I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp học sinh:
* Kiến thức chung:
- Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Thúy Kiều phải đương đầu và buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi.
- Ý thức sâu sắc của Kiều về phẩm giá bản thân.
- Hiểu được nghệ thuật tả tình cảnh và nội tâm nhân vật.
* Kiến thức trọng tâm:
- Cảnh sống của Kiều giữa chốn lầu xanh.
- Tâm trạng đau đớn, sự tự giày vò thể hiện vẻ đẹp tâm hồn cao cả của Kiều.
2- Về kĩ năng
Tên bài soạn Tiết 83 NỖI THƯƠNG MÌNH (Trích Truyện Kiều) NGUYỄN DU - Ngày soạn bài: 23.03.2010 - Giảng ở các lớp: 10A3, 10A4 Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 10A3 10A4 I- Mục tiêu cần đạt 1- Về kiến thức: Giúp học sinh: * Kiến thức chung: - Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Thúy Kiều phải đương đầu và buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi. - Ý thức sâu sắc của Kiều về phẩm giá bản thân. - Hiểu được nghệ thuật tả tình cảnh và nội tâm nhân vật. * Kiến thức trọng tâm: - Cảnh sống của Kiều giữa chốn lầu xanh. - Tâm trạng đau đớn, sự tự giày vò thể hiện vẻ đẹp tâm hồn cao cả của Kiều. 2- Về kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ. 3- Về tư tưởng - Một mặt làm cho HS hiểu thực tế tàn nhẫn mà Kiều phải trải qua, mặt khác hiểu được nhân cách đáng trân trọng của nàng và tấm lòng đồng cảm, thương xót của nhà thơ. II- Phương pháp Đọc – hiểu, phân tích, phát vấn, đàm thoại, kết hợp nêu vấn đề để tổng hợp kiến thức. III- Đồ dùng dạy học SGK, SGV, Giáo án. IV- Tiến trình bài dạy Bước 1- Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số. Bước 2- Kiểm tra bài cũ: (6’) ? Đọc thuộc lòng và nêu cảm nhận của em sau khi học xong đoạn trích Trao duyên ? Bước 3- Nội dung bài mới: TG Hoạt động của thầy và trò Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt 7’ 5’ 25’ Hoạt động 1 - GV hướng dãn HS tìm hiểu khái quát đoạn trích. - GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn. ? Nêu vị trí đoạn trích? Nội dung chính của đoạn? - GV yêu cầu HS đọc văn bản: Giọng chậm, xót xa, ngậm ngùi. - GV nhận xét cách đọc và đọc giải nghĩa từ khó theo SGK. ? Đoạn trích có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn? + HS chia đoạn, nêu nội dung cụ thể. Hoạt động 2 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết đoạn trích. ? Cảnh sinh hoạt ở lầu xanh hiện lên qua lời kể của tác giả ntn? + HS suy nghĩ, nêu nhận xét. ? P/tích sáng tạo của Nguyễn Du trong cụm từ “bướm lả ong lơi”? + HS phân tích. - GV nhấn mạnh. ? Nêu nhận xét của em về cách sử dụng các biện pháp NT của tg’ trong đoạn thơ? + HS phân tích. - GV nhấn mạnh. ? Những câu thơ nào trong đoạn tiếp cho thấy Kiều luôn ý thức về phẩm giá và nhân cách của mình trước mọi hoàn cảnh? ? Giọng điệu lời kể, ngôi kể có sự thay đổi như thế nào? + HS phân tích. - GV nhấn mạnh. ? Hãy nhận xét về biện pháp lặp từ mình trong câu thơ Giật mình...? ? Những từ để hỏi khi sao, giờ sao, mặt sao, thân sao, liên tiếp xuất hiện trong những câu thơ tiếp nói lên điều gì? + HS suy nghĩ, nêu nhận xét. - GV nhấn mạnh: + Khi sao: qua khứ tươi đẹp. + Giờ sao: hiện tại cay đắng bẽ bàng. + Mặt sao, thân sao: sự hội tụ của trăm nghìn nỗi đau mà người phụ nữ trong XH pk phải ghánh chịu. ? Tâm trạng của nàng Kiều trong hoàn cảnh sống này ntn? + Càng nghĩ đến quá khứ gần, đến cuộc sống êm đềm, phong lưu, nền nếp trước đây, càng ngơ ngác, đau xót, không hiểu vì sao có thể thay đổi thân phận nhanh như vậy? ? Từ xuân ở đay mang nét nghĩa gì? Tác giả sử dụng biện pháp ng. Thuật gì để m/tả tâm trạng của Kiều ở đoạn t hơ này? + HS suy nghĩ, nêu nhận xét. - GV nhấn mạnh ? Hãy cho biết ảnh sống của Kiều ở lầu xanh và tâm trạng của nàng ntn? + HS suy nghĩ, nêu nhận xét. - GV nhấn mạnh ? “Vui là vui gượng kẻo là- Ai tri ân đó mặn mà với ai” là ntn? + HS suy nghĩ, nêu nhận xét. - GV nhấn mạnh - GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng ghi nhớ ngay trên lớp. I- TÌM HIỂU CHUNG 1- Vị trí đoạn trích - Vị trí đoạn trích: từ câu 1229 - 1248 thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”. => Cảnh đời Kiều khi phải tiếp khách làng chơi - Nàng thương xót cho số phận hẩm hiu của mình. 2- Đọc và tìm hiểu từ khó. 3- Bố cục: Chia thành 3 đoạn - Bốn câu đầu: Hoàn cảnh sống của Kiều - Tám câu tiếp: Tâm trạng, nỗi niềm đau đớn của Thuý Kiều; - Tám câu cuối: Khái quát nỗi niềm bằng cảnh vật (Có thể ghép 16 câu của đoạn 2,3 thành một đoạn). II- ĐỌC – HIỂU ĐOẠN TRÍCH 1- Cảnh sống của Kiều ở lầu xanh - Cảnh lầu xanh: 1 chốn chơi bời điển hình, đủ các hạng người, đủ các kiểu chơi bời: + Bướm lả ong lơi → cách dùng từ s/tạo: Đối xứng nhỏ nhất Tác dụng tăng và cụ thể hoá hơn nét nghĩa: bọn khách làng chơi ra vào dập dìu, nhộn nhịp. + Lá gió cành chim - H/ảnh: Tống Ngọc, Trường Khanh → điển tích. => Biện pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc trong văn thơ trung đại thể hiện cách nói ước lệ của tg’: + Hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng, đẹp và cổ kính đã sáo mòn để thi vị hoá hiện thực. + Cảnh sống thực của Kiều - làm kĩ nữ ở lầu xanh vừa giữ được chân dung cao đẹp của Kiều và giữ được sự thanh nhã, thái độ trân trọng, cảm thông đối với n/vật. - Nghệ thuật đối xứng: Cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm; Sớm đưa Tống Ngọc/ tối tìm Trường Khanh, => Tạo sức biểu cảm sâu sắc đằng sau ý thơ. 2- Tâm trạng của Thúy Kiều * Hai câu thơ: Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mạnh lại thương mình xót xa. - Lời kể, ngôi kể có sự chuyển đổi tự nhiên từ khách quan sang chủ quan - như là chính Kiều đang bày tỏ nỗi lòng mình. Cách kể gây ấn tượng mạnh. - Nhịp thơ biến đổi, đang từ 2/2/2 hoặc 4/4 (toàn nhịp chẵn, đều đặn) chuyển sang: 3/3 nhịp lẻ): Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh; hoặc 2/4/2 (chẵn không đều): Giật mình, mình lại thương mình/ xót xa. - Các điệp từ: mình (3 lần trong 1 câu), sao (4 lần trong 4 câu), khi → thể hiện nỗi niềm đang tràn ngập tâm trạng của Kiều. * Bốn câu thơ: “Khi sao phong gấm ... bấy thân” - Câu hỏi tu từ kết hợp với câu cảm thán khi sao, giờ sao, mặt sao, thân sao tạo nên sự dồn đạp phẫn uất đang dâng trào trong lòng Kiều → Câu hỏi ko có câu trả lời. - Lời độc thoại nội tâm của nhân vật, trực tiếp m/tả tâm trạng của nàng Kiều một cách cụ thể và chân thực: + Tâm trạng xót thương cho bản thân mình, số phận của mình - Đau xót, thương thân và bất lực + Nhịp thơ nhanh hơn, gấp gáp, dồn dập hơn thể hiện tâm trạng sóng cồn liên miên không dứt, nhức nhối trong trái tim người thiếu nữ bất hạnh. - Bướm chán ong chường: tâm trạng chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân Kiều khi bị đẩy vào hoàn cảnh sống nhơ nhớp. - Xuân: không chỉ mùa xuân tuổi trẻ, không chỉ vẻ đẹp, sức trẻ, mà là hạnh phúc, niềm vui hưởng hạnh phúc lứa đôi. => Sự đối lập giữa c/sống con người thực của Kiều với con người mà cái cơ chế XH đẩy vào tận sâu của vũng bùn nhơ nhớp. - Hai câu thơ: “ Đòi phentrăng thâu” + Tả cảnh thiên nhiên, tả những thú vui của Kiều cùng khách làng chơi. + Gợi tả thời gian trôi chảy hết đêm qua đêm khác, gợi cuộc sống lặp lại, mỏi mòn, đặc biệt là nỗi cô đơn của Thuý Kiều giữa lầu xanh, giữa bao khách làng chơi, giữa cuộc say, trận cười mà vẫn một mình, cô đơn, đau đớn buồn bã đến cùng cực. - Câu thơ “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” => Khái quát được tâm lí con người được biểu hiện trong thơ văn (tả cảnh ngụ tình). - Hai câu cuối: “Vui là vui gượng kẻo là Ai tri ân đó mặn mà với ai” => Trở thành những câu thơ tuyệt bút trong Truyện Kiều. Tiếng nói chung của những người có tâm, có tài, chẳng may số phận đưa đẩy vào những hoàn cảnh trớ trêu, éo le, bất hạnh. * Ghi nhớ (SGK-Tr.108) Bước 4- Củng cố: (1’) HS cần nắm được: - Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Bước 5- Dặn dò: (1’) - Học thuộc lòng đoạn trích. - Soạn bài: Chí khí anh hùng, ĐT: Thề Nguyền (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. V- Tự rút kinh nghiệm .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. *****o0o***** Tên bài soạn Tiết 84 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT - Ngày soạn bài: 27.03.2010 - Giảng ở các lớp: 10A3, 10A4 Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 10A3 10A4 I- Mục tiêu cần đạt 1- Về kiến thức: Giúp học sinh: * Kiến thức chung: - Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, PCNNNT với các đặc trưng cơ bản của nó. * Kiến thức trọng tâm: - Ngôn ngữ nghệ thuật. - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 2- Về kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách NNNT. 3- Về tư tưởng - Có ý thức sử dụng ngôn ngữ sáng tạo theo từng đặc trưng phong cách góp phần gìn giữ sự trong sáng của TV và rèn luyện cách viết văn có sáng tạo. II- Phương pháp Tích hợp, phát vấn, đàm thoại, kết hợp nêu vấn đề để tổng hợp kiến thức. III- Đồ dùng dạy học SGK, SGV, Giáo án. IV- Tiến trình bài dạy Bước 1- Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số. Bước 2- Kiểm tra bài cũ: (Không) Bước 3- Nội dung bài mới: TG Hoạt động của thầy và trò Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt 5’ 20’ 15’ Hoạt động 1 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật. - GV yêu cầu HS đọc SGK: ? Nêu cách hiểu của em về ngôn ngữ nghệ thuật? ? Có bao nhiêu loại ngôn ngữ nghệ thuật? ? Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm những chức năng nào? + HS trả lời dựa vào SGK. - GV nhấn mạnh. - GV phân tích thêm VD trong SGK để HS nắm rõ hơn về các chức năng của NNNT. => Ngôn ngữ NT khác với ngôn ngữ hằng ngày ở chức năng thẩm mĩ. - GV yêu cầu HS nhớ ngay phần ghi nhớ tại lớp. Hoạt động 2 - GV giúp HS tìm hiểu về PCNNNT. ? Hãy nêu khái quát những đặc trưng của PCNNNT? Đặc trưng thứ nhất của PCNNNT là gì? + HS tìm hiểu, trả lời. - GV nhấn mạnh và cho HS phân tích VD trong SGK. ? Cho biết nội dung ý nghĩa của câu ca dao trên? Những h/ảnh đó mang giá trị biểu cảm ntn? VD: So sánh Thân em như hạt mua sa, Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. + Ẩn dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền + Hoán dụ: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? ? Tính truyền cảm là gì? Cho VD? ? Sức mạnh của ngôn ngữ mang tính truyền cảm là gì? VD: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Giật mình, mình lại thương mình xót xa (Truyện Kiều – Nguyễn Du) - GV nhấn mạnh: + Bình giá đối tượng k.quan: truyện, kịch. + Bình giá đối tượng chủ quan: thơ trữ tình. ? Thế nào là tính cá thể hoá? Nó thể hiện ntn đối với các nhà văn, nhà thơ? + HS nêu nhận xét. - GV nhấn mạnh. ? Sáng tạo nghệ thuật là ntn? Các nhân vật trong cùng một tp’ có giống nhau về tính cách? ? Trong cùng 1 tp’ có phải tình huống nào cũng giống nhau? + VD: TP’ Chuyện chức phán sự..: Lời nói của n/vật Ngô Tử Văn khác với lời nói của hồn ma, khác lời nói của Thổ công - GV yêu cầu HS nhớ ngay phần ghi nhớ tại lớp. Hoạt động 3 - GV giúp HS làm bài tập trong SGK. - GV yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm. + Nhóm 1: Bài tập 1. + Nhóm 2: Bài tập 2. + Nhóm 3: Bài tập 3. + Nhóm 4: Bài tập 4. - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày. GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa nếu thiếu hoặc sai. I- NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 1- Khái niệm - Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. 2- Các loại ngôn ... n, TV với vốn sống thực tế. 2- Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng để viết được các đoạn văn ng.luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn. 3- Về tư tưởng - Có ý thức rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo vị trí của nó để chuẩn bị tốt kĩ năng và kiến thức cho bài viết số 7. II- Phương pháp - Phân tích, phát vấn, đàm thoại, viết đoạn văn cụ thể, sửa chữa, rút kinh nghiệm. III- Đồ dùng dạy học SGK, SGK, Giáo án. IV- Tiến trình bài dạy Bước 1- Ổn định tổ chức: 1 phút Bước 2- Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra vở soạn của HS. Bước 3- Nội dung bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt 10’ 25’ Hoạt động 1 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. - GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và phần lập dàn ý trong SGK. + HS tìm hiểu đề và dàn ý. Hoạt động 2 - GV hướng dẫn HS luyện tập viết đoạn văn. - GV yêu cầu HS chọn 1 ý trong các luận điểm đã đưa ra để viết thành đoạn văn. + Bài tập 1: Anh (chị) hãy chọn một mục nhỏ trong dàn ý để viết thành một, hai đoạn văn ngắn. (HS tự chọn và làm việc cá nhân (viết) trong khoảng 20 phút) + Bài tập 2: Đổi bài viết cho nhau để đọc và nhận xét đánh giá. + Bài tập 3: Chọn bài viết tiêu biểu để nhận xét, đánh giá tập thể. + HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn. Đổi bài viết cho nhau để đọc và nhận xét, đánh giá tập thể. Từ đó rút ra bài học về kĩ năng viết đoạn văn ng.luận. - GV nhận xét, cho điểm những bài hay. I- TÌM HIỂU DÀN Ý (SGK-Tr.140) II- LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN VD: Chọn luận điểm 1, ý (a): - Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại. Phải nói rằng, đến 1 trình độ phát triển nhất định, loài người mới sản xuất ra sản phẩm đặc biệt, đó là sách. Trước khi có chữ viết, con người có thể đã có những s.tác truyền miệng. Nhưng nền văn minh nhân loại chỉ bùng phát từ khi có chữ viết, nhất là từ khi chữ viết được s.dụng để ghi chép lại tất cả những g.trị văn minh. Đó là những kinh nghiệm l.động s.xuất, kinh nghiệm ứng xử XH, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Đó là những s.tạo VH’, VH, phong tục, tín ngưỡng,... Về sau, đó là những phát kiến khoa học - kĩ thuật. Sách giúp cho người đời sau kế thừa được người đi trước, người nước này biết được những thành tựu của người nước khác để học hỏi lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Sách là sản phẩm của nền văn minh và là nơi chứa đựng văn minh nhân loại. Bước 4- Củng cố: (1’): HS cần nắm được kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Bước 5- Dặn dò: (2’) - HS chọn những ý để viết thành đoạn văn: các ý còn lại ở mục 1 và các ý ở mục 2, mục 3 (phần thân bài). - Soạn bài Viết quảng cáo. V- Tự rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. *****o0o****** Tên bài soạn Tiết 100 + 101 BÀI VIẾT SỐ 7 (Kiểm tra học kì II – Đề ra chung toàn trường) Tên bài soạn Tiết 102 VIẾT QUẢNG CÁO - Ngày soạn bài: 14.04.2010 - Giảng ở các lớp: 10A3, 10A4 Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 10A3 10A4 I- Mục tiêu cần đạt 1- Về kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được m.đích của quảng cáo là thông tin, thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi... của s.phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham thích mua hàng và s.dụng dịch vụ của khách hàng. - Biết cách viết và trình bày quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn. 2- Về kĩ năng - Biết cách viết quảng cáo ngắn gọn hấp dẫn trong học tập và trong đ/sống (khi cần thiết). 3- Về tư tưởng - Thấy được tính 2 mặt của quảng cáo (lợi và hại). II- Phương pháp - Diễn dịch, phát vấn, trao đổi thảo luận để tổng hợp kiến thức. III- Đồ dùng dạy học SGK, SGK, Giáo án. IV- Tiến trình bài dạy Bước 1- Ổn định tổ chức: 1 phút Bước 2- Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra vở soạn của HS. Bước 3- Nội dung bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt 15’ 15’ 10’ Hoạt động 1 - GV giúp HS tìm hiểu mục I. - GV yêu cầu HS kể tên 1 vài chương trình quảng cáo mà các em được biết qua các chương trình ti vi, sách báo. + HS nêu ví dụ. ? Văn bản quảng cáo là gì? + HS trả lời. - GV nhấn mạnh. - GV yêu cầu HS đọc các VD về quảng cáo (SGK-Tr.142, 143). Và thực hiện các yêu cầu: a, b, c. + HS thảo luận, trả lời. - GV nhấn mạnh. - GV yêu cầu HS tìm hiểu mục 2 và trả lời câu hỏi gợi dẫn trong SGK. ? Muốn việc quảng cáo có hiệu quả, VB quảng cáo phải đảm bảo những yêu cầu gì? + HS suy nghĩ, trả lời. - GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục II. - GV yêu cầu HS tìm hiểu đề tài trong SGK, trao đổi, thảo luận theo các bước SGK đã đưa ra. Cử đại diện trình bày kết quả. + HS thảo luận, cử đại diện trình bày kết quả. ? Để quảng cáo cho vấn đề trên, cần chọn hình thức quảng cáo nào? + HS trả lời. - GV yêu cầu HS viết bài quảng cáo hoàn chỉnh cho vấn đề trên. + HS viết bài. - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và nhớ ngay trên lớp. Hoạt động 3 - GV hướng dẫn HS luyện tập. - HS đọc 3 lời quảng cáo của bài tập 1 và phân tích tính súc tích, hấp dẫn và t.dụng kích thích tâm lí mua hàng của chúng. + HS đọc VB và thảo luận, trình bày kết quả. - Bài tập 2: HS tự chọn một trong các nội dung quảng cáo trong SGK, tiến hành thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - Chú ý, trước khi thảo luận nhóm, mỗi HS cần làm việc cá nhân để có thể đưa ra ý kiến riêng của mình. I- VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA VĂN BẢN QUẢNG CÁO 1- Văn bản quảng cáo trong đời sống a- Khái niệm: là VB thông tin về 1 sản phẩm hay dịc vụ nhăm thu hút và thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của s.phẩm, dịch vụ mà ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó. b- Phân tích VD * Các văn bản trên quảng cáo về: - Sản phẩm máy vi tính: máy mới, giá rẻ, thủ tục đơn giản. - Dịch vụ chữa bệnh. * Các loại văn bản này thường gặp ở khu thương mại, bệnh viện, các trung tâm văn hoá, kinh tế, * Một số văn bản cùng loại: - Quảng cáo sản phẩm thuốc Traphaco. - Quảng cáo sản phẩm gạch Tuy-nen. - Quảng cáo thành lập trường tư thục chất lượng cao Hà Thành v.v 2- Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo a- Phân tích ví dụ: * (a) Nhận xét VD: (ở mục 1) - Trình bày cần tính thẩm mĩ cao: nhiều màu sắc đẹp, bố cục h/ảnh gây cảm giác hấp dẫn, chữ viết trình bày đẹp, bằng nhiều kiểu chữ, cỡ chữ khác nhau. Các chữ mang n.dung thông tin chính phải được phóng to, tô đậm bằng những màu sắc ấn tượng nhất - Về từ ngữ: có nhiều tính từ chỉ phẩm chất gây ấn tượng mạnh (như: máy mới, đúng hãng, lãi xuất thấp, thủ tục đơn giản.; giáo sư, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, chính xác, nhanh chóng + Về câu: thường dùng câu đặc biệt, không đủ thành phần. * (b): - Văn bản (1): có mục đích quảng cáo cho sản phẩm nước giải khát X nhưng dài dòng, ko làm nổi bật được tính ưu việt của s.phẩm cần quảng cáo. + Văn bản (2): quảng cáo cho 1 loại kem trắng da => qua cường điệu khiến khách hàng có thể nghi ngờ hiệu quả đích thực của sản phẩm. b- Kết luận: Một số yêu cầu của văn bản quảng cáo: - Về n.dung thông tin: VB quảng cáo phải ngắn gọn, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng VH’ và luật pháp. - Về tính thuyết phục: từ ngữ phải chừng mực, chính xác, có thể theo hướng quy nạp, so sánh hoặc dùng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối nhằm chinh phục được niềm tin ở người nghe, người xem. II- CÁCH VIẾT VĂN BẢN QUẢNG CÁO Đề: Viết quảng cáo cho sản phẩm rau sạch. 1- Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo. - Bước 1: Giải thích thế nào là rau sạch. + Rau được trồng trên đất rau truyền thông, ko bị pha tạp các hóa chất độc hại. + Rau được tưới bằng nước sạch, ko sử dụng thuốc diệt cỏ hoặc các loại thuốc kích thích tăng trưởng. - Rau được bảo quản sạch bằng các p.tiện chuyên dùng, ko sử dụng các p.tiện có phân súc vật hay hóa chất độc hại. - Bước 2: Kể ra các phẩm chất của rau sạch. + Có t.dụng tốt cho sức khỏe: giải nhiệt, chống táo bón, chống sơ vữa động mạch. + Tạo cảm giác hưng phấn cho bữa ăn: mắt nhìn, tai nghe, miệng nhai - Bước 3: Thông báo chủng loại và giá cả. + Chủng loại phong phú, đáp ứng mọi khẩu vị. + Giá cả hợp lí, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. 2- Chọn hình thức quảng cáo - Chọn phương pháp trình bày: quy nạp, so sánh. - Chọn từ ngữ: khẳng định tuyệt đối để tăng tính thuyết phục. - Kết hợp với tranh ảnh, hình thức trình bày. Tham khảo: Rau sạch Lan Hương - nguồn thực phẩm an toàn nhất! Rau sạch Lan Hương sản xuất theo qui trình công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh và chất lượng thực phẩm cao nhất. Rau sạch Lan Hương- niềm tin của mọi nhà. (Có hình ảnh minh hoạ) * Ghi nhớ (SGK-Tr.144). III- LUYỆN TẬP Bài tập 1 a- Văn bản quảng cáo xe ô-tô: - Tính súc tích: Quảng cáo chỉ gồm khoảng hơn 30 chữ mà vẫn đảm đảo thông tin và sức thuyết phục. - Tính hấp dẫn: dùng nhiều từ ngữ sang trọng, lôi cuốn, đúng với tâm lí người tiêu dùng loại sản phẩm này (sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ). Các từ này được lặp lại hai lần để gây ấn tượng. - Tác dụng kích thích tâm lí người mua: chiếc xe ko chỉ là 1 sản phẩm hoàn hảo mà còn đáng tin cậy: sang trọng, mạnh mẽ, đầy quyến rũ... b- Văn bản quảng cáo sữa tắm: - VB ngắn gọn súc tích thực hiện rất thành công chức năng thông tin và lôi cuốn khách hàng. - Quảng cáo trên hấp dẫn và kích thích được tâm lí người mua hàng vì đã tạo ra được 1 cảm giác khoan khoái như được tận hưởng mùi thơm quyến rũ của sản phẩm sữa tắm mới. c- Văn bản quảng cáo máy ảnh: - Quảng cáo ngắn gọn súc tích, tạo ra cảm giác dễ dàng khi sử dụng máy ảnh tự động. Đáp ứng nhu cầu khách du lịch, phần lớn là những người không có kĩ thuật máy ảnh. Bài tập 2: (HS tự làm) Tham khảo Sạch sẽ, an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, đến trường lớp, đến công sở đúng giờ và giảm ùn tắc giao thông – là em – xe buýt. Bước 4- Củng cố: (1’): HS cần nắm được kĩ năng viết VB quảng cáo. Bước 5- Dặn dò: (2’): trong hè. - Tập viết 1 số VB quảng cáo cho sản phẩm mà mình yêu thích. - Kế hoạch trong hè: Ôn tập lại những kiến thức đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 10. + Kẻ bảng hệ thống kiến thức. + Tóm tắt nội dung kiến thức theo từng đơn vị bài học. + Rèn luyện cách lập luận trong bài văn nghị luận. V- Tự rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. *****o0o******
Tài liệu đính kèm: