Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tiết 73 đến tiết 80

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tiết 73 đến tiết 80

I- Mục tiêu cần đạt

1- Về kiến thức: Giúp học sinh:

* Kiến thức chung:

- Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.

- Kiến thức trọng tâm:

 + Sử dụng đúng chuẩn mực tiếng Việt.

 + Sử sụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.

 + Vận dụng làm bài tập.

2- Về kĩ năng

- Vận dụng được những kiến thức đó vào việc nói viết có chuẩn mực và hiệu quả.

3- Về tư tưởng

- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

doc 22 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1330Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tiết 73 đến tiết 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài soạn
Tiết 73 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
- Ngày soạn bài:01.03.2010.
- Thực hiện ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp học sinh: 
* Kiến thức chung:
- Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Kiến thức trọng tâm: 
	+ Sử dụng đúng chuẩn mực tiếng Việt.
	+ Sử sụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
	+ Vận dụng làm bài tập.
2- Về kĩ năng
- Vận dụng được những kiến thức đó vào việc nói viết có chuẩn mực và hiệu quả.
3- Về tư tưởng
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II- Phương pháp
	Phân tích, phát vấn, đàm thoại, kết hợp nêu vấn đề để tổng hợp kiến thức.
III- Đồ dùng dạy học
	SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số.
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Không.
Bước 3- Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
20’
10’
10’
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu mục I.
* Về ngữ âm và chữ viết.
? Những câu trong mục (a) mắc lỗi gì? Cho biết cách sửa ?
- GV định hướng.
+ HS trả lời.
? Cách sử dụng từ ngữ ở VD2 ntn? ngôn ngữ đó ra sao?
- GV định hướng.
+ HS trao đổi, thảo luận và trả lời
? Vậy theo em về ngữ âm và chữ viết cần phải thực hiện những quy định nào?
+ HS trả lời.
- Gv chốt ý.
* Về từ ngữ:
? VD1: đã dùng từ chính xác hay chưa?
+ HS trả lời.
? VD2 dùng từ đúng mục đích chưa?
+ HS suy nghĩ, trả lời.
? Vậy đối với từ ngữ, cần phải sử dụng ntn để có hiệu quả nhất?
+ HS suy nghĩ, trả lời.
* Về ngữ pháp:
? VD1 lỗi về câu ntn? Kết cấu câu về mặt ngữ pháp?
+ HS trả lời.
? Nhận xét hình thức câu?
+ HS nhận xét.
- GV nhấn mạnh ý.
? Sử dụng câu như thế nào đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
+ HS trả lời.
- GV chốt ý.
- GV yêu cầu HS: Xét ví dụ (SGK)? Nhận xét?
? Nêu kết luận chung về phong cách ngôn ngữ?
+ HS nêu kết luận
- GV nhấn mạnh. Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục II.
- GV gọi 2 HS đọc các bài tập trong SGK – Tr.67.
? Hãy phân tích giá trị biểu cảm của hai từ đứng và quỳ?
+ HS phân tích.
- GV nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh. 
- GV yêu cầu HS phân tích hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong bài tập 2.
+ HS thảo luận, phát biểu.
- GV yêu cầu HS phân tích giá trị nghệ thuât của phép điệp, phép đối và nhịp điệu trong đoạn văn.
+ HS phân tích.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3
- GV hướng dẫn HS luyện tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập phần luyện tập.
+ HS thảo luận, cử đại diện trình bày.
I- SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆT
1- Về ngữ âm và chữ viết
a- Ví dụ 1:
- Câu 1: dùng sai cặp phụ âm cuối c/t trong tiếng “giặc”, sửa lại là “giặt”.
- Câu 2: dùng sai cặp phụ âm đầu d/r trong tiếng “dáo”, sửa là “ráo”
- Câu 3: cặp thanh điệu hỏi/ngã trong các tiếng “lẽ; đỗi” sửa là “lẻ; đổi”
b- Ví dụ 2:
- Từ ngữ địa phương: dưng mờ, bẩu, mờ
- Từ ngữ toàn dân tương ứng: 
+ dưng mờ = nhưng mà, bẩu = bảo, mờ = mà
c- Nhận xét, kết luận:
- Cần phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.
- Cần phát âm chuẩn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Phải tôn trọng mọi quy định về ngữ âm, chữ viết.
2- Về từ ngữ
a- Ví dụ 1:
- Dùng từ chưa chính xác
- Gây hiểu lầm về ý nghĩa của từ
- Có thể sửa: phút chót; truyền đạt; các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh này đã giảm dần, những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt do khoa dược pha chế
b- Ví dụ 2:
- Dùng từ sai mục đích;
- Dùng từ chưa chuẩn ở câu 1 và 5:
- Câu 1 sửa là: Anh ấy có một nhược điểm... (dùng từ yếu điểm là sai).
- Câu 5 sửa là: thứ tiếng rất sinh động, phong phú (dùng linh động chưa chính xác).
c- Nhận xét, kết luận:
- Cần sử dụng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, ý nghĩa, và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
- Cần dùng từ chính xác và đúng mục đích.
- Dùng từ phù hợp đúng yêu cầu, mang tính toàn dân.
3- Về ngữ pháp
a- Ví dụ 1:
- Lỗi thừa từ “qua” có thể bỏ từ “qua” hoặc viết: Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
- Thiếu vị ngữ có thể viết lại “Lòng tin tưởng sâu sắc  đã được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Hoặc Đó là lòng tin tưởng sâu sắc
b- Ví dụ 2:
- Câu 1: chưa chính xác, gây mơ hồ, có thể sửa: Có được ngôi nhà người ta đã làm cho, bà sống hạnh phúc hơn. Hoặc Có được ngôi nhà, bà sống hạnh phúc hơn.
- Câu 2, 3, 4: đúng
c- Ví dụ 3: (SGK)
d- Nhận xét, kết luận:
- Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp
- Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
4- Về phong cách ngôn ngữ
a- Ví dụ 1: (SGK)
b- Nhận xét:
- Vận dụng thành ngữ
- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ
c- Kết luận:
- Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng.
II- SỬ DỤNG HAY, ĐẠT HIỆU QUẢ GIAO TIẾP CAO
1- Câu tục ngữ: Chết đứng còn hơn sống quỳ
- Đứng và quỳ: ẩn dụ (nghĩa bóng) để nói tới nhân cách và phẩm giá làm người.
+ chết đứng: là cái chết của những người sống có lí tưởng.
+ sống quỳ: là cuộc sống hèn hạ của những kẻ sống ko có lí tưởng và mất hết niềm tin trong cuộc sống.
2- Phân tích hiệu quả...
- Cụm từ chiếc nôi xanh, điều hòa khí hậu: là ẩn dụ chỉ những tên gọi khác của cây cối. Là những cụm từ miêu tả có tính tượng hình và có giá trị biểu cảm..
3- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- Phép đối và phép điệp: Ai có... tạo nên tính nhịp điệu phù hợp với ko khí khẩn trương của văn bản.
* Ghi nhớ (SGK – Tr.68)
III- LUYỆN TẬP
1- Bài tập1 
- Từ ngữ đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ.
2- Bài tập 2
- Từ lớp thay cho từ hạng bởi vì từ hạng chỉ sử dụng khi thể hiện sự coi thường đối với người được nói đến trong văn bản.
+ Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa này hiếm” => khẳng định tuổi thọ của con người là cái đáng quý, sống được 79 tuổi chứng tỏ là cái phúc của con người.
+ Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa này hiếm”=> tự hạ thấp bản thân, một cách so sánh khập khiễng.
- Từ sẽ thay cho từ phải nhằm nói đến tính khách quan của quy luật cuộc sống con người. Từ phải có chút gì đó ép buộc, gò bó, mất đi tính tự nhiên của quy luật cuộc sống khi tuổi về già.
Bước 4- Củng cố: (3’) HS cần nắm được nội dung bài giảng.
	- Sử dụng đúng các chuẩn mực của TViệt
	- Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Bước 5- Dặn dò: (1’) 
- Làm bài tập 3, 4, 5 phần luyện tập.
-Soạn bài: Hồi trống Cổ Thành- La Quán Trung.
V- Tự rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o*****
Tên bài soạn
Tiết 74 HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa)
LA QUÁN TRUNG
- Ngày soạn bài:01.03.2010.
- Thực hiện ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp học sinh: 
* Kiến thức chung:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi, cũng như “tình nghĩa vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa - một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Hồi trống gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
* Kiến thức trọng tâm:
+ Nhân vật Trương Phi và Quan Công.
+ Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành.
2- Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng biết phân tích, tiếp nhận 1 tp’ truyện cổ mang tính chất sử thi đồ sộ về không gian, thời gian, nhân vật.
3- Về tư tưởng
- GD HS tính trung thực, ngay thẳng, điềm tĩnh để sáng suốt lựa chọn những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
II- Phương pháp
	Đọc - hiểu, Phân tích, phát vấn, đàm thoại, kết hợp nêu vấn đề để tổng hợp kiến thức.
III- Đồ dùng dạy học
	SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số.
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: (6’)
Bước 3- Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
15’
10’
10’
5’
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tiểu thuyết chương hồi và tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về tiểu thuyết cổ Trung Quốc.
? Em có những hiểu biết gì về tiểu thuyết cổ điển của TQ?
+ HS nêu cách hiểu riêng.
- GV nhấn mạnh.
- GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn.
+ Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi.
? Nét tiêu biểu về tác giả La Quán Trung?
+ HS trả lời.
? Hãy cho biết nguồn gốc và quá trình hình thành tp’ diễn ra ntn?
? Nêu giá trị và ý nghĩa của tác phẩm?
- GV yêu cầu HS: Tóm tắt sự kiện diễn ra trước đoạn trích.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn trích và nhận xét cách đọc.
+ HS đọc đoạn trích.
- GV nhấn mạnh cho HS biết đoạn trích sẽ đi vào tìm hiểu 2 hình tượng nhân vật.
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
? Hình tượng Trương Phi có nét gì độc đáo?
+ HS suy nghĩ, trả lời. 
- GV nhấn mạnh.
? Khi nghe tin QC đến TP đã có những hành động gì?
+ HS tìm chi tiết miêu tả, trả lời.
- Gv nhấn mạnh.
? Lời nói của TP đối với QC ntn?
+ HS tìm chi tiết miêu tả, trả lời.
- Gv nhấn mạnh.
? Thái độ ứng xử của Trương Phi ra sao?
+ HS tìm chi tiết miêu tả, trả lời.
- Gv nhấn mạnh.
? Qua việc phân tích tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về nvật này?
? Quan Công hiện lên trong đoạn trích này là người ntn?
+ HS nhận xét.
- GV nhấn mạnh ý.
? Nhận xét về tính cách, hành động, thái độ của Quan Công.
- Gợi mở: QC đã rơi vào hoàn cảnh bất ngờ và khó khăn ntn?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh: QC chém rơi đàu Sái Dương sau 1 hồi trống => cách thanh minh tốt nhất, hiệu quả nhất để chứng tỏ lòng trung thành của mình.
? Theo em, ý nghĩa của những hồi trống trong đoạn trích này là gì?
- Gợi mở: Tác giả mtả hồi trống Cổ Thành bằng mấy câu?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh ý.
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và làm bài tập ngay trên lớp.
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- Sơ lược về tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
- Phát triển vào thời Minh - Thanh (1368-1911)
- Tiểu thuyết chia thành nhiều chương hồi:
+ Sự kiện được xắp xếp trước sau; 
+ Kết thúc vào mâu thuẫn phát triển đến cao trào;
- Xây dựng nhân vật:
+ Tính cách được hình thành từ hành động; 
+ Nhân vật hành động trong địa bàn rộng lớn;
- Cấu trúc: chương hồi, mở đầu mỗi hồi thường có hai câu thơ tóm tắt nội dung chính của hồi kết thúc có câu hạ hồi phân giải.
2- ''Tam quốc diễn nghĩa'' của La Quán Trung
a- Tác giả
 ... lại các ý.
? Qua việc phân tích VD, em hãy cho biết, để tóm tắt 1 VBTM cần phải tuân theo những bước nào?
+ HS suy nghĩ, tìm hiểu, trả lời.
- GV nhấn mạnh.
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và nhớ ngay trên lớp.
Hoạt động 3
GV hướng dãn HS làm bài tập phần luyện tập.
- GV yêu cầu HS đọc VB, làm bài tập theo yêu cầu và tóm tắt VB.
+ HS thảo luận, làm bài tập, cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần thiết).
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 ở nhà.
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TĂT VĂN BẢN THUYẾT MINH
- Mục đích: Nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng TM hoặc VB đó.
 - Yêu cầu: VB tóm tắt cần ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.
II- CÁCH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN THUYẾT MINH
1- Tìm hiểu văn bản “Nhà sàn”
- Đối tượng TM: về 1 sự vật – nhà sàn – 1 kiêu công trình kiến trúc dùng để ở của người dân miền núi.
- Đại ý: Giới thiệu về nguồn gốc, kiến trúc và giá trị sử dụng của nhà sàn.
- Bố cục: VB có thể chia thành 3 phần
+ Mở bài (Từ đầu đến văn hoá cộng đồng): định nghĩa và nêu mục đích sử dụng của nhà sàn;
+ Thân bài (Tiếp theo đến nhà sàn): thuyết minh nguồn gốc, cấu tạo và công dụng của nhà sàn.
+ Kết bài (Đoạn còn lại): khẳng định giá trị thẩm mĩ của nhà sàn.
- Tóm tắt VB’: Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, gianh, nứa, gỗ; gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn, các khoang nhà để ở hoặc rửa ráy. Hai đầu nhà có hai cầu thang. Nhà sàn xuất hiện từ thời Đá mới, tồn tại phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi, đầm lầy, vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh và bảo đảm an toàn cho người ở. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch.
2- Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt VBTM.
- Bước 2: Đọc kĩ văn bản gốc để nắm được định nghĩa, số liệu, tư liệu, nhận định, đánh giá về đối tượng TM.
- Bước 3: Viết bản tóm tắt bằng lời của mình.
- Bước 4: Kiểm tra, sửa chữa văn bản tóm tắt.
* Ghi nhớ (SGK-Tr.70)
III- LUYỆN TẬP
Bài tập 1
a- Đối tượng:
- Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba-sô là: tiểu sử, sự nghiệp nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm thể thơ hai-cư.
b- Bố cục của văn bản:
- Đoạn 1 (từ đầu đến M.Si-ki (1867-1902)): Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô.
- Đoạn 2 (phần còn lại): Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ Hai-cư.
c- Tóm tắt: Ma-su-ô Ba-sô là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. ông sinh ra ở U-e-nô, xứ I-ga trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô, sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô. So với các thể loại thơ khác trên thế giới, thơ Hai-cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết, được ngắt ra làm ba đoạn theo thứ tự thường là từ 5 đến 7 âm. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung. Như một bức tranh thuỷ mặc, hai-cư thường chỉ dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Cùng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu thuyết, thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.
Bài tập 2
(HS tự làm ở nhà)
Bước 4- Củng cố: (2’) HS cần nắm được :
- Mục đích và yêu cầu của VBTM.
- Cách tóm tắt 1 VBTM.
- Vận dụng vào làm bài tập.
Bước 5- Dặn dò: (1’) 
- So sánh, chỉ ra sự giống và khác nhau giữa VB tự sự và VBTM.
- Làm bài tập 2.
- Soạn bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận.
V- Tự rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o*****
Tên bài soạn
Tiết 79 + 80 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
- Ngày soạn bài: 14.03.2010.
- Thực hiện ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
Tiết
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A3
10A4
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp học sinh: 
* Kiến thức chung:
- Nắm được t/dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nói chung và bài nghị luận nói riêng.
* Kiến thức trọng tâm: 
	+ Tác dụng của việc lập dàn ý.
	+ Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
	+ Vận dụng làm bài tập.
2- Về kĩ năng
- Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế, rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn NL.
3- Về tư tưởng
- GD HD có thói quen lập dàn ý trước khi viết bài làm văn.
II- Phương pháp
	Phân tích, phát vấn, luyện – giảng, đàm thoại, kết hợp nêu vấn đề để tổng hợp kiến thức.
III- Đồ dùng dạy học
	SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số.
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Không.
Bước 3- Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
10’
15’
15’
15’
25’
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I.
? Lập dàn ý có tác dụng ntn trước khi làm 1 bài văn?
+ HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Em cho biết mô hình khi tiến hành làm một bài văn ntn?
? Tính chất từng phần của bài văn?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS cách lập dàn ý cho 1 bài văn nghị luận.
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK.
? Tìm ý cho bài văn là gì?
- Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn.
? Đề văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì? Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó ntn?
- GV yêu cầu HS xác định các luận điểm, luận cứ theo các câu hỏi gợi ý trong SGK-Tr.90.
+ HS thảo luận để tìm luận cứ, luận điểm cho bài viết.
- GV nhấn mạnh, bổ sung nếu cần thiết.
? Lập dàn ý gồm mấy bước? Các bước đó như thế nào?
- GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài trên.
+ HS thảo luận, lập dàn ý hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3
- GV hướng dẫn HS luyện tập làm các bài tập.
- Bài tập 1: HS có thể làm theo gợi ý.
- GV theo dõi, nhận xét bài làm của HS.
- GV yêu cầu HS thảo luận làm Bài tập 2 theo bố cục của dàn bài.
+ HS thảo luận, hoàn thành bài tập, cử đại diện trình bày.
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu 1 số đề bài và hoàn thiện kĩ năng lập dàn ý.
I- TÁC DỤNG CỦA VIỆC LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1- Tác dụng
- Là c/việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.
- Giúp bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận.
- Tránh tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót, hoặc triển khai không cân xứng. Phân bố thời gian hợp lí khi làm bài.
2- Mô hình: (1) Đề bài - (2) Dàn ý - (3) Bài viết.
- (1) Đề bài: cho trước, mang tính bắt buộc.
- (2) Dàn ý: tự xây dựng, mang tính sáng tạo, tuỳ thuộc vào trình độ, sở thích, kĩ năng, của mỗi cá nhân.
- (3) Bài viết: sản phẩm ngôn ngữ cụ thể, hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ cách hiểu đề, cách lập dàn ý, khả năng vận dụng tri thức và kĩ năng,.. của người viết.
II- CÁCH LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
* Đề: (SGK – Tr.89)
1- Tìm ý cho bài văn
a- Xác định luận đề:
+ Sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người, giúp con người trưởng thành về mặt nhận thức.
b- Xác định các luận điểm: có 3 luận điểm
+ LĐ1: Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội);
+ LĐ2: Sách mở rộng những chân trời mới;
+ LĐ3: Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.
c- Tìm luận cứ cho các luận điểm:
- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người:
+ Sách là sản phẩm tinh thần của con người;
+ Sách là kho tàng trí thức;
+ Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.
- Sách mở rộng những chân trời mới:
+ Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội;
+ Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách.
- Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách:
+ Đọc và làm theo sách tốt phê phán sách có hại;
+ Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú và làm theo các sách có nội dung tốt;
+ Học những điều hay trong sách bên cạnh học trong thực thế cuộc sống.
2- Lập dàn ý
- Mở bài: Nêu luận đề (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhằm đưa ra phương hướng cho bài văn nghị luận.
- Thân bài: trình bày các luận điểm, luận cứ. (hợp lí, có trọng tâm)
- Kết bài:
+ Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở?
+ Khẳng định những nội dung nào?
+ Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ? 
* Ghi nhớ: ( SGK-Tr.91)
III- LUYỆN TẬP
Bài tập 1
a- Có thể bổ sung một số ý còn thiếu:
- Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người.
- Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phần đấu để có cả tài lẫn đức.
b- Lập dàn ý cho bài văn:
- Mở bài:
+ Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”
+ Định hướng tư tưởng của bài viết .
- Thân bài:
+ Giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc ràn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.
- Kết bài: Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phấn đấu để có cả tài lẫn đức.
2- Bài tập 2
a- Mở bài
- Nêu ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ.
- Nêu giá trị của câu tục ngữ.
- Định hướng cách hiểu và vận dụng vào c/sống.
b- Thân bài
- Ý nghĩa câu tục ngữ:
+ Giải thích: cái khó – bó – cái khôn.
- Nội dung câu tục ngữ: Những khó khăn trong c/sống hạn chế việc phát huy tài năng và sức s/tạo của con người.
- Câu tục ngữ có mặt đúng, mặt chưa đúng:
+ Mặt đúng: sự phát triển chủ quan bao giờ cũng chịu ả/hưởng của t/động khách quan.
+ Mặt chưa đúng: chưa đánh giá đúng mức sự nỗ lực chủ quan của con người.
- Bài học: bản lĩnh, ý chí, nghị lực của mỗi người luôn mang tính quyết định cho hiệu qur của công việc.
c- Kết bài
- Khẳng định: trước hoàn cảnh khó khăn càng phải khắc phục.
+ Khó khăn chính là môi trường rèn luyện bản lĩnh giúp ta thành công trong c/sống.
Bước 4- Củng cố: (2’) HS cần nắm được :
- Yêu cầu, tác dụng của việc lập dàn ý.
- Cách lập dàn ý.
Bước 5- Dặn dò: (2’) 
- Soạn bài: Truyện Kiều – Tác giá.
V- Tự rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o*****

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 10 thang 3 VA.doc