A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp HS.
- Nắm được các đặc trưng của VHDG, những đặc điểm chính của một số thể loại VHDG; hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của VHDG.
- Biết cách đọc – hiểu tác phẩm VHDG theo đặc trưng thể loại.
- Trân trọng và yêu thích VHDG.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Gợi ý, nêu vấn đề kết hợp với thuyết minh, phân tích.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
10A 8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Tuần: 5à11 NS: 25-09-10 Tiết: 5à11 ND: 02-10-10 CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VHDGVN QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 (7 tiết) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp HS. - Nắm được các đặc trưng của VHDG, những đặc điểm chính của một số thể loại VHDG; hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của VHDG. - Biết cách đọc – hiểu tác phẩm VHDG theo đặc trưng thể loại. - Trân trọng và yêu thích VHDG. B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi ý, nêu vấn đề kết hợp với thuyết minh, phân tích. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A 8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 2. Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC v Hoạt động 1: những đặc điểm chính của một số thể loại VHDG. - Thế nào là sử thi dân gian? - Đặc điểm cơ bản của sử thi? - Nội dung của sử thi? - Nghệ thuật của sử thi? - So sánh các sử thi đã học, tìm điểm giống và khác nhau giữa chúng? - Em hãy cho biết nội dung đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”? - Cuộc chiến chia làm mấy hiệp? Nội dung của từng hiệp đấu? - Tại sao Đăm Săn lại đi gõ cửa từng nhà? Ý nghĩa? - Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong sử thi? - Nêu định nghĩa về truyền thuyết? - Đặc điểm của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy? (Cốt lõi lịch sử?) - Ý nghĩa của truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy? - Cốt lõi lịch sử trong câu chuyện? - Những chi tiết hư cấu? - Nêu định nghĩa truyện cổ tích? Truyện cổ tích có mấy loại? - Thế nào là truyện cổ tích thần kì? - Truyện “Tấm Cám” có những yếu tố nào là thần kì? Y nghĩa của nó? - Cổ tích khác với các thể loại khác ở điểm nào? Giải thích? - Nét đặc sắc về nghệ thuật của Tấm Cám là gì? - Nêu định nghĩa truyện cười? - Nội dung của truyện “Tam đại con gà”? Nghệ thuật gây cười của nó? - Nội dung phê phán của truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”? nghệ thuật gây cười? - Gv giáo dục cho HS. - Định nghĩa ca dao? - Một số nét chính về nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa? - Một số nét chính về nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao hài hước? v Hoạt động 2: những giá trị cơ bản của VHDGVN. - Nêu vài nét về giá trị nội dung cơ bản của VHDG? - Giá trị nghệ thuật của văn học dân gian? v Hoạt động 3: vai trò và tác dụng của VHDG trong đời sống tinh thần của xã hội và trong nền VH dân tộc - Vai trò và tác dụng của VHDG trong đời sống tinh thần của xã hội? - Gv liên hệ và giáo dục cho HS. - Vai trò và tác dụng của VHDG trong nền văn học dân tộc? - Gv chốt lại nội dung bài học. - Gv hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung cho chủ đề tiếp theo. I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI VHDG. 1. Sử thi dân gian: a. Định nghĩa: Sử thi dân gian là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. b. Đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên. - Nội dung: qua cuộc đời và những chiến công của người anh hùng, sử thi thể hiện sức mạnh, khát vọng của cộng đồng và thời đại. - Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: ngôn ngữ trang trọng, giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều phép so sánh và phóng đại đạt hiệu quả thẩm mĩ cao, đậm đà màu sắc dân tộc. c. So sánh sử thi Tây Nguyên, sử thi Hi Lạp và sử thi An Độ. - Giống nhau: + Miêu tả người anh hùng với sự thông minh, tài trí hơn người. + Ngôn ngữ trang trọng, miêu tả tỉ mỉ, thường sử dụng thủ pháp so sánh(phóng đại hoặc có đuôi dài). - Khác nhau: + Sử thi Tây Nguyên: nhấn mạnh sự tài giỏi, tấm lòng vì cộng đồng. + Sử thi Hi Lạp: nhấn mạnh trí tuệ người anh hùng. + Sử thi An Độ: nhấn mạnh sự mẫu mực của các nhân vật. d. Nội dung của đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”. Cuộc chiến giữa hai tù trưởng thể hiện qua các chặng như sau: - Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại: Trước thái độ quyết liệt của Đăm Săn, Mtao Mxây tỏ ra run sợ - Vào cuộc chiến: + Hiệp 1: Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước thì Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên. + Hiệp 2: Đăm Săn múa khiên trước và lập tức Mtao Mxây trốn chạy bước cao bước thấp.Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt và vội cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu. Được miếng trầu Hơ Nhị tiếp sức Đăm Săn mạnh hẳn lên. + Hiệp 3: Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao Mxây và đâm trúng kẻ thù nhưng áo hắn không thủng và cầu cứu thần linh. + Hiệp 4: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và đâm chết kẻ thù. - Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng(nô lệ) của Mtao Mxây khi chàng đến từng nhà kêu gọi mọi người đi theo mình. - Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng.(họ sống hòa hợp trong một nhóm đông hơn, giàu hơn, mạnh hơn). - Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng. Qua đó, sử thi muốn nói đến ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng E đê-một biểu hiện quan trọng của ý thức dân tộc. - Sử dụng lối so sánh: so sánh tương đồng, có sử dụng từ so sánh(như gió lốc gào..). khi là lối so sánh tăng cấp bằng hàng loạt so sánh liên tiếp( miêu tả tài múa khiên của Đăm Săn, đoàn người đông đảo, thân hình lực lưỡng của Đăm Săn). So sánh tương phản(múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây). Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn trong so sánh đều lấy từ thế giới thiên nhiên, từ vũ trụ. Dùng vũ trụ để “đo” kích cỡ nhân vật anh hùng là một cách phóng đại để đề cao anh hùng. Nghệ thuật đó rất nổi bật ở sử thi, mang một giá trị thẩm mĩ đặc biệt. Đó là phong cách nghệ thuật của sử thi. 2. Truyền thuyết a. Định nghĩa: Truyền thuyết là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cư dân của một vùng. b. Đặc điểm của truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy. - Là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Au Lạc nhằm nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù trong việc giữ nước và về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. - Cốt lõi lịch sử: An Dương Vương xây thành, chế nỏ, đánh thắng quân Triệu Đà rồi lại để mất nước. - Hư cấu: An Dương Vương được thần Kim Quy giúp đỡ, An Dương Vương đi xuống biển, chi tiết “ngọc trai – giếng nước”. - Ý thức đề cao cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của An Dương Vương trước vận nước được nhân dân giao phó biểu hiện ở việc: lo xây thành, lo chế tạo vũ khí phòng khi có giặc. Vì lẽ đó, nhà vua đã được nhân dân và thần linh ủng hộ. - Sự mất cảnh giác của An Dương Vương biểu hiện ở việc: vì mơ hồ về bản chất tham lam, độc ác của kẻ thù nên nhận lời kết tình thông hiếu; giặc đã kéo đến vẫn ỷ lại vào vũ khí mà không kịp thời bố trí chống cự. - Sự mất cảnh giác và thái độ cả tin, ngây thơ của Mị Châu trong tình yêu biểu hiện ở hai hành vi: tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng khiến vũ khí lợi hại – bảo vật giữ nước bị đánh tráo mà không hay biết; chỉ đơn thuần nghĩ đến hạnh phúc cá nhân khi đánh dấu đường chạy cho Trọng Thủy lần theo; nàng bị kết tội một cách đích đáng là giặc. Tuy nhiên vấn đề còn là chỗ nàng trở thành “giặc trong” một cách vô tình chứ không phải do chủ ý. - Tính chất phức tạp về nội dung, bản chất của hình tượng nhân vật Trọng Thủy: trước lúc cầu hôn Mị Châu, có thể Thủy chưa có tình yêu mà chỉ hành động vì ý thức của kẻ làm con phải tuân lời cha, kẻ làm tôi phải tuân lệnh chúa; khi đã sống cuộc sống vợ chồng, giả sử Thủy đã nảy nở tình yêu thì ý thức về nghĩa vụ đối với “ chủ nhân”(tức cha hắn-Triệu Đà) vẫn mạnh hơn; vùa lợi dụng tình yêu để thực hiện mưu đồ, nghĩa vụ bề tôi đối với chủ lại vừa muốn thỏa mãn cả hạnh phúc tính yêu. Tóm lại, Trọng Thủy vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của âm mưu xâm lược. Cái chết của Trọng Thủy là bi kịch của một kẻ “bị kẹt”, bị “thôi thúc” giữa tham vọng xâm lược với tham vọng tình yêu, hạnh phúc cá nhân. Rốt cục, xét về một phương diện nào đó, Thủy cũng ngây thơ, cả tin, mơ hồ về bản chất của chiến tranh xâm lược. - Giá trị nghệ thuật: kết cấu chặt chẽ đến hoàn mĩ; xây dựng nhân vật chứa đầy mâu thuẫn với những mâu thuẫn ấy vừa thuộc về cá nhân vừa phản ánh được những mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc ta với kẻ thù xâm lược; xây dựng những chi tiết nghệ thuật cô đọng và hàm súc có ý nghĩa “nước giếng-ngọc trai”. 3. Truyện cổ tích: a. Định nghĩa: Truyện cổ tích là những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Có hai loại: cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt. b. Vài nét về truyện cổ tích”Tấm Cám”. - Yếu tố thần kì: có sự xuất hiện của nhân vật Bụt, Tấm hóa thân nhiều lần, yếu tố thần kì thể hiện khát vọng và triết lí của nhân dân ta: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, cái thiện dù trải qua khó khăn gian khổ song vẫn có sức sống mãnh liệt. - Sự tàn nhẫn, độc ác của mẹ con người dì ghẻ với động cơ muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng. - Từ sự phản ứng yếu ớt, Tấm đã có những phản ứng mạnh mẽ hơn và quyết liệt hơn. - Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện về Tấm xem hội phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày. - Từ đoạn truyện về cái chết của cô Tấm trở đi phản ánh mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội nên mâu thuẫn đã biến thành xung đột một mất một còn, rất dữ dội, quyết liệt. à Phản ánh những mâu thuẫn khác nhau trong cuộc sống - Nét đặc sắc về nghệ thuật truyện Tấm Cám: sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết, chủ động đấu tranh giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc chính đáng của mình. 4. Truyện cười a. Định nghĩa: Truyện cười là những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. b. Đặc điểm của hai truyện cười đã học - Tam đại con gà + Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự dốt nát và thói sĩ diện của ông thầy đồ(cái dốt càng cố che đậy càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ). + Dốt đến mức chữ tối thiểu trong sách cũng không biết. + Dốt nhưng lại tự cho mình là giỏi(sau khi khan thổ công) + Khi biết mình dốt thì tìm cách chống chế(giấu dốt). + Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua các tình huống liên tiếp xảy ra, trong quá trình giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần tự lộ ra. - Nhưng nó phải bằng hai mày. + Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự tham nhũng thể hiện qua tính hai mặt của quan lại địa phương khi xử kiện. + Lí trưởng nổi tiếng xử kiên giỏi. + Ngô và Cải đều đút lót trước cho thầy lí. + Lẽ phải – xòe năm ngón tay. + Lẽ phải nhân đôi – xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải. Lẽ phải đo bằng tiền. + Nghệ thuật gây cười của truyện chính là ở sự kết hợp cử chỉ với lời nói, trong đó có sử dụng lối chơi chữ độc đáo của nhân vật. 5. Ca dao. a. Định nghĩa: Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm con người. b. Đặc điểm của hai chùm ca dao đã được trích dạy trong SGK ngữ văn 10. * Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - Nội dung cảm xúc của những bài-câu ca dao là nỗi niềm chua xót, đắng cay khi người bình dân nghĩ về số phận, cảnh ngộ và những tình cảm yêu thương, chung thủy của họ trong quan hệ bè bạn, tình yêu và trong mối quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước. - Bài 1,2: Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ. - Bài 3: Duyên kiếp không thành nhưng nghĩa tình vẫn bền vững, sắt son. - Bài 4:Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn. - Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu. - Bài 6:Nghĩa tình gắn bó thủy chung của vợ chồng. - Những cảm xúc trên được bộc lộ vừa chân thành vừa tinh tế, kín đáo qua nghệ thuật diễn đạt giàu hình ảnh, đậm màu sắc dân tộc và dân dã của ca dao(so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhiều hình ảnh mang nghĩa biểu tượng có giá trị biểu cảm cao; Ngoài ra còn là nghệ thuật sử dụng những từ phiếm chỉ, từ láy, hoặc sự thay đổi vần, nhịp thơ. *Chùm ca dao hài hước - Nội dung là những tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào hoặc tiếng cười châm biếm, phê phán, qua đó thể hiện lòng yêu đời, tâm lí lạc quan, triết lí sống lành mạnh của những người lao động. - Những cảm xúc trên được bộc lộ bằng những lối diễn đạt thông minh, hóm hỉnh(dùng các thủ pháp đối lập, thậm xưng để chế giễu hoặc vui đùa). II. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN QUA CÁC TÁC PHẨM ĐÃ HỌC. 1. Giá trị nội dung - Phản ánh chân thực cuộc sống lao động , chiến đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân. - Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân. - Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. 2. Giá trị nghệ thuật - Xây dựng được những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quý báu của dân tộc. Ví dụ: Đăm Sănàtinh thần bất khuất, dũng cảm, - VHDG là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên. VHDG là “kho” lưu trữ những thành tựu ngôn ngữ nghệ thuật. III. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA VHDG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI VÀ TRONG NỀN VĂN HỌC DÂN TỘC. 1. Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội. - VHDG nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan, - VHDG góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh. 2. Vai trò và tác dụng trong nền văn học dân tộc. - Nhiều tác phẩm VHDG đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. VD: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tố Hữu, - VHDG mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu,.. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Học bài cần nắm nội dung: + Đặc điểm chính của một số thể loại của VHDG. + Những giá trị cơ bản của VHDG. + Vai trò và tác dụng của VHDG. - Chuẩn bị bài mới: “Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm VHTĐ”: + Đọc lại những tác phẩm của VHTĐ đã học. + Nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm. E. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: