Giáo án Vật lý lớp 11 - Chương V: Cảm ứng điện từ

Giáo án Vật lý lớp 11 - Chương V: Cảm ứng điện từ

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức: Học sinh viết được biểu thức và hiểu được ý nghĩa vật lí của từ thông; Nắm được tính chất cơ bản của từ thông qua các mặt cùng tựa trên một mạch ín định hướng luôn bằng nhau; Phát biểu được định nghĩa và phát hiện được khi nào có hiện tưọng cảm ứng điện từ; Phát biểu được định luật Lenz theo những cách khác nhau.

2. Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau.

3. Giáo dục thái độ: Học sinh có thái độ hứng thú học tập, tích cực tìm hiểu thực tế về vấn đề vừa học;

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Chuẩn bị các hình vẽ về các đường sức tực trong nhiều ví dụ khác nhau.

2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức về cảm ứng từ, đường sức từ.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 16 trang Người đăng quocviet Lượt xem 3739Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Chương V: Cảm ứng điện từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V
CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
	Nội dung chương này tập trung nghiên cứu các vấn đề:
	+ Từ thông, công của lực từ và khái niệm về cảm ứng điện từ;
	+ Các định luật và các hệ quả về chiều và độ lớn ...của các đại lượng đặc trưng cho cảm ứng điện từ
	+ Suất điện động cảm ứng, tự cảm và năng lượng từ trường...trong các trường hợp cụ thể;
	+ Các ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ trong kĩ thuật và đời sống.
Tiết ppct 65 + 66	TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 	
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Học sinh viết được biểu thức và hiểu được ý nghĩa vật lí của từ thông; Nắm được tính chất cơ bản của từ thông qua các mặt cùng tựa trên một mạch ín định hướng luôn bằng nhau; Phát biểu được định nghĩa và phát hiện được khi nào có hiện tưọng cảm ứng điện từ; Phát biểu được định luật Lenz theo những cách khác nhau.
2. Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau.
3. Giáo dục thái độ: Học sinh có thái độ hứng thú học tập, tích cực tìm hiểu thực tế về vấn đề vừa học;
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Chuẩn bị các hình vẽ về các đường sức tực trong nhiều ví dụ khác nhau.
2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức về cảm ứng từ, đường sức từ.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ:
1. Phát biểu quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực từ?
2. Xác định lực điện từ do từ trường tác dụng lên phần tử dòng điện?
*Giáo viên nhận xét cho điểm;
*Giáo viên giới thiệu nội dung chương học;
*Giáo viên giới thiệu ý tưởng độc đáo của Faraday về chuyển từ thành điện, và vai trò, ý nghĩa của nó đối với khoa học kĩ thuật và đời sống.
*Học sinh tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh bổ sung để hoàn thiện câu trả lời của bạn;
*Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên đặt vấn đề, tiếp nhận thông tin và nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm từ thông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên trình bày các giả thiết và hình vẽ 23.1/sgk, phân tích và chú ý vector pháp tuyến dương;
*Giáo viên đưa ra định nghĩa từ thông: 
 F = BScosa;
*Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm, nhận xét về giá trị của từ thông trong các trường hợp có thể xảy ra;
* a = 0, cosa = 1 => F = BS;
* a = 180o, cosa = -1 => F = - BS;
* a = 90o, cosa = 0 => F = 0;
* 0 0 => F >0;
* 90o F < 0;
*Giáo viên dẫn dắt học sinh nắm được đơn vị của từ thông.
*Giáo viên nêu các chú ý ở sách giáo khoa;
*Giáo viên nêu ý nghĩa từ thông:
Từ công thức F = BS => ý nghĩa?
*Giáo viên nêu một số thí dụ cụ thể và gọi học sinh xác định chiều của vector pháp tuyến;
Từ thông qua một mạch kín;
*Giáo viên nêu khái niệm về mạch kín định hướng;
*Giáo viên nêu cách tính từ thông và các quy ước;
*Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào nguyên lí từ thông cực đại, xác định chuyển động của một mạch điện kín trong từ trường;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi: Từ thông qua một mạch điện kín phụ thuộc vào những yếu tố nào?
*Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên đặt vấn đề và dẫn dắt để hình thành khái niệm về từ thông như sách giáo khoa: F = BScosa;
*Học sinh thảo luận và trả lời câu C1:
Dạng khác của công thức định nghĩa: 
F = BnS
*Khi các đường sức từ song song với mặt S thì từ thông qua diện tích S bằng không.
*Học sinh thảo luận các trường hợp đặc biệt có thể xảy ra:
* a = 0, cosa = 1 => F = BS;
* a = 180o, cosa = -1 => F = - BS;
* a = 90o, cosa = 0 => F = 0;
* 0 0 => F >0;
* 90o F < 0;
*Học sinh ghi nhận đơn vị của từ thông là Webe (Wb): 1Wb = 1T.1m2.
*Học sinh thảo luận và trình bày các xác định chiều của pháp tuyển thuận với chiều dương (nói riêng chiều của dòng điện) của một mạch điện kín có định hướng;
*Học sinh thảo luận theo nhóm và tính từ thông F qua một mặt diện tích S (C);
+Mạch kín có định hướng.
+ F qua một mặt S có (C) là chu vi (cách tính và quy ước như sách giáo khoa);
*Học sinh thảo luận và rút ra kết quả: Nếu S1 và S2 có hai mặt cùng chu vi C; từ thông qua diện tích S1 bằng từ thông qua diện tích S2: Từ thông không đổi này gọi là từ thông qua mạch kín.
*Học sinh trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh lĩnh hội và ghi nhận kiến thức;
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm hiện tượng cảm ứng điện từ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên giới thiệu sơ lược lịch sử Faraday và thí nghiệm nổi tiếng về hiện tượng cảm ứng điện từ, và kết quả thí nghiệm đóng vai trò quan trọng như thế nào trong khoa học kĩ thuật và trong thực tiễn.
*Giáo viên trình tự trình bày các thí nghiệm như sách giáo khoa;
*Giáo viên tiến hành thí nghiệm 1, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét kết quả.
Kết quả: Trong mạch xuất hiện dòng điện.
*Giáo viên tiến hành thí nghiệm 2, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét kết quả.
Kết quả: Trong mạch xuất hiện dòng điện.
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để ra kết luận: Khi cho nam châm dịch chuyển qua mạch kín (C) đứng yên thì trong mạch kín xuất hiện dòng điện.
*Giáo viên tiến hành thí nghiệm 3;
*Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét;
Kết quả: Trong mạch kín xuất hiện dòng điện;
*Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và rút ra nhận xét: Khi cho mạch kín dịch chuyển hoặc quay xung quanh một trục nào đó hoặc làm biến dạng mạch kín thì trong mạch cũng xuất hiện dòng điện;
*Giáo viên tiến hành thí nghiệm 4;Thay nam châm vĩnh cửu bằng một nam châm điện, thay đổi chế độ dòng điện chạy qua nam châm điện, yêu cầu học sinh quan sát và rút ra kết quả;
Kết quả: Trong mạch kín xuất hiện dòng điện;
*Giáo viên nhấn mạnh: Hiện tượng xuất hiện dòng điện trong mạch kín gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
*Nguyên nhân xuất hiện dòng điện cảm ứng điện từ là do có sự biến thiên của từ thông qua một mạch kín.
*Học sinh chú ý lắng nghe giáo giới thiệu để nắm bắt thông tin;
*Học sinh nắm được vai trò của thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ của Fara day trong khoa học kĩ thuật và trong đời sống thực tế;
*Học sinh quan sát thí nghiệm và nhận xét được: Khi đưa thanh nam châm tiến lại gần hoặc ra xa mạch kín thì kim điện kế G bị lệch, chứng tỏ trong mạch kín đã xuất hiện dòng điện; Trong hai trường hợp thì kim điện kế lệch về hai phía khác nhau, chứng tỏ dòng điện trong hai mạch kín có chiều khác nhau;
*Học sinh quan sát giáo viên tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả thí nghiệm: Trong mạch xuất hiện dòng điện;
*Học sinh quan sát giáo viên tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả thí nghiệm: Trong mạch xuất hiện dòng điện;
*Học sinh thảo luận theo nhóm để tìm nguyên nhân gây ra dòng điện trong mạch.
*Câu trả lời đúng là: Trong tất cả các trương hợp trên, từ thông qua mạch kín biến thiên theo thời gian;
*Học sinh làm việc cá nhân, rút ra kết luận: Khi có sự biến thiên của từ thông qua mạch kín thì trong mạch xuất hiện dòng điện;
*Học sinh tiếp nhận khái niệm về hiện tượng cảm ứng điện từ;
*Học sinh thảo luận và rút ra được nhận xét về chiều của vector cảm ứng từ và chiều của từ cảm;
Hoạt động 4: Xây dựng định luật Lenz về chiều của dòng điện cảm ứng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên trình bày phương pháp khảo sát quy luật xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín;
*Giáo viên dẫn dắt học sinh nhớ lại quy tắc cái đinh ốc hai hoặc quy tắc nam thuận bắc ngược để xác định chiều của vector từ cảm;
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét kết quả thí nghiệm về chiều của dòng điện cảm ứng từ thí nghiệm hai và thí nghiệm ba;
*Giáo viên thông báo khái niệm về vector từ cảm và phân biệt nó với vector cảm ứng từ ban đầu gây ra dòng điện cảm ứng;
*Giáo viên phân tích kết quả thí nghiệm 1 và 2, yêu cầu học sinh rút ra kết luận;
*Giáo viên hình thành nội dung định luật Lenz về chiều của dòng điện cảm ứng;
* Giáo viên nhấn mạnh: Để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch kín, ta cần xác định vector cảm ứng từ; Xét trong trường hợp cụ thể thì biến thiên của từ thông tăng hay giảm, từ đó xác định vector từ cảm để làm cơ sở xác định chiều của dòng điện cảm ứng theo định luật Lenz;
*Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức về dòng điện cảm ứng trong trường hợp từ thông qua mạch kín biến thiên do chuyển động;
*Giáo viên yêu cầu một học sinh phân tích hiện tượng đưa nam châm ra xa và tiến lại gần mạch điện kín;
*Giáo viên đưa ra kết luận như sách giáo khoa;
* Giáo viên đưa ra các ví dụ để học sinh thấy được: Muốn cho từ thông F thay đổi có thể làm cho cảm ứng từ B thay đổi hoặc diện tích S thay đổi hoặc góc a thay đổi bằng cách vận dụng định luật Lenz;
* Giáo viên diễn giảng để học sinh nắm rõ vấn đề và đi đến kết luận;
*Học sinh chú ý lắng nghe và liên hệ với trường hợp các thí nghiệm vừa tiến hành;
*Học sinh làm việc theo nhóm theo hướng định hướng của giáo viên;
+ Khi từ thông qua (C) tăng dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại với chiều dương trên (C);
+ Khi từ thông qua (C) giảm dòng điện cảm ứng có cùng chiều với chiều dương trên (C);
*Học sinh kết luận được: Chiều của dòng điện cảm ứng liên hệ chặt chẽ với chiều của từ trường cảm ứng;
*Học sinh thảo luận và rút ra được kết luận theo định hướng của giáo viên;
*Học sinh đọc nội dung phần in nghiêng ở sách giáo khoa;
*Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi C3 theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời được: Trong cả hai trường hợp, lực từ đều ngược hướng với chuyển động của nam châm;
*Học sinh rút ra cách phát biểu khác của định luật Lenz;
*Học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh ghi nhận nội dung của định luật Lenz;
*Học sinh tiếp nhận kiến thức;
Hoạt động 5: Xây dựng khái niệm về dòng điện Foucault.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên đặt vấn đề, giới thiệu nội dung của phần học;
*Giáo viên trình bày hiện tượng cảm ứng xảy ra trong trường hợp khối kim loại chuyển động trong từ trường, từ đó hình thành khái niệm về dòng điện Foucault;
*Giáo viên giới thiệu thí nghiệm 1;
*Giáo viên giới thiệu các bộ phận của thí nghiệm theo hình 23.6/sgk (có thể thay nam châm điện bằng nam châm vĩnh cửu);
*Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra;
+Khi đĩa kim loại quanh quanh từ trường thì bên trong đĩa xảy ra hiện tượng gì?
+ Khi nào thì đĩa quay đều?
+Khi ngắt dòng điện thì hiện tượng gì xảy ra đối với đĩa kim loại?
*Giáo viên tiến hành thí nghiệm 2;
 Cho tấm kim loại đồng hoặc nhôm dao đông mà không có nam châm sau đó cho K dao động giữa hai cực của nam châm.
+ Trong trường hợp nào thì K dừng lại nhanh?
+ Vì sao tấm kim loại K dao động giữa hai cực của nam châm thì dừng lại nhanh hơn )giáo viên định hướng học sinh thảo luận theo nhóm dựa vào định luật Lenz)?
* Giáo viên hình thành khái niệm về dòng điện Foucault.
*Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên đặt vấn đề, nhận  ... ệc theo nhóm, thảo luận và đi đến công thưc tính độ tự cảm của ống dây;
L = 4p.10-7
*Học sinh nắm được công thức này chỉ áp dụng đúng khi cuộn dây dài khá lớn so với đường kính tiết diện của ống dây, nên cuộn dây được gọi là ống dây tự hay cuộn cảm;
*Từ biểu thức, học sinh thảo luận phương pháp làm thay đổi độ tự cảm của ống dây và từ đó dẫn đến khái niệm độ từ thẩm và công thức: 
L = 4p.10-7m
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng tự cảm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên tiến hành thí nghiệm 1, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét kết quả;
*Giáo viên bố trí thí nghiệm như sơ đồ hình 52.2/sgk;
*Giáo viên yêu cầu học sinh chọn hai bóng đèn Đ1 và Đ2 giống nhau và điện trở thuần hai nhánh là như nhau. Đóng khoá K và điều chỉnh con chạy để hai bóng đèn Đ1 và Đ2 có độ sáng nhau nhau;
*Khi đang đóng khoá K thì ta thấy hiệu tượng ở hai bóng đèn Đ1 và Đ2 xảy ra như thế nào?
*Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét: Ta thấy bóng đèn ở nhánh có ống dây sáng lên chậm hơn bóng đèn ở nhánh kia;
*Nguyên nhân nào ngăn cản không cho dòng điện trong nhánh đó không tăng lên nhanh chóng?
*Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi C1;
Thí nghiệm 2:
*Giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm hai như sách giáo khoa;
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về độ sáng của bóng đèn Đ khi ngắt khoá K?
*Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và rút ra được kết luận: Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong đoạn mạch đó gây ra được gọi là hiện tượng tự cảm.
*Giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào thí nghiệm trên để hình thành khái niệm về hiện tượng tự cảm như sách giáo khoa;
*Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi C2;
*Học sinh triển khai thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên;
*Các nhóm tiến hành thí nghiệm quan sát độ sáng độ sáng hai bóng đèn Đ1 và Đ2, thảo luận để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Giáo viên tiến hành đổi vị trí hai bóng cho nhau, đóng khoá K và nhận xét kết quả thu được;
*Học sinh thảo luận theo nhóm để rút ra kết luận: Ống dây chính là nguyên nhân ngăn cản không cho dòng điện trong nhánh đó tăng lên nhanh chóng. 
*Học sinh thảo luận theo nhóm và kết luận được: Hai bóng đèn sang như nhau vì khi dòng điện trong các nhánh đã ổn định, từ thông qua ống dây cũng có giá trị ổn định, không thay đổi. Vì vậy suất điện động cảm ứng trong ống dây bằng không.
X
 *Học sinh làm việc theo nhóm theo trình tự hướng dẫn của giáo viên;
+ Lắp ráp thí nghiệm;
+ Tiến hành thí nghiệm;
- Ngắt khoá K, nhận xét về độ sáng của bóng đèn Đ?
*Học sinh thảo luận theo nhóm để rút ra được nhận xét: Lúc này bóng đèn tắt ngay mà không loé sáng lên rồi mới tắt như khi trong mạch có ống dây.
*Học sinh thảo luận theo nhóm để rút ra được hiện tượng tự cảm: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch kín có dòng điện mà sự biến thiên từ thông do chính mạch đó gây ra.
Hoạt động 4: Xây dựng định nghĩa về suất điện động tự cảm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên thông báo: Trong trường hợp có hiện tượng tự cảm xuất hiện trong mạch kín thì suất điện động cảm ứng được gọi là suất điện động tự cảm;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để rút ra biểu thức của suất điện động tự cảm;
+Yêu cầu học sinh rút ra biểu thức của suất điện động cảm ứng;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để hình thành biểu thức của suất điện động cảm ứng dựa trên biểu thức từ thông của cuộn dây?
 eTC = - L
*Giáo viên hướng dẫn học sinh lập luận để có được DF = LDi
 Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm.
*Giáo viên nhận xét:
+Thông qua thí nghiệm, giáo viên chứng tỏ cuộn dây có năng lượng;
+Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để rút ra kết luận: Năng lượng trong ống dây là năng lượng của từ trường.
*Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm để tìm biểu thức tính năng lượng của ống dây có dòng điện;
*Giáo viên đặt vấn đề về sự cần thiết phải xác định độ lớn của năng lượng từ trường trong ống dây;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi C3;
*Giáo viên yêu cầu học sinh chứng minh được từ trường là một dạng vật chất;
*Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để rút ra được những ứng dụng của hiện tượng tự cảm.
*Học sinh chú ý lắng nghe để tiếp nhận thông tin;
*Học sinh tái hiện lại kiến thức về suất điện động cảm ứng để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
Biểu thức của suất điện động cảm ứng:
eC = - L
Học sinh thảo luận theo nhóm để tìm biểu thức của suất điện động tự cảm;
Ta có: F = Li
=> DF = LDi
Thay vào ta tìm được biểu thức của suất điện động tự cảm như sách giáo khoa: eTC = - L
*Học sinh theo dõi, suy nghĩ những vấn đề giáo viên nhận xét và suy luận về năng lượng làm cho đèn sáng lên khi ngắt khoá K trong thí nghiệm;
*Học sinh thảo luận theo nhóm để tìm ra biểu thức tính năng lượng của từ trường trong ống dây:
 W = Li2
*Học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên: Từ trường mang năng lượng, mặt khác năng lượng là một thuộc tính của vật chất. Vậy, từ trường là một dạng của vật chất.
*Học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu C3 theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh đọc nội dung để ghi nhận các ứng dụng của hiện tượng tự cảm theo yêu cầu của giáo viên;
Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài học;
*Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi và bài tập 3,4,5/sgk – 156;
*Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà ôn lại những nội dung cơ bản của chương: Cảm ứng điện từ.
*Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh ghi nhận nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
..
..
......
E. PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
..
..
..
......
Tiết ppct: 	ÔN TẬP
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức cơ bản về cảm ứng điện từ: Khái niệm từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng và hiện tượng tự cảm, định luật Lenz về chiều của dòng điện cảm ứng và định luật Faraday về cảm ứng điện từ.
2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng vào việc giải các bài tập định lượng liên quan; Xác định được chiều của dòng điện cảm ứng dựa vào định luật Lenz;
3. Giáo dục thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập, hứng thú tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng trong thực tế;
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức trọng tâm của chương cảm ứng điện từ.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Hệ thống hoá các kiến thức trọng tâm của chương:
HỆ THỐNG HOÁ CÁC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CỦA CHƯƠNG
1. Từ thông:
	+ Định nghĩa: Từ thông qua mặt diện tích S được xác định bởi biểu thức F = BScosa.
	+ Đơn vị từ thông là Weber (Wb), 
	+ Trong đó 0 ≤ a≤ 180o nếu S > 0 và B > 0
	 Các trường hợp có thể xảy ra: 
	- Khi S // B thì a = 90o; Nếu S ^ B thì a = 0o hoặc a = 180o; nếu (B,S ) = b thì a = 90o ± b
2. Công của lực điện từ:
	Biểu thức tính công của lực điện từ: DA = IDF, với DF là từ thông quét bởi mạch chuyển động.
	3. Cảm ứng điện từ:
	+ Dòng điện cảm ứng trong mạch phải có chiều sao cho từ thông mà nó sinh ra chống lại từ thông sinh ra nó, nghĩa là chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
	- Nếu F­ => ­¯;
- Nếu F¯ = > ­­
	4. Suất điện động cảm ứng.
	+ Đối với một vòng dây: eC = 
	+ Đối với N vòng dây : eC = NVới là tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín.
	5. Hiện tượng tự cảm:
	+ Suất điện động tự cảm: eTC = - L
	+ Năng lượng điện từ trường: W = Li2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi, yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, tái hiện lại kiến thức để trả lời một cách có hệ thống.
*Học sinh tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
Hoạt động 2: Gợi ý về phương pháp giải các dạng bài tập liên quan:
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN
* Nếu yêu cầu xác định chiều của dòng điện cảm ứng => áp dụng định luật Lenz với các trường hợp xảy ra:
+ Nếu DF > 0: Vector cảm ứng từ do dòng điện cảm ứng sinh ra ngược chiều với vector cảm ứng từ ban đầu.
+ Nếu DF < 0: Vector cảm ứng từ do dòng điện cảm ứng sinh ra cùng chiều với vector cảm ứng từ ban đầu. 
*Trường hợp dây chuyển động trong từ trường: Nếu đề ghi rõ góc a hợp với vector vận tốc của dây và vector cảm ứng từ => thí tìm suất điện động cảm ứng ta sử dụng công thức e = Blvsina.
+Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong dây bằng quy tắc bàn tay phải, suy ra các vị trí cực dương, cực âm của suất điện động cảm ứng tương đương.
+ Nếu đoạn dây đóng kín với mạch điện => áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch để xác định cường độ dòng điện chạy qua mạch;
+Hiện tượng tự cảm luôn xảy ra đối với dòng điện một chiều có cường độ biến thiên theo thời gian hay đối với dòng điện xoay chiều.
*Sự xuất hiện hiện tượng tự cảm có nghĩa là trong mạch luôn tồn tại suất điện động tự cảm, tương đương với sự tồn tại một nguồn điện.
*Cuộn tự cảm là một linh kiện có chức năng tích luỹ năng lượng từ trường.
*Độ lớn của suất điện động tự cảm được xác định thông qua độ biến thiên của cường độ dòng điện Di qua mạch trong thời gian Dt theo công thức: Etc= L;
 Lưu ý: DI là sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạc (thường DI > 0 khi đóng mạch và DI < 0 khi ngắt mạch). Từ đó có thể suy ra chiều của dòng điện trong mạch.
+Nếu dòng điện tự cảm cùng chiều với dòng điện trong mạch (trường hợp ngắt mạch) thì dòng điện tổng cộng sẽ có đọ lớn nhỏ hơn dòng điện ban đầu.
+ Xác định năng lượng từ trường bằng cách sử dụng biểu thức: W = LI2.
Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Ôn lại toàn bộ kiến thức chương từ trường và chương cảm ứng điện từ;
*Làm các bài tập định tính và định lượng liên quan để chuẩn bị cho kiểm tra một tiết.
*Học sinh ghi nhận nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
..
..
......
E. PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
..
..
..
......
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: 
2. Kĩ năng: 
3. Giáo dục thái độ:
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 2: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 3: Giải một số bài tập định tính.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 4: Giải một số bài tập định lượng cơ bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
..
..
......
E. PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
..
..
..
......

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong V.doc