tự
- Đọc Sgk
- Ba HS lên bảng cùng tiến hành thí nghiệm với GV
- Ghi nhận kết quả vào bảng.
- Vẽ đồ thị và nêu nhận xét
- Ghi nhận
I. Thí nghiệm
- Dụng cụ
- Mục đích
- Cách tiến hành
- Kết quả
- Nhận xét: 
Hoạt động 2 (15 Phút): Tìm hiểu định luật Ôm đối với toàn mạch.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Từ đồ thị vừa vẽ em rút ra được mối liên hệ gì giữa U và I
? Với a và U0 là gì?
? Trả lời C1
? Áp dụng định luật Ôm cho mạch ngoài chứa điện trở tương đương RN ta được điều gì
? Tìm mối quan hệ giữa và UN
? a có đơn vị là gì
? khi đó ta có điều gì
? Nêu kết luận
TL: U và I quan hệ theo hàm bậc nhất dạng UN = U0 – aI 
TL: a là hệ số tỉ lệ dương và U0 là giá trị lớn nhất của HĐT mạch ngoài.
TL: Để I = 0 thì mạch ngoài phải hở, khi đó U = U0 = Umax vì độ giảm điện thế mạch ngoài bằng không
TL: UN = UAB = I.RN
TL: ...
TL: Là điện trở và là điện trở trong của nguồn
TL: ..
TL: ...
II. Định luật ôm đối với toàn mạch.
- Quan hệ giữa HĐT mạch ngoài và CĐDĐ:
UN = U0 – aI = ξ – aI (9.1)
- Xét mạch điện như hình (9.2) với điện trở mạch ngoài tương đương RN
UN = UAB = I.RN (9.2)
I.RN: là độ giảm điện thế mạch ngoài
Từ (1) và (2): 
 ξ = UN + aI = I(RN + a) 
a là điện trở trong của nguồn
Vậy: 
ξ = I(RN + r) = IRN + Ir (9.3)
- Kết luận: Sgk – T51
? Từ (9.3) tìm công thức tính UN và I
? Trả lời C2
? Nêu nội dung định luật 
? Trả lời C3
TL: ...
TL: UN = ξ khi I = 0 (nếu r ≠ 0) hoặc khi r = 0
TL: ...
TL: I = 0,3A; U = 1,2V
- Từ (9.3): 
UN = IRN = ξ – Ir (9.4)
Và: I = ξRN + r (9.5)
RN + r: điện trở toàn phần của mạch điện
- Định luật Ôm: Sgk – T52
Hoạt động 3 (12 Phút): Nhận xét
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào
? Khi đó cường độ dòng điện phụ thuộc vào những yếu tố nào
? Tại sao khi đoản mạch xảy ra sẽ rất có hại?
? Hãy chứng minh định luật Ôm phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
? Nêu biểu thức tính hiệu suất của nguồn điện
? Trả lời C5
TL: Xảy ra khi RN = 0
TL: khi đó 
TL: Vì dòng điện qua mạch rất lớn
- Tự chứng minh như Sgk
TL: ..
TL: Từ (9.9) ta có H = UNξ = IRNI (RN +r) = RNRN + r
III. Nhận xét
1. Hiện tượng đoản mạch
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi RN = 0
- Cường độ dòng điện khi đó:
2. Định luật ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
3. Hiệu suất của nguồn điện
c. Củng cố, luyện tập (4 phút)
	? Trong tiết học ta cần nhớ những kiến thức cơ bản nào? tóm tắt?
	- GV: đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút)
	- Ôn tập lí thuyết
	- Làm bài tập: 4 → 7 Sgk + bài tập Sbt
	- Tiết sau: Bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 17.docx