I Mục tiêu:
- Nhắc lại được một số khái niệm đã học ở lớp dưới và bổ sung thêm một số khái niệm mới.
- Trình bày được khái niệm điện tích điểm và cấu tạo của điện nghiệm.
- Trình bày được phương chiều và độ lớn của lực tương tác.
- Biết cách biểu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng các vectơ.
- Biết cách tìm được lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực.
II Chuẩn bị :
Giáo viên: Các dụng cụ thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát.
Học sinh : Ôn lại các kiến thức về điện tích ở vật lý lớp 7.
Tóm tắt nội dung ghi bảng
1. Hai loại điện tích. Sự nhiễm điện của các vật
a) Hai loại điện tích
- Có hai loại điện tích : Điện tích dương và điện tích âm.
- Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau.
- Đơn vị điện tích là Coulomb (C).
b) Sự nhiễm điện của các vật
GIÁO ÁN VẬT LÍ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂM HỌC 2010-2011 @@@ Chương 1 ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG Bài 1 : ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT COULOMB Ngày soạn : 15/8 Tiết PPCT: 1 I Mục tiêu: - Nhắc lại được một số khái niệm đã học ở lớp dưới và bổ sung thêm một số khái niệm mới. - Trình bày được khái niệm điện tích điểm và cấu tạo của điện nghiệm. - Trình bày được phương chiều và độ lớn của lực tương tác. - Biết cách biểu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng các vectơ. - Biết cách tìm được lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực. II Chuẩn bị : Giáo viên: Các dụng cụ thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát. Học sinh : Ôn lại các kiến thức về điện tích ở vật lý lớp 7. Tóm tắt nội dung ghi bảng Hai loại điện tích. Sự nhiễm điện của các vật Hai loại điện tích - Có hai loại điện tích : Điện tích dương và điện tích âm. - Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau. - Đơn vị điện tích là Coulomb (C). Sự nhiễm điện của các vật - Nhiễm điện do cọ sát. - Nhiễm điện do tiếp xúc. - Nhiễm điện do hưởng ứng. Định luật Culông Khái niệm: Điện tích điểm ; Phát biểu định luật ( SGK) Biều thức F = K r : khoảng cách giữa hai điện tích điểm : m F = K Hệ số tỉ lệ K = 9.109 Lực tương tác của các điện tích trong môi trường điện môi ( Chất cách điện ) : Hằng số điện môi. III Tổ chức hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Tạo tình huống học tập Thời gian dự kiến : 2’ GV : Các em đã biết trong tự nhiên có các hạt mang điện, vậy thì có mấy loại điện tích và các điện tích này tương tác với nhau như thế nào? Lực tương tác phụ thuộc vào các yếu tố nào và xác định bằng công thức nào? Tiết hôm nay chúng ta sẽ làm rõ đều này. Hoạt động 2 : Hai loại điện tích . Sự nhiễm điện của các vật Thời gian dự kiến : 15’ Mục tiêu của hoạt động : Nhắc lại các kiến thức đã học và bổ sung thêm các khái niệm mới. Hình thức tổ chức : Cá nhân Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu hs đọc sgk và trả lời câu hỏi : Có mấy loại điện tích? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào? Electron mang điện tích âm hay dương và có độ lớn bằng bao nhiêu? So sánh điện tích của một hạt với điện tích của electron? Điện nghiệm được cấu tạo như thế nào? - GV làm thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện do cọ sát và thông báo về sự nhiễm điện của vật. - GV yêu cầu hs đọc sgk và trả lời các câu hỏi sau : - Hiện tượng nhiễmđiện do tiếp xúc là hiện tượng như thế nào? - Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng như thế nào? - Nêu các đặc điểm khác nhau của hai loại nhiễm điện này? - Nhận xét câu trả lời của hs - Hướng dẫn hs trả lời C1 Học sinh tiếp nhận thông tin và trả lời câu hỏi. Học sinh được gọi để trả lời câu trả lời theo yêu cầu của giáo viên. Quan sát giáo viên làm thí nghiệm để nêu kết quả thí nghiệm. - Hs tiếp nhận thông tin - Hs được gọi trình bày câu trả lời theo yêu cầu của giáo viên. - Trả lời câu hỏi C1 Hoạt động 3 : Định luật Coulomb (Thời gian dự kiến : 20’) Mục tiêu :- Trình bày được phương, chiều và độ lớn của lực tương tác giữa các điện tích điểm trong chân không. Biết cách biểu diễn lực tương tác bằng vectơ Biết cách tìm lực tổng hợp bằng phép cộng vectơ. Hình thức tổ chức : Cá nhân Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh đọc sgk và cho biết thế nào là điện tích điểm? - GV tóm tắt và giới thiệu cân xoắn Culông và trình bày thí nghiệm để dẫn đến các kết quả về sự phụ thuộc về lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào khoảng cách , độ lớn hai điện tích điểm. - Yêu cầu học sinh biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích cùng dấu, khác dấu? - Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C2 - Kết luận lại vấn đề. - Đọc sách và trả lời câu hỏi của giáo viên. - Lưu ý khái niệm đện tích điểm là khái niệm có tính tương đối. - Nêu các kết quả thí nghiệm của Coulomb tìm được về sự phụ thuộc lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào khoảng cách và độ lớn của chúng. - Kết hợp các kết quả thí nghiệm ở trên để, phát biểu nội dung, viết biểu thức của định luật Coulomb : - Biểu thức : F = K Hệ số tỉ lệ K = 9.109 - Học sinh được gọi trình bày câu trả lời theo yêu cầu của giáo viên. - Lĩnh hội và ghi chép vào vở Hoạt động 4 : Lực tương tác của các điện tích điểm trong điện môi Thời gian dự kiến : 4’ Hình thức tồ chức : Cá nhân Mục tiêu :- Trả lời được câu hỏi thế nào là điện mô.i Xác định được lực tương tác trong điện môi. Ý nghĩa vật lý hằng số điện môi. Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh -Yêu cầu học sinh đọc sgk và trả lời câu hỏi : Điện môi là gì? - Thông báo kết thực nghiệm : Lực tương tác trong môi trường cách điện giảm đi lần trong chân không. - Từ biểu thức định luật Culông trong điện môi hãy cho biết ý nghĩa vật lý của hằng số điện môi? VD : nước = 81 có ý nghĩa như thế nào ? - Nhận xét câu trả lời của học sinh - Đọc sgk và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - Từ thông báo của GV rút ra biểu thức định luật Culông trong điện môi. - Biểu thức : F = K : Hằng số điện môi. - Trả lời câu hỏi của GV - Lĩnh hội và ghi chép vào vở. Hoạt động 5 : Củng cố và giao nhiệm vụ học tập ở nhà Thời gian dự kiến : 4 Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nhấn mạnh về biều thức và đơn vị các đại lượng trong biểu thức định luật Culông. - Làm các bài tập 2,3 trang 9 SGK - Các bài tập 1.2,1.20,1.24,1.27 SBT - Cùng GV làm bài tập 4/9 SGK. - Ghi câu hỏi về nhà - Chuẩn bị cho bài sau. IV: Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ @@@ Bài 2 : THUYẾT ELECTRON ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH Ngày soạn : 17/8 Tiết PPCT : 2 I Mục tiêu - Trình bày được những nội dung chính của thuyết electron. Từ đó trình bày được ý nghĩa của các khái niệm hạt mang điện và vật nhiễm điện. - Giải thích được tính dẫn điện , tính cách điện của một chất, ba hiện tượng nhiễm điện của các vật. - Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn điện tích. II Chuẩn bị : Giáo viên : Những đồ dùng trong thí nghiệm về nhiễm do cọ sát, các quả cầu bằng kim loại, máy phát tĩnh điện. Học sinh : Ôn lại hiện tượng nhiễm điện do co xát, chất cách điện, chất dẫn điện. Tóm tắt nội dung ghi bảng Thuyết electron - Bình thường nguyên tử trung hoà về điện + Nếu nguyên tử mất đi một số electron -> ion dương + Nếu nguyên tử nhận thêm một số electron -> ion âm. - Khối lượng của electron rất nhỏ nên độ linh hoạt rất lớn -> gây nên các hiện tượng điện. + Vật nhiễm điện âm là vậthữa điện âm. + Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron. Chất dẫn điện và chất cách đện. a) Chất dẫn điện : Là chất chứa nhiều các điện tích tự do . Ví dụ : Kim loại chứa nhiều các electron tự do. b) Chất cách điện : Là chất chứa rất ít điện tích tự do. Ví dụ : Cao su, gỗ khô, thuỷ tinh Giải thích ba hiện tượng nhiễm điện. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát SGK Nhiễm điện do tiếp xúc. SGK Nhiễm điện do hưởng ứng SGK Định luật bảo toàn điện tích Ở một hệ cô lập về điện thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số. III Tổ chức hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ : - Phát biểu và viết biểu thức định luật Culông - Làm bài tập 3/9 SGK 2. Hoạt động dạy học Hoạt động 1 : Vào bài Thời gian dự kiến : 2’ Tiết trước chúng ta đã biết 3 cách nhiễm điện cho vật, vì sao lại như vậy? Bản chất của quá trình đó như thế nào ? Tiết hôm nay chúng ta sẽ dựa vào sự cư trú và chuyển động của electron gọi là thuyết electron để giải thích các hiện tượng trên. Vậy thì nội dung của thuyết electron như thế nào? Và các hiện tượng trên sẽ được giải thích ra sao chúng ta hãy tìm hiểu . Hoạt động 2 : Tìm hiểu thuyết electron và từ thuyết electron định nghĩa chất dẫn điện, chất cách điện. Thời gian dự kiến : 20’ Hình thức tổ chức : Cá nhân Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nhắc lại cấu tạo nguyên tử - Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK nội dung thuyết electron và giải thích : Sự tạo thành ion âm, ion dương, vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm. - Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C1 , C2 . - Yêu cầu hịc sinh nhắc lại định nghĩa chất dẫn điện và chất cách điện ở lớp 7. - Cho học sinh phát biểu lại định nghĩa chất dẫn điện và chất cách điện thông qua điện tích tự do. - Hướng dẫn học sinh phân tích hai định nghĩa. - Đọc và tóm tắt nội dung của thuyết electron và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên + Sự hỉnh thành ion dương, ion âm + Sự di chuyển của các electron trong các vật hay từ vật này sang vật khác + Nguyên nhân gây ra các hiện tượng điện là do động thái cư trú hay di chuyển cua các electron. - Cùng với giáo viên trả lới câu hỏi C1 , C2 . - Ghi nội dung thuyết electron vào vở. - Nhắc lại định nghĩa chất dẫn điện và chất cách điện đã học ở THCS - Đọc SGK và phát biểu theo yêu cầu của GV - Đưa ra một số thí dụ cụ thực tế về vật liệu dẫn điện ,cách điện. - Phân tích hai định nghĩa ở lớp 7 và lớp 11 Hoạt động 3 : Vận dụng thuyết electron giải thích ba hiện tượng nhiễm điện Thời gian dự kiến : 15’ Hình thức tổ chức : Cá nhân Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hướng dẫn học sinh vận dung thuyết electron giải thích ba hiện tượng nhiễm điện. - Giới thiệu các hình vẽ 2.3,2.4,2.5 SGK để học sinh nghiên cứu nếu không có điều kiện làm thí nghiệm. - Nhận xét câu trả lời của học sinh từ đó rut ra kết luận. - Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C3 . - Dựa vào thông tin trong SGK trả lời câu hỏi của GV. - Trong các hiện tượng nhiễm điện do t ... ở Hoạt động 3 : Làm bài toán 3.13 SBT Thời gian dự kiến : 15’ Mục tiêu : Rèn luyện kỹ năng phân tích đề và vận dụng kiến thức giải bài tập. Hình thức hoạt động : Theo nhóm ( chia lớp làm 4 nhóm ) Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gọi1 hs đọc và tóm tắt bài tập 3.13 SBT - Cho các nhóm thảo luận - Hướng dẫn các nhóm cách làm - Gọi 1 đại diện của 1 nhóm lên trình bày - Mời các nhóm khác nhận xét - Nhận xét bài làm của hs - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên - Thảo luận theo nhóm - Lên trình bày khi được gọi - Nhận xét bài làm của nhóm khác theo yêu cầu của giáo viên. - Lĩnh hội và ghi chép vào vở Hoạt động 4 : Củng cố và giao nhiệm vụ học tập ở nhà Thời gian dự kiến : 2’ Hình thức hoạt động : Lớp Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kết luận chung 3 bài toán - Nhận xét hoạt động của từng nhóm ( Cho điểm nếu có ) - Giao các bài tập cho hs về nhà làm. - Dặn dò hs chuẩn bị bài mới - Lĩnh hội và ghi chép vào vở - Nhận nhiệm vụ học tập ở nhà. IV Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __@@@__ Bài : ÔN TẬP Ngày soạn 5/12 Tiết PPCT : 42 I Mục tiêu 1. Kiến thức - Hệ thống được kiến thức chương 2 và chương 3 + Dòng điện không đổi + Dòng điện trong các môi trường 2. Kỹ năng - Vận dụng các công thức đã học giải một số bài toán đơn giản II Chuẩn bị Giáo viên - Hệ thống các kiến thức - Một số bài toán các loại Học sinh - Xem trước các bài ôn tập Tóm tắt nội dung ghi bảng I. Tóm tắt lí thuyết 1. Nguồn điện: E = A/q 2. Định luật Ôm : I = 3 . Mắc các nguồn điện thành bộ: Mắc nối tiếp : Eb = E1 + E2 + .+ En rb = r1 + r2 +... + rn Mắc song song : Eb = E và rb = r 4. Điện năng và công suất điện Công và công suất của dòng điện A = UIt; P = UI Định luật Jun – Lenxơ Q = RI2t Công và công suất của nguồn điện A = E It ; P = E I. 5. Dòng điện trong các môi trường Định luật Faradây m = II. Bài tập Bài 1: 2.58/SBT Cho mạch điện như hình vẽ Ta có UAB = UAD + UDB = UDB - UDA Điện trở đoạn mạch DF là Cường độ dòng điện toàn mạch I = Hiệu điện thế giữa D và F là UDF = IRDF = 1,6V Vì R2 = R3 nên UDA = UDF/2 = 0,8V Ta lại có UDB = E1 – Ir1 = 2,3V Từ đó : UAB = UDB – UDA = 1,5 V Ta lại có UAC = UAB + UBC = UAB - IR1 = -2V Bài 2 : 3.19/SBT Tương tự III Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1 : Nhắc lại kiến thức Thời gian dự kiến : 8’ Mục tiêu : Hệ thống lại các kiến thức đã học. Hình thức hoạt động : Cá nhân Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức chương 2 và chương 3 - Nhận xét các câu trả lời của hs - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên - Tìm hiểu trong SGK và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Nhận xét câu trả lời của bạn Hoạt động 2 : Làm bài toán 2.58 SBT Thời gian dự kiến : 14’ Mục tiêu : Rèn luyện kỹ năng phân tích đề và vận dụng các công thức giải bài tập. Rút ra phương pháp chung Hình thức hoạt động : Theo nhóm ( chia lớp làm 4 nhóm ) Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gọi1 hs đọc và tóm tắt bài 2 .58 SBT - Cho các nhóm thảo luận - Hướng dẫn các nhóm cách làm - Gọi 1 đại diện của 1 nhóm lên trình bày - Mời các nhóm khác nhận xét - Nhận xét bài làm của hs - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên - Thảo luận theo nhóm - Lên trình bày khi được gọi - Nhận xét bài làm của nhóm khác theo yêu cầu của giáo viên. - Lĩnh hội và ghi chép vào vở Hoạt động 3 : Làm bài toán 3.19 SBT Thời gian dự kiến : 18’ Mục tiêu : Rèn luyện kỹ năng phân tích đề và vận dụng kiến thức giải bài tập. Hình thức hoạt động : Theo nhóm ( chia lớp làm 4 nhóm ) Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gọi1 hs đọc và tóm tắt bài tập 3.19 SBT - Cho các nhóm thảo luận - Hướng dẫn các nhóm cách làm - Gọi 1 đại diện của 1 nhóm lên trình bày - Mời các nhóm khác nhận xét - Nhận xét bài làm của hs - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên - Thảo luận theo nhóm - Lên trình bày khi được gọi - Nhận xét bài làm của nhóm khác theo yêu cầu của giáo viên. - Lĩnh hội và ghi chép vào vở Hoạt động 4 : Củng cố và giao nhiệm vụ học tập ở nhà Thời gian dự kiến : 5’ Hình thức hoạt động : Lớp Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kết luận chung 2 bài toán - Nhận xét hoạt động của từng nhóm ( Cho điểm nếu có ) - Giao các bài tập cho hs về nhà làm. - Dặn dò hs chuẩn bị bài mới - Lĩnh hội và ghi chép vào vở - Nhận nhiệm vụ học tập ở nhà. IV Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Bài : KIỂM TRA 1 TIẾT Ngày soạn 8/12 Tiết PPCT : 43 1. Phạm vi kiểm tra : Chương II và chương III 2. Ma trận đề kiểm tra Lĩnh vực kiểm tra. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL 1. Dòng điện không đổi – Nguồn điện. 1 (0,5) 1 (0,5) 2 (1) 2. Điện năng,công suất điện , ĐL Jun – Lenxơ. 1 (0,5) 1 (0,5) 3. Các dạng ĐL ôm – mắc nguồn điện thành bộ. 1 (0,5) 1 (3) 1 (0,5) 1 (3) 4. Dòng điện trong kim loại. 1 (0,5) 1 (0,5) 2 (1) 5. Dòng nhiệt điện - Hiện tượng siêu dẫn. 1 (0,5) 1 (0,5) 6. Dòng điện trong chất điện phân–ĐLFaraday 1 (0,5) 1 (0,5) 1 (0,5) 3 (1,5) 7. Dòng điện trong chân không 1 (0,5) 1 (0,5) 2 (1) 8. Dòng điện trong chất khí. 1 (0,5) 9. Dòng điện trong bán dẫn. 1 (0,5) 1 (0,5) Tổng 6 (3) 6 (3) 2 (1) 1 (3) 14 (7) 1 (3) 3 3 4 10 3. Nội dung đề Phần Trắc nghiệm (thời gian 30 phút) 1. Suất điện động của một nguồn điện được xác định bằng a. Lượng điện tích dịch chuyển qua nguồn điện trong một giây. b. Công lực lạ thực hiện khi dịch chuyển 1 đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường. c. Công lực điện thực hiện trong một giây. d. Điện lượng lớn nhất mà nguồn điện đó có thể cung cấp khi phát điện. 2. Hạt mang điện tự do trong kim loại là a. electron tự do b. ion dương c. ion âm d. electron tự do và ion dương 3. Chọn câu đúng. Trong dung dịch điện phân a. Chỉ khi có điện trường mới có hạt mang điện tự do b. Không có hạt mang điện tự do vì luôn tồn tại hai quá trình phân li và tái hợp. c. Luôn luôn có các ion dương và ion âm chuyển động tự do d. Tất cả a,b,c đều sai 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dòng điện qua bình chân không a. Dòng điện qua bình có chiều duy nhất từ anôt sang catốt. b. Dòng điện qua bình chân không là dòng các electron bức ra từ catốt bị nung nóng. c. Catốt phải bị nung nóng tới một nhiệt độ nào đó mới bắn electron. d. Dòng điện ban đầu qua bình là nhờ các hạt mang điện tự do có trong bình. 5. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của: a. Các electrton và các ion dương c. Các electron và các ion dương, ion âm b. Các electron d. Các electron và các ion âm 6. Tìm Câu đúng a. Trong bán dẫn mật độ electron luôn luôn bằng mật độ lỗ trống. b. Nhiệt độ càng cao, bán dẫn dẫn điện càng tốt c. Bán dẫn loại p tích điện dương vì mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron. d. Bán dẫn dẫn điện tốt hơn kim loại vì bán dẫn có hai loại hạt tải điện. 7. Một ấm điện có công suất 1000W. Để đun sôi lượng nước trong ấm thì cần cung cấp một nhiệt lượng Q = 540000J. Thời gian cần đun sôi nước là bao nhiêu biết hiệu suất của ấm là 90%. a. t = 10 phút b. t = 9 phút c. t = 8,1 phút d. t = 5,4phút 8. Có 6 nguồn giống nhau mắc như hình vẽ, mỗi nguồn có E = 4V, r = 1, suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn có giá trị nào sau đây. a. 12V; 3 b. 6V; 3 c.12V; 1,5 d. 12V; 3,5 9. Các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau do chúng có ? a. Tính chất hoá học khác nhau. b. Nhiệt độ nóng chảy khác nhau . c. Cả a và b đều đúng. d. Cấu trúc mạng tinh thể và mật độ electron tự do khác nhau. 10. Một cặp nhiệt điện có hệ số = 40µV/K, được đặt trong không khí ở nhiệt độ 250C, còn mối hàn kia được nung nóng đến 4250C. Suất nhiệt điện của cặp nhiệt điện này có giá trị : a. E = 14mV b. E = 16mV c. E = 6mV d. E = 10mV 11. Sự tạo thành các hạt mang điện tự do trong chất điện phân là do : a. Sự phân li của các phân tử chất tan trong dung dịch. b. Dòng điện qua chất điện phân. c. Sự trao đổi electron với các điện cực. d. Cả 3 nguyên nhân trên. 12. Nếu dòng anốt trong đèn điện tử bằng 1,6mA thì trong thời gian 1s số electron bay ra khỏi catốt là: a. 5.1016 hạt b. 1016 hạt c. 5.1015 hạt d. 1015 hạt 13. Hai nguồn có suất điện động E1 = 6V, E2 = 3V ,r1 = r2= 1 được mắc như hình vẽ. Hiệu điện thế UAB có giá trị nào sau đây? a. 4V b. 2V c. 3V d. 4,5V 14. Điện phân dung dịch NaCl với dòng điện có cường độ 2A. Sau 965s thể tích khí hiđrô (đkc) thu được ở catốt là? a. 1120 cm3 b. 2240cm3 c. 224 cm3 d. 112 cm3 Phần Tự Luận (thời gian 15 phút) ĐỀ A : E3, r3 Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó suất điện động và điện trở trong của các nguồn điện tương ứng là E1 = 3V; r1 = 2Ω; E2 = 8V; r2 = 3Ω. E3 = 2V; r3 = 1Ω . Các điện trở mạch ngoài là R1 = 72Ω; R2 = 12Ω; R3 = 24Ω. a. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn b. Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua điện trở R1. c. Tính hiệu điện thế UMN ĐỀ B : E3,r3 Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó suất điện động và điện trở trong của các nguồn tương ứng là E1 = 1,5V; r1 = 1Ω; E2 = 3V; r2 = 1Ω; E3 = 9V; r3 = 1Ω .Các điện trở mạch ngoài là R1 = 6Ω; R2 = 12Ω; R3 = 36Ω a. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn b. Tính cường độ dòng điện I3 chạy qua điện trở R3. c. Tính hiệu điện thế UMN ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đề 1 b a c d c b a c d b a b d c Đề 2 c d b a b d c a b c d c a b Đề 3 c d b a b d c a b c d c a b Đề 4 b a c d c b a c d b a b d c 4. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: