Giáo án Vật lý 11 - Tiết 1 đến tiết 31

Giáo án Vật lý 11 - Tiết 1 đến tiết 31

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.

 - Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.

 - Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.

2. Kĩ năng: - Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích. - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.

 - Làm vật nhiễm điện do cọ xát.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên - Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS.

 - Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU

1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bi cũ

- Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo.

3. Tạo tình huống cĩ vấn đề: Ở THCS ta biết rằng các vật mang điện thì tương tác hút nhau hoặc đẩy nhau, nhưng ta chưa biết tương tác đó phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào. Để biết được điều đó ta học bài mới.

 

doc 139 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1648Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 11 - Tiết 1 đến tiết 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
	Ngày soạn: 15-8-2013
 Tiết 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.
	 - Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.
	 - Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.
2. Kĩ năng: - Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích.	 - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.	
	 - Làm vật nhiễm điện do cọ xát.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên - Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS.
	 - Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ 
- Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo.
3. Tạo tình huống cĩ vấn đề: Ở THCS ta biết rằng các vật mang điện thì tương tác hút nhau hoặc đẩy nhau, nhưng ta chưa biết tương tác đĩ phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào. Để biết được điều đĩ ta học bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Nội dung ghi bảng:
Tiết 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện
1. Sự nhiễm điện của các vật: Một vật có thể bị nhiễm điện do : cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác. 
 2. Điện tích. Điện tích điểm: Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.
 Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
3. Tương tác điện: Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau. Các điện tích khác dấu thì hút nhau.
II. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi
1. Định luật Cu-lông: Lực hút hay đẩy giữa hai diện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
F = k ; k = 9.109 Nm2/C2.
 2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi
+ Điện môi là môi trường cách điện.
+ Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi : F = k (e ³ 1).
2. Hoạt động giảng dạy
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Cho học sinh làm thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điên do cọ xát.
 Giới thiệu các cách làm vật nhiễm điện.
 Giới thiệu cách kiểm tra vật nhiễm điện.
 Giới thiệu điện tích.
 Cho học sinh tìm ví dụ.
 Giới thiệu điện tích điểm.
 Cho học sinh tìm ví dụ về điện tích điểm.
 Giới thiệu sự tương tác điện.
 Cho học sinh thực hiện C1.
 Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của thầy cô.
 Ghi nhận các cách làm vật nhiễm điện.
 Nêu cách kểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không.
 Tìm ví dụ về điện tích.
 Tìm ví dụ về điện tích điểm.
 Ghi nhận sự tương tác điện.
 Thực hiện C1.
 Giới thiệu về Coulomb và thí nghiệm của ông để thiết lập định luật.
 Giới thiệu biểu thức định luật và các đại lượng trong đó.
 Giới thiệu đơn vị điện tích.
 Cho học sinh thực hiện C2.
 Giới thiệu khái niệm điện môi.
 Cho học sinh tìm ví dụ.
 Cho học sinh nêu biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không.
 Cho học sinh thực hiện C3.
Ghi nhận định luật.
 Ghi nhận biểu thức định luật và nắm vững các đại lương trong đó.
 Ghi nhận đơn vị điện tích.
 Thực hiện C2.
 Ghi nhận khái niệm.
 Tìm ví dụ.
 Ghi nhận khái niệm.
 Nêu biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không.
 Thực hiện C3.
Cho học sinh thực hiện các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 9, 10.
- Cho học sinh đọc mục Em có biết 
 - Học sinh về nhà giaiû các bài tập 5, 6, 7, 8 sgk và 1.7, 1.9, 1.10 sách bài tập.
Học sinh thực hiện các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 9, 10.
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
	Ngày soạn: 15-8-2013
Tiết 2 THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Trình bày được nội dung thuyết êlectron, nội dung định luật bảo toàn điện tích.
	 - Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện.
	 - Biết cách làm nhiễm điện các vật.
2. Kĩ năng - Vận dụng thuyết êlectron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
	 - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên - Xem SGK Vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS.
2. Học sin: Ôn tập kiến thức đãc học về điện tích ở THCS.
III. TỔ CHỨC HỌA ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ Viết biểu thức, phát biểu nội dung và biểu diễn bằng hình vẽ định luật Cu-lơng.
3. Tạo tình huống cĩ vấn đề
 Các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên rất phong phú, đa dạng và được các nhà bác học đặt vấn đề cần tìm ra cơ sở để giải thích. Thuyết electron cổ điển cơng nhận thuyết cấu tạo nguyên tử của Rutheford là cơ sở đầu tiên giải thích nhiều hiện tượng đơn giản. ta sẽ tìm hiểu thuyết này và vận dụng nĩ giải thích các hiện tượng nhiễm điện như thé nào.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Nội dung ghi bảng:
Tiết 2 THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I. Thuyết electron
1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố
a) Cấu tạo nguyên tử: Gồm: hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh.Hạt nhân cấu tạo bởi hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương. Electron có điện tích là -1,6.10-19C và khối lượng là 9,1.10-31kg. Prôtôn có điện tích là +1,6.10-19C và khối lượng là 1,67.10-27kg. Khối lượng của nơtron xấp xĩ bằng khối lượng của prôtôn. Số prôtôn trong hạt nhân bằng số electron quay quanh hạt nhân nên bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện.
b) Điện tích nguyên tố: Điện tích của electron và điện tích của prôtôn là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được. Vì vậy ta gọi chúng là điện tích nguyên tố.
2. Thuyết electron: + Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hoà về điện. Nếu nguyên tử bị mất đi một số electron thì tổng đại số các điện tích trong nguyên tử là một số dương, nó là một ion dương. Ngược lại nếu nguyên tử nhận thêm một số electron thì nó là ion âm.
 + Khối lượng electron rất nhỏ nên chúng có độ linh động rất cao. Do đó electron dễ dàng bứt khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật bị nhiễm điện. Vật nhiễm điện âm là vật thiếu electron; Vật nhiễm điện dương là vật thừa electron.
II. Vận dụng
1. Vật dẫn điện và vật cách điện: Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do.
 Vật cách điện là vật không chứa các electron tự do.
 Sự phân biệt vật dẫn điện và vật cách điện chỉ là tương đối.
2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc: Nếu cho một vật tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó.
3. Sự nhiễm diện do hưởng ứng: Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về điện thì đầu M nhiễm điện âm còn đầu N nhiễm điện dương.
III. Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích không đổi.
2. Hoạt động giảng dạy
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo của nguyên tử.
 Nhận xét thực hiện của học sinh.
 Giới thiệu điện tích, khối lượng của electron, prôtôn và nơtron.
 Yêu cầu học sinh cho biết tại sao bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện.
 Giới thiệu điện tích nguyên tố.
 Giới thiệu thuyết electron.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
 Yêu cầu học sinh cho biết khi nào thì nguyên tử không còn trung hoà về điện.
 Yêu cầu học sinh so sánh khối lượng của electron với khối lượng của prôtôn.
 Yêu cầu học sinh cho biết khi nào thì vật nhiễm điện dương, khi nào thì vật nhiễm điện âm.
 Nếu cấu tạo nguyên tử.
 Ghi nhận điện tích, khối lượng của electron, prôtôn và nơtron.
 Giải thích sự trung hoà về điện của nguyên tử.
 Ghi nhận điện tích nguyên tố.
 Ghi nhận thuyết electron.
 Thực hiện C1.
 Giải thích sự hình thành ion dương, ion âm.
 So sánh khối lượng của electron và khối lượng của prôtôn.
 Giải thích sự nhiễm điện dương, điện âm của vật.
Giới thiệu vật dẫn điện, vật cách điện.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C2, C3.
 Yêu cầu học sinh cho biết tại sao sự phân biệt vật dẫn điện và vật cách điện chỉ là tương đối.
 Yêu cầu học sinh giải thích sự nhiễm điện do tiếp xúc.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C4
 Giới tthiệu sự nhiễm điện do hưởng ứng 
Yêu cầu học sinh giải thích sự nhiễm điện do hưởng ứng
Ghi nhận các khái niệm vật dẫn điện, vật cách điện.
 Thực hiện C2, C3.
 Giải thích.
 Giải thích.
 Thực hiện C4.
 Vẽ hình 2.3.
 Giải thích.
Giới thiệu định luật.
 Cho học sinh tìm ví dụ.
Ghi nhận định luật.
 Tìm ví dụ minh hoạ.
- Yêu cầu HS làm bài tập 5 SGK.
- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
- Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập 5, 6 sgk và 2.1, 2.2, 2.5, 2.6 sách bài tập.
-Học sinh tự giải vào vở. 
- Ghi nhận nhiệm vụ về nhà.
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
	Ngày soạn: 15-8-2013
Tiết 3: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN (t1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm điện trường.
- Phát biểu được định nghĩa của cường độ điện trường và nêu được đặc điểm của vectơ cường độ điện trường.
- Biết cách tổng hợp các vectơ cường độ điện trường thành phần tại mỗi điểm.
- Nêu được khái niệm đường sức điện và các đặc điểm của đường sức điện.
2. Kĩ năng
- Xác định phương chiều của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích điểm gây ra.
- Vận dụng quy tắc hình bình hành xác định hướng của vectơ cường độ điện trường tổng hợp.
- Giải các Bài tập về điện trường.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên	- Chuẩn bị hình vẽ 3.6 đến 3.9 trang 19 SGK.
2. Học sinh - Chuẩn bị Bài trước ở nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra b ... nh lên bảng và hướng dẫn giải bài tập 6 trang 208 sách giáo khoa.
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Hướng dẫn học sinh xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
 Hướng dẫn học sinh dựa vào yêu cầu của bài toán để xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết.
Bài tập 9 trang 212
Gọi học sinh lên bảng và hướng dẫn giải bài tập 9 trang 212 sách giáo khoa.
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Hướng dẫn học sinh xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
 Hướng dẫn học sinh xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết.
 Hướng dẫn học sinh tìm số bội giác.
 Hướng dẫn học sinh tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được.
Bài tập 7 trang 216
Gọi học sinh lên bảng và hướng dẫn giải bài tập 7 trang 216 sách giáo khoa.
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Hướng dẫn học sinh xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
 Hướng dẫn học sinh xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết.
 Hướng dẫn học sinh tìm số bội giác.
 Làm bài tập 6 trang 208 theo sự hướng dẫn của thầy cô
 Vẽ sơ đồ tạo ảnh cho từng trường hợp.
 Xác định các thông số mà bài toán cho trong từng trường hợp.
 Tìm các đại lượng theo yêu cầu bài toán.
 Làm bài tập 9 trang 212 theo sự hướng dẫn của thầy cô
 Vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Xác định các thông số mà bài toán cho.
 Tìm các đại lượng.
 Tìm số bội giác.
 Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được.
 Làm bài tập 7 trang 216 theo sự hướng dẫn của thầy cô
 Vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Xác định các thông số mà bài toán cho.
 Tìm các đại lượng.
 Tìm số bội giác.
Bài toán về kính lúp
	+ Ngắm chừng ở cực cận: d’ = - OCC + l ; Gc = |k| = ||.
	+ Ngắm chừng ở vô cực: d’ = - ¥ ; G¥ = .
Bài toán về kính hiển vi
	+ Ngắm chừng ở cực cận: d2’ = - OCC + l2 ; GC = .
	+ Ngắm chừng ở vô cực: d2’ = - ¥ ; G¥ = ; với d = O1O2 – f1 – f2.
Bài toán về kính thiên văn	
	Ngắm chừng ở vô cực: O1O2 = f1 + f2 ; G¥ = 
	C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
1. Củng cố kiến thức (3’) 
+ Nắm, hiểu và vẽ được ảnh của một vật sáng qua các quang cụ bổ trợ cho mắt.
	+ Ghi nhớ các công thức tính số bội giác của mỗi loại kính. Phương pháp giải các loại bài tập.
	+ So sánh điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo, sự tạo ảnh, cách quan sát của các loại quang cụ.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (1’)
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập sbt và chuẩn bị Bài Thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn: 05/09/10 Ngày dạy: 07/09/10
Tiết 3. 
Bài :	BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 	
	- Lực tương tác giữa các điện tích điểm.
	- Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích.
2. Kỹ năng : 	
	- Giải được các bài toán liên quan đến lực tương tác giữa các điện tích điểm.
	- Giải thích đước các hiện tượng liên quan đến thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
	- Xem, giải các bài tập sgk và sách bài tập.
	- Chuẩn bị thêm nột số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập khác. 
Học sinh
	- Giải các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thầy cô đã ra về nhà.
	- Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần phải hỏi thầy cô.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (10 phút) : Kiểm tra bài cũ và tóm tắt những kiến thức liên quan đến các bài tập cần giải.
	- Các cách làm cho vật nhiễm điện.
	- Hai loại điện tích và sự tương tác giữa chúng.
	- Đặc điểm lực tương tác giữa các điện tích điểm,
	- Lực tương tác giữa nhiều điện tích điểm lên một điện tích điểm.
	- Thuyết electron.
	- Định luật bảo toàn điện tích.
Hoạt động 2 (20 phút) : Giải các câu hỏi trắc nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D.
 Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn C.
 Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D.
 Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn A.
 Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn B.
 Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D.
 Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D.
 Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D.
 Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D.
 Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn A.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
Câu 5 trang 10 : D
Câu 6 trang 10 : C
Câu 5 trang 14 : D
Câu 6 trang 14 : A
Câu 1.1 : B
Câu 1.2 : D
Câu 1.3 : D
Câu 2.1 : D
Câu 2.5 : D
Câu 2.6 : A
Hoạt động 3 (15 phút) : Giải các bài tập tự luận.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Yêu cầu học sinh viết biểu thức định luật Cu-lông.
 Yêu cầu học sinh suy ra để tính |q|.
 Yêu cầu học sinh cho biết điện tích của mỗi quả cầu.
 Vẽ hình
 Viết biểu théc định luật.
 Suy ra và thay số để tính |q|
 Giải thích tại sao quả cầu có điện tích đó.
 Xác định các lực tác dụng lên mỗi quả cầu.
 Nêu điều kiện cân bằng.
 Tìm biểu thức để tính q.
 Suy ra, thay số tính q.
Bài 8 trang 10 
 Theo định luật Cu-lông ta có
 F = k = k
=> |q| = = 10-7(C)
Bài 1.7 
 Mỗi quả cầu sẽ mang một điện tích .
 Lực đẩy giữa chúng là F = k
 Điều kiện cân bằng : = 0
 Ta có : tan = 
 => q = ±2l= ± 3,58.10-7C
C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC TIẾT HỌC
1. Củng cố kiến thức (2’)
- Bài tập 5 SGK.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (1’)
- Làm bài tập SBT
- Xem trước bài mới
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.
Ngày soạn: 02/12/09 Ngày dạy: 04/12/09	
Tiết: 31
Bài 16:	 DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	+ Nêu được bản chất của dòng điện trong chân không.
	+ Nêu được bản chất và ứng dụng của tia catôt.
2. Kĩ năng
 + Giải thích một số hiện tượng vật lí liên quan đến dòng điện trong chân không.
3. Thái độ
- Niềm yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	+ Tìm hiểu lại các kiến thức về khí thực, quãng đường tự do của phân tử, quan hệ giữa áp suất và mật độ phân tử và quãng đường tự do trung bình, 
	+ Chuẩn bị các hình vẽ trong sgk trên khổ giấy to để trình bày cho học sinh.
	+ Sưu tầm đèn hình cũ để làm giáo cụ trực quan.
2. Học sinh
- Ơn tập lại khái niệm dòng điện, là dòng chuyển dời có hướng của các hạt tải điện..
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Nêu quá trình ion hóa không khí, bản chất của dòng điện trong chất khí.
3. Tạo tình huống cĩ vấn đề (1’)
 Mơi trường chân khơng cĩ dẫn điện hay khơng? Muốn biết được điều đĩ ta tìm hiểu bài mới “Dịng điện trong chân khơng”
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (15 phút) : Tìm hiểu cách tạo ra dòng điện trong chân không.
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
 Dẫn dắt để đưa ra.
 Khái niệm chân không.
 Điều kiện để có dòng điện.
 Yêu cầu học sinh nêu cách làm cho chân không dẫn điện.
 + Bản chất dòng điện trong chân không là gì?
 Giới thiệu sơ đồ thí nghiệm hình 16.1.
 Mô tả thí nghiệm và nêu các kết quả thí nghiệm.
 Yêu cầu HS thực hiện C1.
+ Nêu điều kiện để có dòng điện.
 Nêu cách làm cho chân không dẫn điện.
+là dịng chuyển dời cĩ hướng của các electron được đưa vào khoảng chân khơng đĩ.
 Xem sơ đồ 16.1 sgk.
 Ghi nhận các kết quả thí nghiệm.
 Thực hiện C1.
I. Cách tạo ra dòng điện trong chân không
1. Bản chất của dòng điện trong chân không
+ Chân không là môi trường đã được lấy đi các phân tử khí. Nó không chứa các hạt tải điện nên không dẫn điện.
+ Để chân không dẫn điện ta phải đưa các electron vào trong đó.
+ Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào trong khoảng chân không đó.
2. Thí nghiệm
 Thí nghiệm cho thấy đường đặc tuyến V – A của dòng điện trong chân không
Hoạt động 2 (20 phút) : Tìm hiểu tia catôt.
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Giới thiệu thí nghiệm hình 16.3.
 Nêu các kết quả thí nghiệm.
+ Khi áp suất trong ống bằng áp suất khí quyển ta không thấy quá trình phóng điện
+ Khi áp suất trong ống đã đủ nhỏ, trong ống có quá trình phóng điện tự lực, trong ống có cột sáng anôt và khoảng tối catôt.
+ Khi áp suất trong ống hạ xuống còn khoảng 10-3mmHg, khoảng tối catôt chiếm toàn bộ ống. Quá trình phóng điện vẫn duy trì và ở phía đối diện với catôt, thành ống thủy tinh phát ánh sáng màu vàng lục.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
 Giới thiệu tia catôt.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C3.
 Dẫn dắt để giới thiệu các tính chất của tia catôt.
 Yêu cầu học sinh nêu bản chất của tia catôt.
 Giới thiệu ứng dụng của tia catôt.
 Xem hình minh họa thí nghiệm 16.3.
 Ghi nhận các kết quả thí nghiệm.
Thực hiện C2.
 Ghi nhận tia catôt.
 Thực hiện C3.
 Theo các gợi ý của gv lần lượt nêu các tính chất của tia catôt.
 Nêu bản chất của tia catôt.
 Ghi nhận ứng dụng của tia catôt.
II. Tia catôt
1. Thí nghiệm
 Ta gọi tia phát ra từ catôt làm huỳnh quang thủy tinh là tia catôt.
+ Tiếp tục hút khí để đạt chân không tốt hơn nữa thì quá trình phóng điện biến mất.
2. Tính chất của tia catôt
+ Tia catôt phát ra từ catôt theo phương vuông góc với bề mặt catôt. Gặp một vật cản, nó bị chặn lại làm vật đó tích điện âm.
+ Tia catôt nmang năng lượng: nó có thể làm đen phim ảnh, làm huỳnh quang một số tinh thể, làm kim loại phát ra tia X, làm nóng các vật mà nó rọi vào và tác dụng lực lên các vật đó
+ Tia catôt bị lệch trong điện tường và từ trường.
3. Bản chất của tia catôt
 Tia catôt thực chất là dòng electron phát ra từ catôt, có năng lượng lớn và bay tự do trong không gian.
4. Ứng dụng
 Ứng dụng phổ biến nhất của tia catôt là để làm ống phóng điện tử và đèn hình.
C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
1. Củng cố kiến thức (3’)
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (1’)
Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập từ 8 đến 11 trang 99 sgk và 13.11, 16.12, 16.14 sbt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc