Giáo án môn Ngữ văn khối 10

Giáo án môn Ngữ văn khối 10

1.Mục tiêu

 a. Về kiến thức

Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng tình cảm của người Việt Nam trong văn học

 b.Về kĩ năng

Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc

- Biết vận dụng các tri thức để để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về VHVN.

 c. Về thái độ:

 - Bồi dưỡng niềm tự hào về VHVN.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Chuẩn bị của GV: Sgk, sgv , chuẩn kiến thức, kĩ năng và các tài liệu tham khảo.

-Thiết kế dạy- học.

 

doc 410 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1241Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạytại lớp10A3
 Ngày dạytại lớp10A4
 Ngày dạytại lớp10A5
Tiết 1:Đọc văn:	TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
1..Mục tiêu 
 a. Về kiến thức
Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng tình cảm của người Việt Nam trong văn học
 b.Về kĩ năng
Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc 
- Biết vận dụng các tri thức để để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về VHVN.
 c. Về thái độ: 
 - Bồi dưỡng niềm tự hào về VHVN.
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV: Sgk, sgv , chuẩn kiến thức, kĩ năng và các tài liệu tham khảo.
-Thiết kế dạy- học.
 b. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, vở soạn
3. Tiến trình bài dạy :
 a. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị của HS (5p)
 *Đặt vấn đề vào bài mới:Lịch sử văn học của bất kì dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta cùng tìm hiểu về tổng quan văn học Việt Nam
 b .Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung chính
Hoạt động 1: cả lớp và cá nhân (15p)
-VHVN bao gồm các bộ phận lớn nào?
-VH dân gian là gì? Người trí thức có tham gia sáng tác VH dân gian ko? Nêu vài VD mà em biết?
- Kể tên các thể loại VH dân gian?
- Đặc trưng cơ bản của VH dân gian?
- Vai trò của VH dân gian?
- VH viết là gì?
- Đặc trưng cơ bản của VH viết?
- Các thành phần chủ yếu của VH viết? Nêu một vài tác phẩm thuộc các thành phần đó?
- Hệ thống thể loại của VH viết?
Hoạt động 2: cả lớp và cá nhân (20p)
Gv chuyển ý, dẫn dắt.
- Nêu cách phân kì tổng quát nhất của VH viết VN? Ba thời kì lớn được phân định ntn?
- Chữ Hán được du nhập vào VN từ khoảng thời gian nào? Tại sao đến thế kỉ X, VH viết VN mới thực sự hình thành? 
- Kể tên một số tác giả, tác phẩm VH viết bằng chữ Hán tiêu biểu?
- Em biết gì về chữ Nôm và sự phát triển của VH chữ Nôm?
- ý nghĩa của chữ Nôm và VH chữ Nôm?
I. Các bộ phận của nền VHVN:
1. VH dân gian:
- K/n: Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
 VD: Bài ca dao:“Trong đầm gì đẹp bằng sen...”(Một nhà nho), “Tháp Mười đẹp nhất bông sen...”(Bảo Định Giang), “Hỡi cô tát nước bên đàng...”(Bàng Bá Lân),...
- Các thể loại VHDG: Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Đặc trưng: + Tính tập thể.
 + Tính truyền miệng.	
 + Tính thực hành (gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng).
- Vai trò:
 + Giữ gìn, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc.
 + Nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân.
 + Góp phần hình thành và phát triển VH viết.
2. VH viết:
- K/n: Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn của tác giả.
- Đặc trưng: Là sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn cá nhân.
- Các thành phần chủ yếu:
 + VH viết bằng chữ Hán.
 + VH viết bằng chữ Nôm.
 + VH viết bằng chữ quốc ngữ.
- Hệ thống thể loại:
 + Từ thế kỉ X-XIX:
* VH chữ Hán:+ Văn xuôi.
 + Thơ.
 + Văn biền ngẫu.
*VH chữ Nôm:+ Thơ.
 + Văn biền ngẫu.
+ Từ đầu thế kỉ XX- nay:+ Tự sự.
 + Trữ tình.
 + Kịch.
Lưu ý: Hai bộ phận VH dân gian và VH viết luôn có sự tác động qua lại. Khi tinh hoa của hai bộ phận văn học này kết tinh lại ở nhưng cá tính sáng tạo, trong những điều kiện lịch sử nhất định đã hình thành các thiên tài VH (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,...).
II. Các thời kì phát triển của nền VHVN:
1. VH trung đại (Thời kì từ thế kỉ X-XIX):
a. VH chữ Hán:
- Chữ Hán du nhập vào VN từ đầu công nguyên.
- VH viết VN thực sự hình thành vào thế kỉ X khi dân tộc ta giành được độc lập. 
- Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
 + Lí Thường Kiệt: Nam quốc sơn hà.
 + Trần Quốc Tuấn: Hịch tướng sĩ.
 + Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập,...
 + Nguyễn Du: Độc Tiểu Thanh kí, 
Sở kiến hành,...
b. Văn học chữ Nôm:
- Chữ Nôm là loại chữ ghi âm tiếng Việt dựa trên cơ sở chữ Hán do người Việt sáng tạo ra từ thế kỉ XIII.
-VH chữ Nôm:+ Ra đời vào thế kỉ XIII.
 + Phát triển ở thế kỉ XV (tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Trãi- Quốc âm thi tập, Lê Thánh Tông- Hồng Đức quốc âm thi tập,...).
 + Đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX (tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Du- Truyện Kiều, Đoàn Thị Điểm- Chinh phụ ngâm, Thơ Nôm Hồ Xuân Hương,...).
- ý nghĩa của chữ Nôm và VH chữ Nôm:
 + Chứng tỏ ý chí xây dựng một nền VH và văn hóa độc lập của dân tộc ta.
 + ảnh hưởng sâu sắc từ VH dân gian nên VH chữ Nôm gần gũi và là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động.
 + Khẳng định những truyền thống lớn của VH dân tộc (CN yêu nước, tính hiện thực và CN nhân đạo).
+ P/ánh qtrình dân tộc hóa và dân chủ hóa của VH trung đại.
 c. Củng cố, luyện tập: (3p)
 Yêu cầu hs:- Học bài.
 - Làm bài tập: lập bảng so sánh VH dân gian và VH viết.
 d. Hướng dẫn tự học ở nhà (2p)
- Trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị tiết 2 bài Tổng quan vãn học VN (T)
 Ngày dạytại lớp10A3
 Ngày dạytại lớp10A4
 Ngày dạytại lớp10A5
Tiết 2:Đọc văn:	
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (T)
1.Mục tiêu 
 a. Về kiến thức
 Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng tình cảm của người Việt Nam trong văn học
 b.Về kĩ năng
 Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc 
 - Biết vận dụng các tri thức để để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về VHVN.
 c. Về thái độ: 
 - Bồi dưỡng niềm tự hào về VHVN.
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV: Sgk, sgv , chuẩn kiến thức, kĩ năng và các tài liệu tham khảo.
 -Thiết kế dạy- học.
 b. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, vở soạn
3. Tiến trình bài dạy :
 a. Kiểm tra bài cũ: (5p) 
Câu hỏi: Phân biệt VHDG và VH viết? Các thành phần của VHTĐ? ý nghĩa của chữ Nôm và VH chữ Nôm?
*Đặt vấn đề vào bài mới:Giờ trước các em được tìm hiểu các bộ phận hợp thành và sự phát triển của VHVN từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu tiếp thời kì phát triển của VHVN từ đầu thế kỉ XXđến hết thế kỉ XX và con người VN qua VH
 b .Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung chính
Hoạt động 1: cả lớp và cá nhân(15p)
-Vì sao nền VHVN thế kỉ XX được gọi là VH hiện đại?
 Hs thảo luận, trả lời.
 Gv nhận xét, chốt ý:
Vì:+ Nó phát triển trong thời kì mà QHSX chủ yếu dựa vào quá trình hiện đại hóa.
 + Những tư tưởng tiến bộ của văn minh phương Tây xâm nhập vào VN " thay đổi tư duy, tình cảm, lối sống của người Việt " thay đổi quan niệm và thị hiếu VH.
 + ảnh hưởng của VH phương Tây trên cơ sở kế thừa tinh hoa VH dân tộc.
- VHHĐ được chia ra thành những giai đoạn nhỏ nào? Nêu đặc điểm chính của giai đoạn VH 1900-1930?
- Kể tên các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn này
- Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1930-1945?
Gv gợi mở: Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của VHVNHĐ. Nền VH nước ta khi ấy với trăm nhà đua tiếng như trăm hoa đua nở. “Một năm của ta bằng ba mươi năm của người”(VũNgọc Phan).
- Nhịp độ phát triển của VHVN giai đoạn này ntn? Công cuộc hiện đại hóa nền VH dân tộc đã hoàn thành chưa?
- Kể tên các tác giả tiêu biểu?
- Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1945-1975?
 Gv gợi mở: Giai đoạn 1945-1975 là một giai đoạn lịch sử đầy biến động, đau thương nhưng hào hùng của dân tộc ta. Cả nước gồng mình lên để tiến hành hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. VHVN gắn bó sâu sắc, là “tấm gương xê dịch trên đường lớn” để phản ánh kịp thời bức tranh cuộc sống mới... 
- VHVN được sự chỉ đạo về tư tưởng, đường lối của tổ chức nào? phục vụ nhiệm vụ gì? Những nội dung phản ánh chính của nó?
- Kể tên các tác giả tiêu biểu?
- Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1975- hết thế kỉ XX?
- Kể tên các tác giả tiêu biểu?
Hoạt động 2: cả lớp và cá nhân(18p)
Gv chuyển ý, dẫn dắt.
Mối quan hệ của con người Việt Nam với thế giới tự nhiên được biểu hiện qua những mặt nào? VD minh họa?
- Từ mối quan hệ gắn bó sâu sắc của con người Việt Nam và thiên nhiên, em thấy người Việt có tình cảm với thiên nhiên ntn?
-Tích hợp môi trường: Với con người VN thiên nhiên là người bạn thân thiết
->Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của VHVN.
Thiên nhiên đặc sắc thân thuộc trong VHDG.Thiên nhiên tạo thành hệ thống tượng trưng giàu giá trị them mĩ, như một thước đo them mĩ trong VHTĐ.Thiên nhiên giàu sức sống, thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương đất nước, tình yêu sự sống
- Tại sao CN yêu nước lại trở thành một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của VHVN? 
- Em hãy nêu những biểu hiện của mối quan hệ giữa con người Việt Nam và xã hội? Phân tích VD minh họa? 
-Tích hợp môi trường:Con người VN với môI trường văn hóa dân tộc-> Chủ nghĩa yêu nước gắn với ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường văn hóa, thuần phong mĩ tục truyền thống.
-Tích hợp môi trường: Con người VN với ước mơ xây dung một môi trường XH tốt đẹp, gắn với khát vọng công bằng, ân nghĩa trong VHDG, gắn với lí tưởng đạo đức trong VHTĐ, thể hiện ý thức về môi trường dân chủ, văn minh trong VH hiện đại.
- Theo em, ý thức cá nhân là gì?
- ý thức về bản thân của con người Việt Nam được biểu hiện trong VH ntn?
Gợi mở: Mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng? Khi nào người Việt Nam chú trọng đến ý thức cá nhân, ý thức cộng đồng? Nêu các giai đoạn VH minh họa? 
- Xu hướng của VH nước ta hiện nay là gì? Em có tán đồng những tác phẩm chỉ đề cao quyền hưởng thụ theo bản năng của con người ko? Vì sao?
Hoạt động 3: cá nhân (3p)
I. Các bộ phận của nền VHVN:
II. Các thời kì phát triển của nền VHVN:
1. VH trung đại (Thời kì từ thế kỉ X-XIX):
2. VH hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX- hết thế kỉ XX):
a. VHVN từ 1900- 1930:
- Đặc điểm: Là giai đoạn văn học giao thời.
 + Dấu tích của nền VH trung đại: quan niệm thẩm mĩ, một số thể loại VH trung đại (thơ Đường luật, văn biền ngẫu,...) vẫn được lớp nhà nho cuối mùa sử dụng.
 + Cái mới: VHVN đã bước vào quỹ đạo hiện đại hóa, có sự tiếp xúc, học tập VH châu Âu.
- Các tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Phan Bội Châu,...
b. VHVN từ 1930-1945:
- Đặc điểm:
 + VH phát triển với nhịp độ mau lẹ.
 + Công cuộc hiện đại hóa nền VH đã hoàn thành.
- Các tác giả tiêu biểu:
 + Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,...
 + Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân,...
 + Tố Hữu, Hồ Chí Minh,...
 + Hoài Thanh, Hải Triều,... 
c. VHVN từ 1945-1975:
- Đặc điểm: Là giai đoạn VH cách mạng.
 + VH được sự chỉ đạo về tư tưởng, đường lối của Đảng.
 + VH phát triển thống nhất phục vụ các nhiệm vụ chính trị.
- Nội dung phản ánh chính:
 + Sự nghiệp đấu tranh cách mạng.
 + Công cuộc xây dựng cuộc sống mới của nhân dân.
" VH mang đậm cảm hứng sử thi và chất lãng mạn cách mạng.
- Các tác giả tiêu biểu:
 Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh,...
d. VHVN từ 1975- hết thế kỉ XX:
- Đặc điểm:
 + VHVN bước vào giai đoạn phát triển mới.
 + Hai mảng đề tài lớn là: lịch sử chiến tr ... êu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết kiểu văn bản này?
Câu 3:
Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm?
Câu 4:
Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong 1 bài văn thuyết minh?
Câu 5:
Làm thế nào để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn?
Câu 6:
Trình bày cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh?
Câu 7:
Trình bày cấu tạo của 1 lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận?
Câu 8:
Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt VB tự sự và VB thuyết minh?
- Các cách tóm tắt VB tự sự: tóm tắt theo cốt truyện và tóm tắt theo nhân vật chính.
- Tóm tắt Vb thuyết minh nhằm hiểu và nắm được những nội dung chính của VB đó.
Câu 9:
Nêu đặc điểm cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo?
Câu 10:
Nêu cách thức trình bày 1 vấn đề?
I. Lí thuyết:
Câu 1:
a. Văn bản tự sự:
- Khái niệm: Tự sự là trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.
- Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ, tình cảm.
 b. Văn bản thuyết minh:
- Khái niệm: Thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giải thích, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,...của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.
- Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn với chúng.
c. Nghị luận:
- Khái niệm: Nghị luận là trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội và con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
- Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
d. Mối quan hệ giữa 3 loại văn bản trên:
- Tự sự: có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.
- Thuyết minh: có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận. 
- Nghị luận: có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
" việc sử dụng kết hợp các kiểu văn bản trên nhằm tạo sự linh hoạt, thuyết phục và hấp dẫn cho các loại văn bản.
Câu 2:
- Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.
- Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
- Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.
- Chi tiết đặc sắc là chi tiết tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
- Các bước thực hiện việc lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:
+ Xác định đề tài, chủ đề câu chuyện.
+ Dự kiến cốt truyện (sự việc tiêu biểu).
+ Triển khai sự việc bằng các chi tiết.
Câu 3:
- Cách lập dàn ý:
+ Xác định đề tài: Kể về việc gì, chuyện gì?
+ Xác định nhân vật.
+ Dự kiến cốt truyện: Sự việc 1, 2, 3,...
- Dàn ý chung:
+ MB: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, ko gian, thời gian, nhân vật,...)
+ TB: Kể những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ KB: Nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc.
Câu 4: Các phương pháp thuyết minh thông dụng:
- Định nghĩa. 
- Phân tích, phân loại.
- Liệt kê, nêu ví dụ.
- Giảng giải nguyên nhân- kết quả
- So sánh.
- Dùng số liệu.
Câu 5:
a.Yêu cầu đảm bảo tính chuẩn xác:
- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các tài liệu có giá trị.
- Chú ý vấn đề thời điểm xuất bản của tài liệu để cập nhật thông tin.
b. Yêu cầu đảm bảo tính hấp dẫn:
- Đưa ra các chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn ko trừu tượng, mơ hồ.
- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, tạo ấn tượng.
- Kết hợp và sử dụng các kiểu câu linh hoạt.
- Khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.
Câu 6:
a. Cách lập dàn ý:
- MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
- TB: Cung cấp các đặc điểm, tính chất, số liệu,... về đối tượng.
- KB: Vai trò, ý nghĩa của đối tượngđối với đời sống.
b. Cách viết đoạn văn thuyết minh:
- Xác định chủ đề của đoạn văn.
- Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh.
- Đảm bảo tính liên kết về hình thức và nội dung.
- Dùng từ, đặt câu trong sáng, đúng phong cách ngôn ngữ.
Câu 7:
a. Cấu tạo của 1 lập luận:
- Luận điểm.
- Các luận cứ.
- Các phương pháp lập luận.
b. Các thao tác nghị luận:
- Diễn dịch.
- Quy nạp.
- Phân tích.
- Tổng hợp.
- So sánh.
c. Cách lập dàn ý:
- Nắm chắc các yêu cầu của đề bài.
- Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ.
- Sắp xếp các luận điểm, luận cứ hợp lí.
Câu 8:
- Yêu cầu của tóm tắt VB tự sự:
+ Tôn trọng nội dung cơ bản của tác phẩm.
+ Thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của 1 văn bản.
+ Đáp ứng được mục đích tóm tắt.
- Tóm tắt VB tự sự theo nhân vật chính:
Mục đích:+ Giúp ta nắm vững tính cách , số phận nhân vật chính.
 + Góp phần tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.
- Cách thức tóm tắt VB tự sự:
+ Xác định mục đích tóm tắt.
+ Đọc kĩ VB, xác định nhân vật chính, đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác và diễn biến của các sự việc trong cốt truyện.
+ Viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình, có thể trích dẫn nguyên văn 1 số từ ngữ, câu văn trong tác phẩm.
- Yêu cầu của tóm tắt VB thuyết minh: VB tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nôi dung văn bản gốc.
- Cách thức tóm tắt VB thuyết minh:
+ Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt.
+ Đọc kĩ VB gốc để nắm được đối tượng thuyết minh.
+ Tìm bố cục văn bản.
+ Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình
Câu 9:
- Đặc điểm cách viết bản kế hoạch cá nhân:
+ Thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, cách thức và thời gian tiến hành.
+ Lời văn ngắn gọn, thể hiện dưới các mục lớn nhỏ khác nhau, cần thiết có thể kẻ bảng.
- Đặc điểm cách viết quảng cáo:
+ Ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng.
+ Trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.
+ Chọn được 1 nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối.
+ Kết hợp sử dụng các từ ngữ và hình ảnh minh họa.
Câu 10:
- Cách thức trình bày 1 vấn đề:
+ Trước khi trình bày cần tìm hiểu, suy nghĩ, nắm chắc các đặc điểm của vấn đề, đối tượng cần trình bày.
+ Chuẩn bị đề tài, đề cương cho bài nói.
+ Khi trình bày cần tuân thủ trình tự: khởi đầu- diễn biến- kết thúc. 
- Yêu cầu: đảm bảo các yêu cầu về nội dung, ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, cảm xúc,...để lôi cuốn người nghe.
c. Củng cố, luyện tập(3p) GV hệ thống lại những nội dung chính.
d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2p)
-Củng cố kiến thức, kĩ năng qua việc thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự
- Về ôn lại, hoàn thiện các câu hỏi ôn tập.
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm.
V. Rút kinh nghiệm	
đề thi khảo sát chất lượng học kì 2
năm học. 2009-2010
Câu 1:(3đ)
 Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 2:(7đ)
 Nhận xét về đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều- Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: “Cái thần của đoạn thơ là ở chỗ: Trao duyên mà không trao được tình! Đau khổ vô tận! Cao đẹp vô ngần!”
 Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích Trao duyên để làm sáng tỏ ý kiến trên.
đề thi khảo sát chất lượng học kì 2
năm học 2009-2010
Câu 1:(3đ)
 Anh (chị) hãy nêu những đặc điểm nội dung trong các sáng tác của Nguyễn Du? Đóng góp mới của ông cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là gì?
Câu 2:(7đ)
 Cảnh ngộ và tâm trạng của nàng Kiều trong đoạn trích Nỗi thương mình (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Đáp án:
Câu 1:(3đ)
 Biện pháp tu từ đối (đối tương thành): Bướm lả- ong lơi, cuộc say đầy tháng- trận cười suốt đêm, lá gió- cành chim, sớm đưa Tống Ngọc- tối tìm Trường Khanh.(1đ)
Tác dụng: phơi bày hiện thực tình cảnh trớ trêu, ô nhục kéo dài của Kiều ở chốn lầu xanh, bọn khách làng chơi ra vào dập dìu tấp nập. Cách dùng các hình ảnh ước lệ có tính đối xứng trên còn thể hiện thái độ trân trọng, cảm thông của tác giả với nhân vật, giúp nhân vật vẫn giữ được chân dung cao đẹp.(2đ)
Câu 2:(7đ)
1. Mở bài:(0.5đ)	
- Giới thiệu về Nguyễn Du, Truyện Kiều và trích đoạn Trao duyên.
- Dẫn nhận định.
2. Thân bài:(6đ)
a. Giải thích nhận định:(1đ)
 Lời nhận định đã chỉ ra “cái thần”- linh hồn, điều cốt lõi, điểm đặc sắc của đoạn Trao duyên. Nó hoàn toàn đúng đắn, là kim chỉ nam để chúng ta tìm hiểu đoạn trích.
- “Trao duyên mà không trao được tình!”: chữ “duyên” ban đầu là thuật ngữ của Phật giáo chỉ sự gắn bó với nhau từ kiếp trước, sau chuyển thành từ toàn dân có ý nghĩa chỉ hôn nhân nam – nữ. Qua đoạn trích, chúng ta thấy Kiều đã trao được mối nhân duyên của mình và Kim Trọng cho Thuý Vân nhưng không thể trao được tình yêu của nàng dành cho Kim Trọng.
- “Đau khổ vô tận!”: Đó là tâm trạng của Kiều khi phải dằn lòng trao mối duyên đẹp đẽ, trao đi khát khao hạnh phúc và cả sau khi nhờ được Vân trả nghĩa cho chàng Kim rồi nhưng Kiều không thanh thản mà đau đớn tột cùng.
- “Cao đẹp vô ngần!”: Qua đoạn trích chúng ta thấy được quan niệm về tình yêu đẹp đẽ, đúng đắn, tiến bộ và vẻ đẹp đáng quý của trí tuệ và nhân cách của Thuý Kiều.
b. Phân tích- chứng minh:(5đ)
- Kiều trao được duyên cho Thuý Vân:(2đ)
+ Hoàn cảnh đặc biệt khác thường (2 câu đầu).
+ ước nguyện của Kiều (2 câu tiếp).
+ Lời thuyết phục của Kiều:
 Kiều kể lại vắn tắt câu chuyện tình yêu của mình cho Vân hiểu và thấy tình yêu đó là thiêng liêng được trời đất chứng giám nên Kiều không thể phụ bạc chàng Kim. Nhưng nàng cũng nhắc đến hoàn cảnh hiện tại éo le, không thể vẹn hiếu trọn tình được. Nàng chọn chữ hiếu nên đã trở thành kẻ phụ bạc Kim Trọng. Do vậy, nàng đã cậy nhờ Vân giúp mình được sống vẹn nghĩa trọn tình với chàng.
 Ba lí do thuyết phục:- Vân còn trẻ.
Tình cảm chị em ruột thịt.
Nếu Vân giúp thì dù có chết Kiều cũng vui lòng, mãn nguyện vì được thơm lây là người sống vẹn nghĩa trọn tình.
+ Trao kỉ vật à hoàn tất việc trao duyên.
- Kiều không thể trao được tình yêu:(2đ)
+ Biểu hiện:- Vì có sự giằng xé dữ dội giữa lí trí và tình cảm trong hành động trao kỉ vật (ptích hai chữ “của chung”)
 - Khi trao duyên, nàng đau khổ vô tận. Sau khi trao được duyên rồi, nàng coi mình như đã chết à quá khứ tươi đẹp, hạnh phúc rực rỡ trở thành ảo ảnh xa xôi (ptích “ngày xưa”).
 à tưởng tượng ra viễn cảnh tương lai chết oan, chết hận, ảm đạm (ptích “Mai sau....thác oan”).
 à ý thức về hiện tại chia li, tan vỡ đột ngột, thảm khốc, đau đớn đến mê sảng (ptích “Bây giờ...từ đây)”.
- Cao đẹp vô ngần:(1đ)
+ Qua đoạn trích, ta thấy được quan niệm về tình yêu của Kiều: t/y- tình cảm thuỷ chung, mãnh liệt và thiêng liêng, tình gắn với nghĩa à đúng đắn, tiến bộ.
+ Trong hoàn cảnh bi kịch, Kiều vẫn thểv hiện được vẻ đẹp của 1 trí tuệ thông minh sắc sảo ( qua lời thuyết phục thấu lí đạt tình)
+ Đức hi sinh, lòng vị tha của Kiều.
3. Kết bài:(0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của lời nhận định.
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về tài năng (nghệ thuật ngôn từ, miêu tả tâm lí nhân vật) và tấm lòng của Nguyễn Du qua đoạn trích.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoancktkn.doc