Giáo án Vật lý lớp 11 - Năm 2009 - 2010

Giáo án Vật lý lớp 11 - Năm 2009 - 2010

I. MỤC TIÊU:

o Ôn lại một số kiến thức đã học về hiện tượng nhiễm điện của các vật, tương tác giữa các điện tích

o Nêu được khái niệm điện tích điểm

o Phát biểu được định luật Culông và diễn đạt được ý nghĩa của hằng số điện môi của một chất

Kĩ năng :

o Vận dụng được kiến thức của định luật Culông để giải được bài tập của sgk và các bài tập tương tự

o Quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét

 

doc 143 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Năm 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: ĐIỆN HỌC VÀ ĐIỆN TỪ HỌC Chương I: Điện tích.Điện trường
Tiết:1 
Tuần: 1
Ngày soạn: 18-8-2009
 Bài 1 : 
 ˜µ™
I. MỤC TIÊU:
Ôn lại một số kiến thức đã học về hiện tượng nhiễm điện của các vật, tương tác giữa các điện tích
Nêu được khái niệm điện tích điểm
Phát biểu được định luật Culông và diễn đạt được ý nghĩa của hằng số điện môi của một chất
Kĩ năng : 
Vận dụng được kiến thức của định luật Culông để giải được bài tập của sgk và các bài tập tương tự
Quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên : 
Một số dụng cụ đơn giản để làm các thí nghiệm tĩnh điện
Tranh vẽ cân xoắn Culông
 Học viên :
Xem lại kiến thức ở THCS
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 
Hoạt động 1: (15 ph) Ôn lại kiến thức đã biết về tương tác điện và sự nhiễm điện của các vật
Hoạt động Học viên
Khi cọ xát thanh nhựa vào dạ hay thủy tinh vào lụa
Khi bị nhiễm điện thì các vật đó có thể hút được các vật nhẹ như : mẩu giấy, cọng rơm,..
Là những điện tích có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng
Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau và khác dấu thì hút nhau
Hoạt động Giáo viên
Làm thế nào để tạo ra một vật nhiễm điện?
Làm thế nào để biết một vật nhiễm điện hay không?
Dựa vào đặc tính gì để nhận biết hai vật nhiễm điện cùng loại hay khác loại?
Thế nào là điện tích điểm?
Có mấy loại điện tích ? các điện tích tương tác nhau như thế nào?
NỘI DUNG
I. SỰ NHIỄM ĐIỆN CỦA CÁC VẬT. ĐIỆN TÍCH. TƯƠNG TÁC ĐIỆN :
Sự nhiễm điện của các vật :
Khi cọ xát thanh nhựa vào dạ hoặc thanh thủy tinh vào lụa thì thanh nhựa và thanh thủy tinh có thê hút được các vật nhẹ. Ta bảo chúng đã bị nhiễm điện
Điện tích. Điện tích điểm :
Vật bị nhiễm điện gọi là vật mang điện, vật tích điện hoặc là điện tích
Điện tích điểm là vật mang điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách mà ta xét.
Tương tác điện. Hai loại điện tích :
Sự hút và đẩy giữa các điện tích gọi là tương tác điện
Có 2 loại điện tích : điện tích dương và điện tích âm. 
Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích khác dấu thì hút nhau
Hoạt động 2  (15 ph) : Tìm hiểu về lực tương tác giữa hai điện tích 
Hoạt động Học viên
Lắng nghe lời giảng giáo viên kết hợp với đọc sgk
Lực tương tác tỉ lệ thuận với độ lớn của tích hai điện tích 
Học viên phát biểu và ghi vào vở
Học viên vẽ hình
C1: nếu tăng khoảng cách giữa hai quả cầu lên 3 lần thì lực tương tác giảm 9 lần
Hoạt động Giáo viên
Giới thiệu cân xoắn
Khi làm thí nghiệm Culông lập luận rằng: khi hai quả cầu đẩy nhau, sẽ làm thanh quay cho đến khi lực điện cân bằng với tác dụng xoắn của dây. Biết góc quay và chiều dài dây treo ta sẽ tính được lực đẩy giữa 2 quả cầu 
Lực này tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai quả cầu
Yêu cầu học viên đọc phần lập luận về sự phụ thuộc của lực điện với độ lớn điện tích của hai quả cầu
Thực nghiệm còn chứng minh rằng phương của lực trùng với đường thẳng nối liền hai điện tích 
Phối hợp các kết quả trên hãy phát biểu định luật 
Hãy biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích điểm bằng hình vẽ
Trả lời C1
NỘI DUNG
ĐỊNH LUẬT CULÔNG. HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI :
Định luật Culông :
Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có :
Phương trùng với đường thẳng nối liền hai điện tích
Độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
trong hệ SI thì k = 9.109N.m2/C2
F : lực tương tác (N)
q1,q2 : điện tích (C)
r : khoảng cách (m)
Hoạt động 3 ( 5 ph) : Tìm hiểu ý nghĩa hằng số điện môi
Hoạt động Học viên
Điện môi là một môi trường cách điện
Ví dụ hằng số điện môi của thủy tinh là 5, của sứ là 7, của dầu là 2,..
Lực tường tác giữa chúng sẽ giảm đi so với trong chân không
Không thể nói hằng số điện môi của vật dẫn điện. Đáp án D (đồng là vật dẫn điện)
Hoạt động Giáo viên
Điện môi là gì?
Nhìn bảng giá trị cho cho hằng số điện môi của một số chất?
Biểu thức của lực tương tác giữa các điện tích trong điện môi sẽ như thế nào?
NỘI DUNG
Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi :
Điện môi : là môi trường cách điện
Khi đặt các điện tích điểm và trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ giảm đi e lần so với trong chân không. e gọi là hằng số điện môi
Công thức : 
Chú ý: e ≥ 1 với mọi môi trường
Chân không : e = 1 
Hoạt động 4 (10 ph) : Củng cố và vận dụng
Hoạt động của HV
Làm bài 5 và 7 sgk
Ghi hướng dẫn về nhà
Hoạt động Giáo viên
Yêu cầu học viên hoàn thành bài 5,7 sgk
Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học ở nhà
Làm BT 6,8 sgk
Ôn lại quy tắc hợp lực đồng quy và nội dung cấu tạo nguyên tử 
Phần bổ sung: 
 Tiết: 2 
Tuần: 1
Ngày soạn: 18-8-2009
 ˜µ™
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức :Nắm được phương pháp giải bài tập định luật Culông
Kĩ năng : Rèn kuyện kĩ năng giải bài tập định luật Culông
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên : Một số bài tập tiêu biểu
 Học viên : Nắm được nội dung định luật Culông
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 
Hoạt động 1( 10 ph) : Ôn lại kiến thức cơ bản
Hoạt động Học viên
Học viên 1 trả lời
Học viên 2 trả lời
Hoạt động Giáo viên
Phát biểu và viết công thức định luật Culông?
Hằng số điện môi là gì? Viết công thức định luật Culông khi điện tích đặt trong điện môi ?
Hoạt động2 ( 30 ph) : Giải các bài tập
Hoạt động Học viên 
1.Bài1 :
q1= 2.10-6C 
q2= 3.10-7C
r = 3cm = 3.10-2m
a)Khi đặt trong chân không
F = 6N
b) Khi đặt trong điện môi :
 = 
Hoạt động Giáo viên
Hãy tóm tắt bài1
Chọn công thức nào?
Thế số và ra kêt quả?
NỘI DUNG
1.Hai điện tích có độ lớn lần lượt là q1= 2.10-6C và q2= 3.10-7C, đặt cách nhau 3cm trong chân không.
a) Tính độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích trên
b) Nếu hai điện tích đó đặt trong mica có hằng số điện môi e = 5 thì lực tương tác có độ lớn là bao nhiêu ?
Bài2:
q1= 4,5.10-8C
q2= -2.10-9C 
r = 20mm= 2.10-2m
e =3.
Độ lớn của lực tương tác :
F = 13,5.10-4N
Tương tự hãy bài 2
Chọn công thức nào?
Thế số và ra kêt quả?
2. Hai quả nhỏ có điện tích lần lượt là q1= 4,5.10-8C và q2= -2.10-9C , đặt cách nhau một khoảng 20mm trong chất điện môi có e =3. Tính độ lớn của lực tác dụng giữa chúng ?
Bài 3 :
q1 =q2 = q
r = 10cm = 0,1m = 10-1m
F = 9.10-3N
q = ?
đọ lớn của 2 điện tích :
Hãy tóm tắt bài 3
Chọn công thức nào?
Thế số và ra kêt quả?
3. Hai quả cầu nhỏ mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10cm trong chân không thì tác dụng với nhau một lực là 9.10-3N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó
Hoạt động 3 (5 ph) : Củng cố và dặn dò
Hoạt động Học viên 
Học viên ghi lời dặn của giáo viên 
Hoạt động Giáo viên
Làm thêm một số bài tập trong sách bài tập 
Xem trước bài mới
Phần bổ sung: Tiết:3 
Tuần: 2
Ngày soạn: 25-8-2009
 Bài 2 : 
 	 ˜µ™
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức :
Nêu được những đặc điểm cơ bản của êlectron: điện tích,khối lượng, tồn tại ở đâu, khả năng di chuyển
Trình bày được nội dung thuyết êlectron 
Phát biểu được nội dung định luật bảo toàn điện tích
Kĩ năng :
Vận dụng thuyết êlectron và định luật bảo toàn điện tích để giải thích một vài hiện tượng điện
Phát triển năng lực quan sát hiện tượng, vận dụng lí thuyết để dự đoán và giải thích hiện tượng 
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên :
Ống nhôm nhẹ, miếng dạ, thước nhựa 
 Học viên :
Ôn lại quy tắc tổng hợp lực đồng quy
Ôn lại nội dung sơ lược cấu tạo nguyên tử
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 
Hoạt đông 1(14 ph ) : Tìm hiểu cấu tạo của nguyên tử về phương diện điện. Khái niệm điện tích nguyên tố
Hoạt động Học viên 
Nguyên tử gồm một hạt nhân mang điện tích dương ở giữa và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh
Học viên nêu đặc điểm của 3 hạt trên
Hạt tạo nên điện tích trong hạt nhân chính là hạt prôton 
Ghi nhận khái niệm điện tích nguyên tố
Hoạt động Giáo viên
Nêu cấu tạo của nguyên tử về phương diện điện?
Đặc điểm của các hạt êlectron,prôton và nơtron
Hạt nào trong nguyên tử tạo nên điện tích của hạt nhân?
Hãy so sánh số êlectron và prôton khi nguyên tử trung hòa về điện
Thế nào là điện tích nguyên tố?
NỘI DUNG
I. THUYẾT ÊLECTRON :
1.Cấu tạo của nguyên tử. Điện tích nguyên tố :
Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương ở giữa và các êlectron mang điện âm chuyển động xung quanh
Hạt nhân gồm 2 loại hạt: prôton mang điện dương và nơtron không mang điện
Electron có điện tích – e = - 1,6.10-19C và khối lượng m = 9,1.10-31kg
Prôton có điện tích e = 1,6.10-19C và khối lượng m = 1,67.10-27kg
Số prôton trong hạt nhân bằng số êlectron chuyển động xung quanh nên độ lớn các điện tích dương của hạt nhân bằng độ lớn các điện tích âm của các êlectron do đó nguyên tử trung hòa về điện 
Điện tích của êlectron và của prôton là điện tích nhỏ nhất trong tự nhiên, được gọi là điện tích nguyên tố. Kí hiệu là e
Hoạt động 2 (15 ph) : Tìm hiểu nội dung thuyết êlectron 
Hoạt động Học viên 
Đọc sgk
Lắng nghe và tiếp thu lời giảng của giáo viên 
Suy luận rút ra:
Khi nguyên tử mất bớt các êlectron thì độ lớn điện tích dương của hạt nhân sẽ lớn hơn độ lớn tổng điện tích âm của các êlectron . Khi đó phần còn lại của nguyên tử sẽ tích điện dương
Khi nguyên tử nhận thêm êlectron thì độ lớn điện tích dương của hạt nhân sẽ nhỏ hơn độ lớn tổng điện tích âm của các êlectron . Khi đó phần còn lại của nguyên tử sẽ tích điện âm
 Trả lời C1
Hoạt động Giáo viên
Thuyết êlectron là gì?
Nội dung cơ bản của thuyết êlectron là : êlectron có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác và gây ra các hiện tượng điện
Yêu cầu học viên tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết êlectron 
Khi nào một nguyên tử trở thành hạt mang điện dương? hạt mang điện âm?
Yêu cầu trả lời C1
NỘI DUNG
2.Thuyết êlectron :
 Thuyết êlectron : là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của êlectron để giải thích các hiện tượng điện
 Nội dung thuyết êlectron :
Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này sang nơi khác
Nguyên tử mất bớt êlectron sẽ trở thành hạt mang điện dương, gọi là ion dương
Nguyên tử trung hòa nhận thêm êlectron sẽ trở thanh hạt mang điện âm, gọi là ion âm
Một vật nhiễm điện âm khi số êlectron nó chứa lớn hơn số prôton và nhiếm điện dương khi số êlectron nó chứa nhỏ hơn số prôton 
Hoạt động 3 ( 10 ph) : Vận dụng thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng điện 
Hoạt động Học viên 
Lắng nghe và suy luận được.
Trả lời C2:
Vật dẫn là vật mà điện tích có thể truyền qua được
Vật cách điện là vật mà điện tích không thể truyền qua được
Trả lời C3: Chân không là môi trường không có phần tử vật chất nào nên chân không là môi trường cách điện
Hoạt động Giáo viên
Hướng dẫn: Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này sang điểm khác bên trong vật đó
Dựa vào khái niệm điện tích tự do ta có thể định nghĩa vật dẫn là gì?
Vật cách điện là gì?
Nêu C2
Nêu C3
NỘI DUNG
II. VẬN DỤNG :
Vật dẫn điện và vật cách điện :
Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này sang điểm khác bên trong vật đó
Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do.TD : kim loại, dung dịch điện phân.
Vật cách điện là vật không chứa các điện tích tự do. TD : sứ, thủy tinh, cao su, kh ... hi nhận cấu tạo của kính hiển vi
Chú ý đặc điểm này của kính hiển vi
Hoạt động Giáo viên
Cho học viên quan sát hình các kính hiển vi 33.1; 33.2; 33.3; 33.4 và kính hiển vi thực tế
Kính hiển vi dùng để làm gì?
Vẽ sơ đồ cấu tạo của kính hiển vi và giới thiệu cất tạo của kính hiển vi.
Nhấn mạnh sự đồng trục và khoảng cách không đổi của hai thấu kính 
NỘI DUNG
I. CÔNG DỤNG VÀ CẤU TẠO CỦA KÍNH HIỂN VI:
1. Công dụng: Là dụng cụ bổ trợ cho mắt để quan sát các vật rất nhỏ. Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn rất nhiều so với số bội giác của kính lúp
2. Cấu tạo: Gồm 2 bộ phận chính:
Vật kính L1: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất nhỏ
Thị kính L2: là một kính lúp để quan sát ảnh của vật tạo bởi vật kính
Hai thấu kính có cùng trục chính và có khoảng cách O1O2= l không đổi
Khoảng cách F1’F2 = d : độ dài quang học của kính
Hoạt động 2 (15 ph): Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi
Hoạt động Học viên
Quan sát sơ đồ và ghi nhận sự tạo ảnh của từng thấu kính 
Ghi nhận thông tin về cách điều chỉnh kính hiển vi để quan sát được ảnh sau cùng.
Nắm được việc làm này đòi hỏi rất tỉ mỉ và cẩn thận
Hoạt động Giáo viên
Từ sơ đồ cấu tạo vẽ sự tạo ảnh qua từng thấu kính của kính hiển vi
Trình bày cách điều chỉnh kính hiển vi để quan sát được ảnh cuối cùng A’2B’2
Nhắc lại cách ngắm chừng ở điểm cực cận và ở vô cực
NỘI DUNG
II. SỰ TẠO ẢNH BỞI KÍNH HIỂN VI:
Vật kính có tác dụng tạo ra ảnh thật A’1B’1 lớn hơn AB và nằm trong khoảng từ O2F2 
Thị kính tạo ra ảnh ảo cuối cùng A’2B’2 lớn hơn vật rất nhiều lần và ngược chiều với AB
Mắt đặt sau thị kính để quan sát thấy ảnh A’2B’2 nên phải điều chỉnh kính bằng cách thay đổi khoảng cách d1 từ vât AB đến vật kính sao cho ảnh A’2B’2 này phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt
Hoạt động 3 ( 15 ph): Khảo sát số bội giác của kính hiển vi
Hoạt động Học viên
Vẽ hình 33.5
Ghi nhận công thức tính số bội giác và cáchh chứng minh
Hoạt động Giáo viên
Hướng dẫn học viên vẽ hình sự tạo ảnh của kính hiển vi ki ngắm chừng ở vô cực
Giới thiệu công thức tính độ bội giác và hướng dẫn cách chứng minh
NỘI DUNG
III. SỐ BỘI GIÁC CỦA KÍNH HIỂN VI:
Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực
: số phóng đại của vật kính
G2: số bội giác của thị kính
Công thức trên có thể viết dưới một dạng khác:
Với Đ=OCC 
Hoạt động 5 (5 ph): Củng cố và dặn dò
Hoạt động Học viên
Ghi câu hỏi, bài tập và chuẩn bị về nhà
Hoạt động Giáo viên
Trả lời các câu 1,2,3,4,5 trang 212
Làm các bài tập 6,7,8,9 trang 212
Phần bổ sung: 
Tiết: 61 
Tuần: 31
Ngày soạn: 08-04-2010
 	 Bài 34 : 
 ˜µ™
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức :
Nêu được : công dụng của kính thiên văn, cấu tạo của kính thiên văn khúc xạ.
Vẽ được đường truyền của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực
Kĩ năng :
Thiết lập và vận dụng được công thức 
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên :
 1. Kính thiên văn của phòng thí nghiệm (nếu có)
2. Có thể chuẩn bị một số nội dung làm đề tài cho học viên thảo luận:
Kính thiên văn của Galilê
Kính thiên văn của Niutơn
Kính thiên văn của đài các thiên văn lớn đặt tại mặt đất
Kính Hớp-bơn
 Học viên : Chuẩn bị các sưu tầm do giáo viên giao
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 
Hoạt động 1( 10 ph): Tìm hiển công dụng và cấu tạo của kính thiên văn
Hoạt động Học viên
Quan sát hình 34.1 và 34.2.
Kính thiên văn dùng để quan sát rõ các vật ở rất xa.
Quan sát sơ đồ và ghi nhận cấu tạo của kính thiên văn
Nhận xét sự khác nhau về cấu tạo của hai kính
Hoạt động Giáo viên
Yêu cầu học viên quan sát hình 34.1 và 34.2 của kính thiên văn.
Kính thiên văn dùng để làm gì?
Vẽ sơ đồ và trình bày cấu tạo của kính thiên văn 
Nêu sự khác biệt giữa kính thiên văn và kính hiển vi về mặt cấu tạo
NỘI DUNG
I. CÔNG DỤNG VÀ CẤU TẠO CỦA KÍNH THIÊN VĂN:
1. Công dụng: Là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt , có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa
2. Cấu tạo: gồm 2 bộ phận chính
Vật kính L1: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn ( vài chục mét)
Thị kính L2: là kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính
Hai thấu kính có cùng trục chính và có khoảng cách thay đổi được
Hoạt động 2 ( 15 ph): Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn
Hoạt động Học viên
Quan sát và chi nhận sự tạo ảnh qua từng thấu kính của kính thiên văn
Ghi nhận cách điều chỉnh kính thiên văn
Hoạt động Giáo viên
Vẽ hình giải thích sự tạo ảnh của từng thấu kính trên sơ đồ cấu tạo của kính thiên văn
Hướng dẫn cách điều chỉnh kính thiên văn để quan sát được ảnh
NỘI DUNG
II. SỰ TẠO ẢNH BỞI KÍNH THIÊN VĂN:
Vật kính tạo ảnh thật của vật (ở vô cực) tại tiêu diện ảnh
Thị kính là kính lúp quan sát ảnh này
Mắt đặt sát thị kính và điều chỉnh bằng cách dời thị kính sao cho ảnh sau cùng A’2B’2 nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt
Hoạt động 3( 15 ph): Khảo sát số bội giác của kính thiên văn
Hoạt động Học viên
Vẽ hình và chứng minh số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực
Hoạt động Giáo viên
Hướng dẫn học viên vẽ hình 34.3 và cách chứng minh công thức tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực
Chú ý khác với kính hiển vi và mỗi vật có khác nhau
NỘI DUNG
III. SỐ BỘI GIÁC CỦA KÍNH THIÊN VĂN:
Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Ta có:
Theo hình vẽ 34.3
 và 
Do đó: 
Hoạt động 5 (5 ph): Củng cố và dặn dò
Hoạt động Học viên
Ghi câu hỏi, bài tập và chuẩn bị về nhà
Hoạt động Giáo viên
Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 trang 216
Làm các bài tập 5,6,7 trang 216
Về chuẩn bị bài thực hành : Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì
Phần bổ sung: 
Tiết: 62 
Tuần: 31
Ngày soạn: 08-04-2010
 	 	 Bài 35 : Thực hành
 ˜µ™
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức :
Phát biểu và viết được công thức thấu kính, đồng thời nêu được ý nghĩa và quy ước dấu của các đại lượng trong công thức để có thể áp dụng cho cả hai loại thấu kính 
Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì dựa trên cơ sở ghép thấu kính phân kì với một thấu kính hội tụ thành hệ hai thấu kính đồng trục và khảo sát sự tạo ảnh của một vật qua hệ thấu kính này
Biết được cách lựa chọn phương án thí nghiệm và các dụng cụ thí nghiệm thích hợp, cần thiết để tiến hành thí nghiệm xác địn tiêu cự của thấu kính phân kì
Kĩ năng :
Biết cách sử dụng giá quang học để thực hiện phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo phương án đã chọn. Cụ thể là biết cách sắp xếp và điều chỉnh vị trí của nguồn sáng, của vật, của các thấu kính và màn ảnh để có thể thu được các kết quả đo tin cậy và chính xác
Biết được cách xử lí các kết quả đo, tức là cách tính toán giá trị trung bình và sai số phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo phương án đã chọn. Từ đó viết được kết quả phép đo theo đúng các quy tắc về sai số của phép đo các đại lượng vật lí
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên :
Phổ biến cho học viên những nội dung cần phải chuẩn bị trước buổi thực hành
Kiểm tra hoạt động của các dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho bài thực hành. Thực hiện phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo nội dung của bài thực hành, đồng thời tính các kết quả đo theo mẫu báo cáo thí nghiệm 
Rút kinh nghiệm về phương pháp cũng như kĩ thuật đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo phương án đã chọn, đồng thời chuẩnbị các đáp án của các cau lệnh đã nêu trong bài để có thể hướng dẫn học viên thực hiện tốt nội dung của bài thực hành.
 Học viên :
Đọc kĩ nội dung bài thực hành để hiểu được: 
Cơ sở lí thuyết của phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì
Cấu tạo và cách sử dụng giá quang học
Cách tiến hành thí nghiệm để đo tiêu cự của thấu kính phân kì
 2. Chuẩn bị báo cáo thí nghiệm theo mẫu cho sẵn ở cuối bài thực hành
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 
Hoạt động1 (10 ph): Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học viên 
Hoạt động Học viên
Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì bằng cách ghép nó đồng trục với một thấu kính hội tụ để tạo ra một ảnh thật qua hệ hai thấu kính 
Giá quang học là một thanh trượt bằng hợp kim nhôm dài 75cm được đặt nằm ngang có hai đế ở hai đầu và có thước milimet để xác định vị trí của các dụng cụ đặt trên giá
Nhác lại 5 bước làm thí nghiệm 
Hoạt động Giáo viên
Hãy cho biết mục đích của bài thực hành?
Hãy nhắc lại công thức xác định vị trí và quy ước dấu ?
Hãy mô tả phần chính của giá quang học
Nêu cách tiến hành thí nghiệm để xác định tiêu cự của thấu kính phân kì
Hoạt động 2 (10 ph): Kiểm tra cách sử dụng giá quang học và cách tiến hành phép đo
Hoạt động Học viên
Theo dõi hướng dẫn của giáo viên để thực hiện đúng các thao tác thí nghiệm 
Cách điều chỉnh đèn
Cách lắp đặt các dụng cụ trên giá quang học
Cách di chuyển các dụng cụ trên giá quang học
Các đọc kết quả và tính toán cá kết quả đo
Hoạt động Giáo viên
Hướng dẫn cách kiểm tra và điều chỉnh đèn chiếu sáng Đ sao cho chùm sáng phát ra từ đèn vừa kín mạt vật AB đặt trên giá quang học
Hướng dẫn cách lắp đặt các thấu kính và màn ảnh M trên giá quang học: Vật AB, các thấu kính L,L0 và màn M phải đặt vuông góc với giá quang học sao cho ảnh của vật AB hiện ở phần chính giữa của màn ảnh M
Hướng dẫn cách dịch chuyển và cách xác định vị trí của các thấu kính và màn ảnh M để ảnh rõ nét trên màn ảnh
Hướng dẫn cách ghi và tính các kết quả của các lần đo vào bảng thực hành phù hợp với các quy tắc về sai số của các dụng cụ đo
Hoạt động 3 (25 ph): Học viên tiến hành thí nghiệm theo nhóm
Hoạt động Học viên
Bước 1: Cắm điện đèn Đ và điều chỉnh ở 12V
Bước 2: Đặt vật AB, thấu kính hội tụ L0 và màn ảnh M lên giá quang học. Vật AB cách đèn Đ khoảng 10cm đến 15cm và ghi vị trí (1) của AB vào bảng thực hành
Bước 3: Giữ cố định L0 và màn ảnh M , dịch chuyển vật AB rời xa L0 thêm 15cm đến vị trí (2). Đặt thêm thấu kính phân kì L vào giữa AB và L0 thành hệ hai thấu kính đồng trục
Di chuyển thấu kính phân kì cho tới khi nhận được ảnh thật A’2B’2 nhỏ hơn vật AB và hiện rõ nét nhất trên màn ảnh M
Ghi vào bảng thực hành giá trị của d từ vị trí (2) đến thấu kính phân kì L
Khoảng cách từ vị trí (1)của vật AB đến thấu kính phân kì L
Thực hiện lại 5 lần các bước 2 và 3 ứng với cùng một vị trí (1) của vật AB
Bước 5: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì theo công thức với quy ước về dấu của các đại lượng
Hoạt động Giáo viên
Theo dõi học viên làm thí nghiệm và nhắc nhở: đây là bài thực hành giúp học viên hiểu rõ li thuyết về sự tạo ảnh của thấu kính 
Nhắc nhở học viên phải có thái độ và tác phong nghiêm túc, cẩn thận nhẹ nhàng và chính xác trong thao tác. Đặc biệt là việc quan sát để xác định chính xác vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn ảnh M
Khi thực hiện các phép đo cần chú ý loại bỏ những lần đo có kết quả sai lệch nhiều do thao tác không đúng và tiến hành đo lại cẩn thận hơn
Kiểm tra và kí xác nhận kết quả của các phép đo mà học viên ghi được trong mẫu báo cáo thí nghiệm của mình
Yêu cầu học viên về nhà tính toán kết quả và sai số của phép đo để hoàn thành mẫu báo cáo thí nghiệm củ mình để nộp lại vào lần sau.
Hoạt động 5 (5 ph): Củng cố và dặn dò
Hoạt động Học viên
Ghi những chuẩn bị về nhà
Hoạt động Giáo viên
Ôn lại các chương của học kì 2 để chuẩn bị thi học kì : 4,5,6,7
Tóm tắt các công thức của các chương này để có thể nhớ và làm được các bài tập 
Phần bổ sung: 
Tiết 63: Ôn thi học kì 2
Tiết 64 : Thi học kì 2

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_VAT LY 11 CB 09-10.doc