Giáo án Vật lý 10 cơ bản

Giáo án Vật lý 10 cơ bản

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

-Hiểu được những khái niệm cơ bản: chuyển động cơ, quỹ đạo, hệ toạ độ, hệ quy chiếu.

-Phân biệt được: hệ quy chiếu và hệ toạ độ, thời điểm và thời gian.

-Nêu được ví dụ về chất điểm, chuyển động, vật mốc và mốc thời gian.

2. Kĩ năng

 -Xác định được vị trí của một điểm trên một quỹ đạo cong hoặc thẳng.

 -Làm các bài toán về hệ quy chiếu và đổi mốc thời gian.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên

 -Xem lại phần tương ứng SGK THCS mà học sinh đã được học.

 -Soạn giáo án, chuẩn bị tình huống cho học sinh thảo luận.

2. Học sinh

 -Xem lại phần kiến thức tương ứng lớp 8 đã học.

 -Thước, bút chì, SGK, SBT.

III.Tổ chức các hoạt động dạy học

 

doc 72 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1524Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1: Chuyển động cơ 
 Ngày soạn:
 Tiết thứ: 1
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
-Hiểu được những khái niệm cơ bản: chuyển động cơ, quỹ đạo, hệ toạ độ, hệ quy chiếu.
-Phân biệt được: hệ quy chiếu và hệ toạ độ, thời điểm và thời gian.
-Nêu được ví dụ về chất điểm, chuyển động, vật mốc và mốc thời gian.
2. Kĩ năng
	-Xác định được vị trí của một điểm trên một quỹ đạo cong hoặc thẳng.
 -Làm các bài toán về hệ quy chiếu và đổi mốc thời gian.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên
 -Xem lại phần tương ứng SGK THCS mà học sinh đã được học.
 -Soạn giáo án, chuẩn bị tình huống cho học sinh thảo luận.
2. Học sinh
 -Xem lại phần kiến thức tương ứng lớp 8 đã học.
 -Thước, bút chì, SGK, SBT.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 (7phút): Tìm hiểu các khái niệm chất điểm, quỹ đạo của chuyển động và nhắc lại các khái niệm của chuyển động.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Trả lời câu hỏi của GV
 +Khái niệm chuyển động cơ và lấy VD
 +Khái niệm chất điểm và lấy VD
 +Phân biệt những trường hợp vật chuyển động coi là chất điểm và không coi là chất điểm
 +Khái niệm quỹ đạo chyển động
-Trả lời câu hỏi C1
-Đặt câu hỏi và gợi ý cho HS
 +Hãy nhắc lại khái niệm chyển động cơ và cho VD
 +Lấy VD và phân tích để học sinh đưa ra khái niệm chất điểm
 +Nêu VD về chất điểm để phân biệt
 +Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK và đưa ra khái niệm quỹ đạo
 -Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C1
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu cách xác định vị trí của vật trong không gian
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Quan sát hình 1.1 để chỉ ra vật làm mốc
-Nhắc lại khái niệm vật làm mốc và thước đo
-Ghi nhận cách xác định vật làm mốc và vận dụng trả lời câu hỏi C1 và C2
-Yêu cầu HS chỉ ra vật mốc trong H.1.1
- Nêu và phân tích cách xác định vị trí của vật trên quỹ đạo cho trước và trong không gian bằng vật làm mốc và hệ toạ độ
-Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C1 và C2
Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu cách xác định thời gian trong chuyển động và hệ quy chiếu
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Trả lời câu hỏi của GV
+Chỉ rõ mốc thời gian
+Nêu dụng cụ dùng để đo khoảng thời gian
-Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C4
-Trả lời câu hỏi của GV:
+Khái niệm hệ quy chiếu
+Phân biệt hệ quy chiếu và hệ toạ độ
+Nêu sự cần thiết phải sử dụng hệ quy chiếu
-Hướng dẫn HS tìm hiểu và phân biệt các khái niệm: thời điểm, thời gian, mốc thời gian, dụng cụ đo khoảng thời gian
-Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C4
-Hướng dẫn HS tìm hiểu hệ quy chiếu và sự cần thiết phải sử dụng hệ quy chiếu
Hoạt động 4 (6 phút): Củng cố, vận dụng
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Tự khắc sâu kiến thức
-Vận dụng kiến thức hoàn thành phiếu học tập
-Tổng kết kiến thức trong bài
-Giao phiếu học tập yêu cầu, hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu học tập
Hoạt động 5 (2phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Ghi những chuẩn bị cho bài sau
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
-Yêu cầu HS chuẩn bị cho bài sau
Bài 2: Chuyển động thẳng đều
Ngày soạn: 
Tiết thứ: 2
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
	-Nêu được định nghĩa chuyển động thẳng đều
	-Viết được dạng phương trình của chuyển động thẳng đều.
2. Kỹ năng
	-Vận dụng được công thức tính đường đi và phương trình chuyển động để giải các bài tập về chuyển động thẳng đều.
	-Vẽ được đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều.
	-Từ đồ thị biết cách xác định: vị trí và thời điểm xuất phát, vị trí và thời điểm gặp nhau, thời gian chuyển động.
	-Nhận biết được một chuyển động thẳng đều trong thực tế.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên
	-Đọc phần tương ứng SGK THCS
	-Chuẩn bi đồ thị H.2.2
	-Chuẩn bị một số bài tập về CĐ có đồ thị toạ độ khác nhau
2. Học sinh
	Ôn lại kiến thức về hệ toạ độ, hệ quy chiếu
III.Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 (10 phút): Ôn lại kiến thức về chuyển động thẳng đều
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nhắc lại công thức tính vận tốc và quãng đường đi được đã học ở THCS
Đặt câu hỏi giúp HS ôn lại kiến thức đã học ở THCS
Hoạt động 2(10 phút): Tìm hiểu khái niệm về chuyển động thẳng đều và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều.
Hoạt động của học sinh
Trợ giiúp của giáo viên
- Xác định quãng đường đi được của chất điểm S = x1 – x2.
- Tính tốc độ trung bình Vtb= s / t.
- Nêu định nghĩa chuyển động thẳng đều.
- Nêu ý nghĩa vận tốc, tốc độ trung bình.
- Đọc SGK, lập công thức tính quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều. 
- Mô tả sự thay đổi vị trí của chất điểm và yêu cầu HS xác định quãng đường đi được của chất điểm.
- Yêu cầu HS xác định tốc độ trung bình và nói rõ ý nghĩa của tốc độ trung bình.
- Yêu cầu HS tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều.
Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu về phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Làm việc theo nhóm xây dựng phương trình vị trí của chất điểm
-Làm việc theo nhóm để vẽ đồ thị toạ độ – thời gian 
-Nhận xét dạng đồ thị
- Nêu và phân tích bài toán xác định vị trí của một chất điểm trên trục toạ độ đã chọn trước để đưa ra khái niệm phương trình chuyển động
-Yêu cầu lập bảng (x,t) và vẽ đồ thị
-Cho học sinh thảo luận 
-Nhận xét kết quả từng nhóm
Hoạt động 4 (13 phút): Củng cố, vận dụng
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Tự khắc sâu kiến thức
-Vận dụng kiến thức hoàn thành phiếu học tập
-Tổng kết kiến thức trong bài
-Giao phiếu học tập yêu cầu, hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu học tập
Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Ghi những chuẩn bị cho bài sau
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài sau
Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều
Ngày soạn:
Tiết thứ: 3 - 4
I.Mục tiêu
1 .Kiến thức
-Viết được biểu thức định nghĩa và vẽ được véctơ biểu diễn tốc độ tức thời, nêu được ý nghĩa các đại lượng vật lý trong biểu thức.
-Nêu được định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều, chậm dần đều.
-Viết được phương trình tốc độ của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều.
-Viết được công thức tính và nêu được những đặc điểm về phương chiều và độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều.
-Viết được công thức tính đường đi và phương trình của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều, nêu rõ dấu của các đại lượng.
2. Kĩ năng
	Vận dụng giải được bài tập đơn giản về chuyển động biến đổi đều.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên
	-Chuẩn bị thí nghiệm chuyển động của vật trên máng nghiêng.
2. Học sinh
	-Ôn lại kiến thức về chuyển động thẳng đều.
III.Tổ chức các hoạt động lên lớp
Tiết 3
Hoạt động1 (5phút): Nhận thức các vấn đề của bài học
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Cá nhân trả lời câu hỏi của GV
-Làm quen với khái niệm “vận tốc tức thời”
-Kiểm tra kiến thức cũ:
+Khái niệm chuyển động thẳng đều
+Công thức đường đi và phương trình chuyển động thẳng đều
-Lập luận để HS làm quen với khái niệm “vận tốc tức thời”
Hoạt động2 (10 phút): Tìm hiểu khái niệm vận tốc tức thời và chuyển động thẳng biến đổi đều.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV để:
+Nắm được khái niệm vận tốc tức thời
+Biết cách biểu diễn véctơ vận tốc tức thời
-Trả lời câu hỏi C1, C2
-Nêu được định nghĩa CĐTBĐĐ,NDĐ,CDĐ
-Nêu và phân tích các đại lượng vận tốc tức thời và véctơ vận tốc tức thời
-Hướng dẫn HS trả lời C1, C2
-Phân tích CĐTBĐĐ, NDĐ, CDĐ
Hoạt động 3(14 phút): Nghiên cứu khái niệm gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Cùng GV làm thí nghiệm và ghi lại các số liệu
-Xử lí số liệu và rút ra các nhận xét
-Cùng với GV xây dựng công thức tính gia tốc
-Thảo luận rút ra các yếu tố xác định véctơ gia tốc và biểu diễn véctơ gia tốc
-Gợi ý CĐTNDĐ có tốc độ tăng đều đặn theo thời gian
-Làm thí nghiệm cho HS quan sát
-Hướng dẫn và gợi ý cho HS xây dựng biểu thức tính gia tốc, định nghĩa và đơn vị gia tốc
-Đặt câu hỏi để HS tìm ra các yếu tố của véctơ gia tốc
Hoạt động 4(8 phút): Nghiên cứu vận tốc trong chuyển động nhanh dần đều
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Xây dựng công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
-Nhận xét dấu của gia tốc và vận tốc
-Nhận xét đồ thị vận tốc - thời gian
-Trả lời C3, C4
-Gợi ý cho HS xây dựng công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
-Hướng dẫn HS trả lời C3, C4
Hoạt động 5(6 phút): Xây dựng công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng nhanh dần đều và mối quan hệ giữa a, v, vo, S
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Xây dựng công thức đường đi trong và trả lời C5
-Ghi nhận mối quan hêi giữa gia tốc, vận tốc và đường đi
-Nêu và phân tích công thức tính tốc độ trung bình trong chuyển động thẳng nhanh dần đều 
-Lưu ý mối quan hệ không phụ thuộc thời gian chuyển động
Hoạt động 6 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Ghi những chuẩn bị cho bài sau
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài sau
Tiết 4
Hoạt động 1(3 phút): Nhắc lại kiến thức về chuyển động thẳng nhanh dần đều
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Trả lời câu hỏi của GV: 
+Viết công thức tính gia tốc, vận tốc, đường đi của CĐTNDĐ.
+Ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức.
-Đặt câu hỏi kiểm tra kiến thúc cũ của HS.
-Nhận xét và đánh giá câu trả lời của HS.
Hoạt động 2(3 phút): Thành lập phương trình chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Trả lời câu hỏi của GV:
+Xây dựng phương trình chuyển động
+Lưu ý dấu của các đại lượng
Gợi ý cho HS:
+Dựa vào phương trình chuyển động thẳng đều
+Nhận xét dấu của vo và a
Hoạt động 3(22 phút): Nghiên cứu thực nghiệm một chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Xây dựng phương án để xác định chuyển động của hòn bi lăn trên máng nghiêng có phải là một CĐTNDĐ không.
-Ghi lại kết quả thực nghiệm và rút ra nhận xét về chuyển động của hòn bi.
-Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
-Gợi ý chọn xo= 0; vo= 0 để phương trình chuyển động đơn giản
-Tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát và nhận xét.
Hoạt động 4(10 phút): Tìm hiểu các đặc điểm của chuyển động thẳng chậm dần đều. 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Xây dựng công thức tính gia tốc và biểu diễn véctơ gia tốc trong CĐTCDĐ.
-Xây dựng công thức tính tốc độ và vẽ đồ thị toạ độ - thời gian.
-Xây dựng công thức tính đường đi và phương trình chuyển động.
-Trả lời C7, C8
-Gợi ý CĐTCDĐ có tốc độ giảm dần đều theo thời gian
-Dựa vào công thức CĐTNDĐ
-Xét dấu các đại lượng trong biểu thức
-Hướng dẫn HS trả lời C7, C8
Hoạt động 5(5 phút): Củng cố, vận dụng
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoàn thành những yêu cầu trong phiếu học tập 
-Nhắc lại kiến thức trọng tâm trong bài
-Hướng dẫn HS hoàn thàn ...  luật bảo toàn động lượng.
	-Đệm không khí, xe nhỏ chuyển động trên đệm không khí, các lò xo, dây buộc, đồng hồ hiện số.
2. Học sinh
	Ôn lại các định luật Niutơn.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 37
Hoạt động 1(15 phút): Tìm hiểu khái niệm xung lượng của lực
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Nhận xét về tác dụng và thời gian tác dụng lực trong các VD của GV
-Nhận xét về tác dụng của lực đó đối với trạng thái chuyển động của vật
-Nêu các VD các vật chịu tác dụng của các lực lớn trong thời gian ngắn
-Nêu và phân tích khái niệm xung lượng của lực
Hoạt động 2(15 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Đọc SGK
-Xây dựng phương trình 23.1theo hướng dẫn của GV
-Nhận xét về hai vế của phương trình 23.1
-Trả lời C1, C2
Nêu bài toán xác định tác dụng củaxung lượng của lực
-Gợi ý: Xác định biểu thức tính gia ntốc của vật và áp dụng định luâtk II Niutơn cho vật
-Giới thiệu khái niệm động lượng
Hoạt động 3(13 phút): Xây dựng và vận dụng phương trình 23.3a
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Xây dựng phương trình 23.3a
-Phát biểu ý nghĩa các đại lượng trong phương trình 23.3a
-Vận dụng làm bài tập VD
-Hướng dẫn: Viết lại biểu thức 23.1 bằng cách sử dụng biểu thức động lượng
-Mở rộng: phương trình 23.3b là một cách diễn đạt khác của định luật II Niutơn
Hoạt động 4(2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Ghi những chuẩn bị cho bài sau
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài sau
Tiết 38
Hoạt động 1(10 phút): Tìm hiểu định luật bảo toàn động lượng
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Nhận xét về lực tương tác giữa các vật trong hệ
-Tính độ biến thiên động lượng của từng vật 
-Tính độ biến thiên động lượng của hệ hai vật. Từ đó nhận xét về động lượng của hệ hai vật
-Nêu và phân tích khái niệm hệ cô lập
-Nêu và phân tích bài toán xét hệ cô lập gồm hai vật
-Gợi ý: Sủ dụng phương trình 23.3b
-Phát biểu định luật bảo toàn động lượng
Hoạt động 2(12 phút): Xét bài toán va chạm mềm
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Đọc SGK
-Xác định tính chất của hệ vật
-Xác định vận tốc của hai vật sau va chạm
-Nêu và phân tích bài toán va chạm mềm
-Gợi ý: Sử dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ hai vật cô lập
Hoạt động 3(13 phút): Tìm hiểu chuyển động bằng phản lực
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Viết biểu thức động lượng của hệ tên lửa và khí trước và sau khi phụt khí
-Xác định vận tốc của tên lửa sau khi phụt khí (xây dựng biểu thức 23.7)
-Giải thích C3
-Nêu bài toán chuyển động của tên lửa
-Hướng dẫn: Xét hệ tên lửa và khí là hệ cô lập
-Hướng dẫn: hệ súng và đạn ban đầu đứng yên
Hoạt động 4(8 phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Làm bài tập 6, 7 SGK
Hướng dẫn: xác định tính chất của hệ vật rồi áp dụng biểu thức 23.3 hoặc định luật bảo toàn động lượng
Hoạt động 5(2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Ghi những chuẩn bị cho bài sau
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài sau
Bài 24: Công và công suất 
Ngày soạn:
Tiết thứ: 39 - 40
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	-Phát biểu được định nghĩa công của một lực
	-Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản
	-Phát biểu được định nghĩa công và công suất
2. Kỹ năng
	-Rèn kĩ năng phân tích, giải thích, tổng hợp, so sánh
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
	Đọc phần tương ứng trong SGK 8
2. Học sinh
	-Cách phân tích lực
	-Khái niệm công, công suất ở lớp 8
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 39
Hoạt động 1(10 phút): Ôn lại kiến thức về công
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Nhớ lại khái niệm và công thức tính công đã học ở THCS
-Lấy VD về lực sinh công
-Nêu câu hỏi và nhận xét câu trả lời
-Nhắc lại hai trường hợp HS đã được học: lực cùng hướng và vuông góc với dịch chuyển
Hoạt động 2(20 phút): Xây dựng công thức tính công tổng quát
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Đọc SGK
-Phân tích lực tác dụng lên vật thành hai thành phần
-Nhận xét khả năng thực hiên công của hai lực thành phần
-Tính công của lực thành phần. Viết công thức tính công tổng quát
-Nêu và phân tích bài toán tính công tổng quát
-Hướng dẫn: thành phần nào tạo ra CĐ không mong muốn?
-Hướng dẫn sử dụng A = F. s
-Nhận xét công thức tính công tổng quát
Hoạt động 3(13 phút): Vận dụng công thức tính công
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Làm bài tập 6 SGK
-Lưu ý sử dụng thuật ngữ về công
-Nêu và phân tích định nghĩa về công
Hoạt động 4(2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Ghi những chuẩn bị cho bài sau
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài sau
Tiết 40
Hoạt động 1(15 phút): Tìm hiểu trường hợp công cản
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Trường hợp nào vật sinh công âm
-Nhận xét về tác dụng của các thành phần của trọng lực đối với chuyển động của vật
-Trả lời C2
-Làm bài tập VD
-Hướng dẫn: xét các đại lượng trong biểu thức 24.3
-Nêu và phân tích trường hợp của trọng lực khi vật lên dốc
-Nêu và phân tích ý nghĩa của trường hợp vật sinh công âm
Hoạt động 2(13 phút): Tìm hiểu khái niệm công suất
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Đọc SGK và trình bày về khái niệm và đơn vị của công suất
-Trả lời C3
-Cho HS đọc SGK. 
-Nêu câu hỏi C3
-NHận xét trình bày của HS
Hoạt động 3(10 phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Làm bài tập 7 SGK
-Đọc phần “Em có biết”
-Hướng dẫn: lực tối thiểu để nâng vật lên có độ lớn bằng trọng lượng của vật
Hoạt động 4(2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Ghi những chuẩn bị cho bài sau
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài sau
Bài tập
Ngày soạn:	
 	Tiết thứ: 41
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-Nắm được các công thức động lượng và định luật bảo toàn động lượng. Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản (lực không đổi, chuyển dời thẳng).
- Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa công suất.
-Nắm được phương pháp giải bài tập về các định luật bảo toàn
-Biết cách vận dụng giải được các bài tập trong chương trình.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện óc phân tích tổng hợp, tư duy lôgic.
- Biết các cách trình bày kết quả bài tập.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
	-Các đề bài tập.
	-Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm .
-Biên soạn các bước giải bài tập .
 2.Học sinh:
	-Tìm hiểu cách chọn hệ qui chiếu.
	-Xem lại kiến thức toán học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
-Nội dung, biểu thức của định luật bảo toàn động lượng, công của một lực trong trường hợp đơn giản (lực không đổi, chuyển dời thẳng).
- Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa công suất.
 -Nhận xét câu trả lời
-Đặt câu hỏi cho học sinh.
 -Nhận xét câu trả lời
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các thông tin bài toán 1, đưa ra phương pháp giải một bài tập. 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Đọc bài toán mà giáo viên yêu cầu.
- Làm việc cá nhân:
Tóm tắt thông tin từ bài toán.
Tìm hiểu các kiến thức, các kỹ năng liên quan đến bài toán yêu cầu.
-Thảo luận: Nêu các bước giải toán.
-Đặt câu hỏi cho học sinh:
Cho HS đọc bài toán 6,7 (SGK).
-Gợi ý, đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận theo nhóm.
-Nhận xét câu trả lời, đáp án.
 -Đưa các bước giải toán.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các thông tin bài toán 2 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
- Đọc bài toán mà giáo viên yêu cầu.
- Làm việc cá nhân:
Tóm tắt thông tin từ bài toán.
Tìm hiểu các kiến thức, các kỹ năng liên quan đến bài toán yêu cầu.
-Thảo luận: Nêu các bước giải toán 
-Đặt câu hỏi cho học sinh:
 Cho HS đọc bài toán 24.4(SBT).
-Gợi ý, đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận theo nhóm.
 -Nhận xét câu trả lời, đáp án.
Hoạt động 4 : Vận dụng, củng cố
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
-Thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung đã chuẩn bị.
-Ghi nhận các bước giải, cách khảo sát một chuyển động 
-Đặt câu hỏi cho học sinh:
-Gợi ý, đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận theo nhóm.
-Nhận xét câu trả lời, đáp án.
-Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy
Hoạt động 5 : Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Những sự chuẩn bị cho bài sau. 
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
-Yêu cầu: HS chuẩn bị cho bài sau. 
Bài 2: Chuyển động thẳng đều
Ngày soạn:
Tiết thứ: 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
2. Học sinh
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 2(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 3(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 4(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 5(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 6(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 7(2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Ghi những chuẩn bị cho bài sau
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài sau
Bài 2: Chuyển động thẳng đều
Ngày soạn:
Tiết thứ: 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
2. Học sinh
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 2(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 3(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 4(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 5(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 6(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 7(2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Ghi những chuẩn bị cho bài sau
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài sau
Bài 2: Chuyển động thẳng đều
Ngày soạn:
Tiết thứ: 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
2. Học sinh
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 2(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 3(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 4(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 5(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 6(5 phút): 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 7(2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Ghi những chuẩn bị cho bài sau
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CƠ BẢN 10.doc