Giáo án Tự chọn lớp 10 - Văn học trung đại

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Văn học trung đại

A.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

- Nắm được điều kiện , điều kiệnlịch sử - XH- VH chi phối sự ra đời và định hình những đặc điểm cơ bản của cảm hứng yêu nước; các khía cạnh cụ thể của nội dung yêu nước trong VH trung đại.

- Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của VHTĐ VN

- Nắm được một số tri thức để đọc hiểu một tác phẩm VHTĐ

- Nắm được vai trò và ý nghĩa của những tác phẩm VHTĐ đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của VHDT

2. Kĩ năng : Vận dụng những kiến thức lịch sử, văn hoá xã hội trong việc đọc hiểu một tác phẩm văn học trung đại

3.Tích hợp : với phần Đoc văn trong chương trình

4. Giáo dục :Cảm nhận được cảm hứng yêu nước được biểu hiện qua các tác phẩm VHTĐ

 Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu nước , lòng tự hào dân tộc.

 

doc 10 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5154Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Văn học trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Chủ đề 4
Văn học trung đại
(4 tiết )
 A.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
- Nắm được điều kiện , điều kiệnlịch sử - XH- VH chi phối sự ra đời và định hình những đặc điểm cơ bản của cảm hứng yêu nước; các khía cạnh cụ thể của nội dung yêu nước trong VH trung đại.
- Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của VHTĐ VN
- Nắm được một số tri thức để đọc hiểu một tác phẩm VHTĐ
- Nắm được vai trò và ý nghĩa của những tác phẩm VHTĐ đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của VHDT
2. Kĩ năng : Vận dụng những kiến thức lịch sử, văn hoá xã hội  trong việc đọc hiểu một tác phẩm văn học trung đại 
3.Tích hợp : với phần Đoc văn trong chương trình
4. Giáo dục :Cảm nhận được cảm hứng yêu nước được biểu hiện qua các tác phẩm VHTĐ
 Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu nước , lòng tự hào dân tộc.
B- Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên :
- SGK,SGV,SBT, tài liệu tham khảo
- Các tác phẩm văn học trung đại
- Tranh ảnh,băng đĩa về các tác giả,tác phẩm của văn học trung đại, các sự kiện lịch sử
2.Học sinh
- SGK,SBT
- Sưu tầm các tác phẩm văn học trung đại
C- Phương pháp tiến hành
- Phương pháp thuyết giảng
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm
D-Tiến trình giờ dạy :
1. ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Dẫn vào bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Tiết 1( tiết 13): Những đặc điểm lịch sử xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học trung đại
- GV dẫn dắt :
Hoạt động 1
( Hướng dẫn HS tìm hiểu một số nét về lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến XIX)
(?) Hãy cho biết những nét chính về lịch sử dân tộc trong giai đoạn này?
- HS trả lời
- GV nhận xét,bổ sung và khái quát
(?) Kể tên những trận đánh lớn trong lịch sử dân tộc ở giai đoạn này?
- HS trả lời
(?) Với mỗi sự kiện lịch sử,em hãy nêu những tác phẩm văn học phản ánh nội dung tương ứng?
- HS trả lời
- GV bổ sung
- GV kết luận :
(?) Theo em những đặc điểm trên ảnh hưởng như thế nào tới nội dung văn học giai đoạn này?
Hoạt động 2
( Hướng dẫn HS tìm hiểu sự phát triển của chế độ phong kiến)
- GV dẫn dắt : trong 10 thế kỉ ,nhân dân ta đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước,đặc biệt là phát triển văn hoá dân tộc.Sự nghiệp kiến quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ tới VHTĐ
(?) Hãy kể tên những TP thể hiện nội dung này?
- HS trả lời
- GV giảng :cđpk VN trải qua 2 giai đoạn
(?) Hãy cho biết đặc điểm cơ bản của cđpk của nước ta qua 2 giai đoạn đó?chúng ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của văn học?
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày
- GV nhận xét,bổ sung và kết luận 
Hoạt động 3
( Hướng dẫn HS tổng kết)
- GV tổng kết
- Hướng dẫn HS 
+ Nắm được những đặc điểm cơ bản của lịch sử giai đoạn này
+ Chuẩn bị nôi dung cho bài sau “ Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của VHTĐ VN ”
- GV rút kinh nghiệm
.
..
..
.
***************
Tiết 2 ( tiết 14 ) : Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của VHTĐ VN
Hoạt động 1
* Kiểm tra bài cũ 
(?) Hãy nêu những nét lớn về lịch sử dân tộc từ TK X đến TK XIX?
* Dẫn vào bài mới
Hoạt động 2
( Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét lớn về ND của VHTĐ)
(?) Hãy khái quát những nét lớn về ND của VHTĐ?
- GV dẫn dắt :
+ Trong mqh với đạo đức,dân tộc, văn học đã phản ánh 2 truyền thống lớn của người VN : yêu nước và nhân đạo
+ Trong mqh với văn hoá nước ngoài : ảnh hưởng của các tôn giáoà văn học phản ánh tôn giáo đậm nét
+ Trong mqh với đời sống thường ngày, VHTĐ mang cảm hứng thế sự
(?) Hãy kể tên những TP VHTĐ mang cảm hứng yêu nước?
- HS trả lời
 "Bình Ngô Đại Cáo "- Nguyễn Trãi
"Phú sông Bạch Đằng " - Trương Hán Siêu
(?) Theo em CNYN trong VHTĐ được biểu hiện cụ thể như thế nào??
- GV giảng :Từ TKX- TKXX, lịch sử dân tộc có 2 đặc điểm cơ bản:
 + Đất nước giành được quyền độc lập tự chủ, tiến hành nhiều cuộc CĐ bảo vệ tổ quốc.
 + Tiến hành công cuộc xây dựng đất nước với ý thức tự cường dân tộc
Trải qua trường kì lịch sử nền VHTĐ đã định hình những đặc điểm cơ bản gắn bó với vận mệnh dân tộc và số phận con người. xét về nội dung và lý tưởng thẩm mĩ nền VHTĐ để lại dấu ấn sâu đậm trong việc phẩn ánh sắc nét cuộc đấu tranh không ngừng vì khát 
vọng độc lập dân tộc và những giá trị truyền thống cao cả của con người, trong đó cảm hứng yêu 
nước được thể hiện sâu sắc và 
thành công nhất.
Đồng hành cùng với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước 
cảm hứng yêu nước được thể hiện ở các mặt khác nhau
 + Khi đất nước có giặc ngoại xâm: căm thù giặc ,quyết tâm CĐ, đoàn kết bảo vệ lãnh thổ.
 - Khi đất nước bị đô hộ: lấy 
ngòi bút làm vũ khí tinh thần động viên toàn dân đứng lên đánh giặc, giành lại non sông đất nước
 - Thời kì nội chiến: VH phê 
phán tầng lớp PK, phản ánh sâu 
sắc khát vọng hoà bình thống nhất.
 - GV lưu ý : không tách rời phân chia rạch ròi biểu hiện của CNYN với hoàn cảnh lịch sử 
(?) Hãy kể tên một số tác phẩm mang cảm hứng nhân đạo trong VHTĐ?
(?) CHNĐ trong VHTĐ bắt nguồn từ đâu?
- GV giảng
Hoạt động 3
 ( Hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật)
(?) Dựa vào kiến thức đã học hãy chỉ ra những đặc điểm cơ bản về NT của VHTĐ?
(?) Em hiểu thế nào về tính quy phạm?
Hoạt động 4
 ( Hướng dẫn HS tổng kết)
- GV tổng kết
- Hướng dẫn HS
+ Nắm được những đặc điểm cơ bản về ND và NT của VHTĐ
+ Chuẩn bị bài “ Một số tri thức đọc hiểu một TP VHTĐ”
- Rút kinh nghiệm
.
.
Tiết 3: ( tiết )Một số tri thức cần thiết để đọc hiểu văn bản VHTĐ
Hoạt động 1
* Kiểm tra bài cũ 
(?) Trình bày những nét chính về nội dung và nghệthuật của VhTd
Hoạt động 2
- GV diễn giảng
- HS nghe, ghi chép ý cơ bản 
- GV lấy ví dụ: Nguyễn Du tả Kim Trọng như thế nào.? Tả Thuý Vân, Thuý Kiếu ra sao?
- NCTrứ : 
“ Trời đất cho ta một cái tài
Trời che ta, đất chở ta
Trời đất sinh ta vốn có ý”
- GV dẫn chứng : người Trung Hoa quan niệm “ trời chỉ có một mặt trời, đất chỉ có một vua” à Xưng đế. 
 “Trong Nam quốc sơn hà” tác giả xưng đếà ngầm tự hào về quốc gia
(?) Anh chị hiểu thế nào là Văn hiến? Vô vi? Nhân nghĩa? Đức? Ví dụ? 
- HS suy nghĩ cá nhân
- GV khái quát, dùng ví dụ trog các tác phẩm trung đại làm sáng tỏ 
(?) Trong văn học trung đại, anh chị thường thấy các nhà nho hay nhắc tới những biểu tượng nào trong sáng tác của mình? Anh chị hiểu gì về các biểu tượg đó?
- HS trao đổi thảo luận
- GV nhận xét định hướng
- GV yêu cầu HS kể tên những tác phẩm để minh chững cho nhận định
(?) Các nhà nho quan niệm như thế nào về vai trò của Văn học?
(?) Kể tên các thể loại văn học trung đại?
Hoạt động 4
- GV yêu cầu hs nhắc lại những nội dung khái quát của bài học
- HS nhắc lại theo cá nhân
- GV khái quát
- GV dặn dò hướng dẫn HS chuẩn bị tiết “ Vai trò vị trí của văn học trung đại.” 
- GV rút kinh nghiệm bài dạy
..
.
Tiết 4( tiết ) : Vai trò, ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của văn học trung đại
Hoạt động 1
( ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ)
- GV phát vấn: Anh/ Chị hiểu gì về các khái niệm “ Vô vi, Nhân nghĩa, đức..? 
 Các nhà văn trung đại quan niệm như thế nào về vai trồ của văn học?
Hoạt đông 2
( GV định hướng HS tìm hiểu Vai trò của văn học đối với đời sống tinh thần dân tộc)
- GV nêu vấn đề: Anh chị hãy cho biết văn học TĐ VN có vai trò như thế nào đối với đời sống tinh thần dân tộc?
- HS chia nhóm thảo luận
- Đại diện trình bày 
- GV định hướng
(?) Hãy tìm những tác phẩm VHTĐ đã học để chứng minh cho nhận định trên của anh chị?
- HS dùng các tác phẩm VHTĐ chứng minh theo các nhân
- GV bổ sung : Ví dụ
+ Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão
+ Phú sông Bạch Đằng- THS
+ Đại cáo bình Ngô- NT
+ Tựa trích diẽm thi tập- HĐL
Hoạt động 3
( GV định hướng HS tìm hiểu vai trò của VHTĐ đối với văn học dân tộc)
- GV nêu vấn đề: Đối với nền văn học của dân tộc, VHTĐ có vị trí vai trò như thế nào ?
- HS chia nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét định hướng
- GV yêu cầu HS dùng các tác phẩm văn học trung đại đã học để chứng minh cho nhận đinh cảu mình
- HS trình bày cá nhân
- GV chốt kién thức
Hoạt động 4
( Củng cố, hướng dẫn)
- GV khái quát: VHTĐ là một bộ phận văn học lớn đạt được nhiều thành tựu về nội dung và nghệ thuật, nó có vai trò to lớn đối với 
đời sống, tinh thần dân tộc và văn học dân tộc
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho chủ đề sau
- GV rút kinh nghiệm bài dạy
.
..
.
I.Lịch sử dân tộc
* Từ TK X- TK XIX, lịch sử dân tộc có 2 đặc điểm cơ bản:
1. Đất nước giành được quyền độc lập tự chủ, tiến hành nhiều cuộc CĐ bảo vệ tổ quốc
. Chống quân Tống ( XI )
. Chống quân Nguyên_Mông ( XIII )
. Chống quân Minh (XIV )
. Chống quân Thanh ( XVIII )
. Chống thực dân Pháp ( XIX )
àVHTĐ với nội dung yêu nước mang âm hưởng khi hào hùng khi bi tráng
2. Tiến hành công cuộc xây dựng đất nước với ý thức tự cường dân tộc
- Nhiều tác phẩm phản ánh quá trình xây dựng đất nước,giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc
+ “ Chiếu dời đô”
+ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”
+ “Tựa trích diễm thi tập”
- Nhiều tác phẩm viết về thiên nhiên tươi đẹp,cuộc sống thanh bìnhà phản ánh đời sống và không khí xã hội
+ “ Quốc âm thi tập” _Nguyễn Trãi
+ “ Hồng Đức quốc âm thi tập”_các tác giả thời Hồng Đức
II. Lịch sử chế độ phong kiến
1 Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: giai đoạn xây dựng chế độ PK độc lập tự chủ và phát triển tới đỉnh cao
- Nhà nước một mặt phát huy truyền thống dân tộc để đối lập với phương Bắc ,mặt khác tiếp thu ảnh hưởng từ phong kiến TQ
- Văn học :chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Nho giáo
_--> văn học hướng tới khẳng định ngợi ca vương triều,minh quân,lương thần,xã hội thái bình thịnh trị
2. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX : chế độ PK lâm vào khủng hoảng rồi suy tàn
- CĐPK suy thoái rồi suy tàn
- Văn học : từ âm hưởng ngợi ca đến âm hưởng phê phán thói đời của NBK ( XVI ), sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX ( ví dụ “ Truyện Kiều”_ Nguyễn Du)
* Sự phát triển nội tại của VH là yếu tố quyết định làm nên diện mạo của VHTĐ VN,song những tác động từ lịch sử xã hội là hết sức to lớn,quan trọng đối với sự phát triển văn học
Hết tiết 1
********************
I.Những nét chính về nội dung
- Chủ nghĩa yêu nước
- Chủ nghĩa nhân đạo
- Cảm hứng thế sự
1. Chủ nghĩa yêu nước
- Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của VHTĐ
- Đăc điểm của CNYN : sự kết hợp của tư tưởng “ trung quân ái quốc” và tinh thần dân tộc
 - Biểu hiện của CNYN :
 + ý thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc
 + Lòng căm thù giặc , tinh thần quyết chiến quyết thắng
 + Tự hào trước chiến công thời đại., trước truyền thống lịch sử của DT
 + Biết ơn ca ngợi những AH đã hi sinh vì nước 
 + Yêu thiên nhiên đất nước,
 + Khát vọng hoà bình ...
2. Chủ nghĩa nhân đạo
- Đặc điểm : truyền thống nhân đạo của VN kết hợp với những tư tưởng tích cực của các tôn giáo
 - Nội dung : phong phú,đa dạng tập trung ở các phương diện
+ Tình yêu thương con người
+ Lên án,tố cáo những thế lực trà đạp lên con người
+ Khẳng định và đề cao con người
+ Khát vọng sống,khát vọng công lí,hạnh phúc chính đáng
3. Cảm hứng thế sự
- Xuất hiện rõ nét bắt đầu từ thời cuối thời
Trần,khi triều đình pk nhà Trần bắt đầu có những biểu hiện suy thoái
Vd :thơ của Trần Nguyên Đán “ Nhâm Dần lục nguyên tác”
Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
“ Thượng kinh kí sự” _Lê Hữu Trác
“ Vũ trung tuỳ bút” _ Phạm Đình Hổ
àcảm hứng thế sự góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của VH HTPP sau này
II. Những nét chính về nghệ thuật
1.Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
- Tính quy phạm : 
+ Thể loại
+ Ngôn ngữ
+ Hình tượng nghệ thuật
- Phá vỡ tính quy phạm
2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
- Khuynh hướng trang nhã
- Xu hướng bình dị
3. Tiếp thu và dân tôc hoá tinh hoa VHNN
**********************************
Hết tiết 2
I- Những tri thức về vũ trụ, thiên nhiên
1- Cơ sở của niềm lạc quan
- Cơ sở triết lí về tuần hoàn biến dịch mà con người thời cổ
đúc kết quan quan sát thực tế thiên nhiên ở một số nước nông nghiệp
2- Con người và thiên nhiên
- Con người trung đại sống phụ thuộc vào thiên nhiên- quan niệm sùng bái và đề cao thiên nhiên
- Các nhà thơ nhà văn coi thiên nhiên là mẫu mực, biểu tượng đẹp đẽ của phẩm chất con người
- Các nhà nho lánh đời lui về ở ẩn giữa thiên nhiên
à tình yêu thiên nhiên trong thơ ca trung đại không có sắc thái thẩm mĩ đạo đức mà còn mang yếu tố triết học, thể hiện sự sùng bái và lí tưởng hoá thiên nhiên
II- Những tri thức về nhà nước và xã hội
- Đặc điểm tri thức lịch sử: các triều đại phong kiến có sự phong hiệu khác nhau cho người đứng đầu từ vương đến đé
à ảnh hưởng đến sáng tácc văn học
- Sang thế kỉ XX các nhà nho duy tân quan niệm : dân là dan nước- nước là nước dân
1- Văn hiến là gì?
- Văn là văn hoá. Văn chương
- Hiến là hiền tài
à Văn hoá văn chương của người hiền tài
2- Khái niệm “ Vô vi” “ Nhân nghĩa” “ Đức”
- Vô vi: Để cho sự vật vận độgn tự nhiên theo quy luật tự nhiên, không can thiệp làm sai đạo lí tự nhiên
- Nhân nghĩa: thương yêu nhân nhân, chăm lo cho nhân dânà người có nhân nghĩa được trời phật, thần thánh ủng hộ
- Đức: Những phẩm chất mà con người có được do việc làm hợp với đạo ( Tu nhân tích đức)
III- Những tri thức về con người
1- Các biểu tượng phổ biến trong các sáng tác của các nhà nhao xưa tương trưng cho phẩm chất ngời quân tử: Tùng, cúc, trúc, mai
- Nhà nho quan niệm :
+ “Hành đạo” là phương tiện để thực hiện lí tưởng chính trị
+ “Nhàn” không chạy theo danh lợi để bảo toàn nhân cách
2- “ Nhân” thường chỉ sự hi sinh cá nhân riêng tư khi cần vì người khác
- Trong lĩnh vực chính trị, nhân nghĩa là lí tưởng về người lãnh đạo có đoạ đức, biết yêu thương nhân dân
3- Chế độ phong kiến “ Nam quyền”, người phụ nữ tài sắc chịu nhiều bất hạnhà họ phải lên tiếng than vãn, oán hận
IV- Những tri thức về quan niệm văn học và thể loại VHTĐ
1- Quan niệm văn học:
- “ Văn dĩ tải đạo”
- “Thi dĩ ngôn chí” ”
2- Thể loại văn học:
- Thơ Đường luật
- Phú, cáo
- Ngâm
- Truyện thơ Nôm
*****************************
Hết tiết 3
1- Đối với đời sống, tinh thần dân tộc
- VHTĐ góp phần vào giữ gìn và phát triển những truyền thống văn hoá tinh thần của dân tộc mà tiêu biểu nhất là truyền thống yêu nước và nhân đạo
+ Lí tưởng độc lập dân tộc
+ Tinh thần quyết chiến quyết thắng
+ Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước
+ Sự cảm nhận tinh tế, nâng niu giữ gìn vẻ đẹp cảu thiên nhiên
- VHTĐ góp phần làm phong phú, giàu có hơn đời sống tinh thần của dân tộc bằng việc tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nước ngoài 
2- Đối với văn học dân tộc:
- VHTĐ tiếp thu kế thừa truyền thống của văn học dân gian, đồng thời kết tinh truyền thống đó bằng những thành tựu nghệ thuật độc đáo
- VHTĐ Việt Nam đã làm nên những truyền thống những thành tựu nghệ thuật lớn cho chính mình:
+ Quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mĩ
+ Hệ thống thể loại, ngôn ngữ, hình tượng
- Những thành tựu về nghệ thuật cẩu VHTĐ VN đã trơ thành kho tàng quý giá để VH hiện đại tiếp thu kế thừa và phát triển

Tài liệu đính kèm:

  • docchu de tu chon 4.doc