Đề thi lại văn hóa hè - Môn thi: Hóa 10

Đề thi lại văn hóa hè - Môn thi: Hóa 10

0001: Theo chiều từ F → Cl → Br →I, bán kính nguyên tử:

A. tăng dần. B. giảm dần.

C. không đổi. D. không có quy luật chung.

0002: Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất khí clo trong công nghiệp:

A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

B. Điện phân dung dịch HCl.

C. Cho MnO2 tác dụng với HCl đặc, đun nóng.

D. Cho KMnO4 tác dụng với HCl đặc ở điều kiện thường

0003: Ứng dụng nào sau đây không phải của nước Giaven

A. Tiêu diệt vi khuẩn cúm gà H5N1 B. Tiệt trùng nước

C. Tẩy trắng vải sợi D. Tẩy uế nhà vệ sinh

0004: Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột ?

A. Dung dịch có màu xanh đặc trưng. B. Dung dịch chuyển sang màu vàng.

C. Có hơi màu tím bay lên. D. không có hiện tượng gì.

0005: Phát biểu nào sau đây là không đúng:

A. Liên kết trong phân tử H-Cl là liên cộng hóa trị phân cực

B. Khí HCl tan ít trong nước

C. Khí HCl không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí

D. Dung dịch HCl đặc “ bốc khói” trong không khí ẩm

0006: Để nhận biết ion clorua trong dung dịch, người ta dùng hóa chất nào sau đây:

A. Quỳ tím B. H2SO4 C. BaCl2 D. AgNO3

0007: Tính oxi hoá của các halogen giảm dần theo thứ tự sau:

A. F2 > Cl2 >Br2 >I2 B. Cl2 > Br2 >I2 >F2 C. Br2 > F2 >I2 >Cl2 D. I2 > Br2 >Cl2 >F2

 

doc 3 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lại văn hóa hè - Môn thi: Hóa 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi: THI LẠI VĂN HÓA HÈ 2017
Môn thi: HÓA 10 KT HÈ 2017
TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
0001: Theo chiều từ F → Cl → Br →I, bán kính nguyên tử:
A. tăng dần.	B. giảm dần.
C. không đổi.	D. không có quy luật chung.
0002: Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất khí clo trong công nghiệp:
A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
B. Điện phân dung dịch HCl.
C. Cho MnO2 tác dụng với HCl đặc, đun nóng.
D. Cho KMnO4 tác dụng với HCl đặc ở điều kiện thường
0003: Ứng dụng nào sau đây không phải của nước Giaven
A. Tiêu diệt vi khuẩn cúm gà H5N1	B. Tiệt trùng nước
C. Tẩy trắng vải sợi	D. Tẩy uế nhà vệ sinh
0004: Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột ?
A. Dung dịch có màu xanh đặc trưng.	B. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
C. Có hơi màu tím bay lên.	D. không có hiện tượng gì.
0005: Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Liên kết trong phân tử H-Cl là liên cộng hóa trị phân cực
B. Khí HCl tan ít trong nước
C. Khí HCl không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí
D. Dung dịch HCl đặc “ bốc khói” trong không khí ẩm
0006: Để nhận biết ion clorua trong dung dịch, người ta dùng hóa chất nào sau đây:
A. Quỳ tím	B. H2SO4	C. BaCl2	D. AgNO3
0007: Tính oxi hoá của các halogen giảm dần theo thứ tự sau:
A. F2 > Cl2 >Br2 >I2	B. Cl2 > Br2 >I2 >F2	C. Br2 > F2 >I2 >Cl2	D. I2 > Br2 >Cl2 >F2
0008: Phản ứng nào dưới đây viết không đúng ?
A. 2NaBr (dd) + Cl2 " 2NaCl + Br	B. 2NaI (dd) + Br2 " 2NaCl + I2
C. 2NaI (dd) + Cl2 " 2NaCl + I2	D. 2NaCl (dd) + F2 " 2NaF + Cl2
0009: Phương trình nào được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm:
A. 	B. 
C. 	D. Ag +O3 Ag2O +O2
0010: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là:
A. ns2np4	B. ns2np2nd2	C. ns2np6	D. ns2np5
0011: Cho các chất sau :H2S, S, SO2, H2SO4. Số chất vừa có tính khử,vừa có tính oxi hóa là:
A. 1 chất	B. 2 chất	C. 3 chất	D. 4 chất
0012: Phản ứng nào dưới đây, chất tham gia bắt buộc phải là axit sunfuric đặc?
A. 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + 2SO2 + 2H2O	B. H2SO4 + Zn→ ZnSO4 + H2.
C. H2SO4 + Fe(OH)2 →FeSO4 + 2H2O	D. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O
0013: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hoá học của lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá, lưu huỳnh không có tính khử.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.
C. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá.
D. Lưu huỳnh có cả tính oxi hoá và cả tính khử.
0014: Phản ứng chứng tỏ ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi là
A. 2Mg + O2 →2MgO	B. 2Ag + O3 →Ag2O + O2
C. 3C + 2O3 →3CO2	D. C2H5OH + 3O2 →2CO2 + 3H2O
0015: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành sunfua:
 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S +2H2O.Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng:
A. Ag là chất oxi hoá, H2S là chất khử.
B. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hoá
C. H2S là chất oxi hoá, Ag là chất khử.
D. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hoá
0016: Để phân biệt 3 dung dịch không màu trong các lọ mất nhãn chứa: HCl, H2SO4, NaOH người ta lần lượt dùng các thuốc thử:
A. Quỳ tím, dd BaCl2	B. Quỳ tím, dd NaNO3
C. dd AgNO3, dd Pb(NO3)2	D. dd Na2S, dd CaCl2
0017: Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với khí hidro bằng 20.Thành phần % ( theo thể tích) của ozon trong hỗn hợp .
A. 25	B. 75	C. 50	D. 80
0018: Tốc độ phản ứng là :
A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
0019: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng , nếu thêm chất xúc tác thì
A. Chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng thuận.
B. Chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng nghịch.
C. Làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và phản ưng nghịch như nhau.
D. Không làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch.
0020: Phản ứng tổng hợp amoniac là:
	N2(k) + 3H2(k)ó2NH3(k)ΔH = –92kJ
	Yếu tố không giúp tăng hiệu suất tổng hợp amoniac là :
A. Tăng nhiệt độ.	B. Tăng áp suất.
C. Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng.	D. Bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng.
0021: Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k);
 phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
A. thay đổi áp suất của hệ.	B. thay đổi nồng độ N2.	C. thay đổi nhiệt độ.	D. thêm chất xúc tác Fe.
TỰ LUẬN
Câu 1: Hòa tan 8,4 gam hỗn hợp Mg và MgO hoàn toàn trong dung dịch HCl 0,2 M vừa đủ thu được 2,24 lít H2 (đktc).
a. Tính phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp
b. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng 
Câu 2: Trong CN người ta điều chế NH3 theo phương trình hoá học:
. khi tăng nồng độ H2 lên hai lần (giữ nguyên nồng độ của N2 và nhiệt độ phản ứng) thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN
Câu 1:(2điểm)
 a) = 0,1 (mol)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 
0,1 0,2 0,1
% ; 
 % = 71,4 %
b) (gam)
 (mol)
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O 
0,15 → 0,3 
 (l) 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2:(1điểm) 
+ Giả sử ban đầu [N2] = a M. [H2] = b M
+ Tốc độ pư ban đầu được tính bằng CT. v1 = k[N2][H2]3 = k.a.b3
+ Tốc độ sau pư được tính bằng CT. v2= k[N2][H2]3= k.a.(2b)3 = k.a.b3.8
=> v2 = 8 v1.. Tăng 8 lần 
0,25
0,5
 0,25
Ghi chú: Nếu học sinh làm cách khác đúng thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_lai_van_hoa_he_mon_thi_hoa_10.doc