Giáo án Vật lý lớp 11 - Chương VII: Mắt và các dụng cụ quang học

Giáo án Vật lý lớp 11 - Chương VII: Mắt và các dụng cụ quang học

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được cấu tạo của lăng kính và hai đặc trưng cơ bản của lăng kính là góc chiết quang A và chiết suất n của lăng kính; Nêu được các tác dụng của lăng kính đối với tia sáng đơn sắc truyền qua, và hiện tượng tán sắc ánh sáng trắng, làm lệch tia sáng về phía đáy của lăng kính. Nắm được khái niệm về góc lệch của lăng kính, góc lệch cực tiểu và công thức tính.

2. Kĩ năng: Viết được các công thức của lăng kính và vận dụng để giải một số bài tập cơ bản về lăng kính;

3. Giáo dục thái độ: Học sinh có ý thức tìm hiểu vai trò của lăng kính trong các dụng cụ quang học.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Một số loại lăng kính, bộ thí nghiệm chứng minh quang hình học.

2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức về hiện tượng khúc xạ và định luật khúc xạ ánh sáng.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - đề xuất vấn đề.

 

doc 22 trang Người đăng quocviet Lượt xem 3991Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Chương VII: Mắt và các dụng cụ quang học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VII	MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
Trong chương VII tập trung tìm hiểu một số dụng cụ quang học phổ biến nhất, nội dung tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: Cấu tạo, sơ đồ tạo ảnh, tính chất ảnh và công dụng của các dụng cụ quang học. Vận dụng công thức của các định luật phản xạ và khúc xạ ánh sáng để giải một số bài toán đơn giản, các bài toán về thấu kính, hệ thấu kính ghép đồng trục.
Tiết 	LĂNG KÍNH
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được cấu tạo của lăng kính và hai đặc trưng cơ bản của lăng kính là góc chiết quang A và chiết suất n của lăng kính; Nêu được các tác dụng của lăng kính đối với tia sáng đơn sắc truyền qua, và hiện tượng tán sắc ánh sáng trắng, làm lệch tia sáng về phía đáy của lăng kính. Nắm được khái niệm về góc lệch của lăng kính, góc lệch cực tiểu và công thức tính.
2. Kĩ năng: Viết được các công thức của lăng kính và vận dụng để giải một số bài tập cơ bản về lăng kính;
3. Giáo dục thái độ: Học sinh có ý thức tìm hiểu vai trò của lăng kính trong các dụng cụ quang học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Một số loại lăng kính, bộ thí nghiệm chứng minh quang hình học.
2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức về hiện tượng khúc xạ và định luật khúc xạ ánh sáng.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - đề xuất vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần? Nêu điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần?
*Viết biểu thức tính góc giới hạn của phản xạ toàn phần.
*Giáo viên nhận xét và cho điểm.
*Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học.
*Học sinh tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh tiếp thu và nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.
Hoạt động 2: TÌm hiểu cấu tạo và xây dựng khái niệm chiết suất của lăng kính.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên cho học sinh quan sát một số loại lăng kính, rút ra nhận xét về cấu tạo: Hình dạng, các định nghĩa về mặt bên, mặt đáy, góc chiết quang?
*Giáo viên thông báo khái niệm về chiết suất của lăng kính, yêu cầu học sinh tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.
*Giáo viên lấy ví dụ: Một lăng kính khi đặt trong không khí thì chiết suất là 1,5. Xác định chiết suất của lăng kính khi đặt trong nước? Biết chiết suất tuyệt đối của nước là 4/3.
*Học sinh quan sát và kết luận được:
+Lăng kính là khối chất trong suốt có dạng hình lăng trụ đứng, với tiết diện ngang là hình tam giác.
+ Các mặt bên ABB’A’, ACC’A’ được đánh nhẵn để sử dụng;
+ Mặt đáy BCC’B’ không sử dụng, thường được bôi đen hay không nhẵn.
*Góc chiết quang là góc nhị diện tạo bởi hai mặt bên;
*Học sinh ghi nhớ được khái niệm chiết suất của lăng kính là chiết suất tỉ đối của chất làm lăng kính và môi trường đặt lăng kính;
*Học sinh dựa vào khái niệm chiết suất lăng kính để tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán;
Hoạt động 3: Nghiên cứu đường đi của tia sáng qua lăng kính.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Với ánh sáng đơn sắc:
*Giáo viên tổ chức cho học tiến hành thí nghiệm chiếu tia sáng đơn sắc qua lăng kính có chiết suất n > 1, nhận xét quan hệ giữa tia tới và tia ló?
*Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính;
*Giáo viên yêu cầu học sinh xác định góc lệch của tia tới so với tia ló?
Với ánh sáng trắng
*Giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm với ánh sáng trắng (ánh sáng Mặt Trời) qua lăng kính;
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về kết quả thu được?
*Giáo viên trình bày khái niệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng.
*Hiện tượng tán sắc của ánh sáng trắng do nguyên nhân nào? Có phải là lăng kính đã nhuộm màu ánh sáng trắng hay không?
*Giáo viên trình tự trình bày giả thiết về ánh sáng trắng để giải thích nguyên nhân sự tán sắc của ánh sáng gốm nhiều màu sắc khác nhau;
*Học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên;
*Học sinh quan sát và nhận xét về mối quan hệ giữa tia tới và tia ló: Tia sáng đơn sắc qua lăng kính có chiết suất n > 1 thì tia ló luôn lệch về phía đáy hơn so với tia tới.
*Học sinh dựa vào định luật khúc xạ để vẽ đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính;
*Học sinh xác định góc lệch của tia ló so với tia tới qua lăng kính.
*Học sinh tiến hành thí nghiệm với ánh sáng trắng, quan sát và nhận xét kết quả thu được: Trên màn xuất hiện một dải màu sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím như màu cầu vồng; Trong đó các tia đỏ bị lệch ít nhất còn các tia tím bị lệch nhiều nhất.
*Học sinh nắm được khái niệm tán sắc ánh sáng;
*Học sinh thảo luận theo nhóm để giải thích sự tán sắc ánh sáng;
*Học sinh ghi nhận hai giả thiết:
+Ánh sáng trắng là tập hợp vô số ánh sáng đơn sắc;
+Chiết suất của một môi trường trong suốt phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng;
*Học sinh vận dụng để đưa ra lời giải thích chính xác về hiện tượng tán sắc ánh sáng;
Hoạt động 4: Xây dựng các công thức lăng kính.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên dẫn dắt học sinh chứng minh công thức lăng kính:
*Dựa vào định luật khúc xạ ánh sáng để rút ra được: sini1 = nsinr1; sini2 = nsinr2; 
*Dựa vào tính chất của tứ giác nội tiếp hoặc tổng các góc của tam giác, tứ giác để chứng minh công thức: A = r1 + r2;
*Dựa vào các tính chất của mối liên hệ giữa góc ngoài, góc trong của tam giác và góc đối đỉnh để chứng minh công thức:
D = i1 + i1 – A;
*Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm để thành lập các công thức 28.1 trường hợp góc tới i và góc chiết quang A đều nhỏ;
*Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết lập công thức tính góc lệch cực tiểu;
*Học sinh thảo luận và liên hệ các công thức của hình học, định luật khúc xạ ánh sáng để chứng minh các công thức của lăng kính theo yêu cầu của giáo viên:
* sini1 = nsinr1; 
* sini2 = nsinr2; 
* A = r1 + r2;
* D = i1 + i1 – A;
Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên;
Hoạt động : Tìm hiểu các công dụng của lăng kính
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên thông báo và diễn giảng các ứng dụng của lăng kính;
*Giáo viên trình bày cấu tạo của máy quang phổ;
*Giáo viên nhấn mạnh:
 +Máy quang phổ hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng, bộ phận chính của máy quang phổ là hệ tán sắc, gồm một hoặc hệ lăng kính;
+Máy quang phổ có nhiệm vụ phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc khác nhau;
*Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xác định góc lệch cực tiểu của lăng kính;
*Học sinh chú ý lắng nghe và tiếp nhận kiến thức về các ứng dụng của lăng kính;
*Học sinh nắm được cấu tạo của máy quang phổ gồm ba bộ phận chính là: Ống chuẩn trực, hệ tán sắc và buồng ảnh;
*Học sinh nắm được nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ là dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng;
*Bộ phận chính của máy quang phổ là hệ tán sắc;
*Học sinh nắm được nhiệm vụ của máy quang phổ là phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc khác nhau;
*Học sinh nắm được cách xác định góc lệch cực tiểu của tia ló so với tia tới của ánh sáng đơn sắc qua lăng kính.
Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung tóm tắt ở sách giáo khoa;
*Giáo viên nhấn mạnh các công thức của lăng kính, chú ý công thức về góc lệch cực tiểu;
*Giáo viên đưa hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu học sinh trả lời và nộp cho giáo viên, giáo viên đánh giá và sửa;
*Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm lại các bài tập để chuẩn bị tiết sau;
*Học sinh đọc nội dung tóm tắt ở sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh khắc sâu các công thức của lăng kính và phương pháp áp dụng;
*Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh ghi nhận nhiệm vụ học tập.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
..
..
......
E. PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
..
..
..
......
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc của ánh sáng Mặt Trời khi chiếu tới lăng kính?
	A.Do lăng kính nhuộm ánh sáng mặt trời thành các màu sắc khác nhau;
	B. Do ánh sáng mặt trời gồm nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau;
	C.Do ánh sáng mặt trời chiếu tới lăng kính với nhiều góc tới khác nhau;
	D. Do ánh sáng mặt trời là tập hợp vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím và chiết suất của lăng kính phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng.
Câu 2: Tính chất nào sau đây là tính chất chung của mọi lăng kính?
	A.Ánh sáng trắng truyền qua nó sẽ bị tán sắc;
	B.Ánh sáng trắng truyền qua nó sẽ bị nhiễu xạ;
	C. Ánh sáng trắng truyền qua sẽ không thay đổi;
	D. Kết luận A và B đều đúng.
Câu 3: Lăng kính có góc chiết quang A = 4o và có chiết suất n = 1,5. Góc lệch của một tia sáng khi gặp lăng kính dưới góc nhỏ sẽ có giá trị nào sau đây?
	A. 3o;	B. 4o;	C. 2o;	D.6o;
Câu 4: Chiếu một tia sáng vuông góc với một mặt của lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5 và có góc chiết quang A.Tia ló hợp với tia tới một góc D = 30o. Góc chiết quang A có giá trị nào sau đây?
	A. 41o;	B.26,4o;	C.66o;	D.24o.
Tiết 	 THẤU KÍNH MỎNG
	A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được cấu tạo và phân loại được các loại thấu kính; Trình bày được khái niệm và các đặc trưng quan trọng của thấu kính mỏng như quang tâm, trục chính, trục phụ, tiêu điểm chính, phân biệt tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh, tiêu cự và độ tụ của thấu kính mỏng; Chứng minh được công thức xác định vị trí và công thức độ phóng đại của thấu kính, biết được các quy ước dấu của các đại lượng trong biểu thức; biết cách vẽ ảnh của một vật qua thấu kính, trình bày sơ lược được quang sai xảy ra đối với thấu kính và một số ứng dụng của thấu kính trong thực tế đời sống và trong khoa học;
2. Kĩ năng: Nắm được các đặc điểm quan trọng của đường đi tia sáng qua thấu kính trong các trường hợp đặc biệt để vẽ và tìm ảnh của vật thật, phân biệt ảnh thật và ảnh ảo, điều kiện cho ảnh thật và cho ảnh ảo ứng với từng vị trí của vật. Vận dụng thành thạo cách vẽ ảnh của một vật thật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì, giải được các bài toán cơ bản của thấu kính,
3. Giáo dục thái độ:
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Chuẩn bị bộ thí nghiệm chứng minh quang hình học, các sơ đồ minh hoạ hiện tượng quang sai. 
2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức về khúc xạ và định luật khúc xạ, nguyên lí thuận nghịch về chiều truyền ánh sáng; Công thức gương cầu đã học ở trung học cơ sở.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Nếu khái niệm về chiết suất của lăng kính?
*Viết công thức của lăng kính và công thức về góc lệch cực tiểu?
*Giáo viên nhận xét và cho điểm;
*Giáo viên nêu yêu cầu tiết học.
*Học sinh tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh lắng nghe, nhận thức vấn đề cần nghiên cứu của tiết học;
Hoạt động 2: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên giới thiệu các loại thấu kính, yêu cầu học sinh quan sát và rút ra định nghĩa thấu kính ... ách điều chỉnh khoảng cách từ kính lúp đến vật (d) để ảnh nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn của mắt.
*Học sinh nắm được có hai giới hạn ngắm chừng đặc biệt:
+ Ngắm chừng ở cực cận: Là điều chỉnh d để ảnh của vật nằm ở cực cận CC.
+ Ngắm chừng ở vô cực: Điều chỉnh d để ảnh ở vô cực.
 Sơ đồ tạo ảnh: 
 AB A’B’( ảo) 
 d d’= -OCC (hoặc d’ = ¥)
*Học sinh tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 4: Chứng minh công thức độ bội giác của kính lúp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa cách ngắm chừng của kính lúp, hai trường hợp ngắm chừng đặc biệt là ngắm chừng ở cực cận hoặc ngắm chừng ở cực viễn (vô cực);
*Giáo viên trình tự dẫn dắt học sinh chứng minh công thức độ bội giác kính lúp trong trường hợp tổng quát;
*Giáo viên trình tự dẫn dắt học sinh các trường hợp đặc biệt khi ngắm chừng ở cực cận và ngắm chừng ở vô cực;
a.Định nghĩa độ bội giác của kính lúp: 
G = 
*Học sinh thảo luận theo nhóm để thiết lập công thức độ bội giác trong trường hợp khi ngắm chừng ở vô cực;
* Ngắm chừng ở cực cận:
Gc = k
Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm, giải bài toán ví dụ ở sách giáo khoa trong 207;
+Lập sơ đồ tạo ảnh:
+ Tìm vị trí đặt vật trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực;
+ Tìm vị trí đặt vật trong trường hợp ngắm chừng ở cực cận;
+Giáo viên phân tích để học sinh rút ra được khoảng đặt vật;
*Giáo viên tổng quát hoá phương pháp giải toán về kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở cực viễn, cực cận và khoảng đặt vật;
*Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng công thức tính độ bội giác của kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực để tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán;
*Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung tóm tắt ở sách giáo khoa;
*Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong sách giáo khoa trang 208;
*Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung cho tiết học tiếp theo.
*Học sinh làm việc theo nhóm theo trình tự yêu cầu của giáo viên;
*Sơ đồ tạo ảnh:
AB
*Học sinh nắm được: Để mắt có thể nhìn rõ vật khi ảnh A1B1 nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt, nghĩa là ảnh A2B2 hiện trên võng mạc;
+ Trường hợp ngắm chừng ở vô cực thì ảnh A1B1 ở vô cực => d1 = f = 5cm;
+Trường hợp ngắm chừng ở cực cận CC thì ảnh A1B1 nằm ở cực cận => d’1 = - OCc = - 15cm;
=> d1 = = 2,5cm;
*Học sinh xác định được khoảng đặt vật là:
5cm £ d £ 2,5cm.
*Học sinh vận dụng công thức tính độ bội giác của kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực để tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán;
 = 3
*Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
..
..
......
E. PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
..
..
..
......
KÍNH HIỂN VI
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được cấu tạo và công dụng của kính hiển vi, nắm được đặc điểm của vật kính và thị kính của kính hiển vi; Trình bày được sự tạo ảnh của kính hiển vi và các cách ngắm chừng ở cực cận và ở vô cực, nắm được cách điều chỉnh kính hiển vi;
2. Kĩ năng: Học sinh nắm được phương pháp xác định ảnh của vật qua hệ thấu kính, qua đó vận dụng để xác định ảnh của vật qua kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực; Thiết lập được công thức đô bội duác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
3. Giáo dục thái độ: Nắm được tác dụng của kính hiển vi, có ý thức học hỏi cách sử dụng kính hiển vị.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Kính hiển vi, cấu tạo và cách sử dụng;
2. Học sinh: Nắm được cách vẽ ảnh của vật qua hệ thấu kính, cách ngắm chừng của kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở cực cận và vô cực.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn để.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời kiểm tra bài cũ:
1. Nêu cầu tạo, công thức độ bội giác của kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở cực cận và vô cực?
2. Thiết lập sơ đồ tạo ảnh của vật qua hệ thấu kính? Viết công thức độ phóng đại của ảnh cuối cùng?
*Giáo viên nhận xét và cho điểm.
*Giáo viên đặt vấn đề, nêu yêu cầu tiết học.
*Học sinh tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh nhận xét và bổ sung để hoàn thiện câu trả lời của bạn;
*Học sinh lắng nghe giáo viên đặt vấn đề, nhận thức nội dung bài học và hình thành ý tưởng nghiên cứu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của kính hiển vi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên cho học sinh quan sát kính hiển vi, kết hợp với mô hình và yêu cầu học sinh mô tả cấu tạo kính hiển vi?
*Giáo viên cho học sinh quan sát một vật qua kính hiển vi, đồng thời yêu cầu học sinh nhận xét về đặc điểm cấu tạo của kính hiển vi?
*Vậy kính hiển vi có công dụng gì?
*Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh cấu tạo của kính lúp và kính hiển vi?
*Giáo viên kết hợp với hình vẽ, đồng thời nhấn mạnh đặc điểm của vật kính và thị kính của kính hiển vi?
*Giáo viên nhấn mạnh: Thị kính L2 có tác dụng như kính lúp để quan sát ảnh của một vật tạo bởi vật kính L1;
*Giáo viên thông báo khái niệm về độ dài quang học của kính hiển vi: d=FF2 
*Học sinh quan sát kính hiển vi, đồng thời thảo luận theo nhóm tìm công dụng và rút ra định nghĩa kính hiển vi: Kính hiển vi là dụng cụ quang học giúp mắt quan sát được ảnh của những vật rất nhỏ, có tác dụng làm tăng góc trông của ảnh với độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với kính lúp.
*Học sinh thảo luận theo nhóm, xác định các bộ phận chính của kính hiển vi:
+ Vật kính L1 : f1 rất ngắn ( cỡ vài mm)
+ Thị kính L2 : f2 rất ngắn ( cỡ vài cm)
+ Bộ giá đỡ, ốc điều chỉnh.
*Học sinh nắm được khái niệm về độ dài quang học của kính hiển vi:
d=FF2
Hoạt động 3: Nghiên cứu sự tạo ảnh của vật qua kính hiển vi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh lập sơ đồ tạo ảnh của vật qua kính hiển vi;
*Giáo viên phân tích để học sinh thấy rõ được ảnh A1B1 là ảnh thật và ảnh A2B2 là ảnh ảo. 
*Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tính chất ảnh và vật để xác định vị trí đặt vật AB;
*Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hành, xác định ảnh cuối cùng của vật qua kính hiển vi;
*Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điều kiện để mắt có thể nhìn rõ được vật qua kính hiển vi?
*Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm, tìm phương pháp định nghĩa cách ngắm chừng kính hiển vi?
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về quá trình tạo ảnh ở cực viễn của mắt (vô cực) từ đó nêu ý tưởng tìm độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực;
*Tại sao chúng ta nên điều chỉnh kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
*Học sinh thảo luận theo nhóm, lập sơ đồ tạo ảnh của vật qua kính hiển vi:
 Sơ đồ tạo ảnh: AB ® A1B1 ® A2B2 (ảo)
 d1 d1 d2 d2’
*Học sinh thảo luận theo nhóm để phân tích tính chất ảnh A1B1 và A2B2, qua đó xác định vị trí đặt vật AB và vị trí tạo ảnh của A1B1;
*Học sinh vẽ hình quá trình tạo ảnh của vật qua kính hiển vi;
*Học sinh thảo luận theo nhóm, tìm điều kiện để nhìn rõ vật qua kính hiển vi;
*Câu trả lời đúng: Ảnh cuối cùng A2B2 nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt (từ cực cận đến cực viễn của mắt);
*Học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Câu trả lời đúng: Khi ngắm chừng ở cực viễn, thì ảnh cuối cùng A2B2 nằm ở cực viễn nên mắt quan sát không cần phải điều tiết do vậy không bị mỏi.
*Giáo viên hình thành ý tưởng nghiên cứu quá trình ngắm chừng ở vô cực.
Hoạt động 4: Xây dựng công thức tính số bội giác của kính hiển vi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để tìm mục đích tìm số bội giác kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực;
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại biểu thức tổng quát tính độ bội giác của một dụng cụ quang học;
*Giáo viên trình tự dẫn dắt học sinh tìm biểu thức tính tanao;
*Giáo viên yêu cầu học sinh xác định tana từ hình vẽ;
+Giáo viên phân tích và lập luận để học sinh nắm được: tana = ;
=> Giáo viên dẫn dắt học sinh thiết lập được:
G = ;
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về độ dài quang học của kính hiển vi;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để chứng minh được công thức độ bội giác kính hiển vi dưới dạng: G¥ = với Đ = OCc;
*Học sinh làm việc theo nhóm để xác định được đắc điểm của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực: Mắt nhìn ảnh của vật mà không phải điều tiết;
*Học sinh liên hệ kiến thức trước để nêu lên được: tanao = ;
*Học sinh dựa vào hình vẽ để thiết lập được:
tana = ;
*Học sinh thảo luận theo nhóm để thiết lập được:
*Học sinh nhắc lại khái niệm độ dài quang học của kính hiển vi;
*Học sinh làm việc theo nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học đọc phần tóm tắt ở sách giáo khoa trang 212;
*Giáo viên nhấn mạnh vị trí đặt vật cần quan sát qua kính hiển vi;
*Giáo viên nhấn mạnh công thức tính độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực;
*Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 5,6,7,8/sgk – 212;
*Học sinh đọc nội dung phần tóm tắt ở sách giáo khoa trang 212 theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh nắm được kiến thức;
*Học sinh khắc sâu công thức tính độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực;
*Học sinh ghi nhận nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên;
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
Tiết 	KÍNH THIÊN VĂN
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: 
2. Kĩ năng: 
3. Giáo dục thái độ:
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 2: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 3: Giải một số bài tập định tính.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 4: Giải một số bài tập định lượng cơ bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
..
..
......
E. PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
..
..
..
......
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: 
2. Kĩ năng: 
3. Giáo dục thái độ:
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 2: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 3: Giải một số bài tập định tính.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 4: Giải một số bài tập định lượng cơ bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
..
..
......
E. PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
..
..
..
......

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong VII. mat va cac dung cu quang hoc.doc