Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 1 đến tiết 15 - THPT Trần Phú – TP Móng Cái – Quảng Ninh

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 1 đến tiết 15 - THPT Trần Phú – TP Móng Cái – Quảng Ninh

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Vận dụng định luật coulomb để giải bài tập về tương tác giữa hai điện tích.

+ Vận dụng thuyết electron để làm một số bài tập định tính.

2. Kĩ năng

+Xác định được phương , chiều, độ lớn của lực tương tácgiữa hai điện tích .

+Giải thích được sự nhiễm điện do tiếp xúc, cọ xát và hưởng ứng.

3. Thái độ:

- Rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại và suy nghĩ logic trong quá trình làm bài tập.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

 

doc 45 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 1 đến tiết 15 - THPT Trần Phú – TP Móng Cái – Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/08/2009	
Phaàn moät: ÑIEÄN HOÏC – ÑIEÄN TÖØ HOÏC
CHÖÔNG I: ÑIEÄN TÍCH- ÑIEÄN TRÖÔØNG
Chủ đề 1: Điện tích – Định luật Cu lông
Tiết 1 – Tính lực điện và lực điện tổng hợp
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Vận dụng định luật coulomb để giải bài tập về tương tác giữa hai điện tích.
+ Vận dụng thuyết electron để làm một số bài tập định tính.
2. Kĩ năng
+Xác định được phương , chiều, độ lớn của lực tương tácgiữa hai điện tích .
+Giải thích được sự nhiễm điện do tiếp xúc, cọ xát và hưởng ứng.
3. Thái độ: 
- Rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại và suy nghĩ logic trong quá trình làm bài tập.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Một số bài tập định tính và định lượng.
2. Học sinh: 
+ Làm các bài tập trong sgk và một số bài tâp trong sách bài tập đã dặn ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn giảng kết hợp với hướng dẫn theo quy tắc chương trình hóa. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định lớp: Điểm diện, chuẩn bị sách vở dụng cụ học tập và giảng dạy.
2) Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Định luật Cu Lông cho biết gì về lực tương tác giữa hai điện tích ? Điều kiện áp dụng ?
Câu 2: Có một hệ điện tích gồm n điện tích thì mỗi điện tích chịu tác dụng bao nhiêu lực điện lên nó? Vì sao?
3) Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Chuẩn bị lí thuyết nhắc lại các yếu tố của vectơ lực điện .
GV: Gọi các học sinh lên bảng trình bày các yếu tố về lực ?
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng viết công thức hợp lực điện tác dụng lên một điện tích ?
HS: Nhắc lại các yếu tố của vectơ lực điện
HS: Cá nhân lên bảng, hs dưới lớp cùng viết ở dạng véc tơ và độ lớn 
Hoạt động 2: Làm bài tập: Dạng 1 – Xác định các đại lượng liên quan đến lực tương tác giữa hai điện tích
GV: Hướng dẫn các HS làm dạng bài tập loại này: Vận dụng định luật Cu Lông và các yếu tố về véc tơ lực điện. Ngoài ra còn vận dụng thêm ĐL bảo toàn điện tích.
GV đọc đề bài tập sau:
Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau, mang các điện tích q1, q2 đặt trong không khí cách nhau một đoạn r = 20 cm. Chúng hút nhau bằng lực F = 3,6.10-4N. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi đưa về khoảng cách cũ thì chúng đẩy nhau bằng một lực F’ = 2,025.10-4N. Tính q1, q2.
GV: Yêu cầu học sinh đọc đề và tóm tắt
GV: Gợi ý phân tích nội dung đề bài đã cho bằng các câu hỏi:
CH: Hai điện tích này là hai điện tích cùng dấu hay trái dấu ? Vì sao ?
CH: Khi hai quả cầu tiếp xúc nhau thì sau đó chúng có điện tích được xác định như thế nào ? 
CH: Ta sẽ vận dụng ĐL Culong cho mấy trường hợp ở trong bài này ?
HS: Ghi nhớ và hệ thống lại lý thuyết về ĐL Cu Lông và ĐL bảo toàn điện tích. 
- Ghi chép hướng dẫn của GV.
HS: Chép đề bài
Đọc và tóm tắt đề
- Phân tích nội dung đề bài và trả lời câu hỏi GV về gợi ý:
+TL: Hai điện tích trái dấu vì chúng hút nhau
+TL: Khi hai quả cầu tiếp xúc nhau thì chúng nhiễm điện do tiếp xúc nên sau đó :
q1’ = q2’ = (q1+q2)/2
+ TL: Vận dụng đl Culoong cho hai trường hợp.
HS: Giải hệ pt ẩn q1, q2
+ Tính toán, kết luận
+ Đối chiếu K quả với các HS khác
HS: Nhận xét kq tìm được
Hoạt động 3: Làm bài tập: Dạng 2 – Xác định các lực điện tổng hợp lên một điện tích
GV: Hướng dẫn học sinh làm loại bài tập này đó là vận dụng tính chất tổng hợp lực điện.
Để làm bài tập này yêu cầu học sinh phải chú ý:
- Dấu của các điện tích khi tương tác lực điện.
- Yếu tố của véc tơ lực điện.
- Phải vẽ hình và xác định lực điện tổng hợp theo quy tắc hình bình hành.
- Tìm độ lớn lực điện tổng hợp dựa vào hình vẽ bằng các phương pháp: chiếu, bình phương...
GV: Đọc đề bài tập sau:
Có 3 điện tích điểm q1=q2= -q3= 5.10-6 C đặt lần lược tại 3 đỉnh của một tam giác đều ABC có cạnh 6 cm, biết e = 4 .
a/ Tìm lực điện tác dụng lên q2
b/ Tìm lực điện tác dụng lên q3
HS: Lắng nghe, tiếp thu các lưu ý, ghi chép các chú ý và hệ thống lại các quy tắc về tổng hợp lực.
HS: 
-Đọc và tóm tắt đề
-Vẽ hình và phân tích lực, vẽ lực tổng hợp - Tính toán, kết luận
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố - Bài tập về nhà.
GV: Đọc bài tập về nhà
Gợi ý: Cho từng bài tập
Dạng 1: 
BT1: Cho hai điện tích điểm q1=-9q2 đặt tại MvàN cố định cách nhau 8 cm . Tìm lực tác dụng lên các điện tích ?
Dạng 2: 
BT2: Cho 4 điện tích điểm q1=-q2 = q3 = q4 = 10-8C đặt tại 4 đỉnh của hình vuông ABCD cố định cạnh 8 cm . Tính lực tác dụng lên mỗi điện tích
GV: Dặn dò về làm thêm các BT cùng dạng trong SBT VL 11 ?
HS: Chép đề bài và nghe hướng dẫn gợi ý từng bài tập về nhà.
HS: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
E. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 20/08/2009	
Chủ đề 1: Điện tích – Định luật Cu lông
Tiết 2 – Điều kiện cân bằng cho một điện tích.
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Ôn lại các nội dung: Biểu thức và nội dung Định luật Culông. 
2. Kĩ năng
+Vận dụng định luật CuLong
+Vận dụng quy tắc tổng hợp lực và điều kiện cân bằng của một vật tích điện.
3. Thái độ: 
- Rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại và suy nghĩ logic trong quá trình làm bài tập.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Một số bài tập định tính và định lượng.
2. Học sinh: 
+ Làm các bài tập trong sgk và một số bài tâp trong sách bài tập đã dặn ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn giảng kết hợp với hướng dẫn theo quy tắc chương trình hóa. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định lớp: Điểm diện, chuẩn bị sách vở dụng cụ học tập và giảng dạy.
2) Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Phát biểu quy tắc điều kiện cân bằng của một chất điểm ? Viết biểu thức tổng hợp lực ?
3) Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Chuẩn bị lý thuyết và phương pháp giải dạng bài tập này.
GV: Yêu cầu học sinh trình bày các yếu tố về véc tơ lực điện và quy tắc tổng hợp lực ?
GV: Yêu cầu học sinh trình bày đặc điểm của hệ 2 lực cân bằng và 3 lực cân bằng ?
HS: Nhắc lại các yếu tố về véc tơ lực điện và quy tắc tổng hợp lực .
HS: + Hai lực cân bằng: Cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn, điểm đặt.
+ 3 lực cân bằng: Hợp hai lực cân bằng với lực thứ 3.
Hoạt động 2: Cân bằng của điện tích chịu tác dụng hai lực điện F1, F2.
GV: Đọc đề bài và gợi ý cho học sinh BT sau:
Trong chân không đặt lần lược 2 điện tích điểm q1=q2=4.10-8 C tại 3 điểm A,B ; AB=4 cm, 
a/ Tính độ lớn của lực điện tác dụng lên q2
b/ Tìm vị trí đặt q= -2.10-8C để điện tích q cân bằng
GV: Yêu cầu học sinh vận dung đk cân bằng để xác định vị trí đặt điện tích q.
HS: -Đọc và tóm tắt đề
-Phân tích nội dung đề bài và chú ý dấu của các điện tích để suy ra loại véc tơ lực điện.
- Vận dụng định luật CuLong để tìm lời giải.
- Tính toán, kết luận
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được
Hoạt động 3: Cân bằng của điện tích chịu tác dụng 3 lực.
GV: Đọc đề bài và gợi ý cho học sinh BT sau:
Hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng m = 0,5g treo vào một điểm O bằng hai dây tơ mảnh cùng có chiều dài l = 60cm. Truyền cho hai quả cầu hai điện tích q như nhau thì chúng đẩy nhau ra một đoạn r = 6cm. Độ lớn của điện tích q có giá trị bằng bao nhiêu ? Cho e = 1
GV gợi ý bằng câu hỏi:
Mỗi quả cầu chịu tác dụng những lực nào ?
Biễu diễn chúng lên hình vẽ ?
Dựa vào hình vẽ và điều kiện cân bằng ta có hệ thức lượng giác nào về góc và độ lớn các lực ?
HS: -Đọc và tóm tắt đề
-Phân tích nội dung đề bài và vẽ hình biễu diễn các lực tác dụng lên quả cầu. Áp dụng đkcb
- Vận dụng định luật CuLong và đkcb để tìm lời giải.
HS: Cá nhân lên bảng:
 Tính toán, kết luận
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố - Bài tập về nhà.
GV: Đọc bài tập về nhà
Gợi ý: Cho từng bài tập
Dạng 1: 
BT1: Cho hai điện tích điểm q1=-9q2 đặt tại MvàN cố định cách nhau 8 cm . Tìm vị trí đặt q0 để nó nằm cân bằng.
Dạng 2: 
BT2: Hai qủa cầu nhỏ giống nhau được treo vào 2 sợi dây có cùng chiều dài l= 20cm. Đầu trên của 2 sợi dây treo vào cùng một điểm. Truyền cho 2 quả cầu điện tích tổng cộng 
Q= 8.10-7C thì ta thấy chúng đẩy nhau và 2 dây treo hợp với nhau một góc 900.
 Lấy g= 10 m/s2. Hãy XĐ khối lượng m của mỗi quả cầu ?
HS: Chép đề bài và nghe hướng dẫn gợi ý từng bài tập về nhà.
HS: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
E. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 25/08/2009	
Chủ đề 2: Điện trường và cường độ điện trường
Tiết 3 – Tính cường độ điện trường.
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Tính được cường độ điện trường của một điện tích điểm tại một điểm bất kì.
+ Xác định được các đặc điểm về phương ,chiều, độ lớn của vectơ cường độ điện trường và vẽ được vectơ cường độ điện trường.
2. Kĩ năng
+Vận dụng được công thức tính cường độ điện trường tại điểm đặt điện tích thử q và cường độ điện trường của điện tích Q gây ra tại một điểm.
3. Thái độ: 
- Rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại và suy nghĩ logic trong quá trình làm bài tập.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Một số bài tập và phiếu học tập.
2. Học sinh: 
+Nắm vững lí thuyết (đặc điểm của vectơ cường độ điện trường,)làm các bài tập trong sgk và một số bài tâp trong sách bài tập đã dặn ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn giảng kết hợp với hướng dẫn theo quy tắc chương trình hóa. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định lớp: Điểm diện, chuẩn bị sách vở dụng cụ học tập và giảng dạy.
2) Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi 1: Phân biệt công thức tính cường độ điện trường E = F/q và E = ?
Câu hỏi 2: Nêu các đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đặt điện tích thử q và cường độ điện trường của điện tích Q gây ra tại một điểm ?
3) Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Chuẩn bị lý thuyết và phương pháp giải dạng bài tập này.
GV: Yêu cầu học sinh viết công thức ra tờ giấy nháp và biểu diễn véc tơ cường độ điện trường tại một điểm theo từng công thức ? Cho biết đơn vị của cường độ điện trường ? làm thế nào để nhận biết điện trường?
GV: Nhấn mạnh lưu ý cho học sinh về cách áp dụng hai công thức này và giải thích kỹ thêm. 
- Chú ý dấu của điện tích thử q và chiều của E và F
- Chú ý chiều của véc tơ cđđt và dấu điện tích Q
GV: Có thể ghi nhớ bằng cách cho học sinh lên vẽ hình biểu diễn E và F; Xác đinh dấu Q và q ?
HS: Viết công thức và biểu diễn véc tơ cường độ điện trường ra tờ giấy, sau đó giơ lên.
HS: Tiếp thu ghi nhớ.
HS: Biễu diễn E, F và xác định q, Q theo từng trường hợp hình vẽ.
Hoạt động 2: Tính cường độ điện trường tại điểm đặt điện tích thử q và các đại lượng liên quan.
GV: Đọc đề bài tập sau:
Một hạt bụi tích điện q= -10-13C có m = 10-8g nằm cân bằng trong điện trường. Xác định chiều và độ lớn của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đặt điện tích q.
GV: Hướng dẫn bằng các câu hỏi:
- Xác định các lực tác dụng lên điện tích q ?
- Để điện tích q cân bằng thì có điều kiện gì về lực tác dụng lên q ?
- Xác định chiều của véc tơ cường độ điện trường ?
- Xác định độ lớn lực điện tác dụng lên điện tích q?
- Tính E theo công thức nào ?
HS: Đọc và tóm tắt đề
-Vẽ hình và phân tích trên hình vẽ.
HS: Trả lời các câu hỏi của GV
HS: 
- Tính toán
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kết qủa tìm được 
- Đáp số : E = 1000V/m
Hoạt động 3: Tính cường độ điện trường tại một điểm của điện tích điểm gây ra.
GV: Đọc đề bài tập ... ch điện
( Nếu mạch mà mắc phức tạp thì bước này ta có thể sử dụng phương pháp chập các nút cùng điện thế và vẽ lại mạch điện)
Bước 3 : Tính các đại lượng điện theo các ĐL Ôm đã học :
Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn điện 
Tính điện trở tương đương mạch ngoài : RN
Tính cường độ dòng điện trong mạch chính theo ĐL Ôm đối với toàn mạch.
Tính cường độ dòng điện qua các nguồn điện theo ĐL Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn
Tính I qua các điện trở theo ĐL Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở hoặc các điện trở mắc nối tiếp và song song.
Xác định số chỉ Ampe kế hoặc Vôn kế dựa vào :
Định luật nút và tính chất cộng hiệu điện thế.
Tính công suất điện và điện năng tiêu thụ :
Công suất điện tiêu thụ mạch ngoài : P N = I2RN = UNI 
Công suất điện tiêu thụ của điện trở : P = I2R = UI
Điện năng tiêu thụ : A = P.t (J)
Hoạt động 5: Tổng kết – Hướng dẫn về nhà
GV đọc đề bài tập về nhà: 
Một nguồn điện có = 24V, điện tở trong r = 6W, dùng để thắp sáng các bóng đèn loại 6V – 3W. 
a) Có thể mắc tối đa mấy bóng đèn để các đèn sáng bình thường và phải mắc chúng như thế nào ?
b) Nếu chỉ có 6 bóng đèn thì phải mắc chúng như thế nào để các bóng đèn sáng bình thường. Trong các cách mắc đó cách nào mắc lợi hơn?
GV: Nhận xét buổi học.
Dặn dò HS về nhà làm các bài tập còn lại trong sách bài tập.
- Chuẩn bị nội dung bài mới
HS: Chép đề bài và nghe hướng dẫn gợi ý từng bài tập về nhà.
HS: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
E. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 1/10/2009	
Chủ đề 7: Định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch
Tiết 14 –Tính các đại lượng theo định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn 
 A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Ôn lại các kiến thức về định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn và quy ước dấu.
+ Vận dụng các công thức ghép nguồn thành bộ
+ Nắm được phương pháp giải các bài toán áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn.
2. Kĩ năng
+ Phân tích sơ đồ mạch điện và phương hướng giải bài tập.
+ Vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập.
+ Rèn luyện kỹ năng tư duy thực hành giải bài tập.
3. Thái độ: 
- Rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại và suy nghĩ logic trong quá trình làm bài tập.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Chuẩn bị một số bài tập làm thêm.
2. Học sinh: 
+ Học sinh xem lại bài 10, làm các bài tập trong sách BTVL 11.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Phân tích, so sánh kết hợp với hướng dẫn theo kiểu khái quát chương trình hóa. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định lớp: Điểm diện, chuẩn bị sách vở dụng cụ học tập và giảng dạy.
2) Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
15p
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và chuẩn bị kiến thức cho phương pháp giải bài tập.
- GV kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Viết biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn và nêu quy ước dấu ?
Câu hỏi 2: Nêu các cách ghép nguồn thành bộ và dấu hiệu nhận biết các cách ghép đó ? Viết các công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn điện ?
- GV nhận xét và cho điểm.
- GV thông báo và phân tích một số lưu ý trong phương pháp giải vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn:
+ Để xác định dấu của suất điện động và cường độ dòng điện cần phải giả sử chiều dòng điện.
+ Khi sử dụng định luật Ôm đoạn mạch cần sử dụng kèm thêm định luật nút.
- 2 Cá nhân HS lên bảng trả lờì và viết các biểu thức.
- Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS theo dõi các lưu ý và ghi chép các phương pháp giải.
- HS tiếp thu ghi nhớ.
HS: Ghi chép các kết luận và phương pháp giải bài tập.
I – Phương pháp giải:
Bước 1:Xác định các đoạn mạch trên sơ đồ mạch điện 
Bước 2: Viết sơ đồ từng đoạn mạch và giả sử chiều dòng điện lên mạch điện.
Bước 3: Xác định ,rb, Rtđ trong từng đoạn mạch(nếu có).
Bước 4:Viết biểu thức suy ra từ định luât Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện cho từng đoạn mạch: 
UAB =±± I(+rb)
Chú ý đến quy ước dấu.
Bước 5: Áp dụng thêm định luật nút:
vào nút =ra nút
Quy ước dấu:
+ Nếu chiều tính hiệu điện thế đi vào cực nào của nguồn thì trướ có dấu của cực đó.
+ Nếu chiều tính hiệu điện thế ngược chiều I thì trước I có dấu (-) và cùng chiều I thì trước I có dấu (+).
2) Ghép nguồn thành bộ:
a) Bộ nguồn ghép nối tiếp:
b) Bộ nguồn ghép song song:
; 
Hoạt động 2: Vận dụng giải bài tập tính các đại lượng điện.
Gv yêu cầu học sinh đọc đề và vẽ hình:
Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ bên có: 
R1=8W; R3=2W ;R2=6W ; E2=6V, r2=2W 
E 3 = 8V ; r3=1W 
E 1 = 12V,r1=1W
Tính I, UAD.
GV gợi ý: Để xác định dấu của các sđđ. Em hãy giả sử chiều dòng điện. 
- Để tính UAD ta cần áp dụng định luật Ôm nào ? Có thể xét những đoạn mach nào ?
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ:
= = 6V, r1 = 1W
r2 = 2W; R1 = 5W; R2 = 4W
Vôn kế có rV = rất lớn chỉ 7,5V.
a)Tính UAB
b) Tính R
GV yêu cầu học sinh xác định các đoạn mạch , giả sử chiều dòng điện 
 Cho biết số chỉ vôn kế cho biết hiệu điện thế cho biết hiệu điện thế 2 điểm nào ? 
Viết biểu thức cộng hiệu điện thế của UMN ?
A
D
,r2 
,r3 
, r1 
HS:
-Đọc , vẽ hình 
-Tóm tắt , phân tích đề
-Tính toán, kết luận
HS: 
+ Trả lời các câu hỏi của GV:
- Áp dụng định luật Ôm đoạn mach để tính UAD ở hai đoạn mạch
HS:
-Đọc , vẽ hình 
-Tóm tắt , phân tích đề
-Tính toán, kết luận
HS: Trả lời các câu hỏi của GV
UV = UMN = 7,5V
UMN = UMA+UAN
UMN = UMB+UBN
II – Bài tập vận dụng:
Bài 1: Hướng dẫn giải:
Giả sử chiều dòng điện theo chiều kim đồng hồ:
Đoạn mạch 1: 2,r2; R1;R1:
UAD = 2 +I2(R1+R2+r2)
Đoạn mạch 2: ,,r1,r3R3
UAD =-+-I1(R3+r1+r3)
Và I1 = I2 = I
Nên ta suy ra:
I = (-2-+)/
( R1+R2+r2 +R3+r1+r3)
= -2/20 = -0,1A
Suy ra: UAD = 7,6(V).
Bài 2: 
Hướng dẫn giải:
Giả sử chiều dòng điện tuwd A đến B ở đm 1, B đến A đ/m 2 và B đến A đ/m 3
UMN = UMA+UAN
UMN = UMB+UBN
Suy ra:
UMN = I2R2++I1r1 (1)
UMN = +I2r2- I1R1 (2)
Giải hệ pt ta suy ra:
I1 = -0,5A; I2 = 0,5A
UAB = -I2(R2+r2)=3(V)
Suy ra: IR = I2 – I1 = 1A
R = UR/IR = 3W
Hoạt động 3: Tổng kết – Hướng dẫn về nhà
GV: Nhận xét buổi học.
Dặn dò HS về nhà làm các bài tập còn lại trong sách bài tập.
- Chuẩn bị nội dung bài mới
HS: Chép đề bài và nghe hướng dẫn gợi ý từng bài tập về nhà.
HS: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
E. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 1/10/2009	
Chủ đề 7: Định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch
Tiết 15 –Tính các đại lượng theo định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn 
 A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Ôn lại các kiến thức về định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn và quy ước dấu.
+ Vận dụng các công thức ghép nguồn thành bộ
+ Nắm được phương pháp giải các bài toán áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn.
2. Kĩ năng
+ Phân tích sơ đồ mạch điện và phương hướng giải bài tập.
+ Vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập.
+ Rèn luyện kỹ năng tư duy thực hành giải bài tập.
3. Thái độ: 
- Rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại và suy nghĩ logic trong quá trình làm bài tập.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Chuẩn bị một số bài tập làm thêm.
2. Học sinh: 
+ Học sinh xem lại bài 10, làm các bài tập trong sách BTVL 11.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Phân tích, so sánh kết hợp với hướng dẫn theo kiểu khái quát chương trình hóa. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định lớp: Điểm diện, chuẩn bị sách vở dụng cụ học tập và giảng dạy.
2) Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
5p
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Hãy nêu các bước giải bài toán về áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện ?
HS: Nhớ lại các bước giải các bài toán về định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện. Hs khác nhận xét câu trả lời của bạn.
Hoạt động 2: Xác định số chỉ Ampe kế, Vôn kế, cường độ dòng điện qua các R
GV yêu cầu học sinh xem lại các bước phương pháp giải loại bài tập này và vận dụng giải các bài tập sau:
Bài 1: Cho mạch điện cấu tạo như hình vẽ:
 = 25V; r1 = 2W;
 = 12V; r2 = 1W
R1 = R3 = 3W; R2 = 6W;
R4 = 7,5W
Tính I qua các điện trở, nguồn, am pe kế.
GV: Gợi ý: Đối với bài tập này ta chia thành mấy đoạn mạch ? Xác định từng đoạn mạch và viết biểu thức hđt suy ra từ ĐL Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn trong từng đoạn mạch.
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = 2,5W; R2 = 1,25W
=25V; = 16V
r1 = r2 =2W; RV = ¥
Đ: 5V – 2,5W
Đèn sáng bình thường và dòng điện đi qua đèn chiều từ A đến N.
a) Xác định cường độ dòng điện qua các điện trở.
b) Tính điện trở R3 và xác địh số chỉ của Vôn kế.
c) Tính hiệu suất của nguồn điện.
GV: Hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm theo các bước giải.
- Xác định IR1 và UAB dựa vào dữ kiện nào?
- Xác định IR2 dựa vào kiến thức nào ? Viết biểu thức tính ?
- Phải xác định những đại lượng nào để tính R3 ?
- Số chỉ Vôn kế là hiệu điện thế 2 điểm nào ?Có những cách nào xác định số chỉ Vôn kế ?
- Trong mạch điện nguồn nào là nguồn thu và nguồn nào là nguồn phát?
- Hiệu suất nguồn điện được xác định như thế nào ?
HS: Tóm tắt đề bài:
 = 25V; r1 = 2W;
 = 12V; r2 = 1W
R1 = R3 = 3W; R2 = 6W;
R4 = 7,5W
I1 = ? I2 = ?; I3 = ? I4 = ?
IA = ?
HS phân tích đề bài và áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn từng đoạn mạch. Trong đó chú ý quy ước dấu.
- Một HS lên bảng giải chi tiết các HS khác làm và nhận xét bài của bạn.
HS: Vẽ hình và phân tích mạch điện.
Suy nghĩ trả lời các câu hỏi định hướng giải bài tập của GV.
- Từng cá nhân HS trả lời câu hỏi.
- 3 HS lên bảng giải chi tiết.
- Các HS khác đối chiếu kết quả và nhận xét bài làm.
- Ghi chép lời giải thu được.
Bài 1: 
Hướng dẫn giải:
Mạch điện gồm có 3 đoạn mạch:
Giả sử chiều dòng điện như hình vẽ và áp dụng biểu thức suy ra từ ĐL Ôm cho đoạn mạch ta có:
Đ/m 1: A , R1, B
UAB = - I1(R1 +r1) (1)
Đ/m 2: A, (R2//R3), B
UAB = +I2((R2.R3)/(R2+R3))+r2) (2)
Đ/m 3: UAB = I4R4 (3)
Và áp dụng định luật nút tại B
I1 = I2 + I4 (4)
Thế (3) vào (1) và (2):
Giải hệ PT ẩn I1; I2: I4 ta dược:
I1 = 2,3A; I2 = 0,5A ; I4 = 1,8A
Số chỉ Ampe kế:
Ta có : IR2 = 0,16A; IR3 = 0,33A
Suy ra : IA = I4 +IR3 = 2,13A
Bài 2: Lời giải:
- Ta có: Đ sáng bình thường nên Iđ = IR1 = Iđm =I1 = 0,5A
Xét đ/m 1: UAB = UĐ + I1R1= 6,25V
- cđdđ qua đ/m 2 là: Giả sử chiều dòng điện đi từ B đến A
I2 =IR2 = = 3A
Giả sử cường độ dòng điện đ/m 3 từ A->B:
I2 = I1 + I3 suy ra: I3 = 2,5A
b) Điện trở R3:
U3 = UAB – (-+I3r1) = 26,25V
Suy ra R3 = U3/I3 = 10,5W
UV = UNM = UNB + UBM =
= U1+ U2 = 5V
Vậy số chỉ Vôn kế: 5V
c) Hiệu suất của nguồn điện
H = = (Pđ+I12R1+I22R2+I32R3)/( .I3+.I2) = ....
Hoạt động 3: Hướng dẫn bài tập về nhà
BTVN: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Cho biết:
= 40 V, r = 1, R1 = 2, R2 = 4,
R3 = 3, R4 = 3, R5 = 6.
a. 1)Tính tổng trở mạch ngoài.	b. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua
các điện trở.
2) Tính hiệu điện thế hai đầu điện trở mỗi điện trở.
3) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M và N. Muốn 
đo hiệu điện thế UMN thì cực dương của vôn kế
Phải mắc vào điểm nào?
GV: Gợi ý giải bài tập này theo phương pháp toàn mạch.
R4
M
N
R5
R3
+
-
R1
R2
Hoạt động 4: Tổng kết 
GV: Nhận xét buổi học.
Dặn dò HS về nhà làm các bài tập còn lại trong sách bài tập.
- Chuẩn bị nội dung bài mới
HS: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
E. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an bam sat Vat Li 11full.doc