Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tam đại con gà nhưng nó phải bằng hai mày

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tam đại con gà nhưng nó phải bằng hai mày

A.MỤC TIÊU:

 - Hiểu được nguyên nhân, đối tượng, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện.

 - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của tiếng cười trong truyện cười dân gian.

B.CHUẨN BỊ:

- Giaó án, Sgk – Sgv,thiết kế bài học.

- Đọc bài, soạn bài theo câu hỏi sgk.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1. Ổn định

 2. Giới thiệu bài mới

 Trong chế độ phong kiến sự công bằng lẽ phải trái không có nghĩa lý gì ở chốn công đường và trong cuộc sống không vươn lên để đẩy lùi cái dốt là đáng phê bình. Song càng đáng chê trách hơn là những kẻ giấu dốt và hay khoe khoang, liều lĩnh. Ta cùng tìm hiểu hai truyện cười để thấy rõ điều đó.

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tam đại con gà nhưng nó phải bằng hai mày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	
Tiết: 25 Đọc văn. 
TAM ĐẠI CON GÀ
 NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
A.MỤC TIÊU: 
	- Hiểu được nguyên nhân, đối tượng, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện. 
	- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của tiếng cười trong truyện cười dân gian. 
B.CHUẨN BỊ:
- Giaó án, Sgk – Sgv,thiết kế bài học. 
- Đọc bài, soạn bài theo câu hỏi sgk.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
	1. Ổn định
	2.. Giới thiệu bài mới 
	Trong chế độ phong kiến sự công bằng lẽ phải trái không có nghĩa lý gì ở chốn công đường và trong cuộc sống không vươn lên để đẩy lùi cái dốt là đáng phê bình. Song càng đáng chê trách hơn là những kẻ giấu dốt và hay khoe khoang, liều lĩnh. Ta cùng tìm hiểu hai truyện cười để thấy rõ điều đó.
	3.. Bài dạy: 
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: 
- GV cho HS xác định các ý cơ bản trong phần tiễu dẫn.
HĐ 2:
- Đối tượng gây cười trong truyện là ai?
- Những tình huống nào làm nên mâu thuẫn trái với tự nhiên ở nhân vật thầy đồ? Thầy đã giải quyết các tình huống ấy nhn?
*GV gợi ý: Cái dốt của thầy đồ được bộc lộ như thế nào ? 
- Tình huống thứ 2 thầy bộc lộ thêm tật xấu gì?
- Yếu tố gây cười bất ngờ, thú vị là gì? Việc thầy đồ đi hỏi thổ công càng bộc lộ cái dốt ntn?
GV: Thầy vẫn cố chống đỡ bằng cách láu cá vặt “vụng chèo khéo chống” => vẫn biết “kê là gà” nhưng thầy muốn dạy cho trẻ biết đến “Tam đại con gà” tiếng cười bật ra 1 cách bất ngờ => yếu tố bất ngờ nhất của truyện.
- Thổ công xuất hiện càng làm cho ý nghĩa phê phán thêm sinh động, sâu sắc.
- Ta cười khi thầy bộc lộ đến tận cùng sự thảm hại của thói giấu dốt. Đó cuộc chạm trán với chủ nhà
- Nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của người xưa trong truyện là gì?
- Hãy liên hệ, so sánh với cách dạy của ngươì xưa (Chu Văn An, NĐChiểu, . .) Từ đó em có nhận xét ntn về cách dạy của cha ông ta xưa rồi rút ra ý nghĩa truyện?
- Theo em, nếu không biết chữ, không giỏi có nên khoe chũ không? Vì sao?
*GV gợi HS trả lời:Không biết phải học. Muốn giỏi phải học. Phải học, học nữa, học mãi. Vì việc học là quyển sách không có trang cuối cùng.
HĐ 3:
- Đối tượng của truyện cười này là những ai?
- Biện pháp để gây cười ở đây là gì? Hãy phân tích từng biện pháp trong truyện?
- Cử chỉ và lời nói của thầy lý giúp ta hiểu ra điều gì ? Phân tích ý nghĩa tiếng cười ở chi tiết cuối truyện.
Þ Cử chỉ và lời nói lập lờ của thầy lý đã làm bật ra tiếng cười => cái phải đã bị cái khác lớn hơn ( tiền ) che lấp mất rồi => sự công bằng, lẽ phải không có nghĩa lý gì ở chốn công đường khi thầy lý xử kiện.
- Yếu tố bất ngờ ở đây là gì? Cải rơi vào tình trạng gì khi gặp yếu tố bất ngờ ấy?
- Qua hai truyện em hãy rút ra một số nét của nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam? 
- HS trả lời, nhận xét.
I. GIỚI THIỆU.
ĐỌC – HIỂU: 
1. Tam đại con gà 
a. Mâu thuẫn tạo ra tiếng cười :
- Thầy đồ dốt >< hay khoe khoang giấu dốt, sĩ diện hão 
 Þ dám liều lĩnh làm thầy đồ dạy trẻ.
- Các tình huống gây cười:
* Lần 1: Gặp chữ “kê” là gà thầy không biết chữ gì, bị học trò hỏi dồn, thầy cuống nói liều “dủ dỉ là con dù dì ”
+ Trong Hán tự không có chữ “dù dì” và trong thế giới động vật cũng không có con nào là con “dù dì” 
 => thầy dốt đến tận cùng của sự dốt. Thầy không chỉ kém về kiến thức sách vở mà còn kém hiểu biết về kiến thức thực tế.
* Lần 2: Thầy sợ sai người ta biết thì cười, cho nên bảo học trò đọc khẽ; ta cười vì sự giấu dốt rất thận trọng của thầy, cười vì cái tài giấu dốt láu cá 
 => đáng chê trách. 
* Lần 3: Thầy tìm đến thổ công 
(không tìm sách, tìm người để hỏi).
- Thầy dốt thổ công cũng dốt luôn 
(thầy xin ba đài âm dương được cả ba) 
 + Cái dốt dạy cái dốt. 
 + Thầy tin chắc nên đắc ý lắm, quát trẻ đọc thật to (dủ dỉ là con dù dì) 
 => cái dốt được khuếch đại nhân lên bằng âm thanh.
* Lần 4: Bị chủ nhà chất vấn, thấy giải thích vòng vo, vô căn cứ: “Dủ dỉ là con dù dì, con dù dì là chị con công, con công là ông con gà” 
 Þ cái dốt bị lật tẩy (Kê là gà sao dạy các cháu là dù dì?).
*Nghệ T kể chuyện : Tác giả dân gian đã không nói thẳng vấn đề mà để nhân vật tự bộc lộ và người đọc người nghe tự suy ngẫm.
b. Ý nghĩa của truyện:
 + Phê phán hạng người dốt mà còn giấu dốt. 
 + Bài học: nhắc nhở, cảnh tỉnh những kẻ mắc bệnh sĩ diện hão.
 Þ Tiếng cười hóm hỉnh, sâu sắc đậm chất dân gian.
2. Nhưng nó phải bằng hai mày:
a. Đối tượng của truyện:
- Lý trưởng: quan xử kiện
- Cải + Ngô: Những người nông dân lao động đi kiện.
b. Nguyên nhân tiếng cười: 
- Thầy lý nổi tiếng xử kiện giỏi >< bản chất bên trong (chuyên nhận tiền đút lót)
- Dùng tiếng cười và cử chỉ của nhân vật để tiếng cười bật ra. 
+ Khi bị lôi ra đánh đòn : “Cải vội xòe năm ngón tay .... khẻ bẩm lẽ phải thuộc về con cơ mà”
Þ Cử chỉ, lời nói của Cải nhắc thầy lý món tiền mà anh ta đã lót trước cho thầy lý.
+ Thầy lý cũng có hành động lời nói tương ứng “thầy xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải “và nói “Mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày”( hình thức chơi chữ. Lẽ phải ở đây thuộc về kẻ nhiều tiền là Ngô ( vì tiền của Ngô gấp 2 lần Cải).
- Yếu tố bất ngờ: Hành động xử kiện của thầy lý.
 Þ Cải rơi vào tình trạng bi hài: vừa mất tiền vừa bị đánh.
3. Những nét đặc sắc của truyện cười dân gian 
- Truyện cười rất ngắn gọn. Truyện phải gói kín mở nhanh mới tạo sự bất ngờ.
- Kết cấu chặt chẽ mọi chi tiết hướng tới sự gây cười. Tiếng cười rộ lên ở cuối truyện. Cái cười thường tạo ra từ những mâu thuẫn.
- Truyện ít nhân vật, nhân vật chính là đối tượng của tiếng cười.
- Ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh, rất sắc, nhất là ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật ở cuối truyện. 
4. Củng cố: Cho học sinh lần lượt nhắc lại ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của hai truyện cười vừa học 
5. Dặn dò: - Làm phần luyện tập.
 - Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
D. RÚT KINH NGHIỆM.
Tiết 26, 27: Đọc văn.	
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
A. MỤC TIÊU: 
	- Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương, tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc trữ tình dân gian.
	- Đồng cảm với tâm hồn người lao động và sáng tác của họ.
	- Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
B. CHUẨN BỊ
 - SGK, SGV, Sách tham khảo, tranh ảnh hát dân ca quan họ Bắc Ninh
 - HS đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Giới thiệu bài mới:
 Mỗi chúng ta ai chẳng một thời tuổi thơ, nằm trong lòng bà, lòng mẹ. Lời ru của bà, của mẹ, đưa tuổi thơ vào giấc ngủ ngon lành. Để thấy được vẻ đẹp trong lời của những khúc hát ru ấy, chúng ta hãy tìm hiểu những bài ca dao cổ truyền của ông bà ta để lại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: 
- Hãy nêu những nét chính về nội dung của ca dao?
- HS nêu nội dung của ca dao.
- Nêu đặc điểm nghệ thuật của ca dao?
 - HS nêu nghệ thuật của ca dao.
HĐ 2: 
*Các bài ca than thân đọc với giọng xót xa thông cảm
- Các em có nhận xét gì về điểm giống, khác nhau ở bài 1 và 2?
- Vì sao cô gái lại cất lời than xót xa, ngậm ngùi như vậy?
- Tác giả dân gian sử dụng bút pháp nghệ thuật gì ở 2 bài ca dao trên?
*GV chuyển ý: Tuy nhiên, mỗi thân phận ấy lại có nỗi đau riêng của từng người và được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ khác nhau.
- Em cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh ấy? 
- HS trả lời dựa vào ngữ liệu. “Ruột trong thì trắng” (phẩm chất bên trong), “vỏ ngoài thì đen” (dáng vẻ bên ngoài đen đủi, thiếu thẩm mỹ). 
-Em hiểu thế nào về từ “ai” trong câu “Ai làm chua xót lòng này khế ơi”?
- HS “Ai” là đại từ phiếm chỉ chàng trai, cô gái, cha mẹ ép duyên mà chia cắt mối tình của họ hay đối tượng nào đó, phải chăng XHPK xưa từng ngăn cách, làm tan vỡ biết bao mối tình.
- Mặc dầu lỡ duyên nhưng tình nghĩa con người như thế nào? Vì sao tác giả dân gian lại phải dùng đến cả một hệ thống so sánh, ẩn dụ bằng những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để nói lên tình người?
*Gợi: 
+(NT chơi chữ: khế (chua) cay đắng.
+ “Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng”
+Hệ thống so sánh ẩn dụ: “trời”, “trăng”, “sao” trong bài ca dao đã khẳng định điều đó.
Þ “Sánh với láy lại 2 lần, lại thêm chằng chằng nhấn mạnh ở cuối câu khẳng định : Đôi ta dù cách xa nhau (như mặt trăng với mặt trời, sao Hôm với sao Mai) nhưng đôi ta vẫn xứng với nhau, vẫn đẹp đôi vừa lứa.
+ “Mình ơi!”Þ tiếng gọi gợi nhớ gợi thương “có nhớ”: Chàng trao gởi vào đó nỗi lòng: dù duyên kiếp dở dang vẫn chờ đợi, không thành đôi thì tình nghĩa vẫn không thay đổi. Đó là vẻ đẹp của tình người trước sau vẫn nhấp nháy sáng như ngôi sao Vượt chờ trăng giữa trời.
*GV: Yêu đi liền với nỗi nhớ. Khao khát được yêu, hạnh phúc trong ước nguyện thuỷ chung, đó là nét đẹp trong tâm hồn người VN ta. Điều đó được nói nhiều ở những bài ca dao yêu thương tình nghĩa về tình yêu nam nữ, vợ chồng. . 
- Nhóm 1: Hình ảnh “khăn”
*DG: Cái khăn thường là vật trao duyên:
“Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa”.
“Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình”
- Hình ảnh vận động của chiếc khăn diễn tả tâm trạng ngổn ngangtrăm mối “nhớ ai bổi hổinhư ngồi đống than”. Và nỗi nhớ ấy đã dẫn đến cảnh khóc thầm “khăn chùi nước mắt” như biết bao cô gái trong ca dao thuở xưa
 “nhớ ai em nhữngđầm đầm như mưa”.
 - Chừng nào ngọn lửa tình vẫn cháy sáng trong trái tim người con gái thì ngọn đèn kia làm sao tắt được. “Đèn không tắt” hay chính người con gái đang trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng 
đẵng với thời gian.
Nhóm 2: Hình ảnh “đèn”
GV gợi ý :
*Nỗi nhớ về đêm là nỗi nhớ sâu sắc trong tâm 
tưởng.Các tác giả VHTĐ như NDu miêu tả nỗi đau ê chề của Kiều: 
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
 Giật mình mình lại thương mình xót xa
Còn HXHương:
“Đêm khuya văng vẳng trốn canh dồn
 Trơ cái hồng nhan với nước non”
Nhóm 3 : Hình ảnh “đôi mắt”
DG: Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt chính là cô tự hỏi lòng mình. Nỗi nhớ được nói đến liên tiếp dồn dập trong 10 câu thơ 4chữ (thể vãn 4). Cô chỉ hỏi mà không có lời đáp. Nhưng chính câu trả lời đã được khẳng định từ trong điệp khúc “thương nhớ ai” vang lên, xoáy sâu vào lòng ta một niềm khắc khoải.
Nhóm 4: Ngoài tâm trạng nhớ nhung ra, cô gái trong bài ca dao còn có một tâm sự gì khác?
- HS trả lời ước muốn táo bạo của cô gái.
- GV tổng hợp.
- HS phân tích hình ảnh rừng và muối
- GV tổng hợp, liên hệ thực tế.
GV tổng hợp: 
- Nghệ thuật: 
+ Sự lặp lại mô thức mở đầu: thân em
+ Dùng hình ảnh biểu tượng: chiếc cầu, tấm 
khăn, ngọn đèn, gừng cay, muối mặn, 
+ Dùng hình ảnh so sánh ẩn dụ: tấm lụa đào, củ ấu gai, mặt trời, mặt trăng, sao,
- Nội dung: chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện rất sâu sắc nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ.
 I. GIỚI THIỆU:
 1. Nội dung: Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình, quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi và nhiều mối quan hệ khác.
 -Ca dao cổ truyền còn là tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương, tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa cay đắng nhưng đằm thắm ân nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân đình. Bên cạnh còn là lời ca hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.
 2. Nghệ thuật: Ca dao thường ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng truyền thống, hình thức lặp lại, đối đáp mang đậm sắc thái dân gian.
 II. ĐỌC-HIỂU:
A. Tiếng hát than thân
 1.Bài 1 và 2: 
 a. Nét chung : 
 + Hai bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như”
 Þ thân phận bị phụ thuộc, nhỏ bé, không tự quyết định được số phận đời mình. 
 + NT: Hình ảnh so sánh ẩn dụ và câu miêu tả bổ sung :“Tấm lụa đào phất phơ”, “Củ ấu gai . . . ” đã gợi lên nỗi khổ cực sâu sắc nhất của người phụ nữ.
b. Nỗi đau khổ riêng của từng thân phận :
 Bài 1: Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình nhưng số phận của họ thật chông chênh không có gì đảm bảo, không biết sẽ vào tay ai 
-> nỗi đau bị phụ thuộc hoàn toàn vào người mua, người sử dụng mình như một món hàng. 
Bài 2: Người phụ nữ tự ý thức được giá trị thực của mình. Lời mời mọc da diết lại càng khẳng định giá trị thực của họ không ai biết đến. 
 -> Nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Þ Hai bài ca dao không chỉ nói lên thân phận người phụ nữ bị phụ thuộc mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.
2- Bài 3: Tâm sự của người lỡ duyên
- Lối nói đưa đẩy, gợi cảm hứng thể hiện nỗi chua xót vì lỡ duyên. 
- Lời than gợi sự trách móc, oán giận, nghe chua xót. 
- Mặc dầu lỡ duyên nhưng tình nghĩa con người vẫn bền vững thuỷ chung. 
- Tác giả dân gian lấy hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ là cái to lớn, vĩnh hằng không thể đổi khác để khẳng định lòng người bền vững, thuỷ chung.
B. Tiếng hát yêu thương tình nghĩa:
1. Bài ca dao 4:
a. Nỗi thương nhớ người yêu:
* Biểu tượng “Khăn”:
 rơi xuống đất
 - Khăn thương nhớ ai: vắt lên vai 
 chùi nước mắt
 + Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, nhân hoá thể
hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. 
 + Cái khăn thường là vật trao duyên luôn quấn quýt bên người con gái. 
 + Nỗi nhớ trải ra trên nhiều chiều không gian: 
khăn rơi xuống đất, khăn vắt lên vai, khăn chùi 
nước mắt 
 Þ nỗi nhớ quay quắt, mọi nơi, mọi hướng, tâm trạng ngổn ngang trăm mối.
* Biểu tượng “Đèn”:
Đèn không tắt -> hình ảnh nhân hoá: ngọn lửa
 tình yêu mãi bùng cháy trong lòng cô gái , nỗi 
nhớ như thao thức cùng đêm khuya.
* Biểu tượng “Đôi mắt”:
 - Mắt ngủ không yên -> hình ảnh hoán dụ, diễn
tả nỗi nhớ trằn trọc ưu tư nặng trĩu trong cả tiềm 
thức.
Þ Nỗi nhớ trải dài từ không gian đến thời gian và cuối cùng bộc lộ trực tiếp: nhớ cả trong tiềm thức.
b. Nỗi lo phiền:
- Lo phiền một nỗi, không yên một bền -> nhớ 
thương người yêu nhưng vẫn lo lắng cho số phận 
của mình, cho duyên phận đôi lứa với hạnh phúc
 bấp bênh .
 Þ Bài ca dao là tiếng hát đầy yêu thương, của một tấm lòng đòi hỏi phải được yêu thương, nỗi nhớ 
không hề bi lụy mà vẫn chan chứa tình người 
như một nét đẹp tâm hồn của các cô gái VN
(giàu giá trị nhân văn cao cả).
2. Bài 5: Ước muốn
- Ước muốn của cô gái, cũng là lời cô thầm nói với người yêu của mình.
- Hình ảnh: sông rộng một gang, chiếc cầu dải yếm tưởng chừng như phi lí nhưng lại rất hợp lí. Bởi nó là cầu nối tình yêu, là máu thịt, là trái tim rạo rực yêu đương của người con gái.
 Þ Ước muốn táo bạo, mãnh liệt mà đằm thắm,
đầy nữ tính. 
3. Bài 6: Tình nghĩa thủy chung 
 -“Muối mặn” – “gừng cay”: hương vị, nghĩa 
tình con người.
 Þ biểu trưng gắn bó thủy chung của con người. 
 - Đôi ta: nghĩa nặng tình dày lối nói kết cấu theo thời gian: độ mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn nhưng tình nghĩa đôi ta là mãi mãi, đến trăm năm, một đời người mới xa.
III. TỔNG KẾT : 
(Ghi nhớ sgk)
4.Củng cố: Biện pháp nghệ thuật: Lấy những sự vật gần gũi cụ thể với đời sống của người lao động để so sánh, để gọi tên, để trò chuyện như: nhện, sao, mận, đào, vườn hồng, con sông, chiếc cầu, chiếc khăn, cái đèn, đôi mắt.
5. Dặn dò: Tiết sau chuẩn bị tốt bài “Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
D. RÚT KIN NGHIỆM:
NTL, ngày tháng năm 20

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 10 Tuan 9.doc