Giáo án Vật lí Lớp 11 - Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (Tiết 2) - Năm học 2019-2020

Giáo án Vật lí Lớp 11 - Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (Tiết 2) - Năm học 2019-2020

Bài 23: TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Phát biểu được định luật Len-xơ.

+ Phát biểu được định nghĩa và nêu được một số tính chất của dòng điện Fu-cô.

+ Vận dụng định luật Len-xơ để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau.

2. Kĩ năng:

+ Vận dụng được định luật len xơ xác định chiều dòng điện cảm ứng.

+ Vận dụng được kiến thức trong bài để giải các bài tập liên quan.

3. Thái độ:

+ Rèn luyện khả năng tự học, tinh thần hợp tác trong học tập.

+ Hứng thú, tập trung trong học tập.

+ Yêu thích bộ môn vật lí, có lòng say mê khoa học.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học : Đọc và nghiên cứu tài liệu.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong quá trình làm việc nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

+ Chuẩn bị các hình vẽ về các đường sức từ trong nhiều ví dụ khác nhau.

+ Chuẩn bị các thí nghiệm về cảm ứng từ.

 

docx 5 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 11 - Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (Tiết 2) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài: Từ thông.Cảm ứng điện từ
 Lớp:..Tiết: Ngày soạn: 14/05/2020
Bài 23: TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Phát biểu được định luật Len-xơ. 
+ Phát biểu được định nghĩa và nêu được một số tính chất của dòng điện Fu-cô.
+ Vận dụng định luật Len-xơ để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau.
2. Kĩ năng:
+ Vận dụng được định luật len xơ xác định chiều dòng điện cảm ứng.
+ Vận dụng được kiến thức trong bài để giải các bài tập liên quan.
3. Thái độ:
+ Rèn luyện khả năng tự học, tinh thần hợp tác trong học tập.
+ Hứng thú, tập trung trong học tập. 
+ Yêu thích bộ môn vật lí, có lòng say mê khoa học.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học : Đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề sáng tạo.
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong quá trình làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
+ Chuẩn bị các hình vẽ về các đường sức từ trong nhiều ví dụ khác nhau.
+ Chuẩn bị các thí nghiệm về cảm ứng từ.
+ Giáo án điện tử.
2. Học sinh:
+ Ôn lại về từ thông và các ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, dạy học theo nhóm, phỏng vấn, bản đồ tư duy.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút).
- Viết công thức tính từ thông và nêu rõ các đại lượng trong công thức.
- Nêu hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nào?
3. Bài mới:
3.1. Hướng dẫn chung:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Đặt vấn đề
3 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu định luật len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
10 phút
Hoạt động 3
Tìm hiểu dòng điện Fu-cô
10 phút
Luyện tập
Hoạt động 4
Hệ thống hóa kiến thức và bài tập.
10 phút
Vận dụng
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà
5 phút
Tìm tòi, mở rộng
3.2. Cụ thể từng hoạt động:
A. Khởi động: 
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3 phút) 
a. Mục tiêu hoạt động:
Nêu tình huống có vấn đề về định luật Len-xơ.
b. Tổ chức hoạt động:
- Chiều của dòng điện cảm ứng xác định như thế nào?
- Dòng điện cảm ứng còn xuất hiện trong những trường hợp đặc biệt nào?
c. Sản phẩm hoạt động: Ghi nhớ nhiệm vụ cần giải quyết.
B. Hình thành kiến thức (20 phút)
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng (10 phút).
a. Mục tiêu hoạt động: Nắm được nội dung định luật Len-xơ.
b. Tổ chức hoạt động:
- Quy luật xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín.
- Trường hợp từ thông qua C biến thiên do kết quả của chuyển động.
c. Sản phẩm hoạt động: Nội dung của định luật Len-xơ.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Nhắc lại mối quan hệ giữa biến thiên từ thông và dòng điện cảm ứng.
- Nhận xét đáp án hs và chính xác hóa.
? Nêu khái niệm từ trường cảm ứng và từ trường ban đầu.
- Chính xác hóa kiến thức.
- Cho HS xem thí nghiệm ảo khi đưa vòng dây lại gần, xa nam châm.
? Trong các TN, hãy xác định mối quan hệ giữa từ trường ban đầu và từ trường cảm ứng.
-Dùng hình vẽ hướng dẫn HS.
? Nêu nội dung định luật Len-xơ.
-Chính xác hóa, giải thích nội dung định luật.
? Trả lời câu hỏi C3 sgk trang 145.
? Phân tích lại TN, tìm mối quan hệ giữa từ trường cảm ứng và sự chuyển động.
-Quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình thảo luận.
? Các nhóm báo cáo kết quả.
-Chính xác hóa.
-Nhắc lại kết luận về chiều dòng điện và sự biến thiên từ thông.
-Theo dõi.
-Đọc sgk và trả lời.
-Theo dõi.
-Quan sát videoTN.
-Làm việc theo nhóm để xác định mối quan hệ giữa BC và B.
-HS trả lời.
-Theo dõi, ghi nhớ.
-Làm việc nhóm xác định chiều dòng điện cảm ứng.
-Thảo luận nhóm, xác định mối quan hệ.
-Đại diện nhóm nêu kết quả của nhóm, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung.
- Theo dõi, ghi nhớ.
III. Định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
1.Thí nghiệm
2. Từ trường cảm ứng.
- Từ trường ban đầu: Từ trường của nam châm.
- Từ trường cảm ứng: Từ trường của dòng điện cảm ứng.
3. Định luật Len- xơ.
- ND: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường cảm ứng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
=> Xác định chiều IC 
4. Trường hợp từ thông qua ( C ) biến thiên do chuyển động.
- Thí nghiệm
Định luật Lenxo: Tr145 sgk
Hoạt động 3: Tìm hiểu dòng điện Fu-cô (Foucault) (10 phút).
a. Mục tiêu hoạt động: Nắm được định nghĩa, tính chất và công dụng của dòng điện Fu-cô.
b. Tổ chức hoạt động:
- Giới thiệu thí nghiệm.
- Học sinh giải thích kết quả các thí nghiệm.
c. Sản phẩm hoạt động: Định nghĩa, tính chất và công dụng của dòng điện Fu-cô.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung ghi bảng
- Quan sát hiện tượng xảy ra trong video sau.
-Cho HS xem video thí nghiệm về dòng điện fu- cô mà GV tiến hành trước ở nhà hoặc TN ảo.
- Giới thiệu kết quả thực nghiệm về dòng Fu-cô.
- Giải thích kết quả các TN.
- Nhận xét, chính xác hóa.
- Nêu khái niệm lực hãm điện từ.
? Nêu các tính chất và ứng dụng của dòng điện Fu-cô.
-Phân tích một vài ứng dụng.
Quan sát video + Rút ra KL về dòng Fu-cô.
Ghi nhớ khái niệm dòng Fu-cô.
Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
Ghi nhớ.
Trả lời.
-Ghi nhớ.
IV. Dòng điện Fu-cô
Thí nghiệm
Giải thích.
Lực hãm điện từ.
Tính chất và công dụng của dòng Fu-cô.
Tính chất xoáy
Ứng dụng
Cân nhảy
Bếp từ
Công tơ điện
Máy biến thế
Phanh điện từ
C. Luyện tập:
Hoạt động: Hệ thống hoá kiến thức và bài tập (10 phút)
a. Mục tiêu hoạt động: Củng cố kiến thức trọng tâm của bài, làm bài tập vận dụng.
b. Tổ chức hoạt động:
- Cho học sinh chơi trò chơi vòng quay may mắn.
c. Sản phẩm hoạt động: Học sinh khắc sâu kiến thức đã học thông qua việc trả lời các câu hỏi.
D. Vận dụng – Mở rộng
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu ứng dụng dòng Fu- cô gần gũi với đời sống.
b. Tổ chức hoạt động:
- Liên hệ ứng dụng dòng Fu cô. Soạn báo cáo powpoint theo nhóm.
- Lý thuyết: Trả lời câu hỏi SGK.
- Bài tập: trang 147, 148 sgk, các bài tập sbt.
c. Sản phẩm hoạt động: báo cáo kết quả hoạt động vào vở.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_11_bai_23_tu_thong_cam_ung_dien_tu_tiet_2.docx