Giáo án Tự chọn lớp 10 - Nguyễn Thị Hồng Lương - Học kì II

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Nguyễn Thị Hồng Lương - Học kì II

I- Mục tiêu:

II- Chuẩn bị:

- Phương tiện:sgk, sgv, giáo án

- Thiết bị: không.

III- Tiến trình bài dạy:

 1- Tổ chức:

 Sĩ số 10

 10

 10

 2- Kiểm tra:

 

doc 120 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Nguyễn Thị Hồng Lương - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết
 Giảng:
I- Mục tiêu:
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
4- Củng cố:
5- Dặn dò:
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết 55
 Các hình thức kết cấu 
 của văn bản thuyết minh.
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Trình bày, phân tích được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời gian, không gian, kết cấu theo trật tự lô gích của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc; kết cấu hỗn hợp.
- Xây dung được kết cấu cho bài thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày.
- Có ý thức rèn luyện tập viết văn thuyết minh.
II- Chuẩn bị:
Phơng tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
Chuẩn bị bài ở nhà, vở ghi
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
H: đọc đoạn nói về khái niệm kết cấu cảu văn bản.
 Thế nào là kết cấu văn bản?
 Từ khái niệm chúng của kết cấu, hiểu thế nào là kết cấu cảu văn bản thuyết minh?
H: đọc thầm văn bản(1): Hội thổi cơm thi Đồng Vân.
 Đối tượng thuyết minh trong bài? Mục đích thuyết minh là gì? Hãy nêu những nội dung thuyết minh chính?
Văn bản thuyết minh có kết cấu theo kiểu nào? (Các nội dung thuyết minh được sắp xếp theo trật tự nào?)
H: đọc thầm văn bản (2).
 Đối tượng thuyết minh trong bài? Mục đích thuyết minh là gì? Hãy nêu những nội dung thuyết minh chính?
Văn bản thuyết minh có kết cấu theo kiểu nào? (Các nội dung thuyết minh được sắp xếp theo trật tự nào?)
Từ việc phân tích 2 văn bản trên và các văn bản khác, em hãy cho biết các dạng kết cấu của văn bản thuyết minh?
H: Đọc ghi nhớ sgk T168.
Thuyết minh bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão, em cần chọn hình thức kết cấu nào?
T: Gợi ý
Nếu phải thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước, em sẽ giới thiệu những nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao?
T: Gợi ý.
I- Kết cấu của văn bản thuyết minh:
* Kết cấu của văn bản:
- Kết cấu là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
* Kết cấu của văn bản thuyết minh:
- Kết cấu của văn bản thuyết minh là cách thức tổ chức, sắp xếp nội dung thuyết minh theo một trình tự nào đó.
a- Tìm hiểu văn bản (1):
- Đối tượng thuyết minh: Hội thổi cơm thi Đồng Vân (một lễ hội dân gian). 
- Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc hình dung được thời gian, diễn biến, địa điểm, ý nghĩa của lế hội.
- Nội dung thuyết minh:
+ Thời gian diễn biến lễ hội.
+ Diễn biến của lễ hội (thi nấu cơm: bắt đầu, lấy lửa, nấu cơm, chem. Thi, tiêu chuẩn, cách chem.).
+ ý nghĩa của lễ hội với đời sống tinh thần người dân.
Các nội dung thuyết minh sắp xếp theo trật tự: thời gian.
b- Tìm hiểu văn bản (2):
- Đối tượng thuyết minh: bưởi Phúc Trạch (một loại cây ngon nổi tiếng) ở miền Trung nước ta.
- Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc cảm nhận được những giá trị của bưởi Phúc Trạch.
- Nội dung thuyết minh:
+ Hình dáng bên ngoài của quả bưởi.
+ Vẻ ngon lành, hương vị hấp dẫn.
+ Sức hấp dẫn và sự bổ dưỡng.
+ Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.
- Trình tự thuyết minh: theo nhiều quan hệ:
 + Trình tự không gian.
 + Trình tự lô gích.
3- Các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh:
- Các dạng kết cấu:
+ Theo trình tự thời gian.
+ Theo trình tự không gian.
+ Theo trình tự lô gichs.
+Hỗn hợp.
II- Tổng kết:
* Ghi nhớ sgk T 168
III- Luyện tập:
1- Bài tập 1 (sgk T168):
Xây dựng kết cấu cho cho văn bản thuyết minh bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão:
- Giới thiệu chung về bài thơ: tác giả, thể loại, nội dung chính.
- Thuyết minh giá trị nội dung của bài thơ: hào khí, sức mạnh quân đội thời Trần, chí làm trai theo quan niệm Nho giáo (lập công và lập danh).
- Thuyết minh giá trị nghệ thuật bài thơ: sự cô đọng, đạt tới độ súc tích cao; nhấn mạnh tính kì vĩ về thời gian, không gian và con người.
2- Bài tập 2 (T168):
 - Xác định nội dung thuyết minh về các mặt: vị trí, quang cảnh, sự tích, sức hấp dẫn và giá trị của đối tượng thuyết minh để người đọc có thể hình dung như chính mình đã từng đến thăm di tích, thắng cảnh đó.
- Có thể thuyết minh theo trình tự không gian và trình tự lô gichs một cách linh hoạt.
4- Củng cố:
- Cách tổ chức các hình thức kết cấu cho văn bản thuyết minh.
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị T56: Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết 56: 
 Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Thấy sự cần thiết khi làm bài văn nói chung và viết văn thuyết minh nói riêng.
- Củng cố kĩ năng lập dàn ý.
- Vận dụng kĩ năng để lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi cuộc sống hoặc học tập.
II- Chuẩn bị:
Phơng tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
- Trình bày các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh?
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
Hãy nhắc lại bố cục ba phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần?
Bố cục ba phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh không? Vì sao?
So sánh ở phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và bài văn thuyết minh có điểm tương đồng và khác biệt nào?
Các trình tự sắp xếp (cho phần thân bài) theo sgk T169 có phù hợp với yêu cầu của một bài văn thuyết minh không? Vì sao?
Trình bày những công việc cần làm trước khi lập dàn ý?
H: Đọc thầm mục a sgk T170; viết phần mở bài (dàn ý) của mình (5p) , trình bày trước nhóm.
T: Định hướng
H: Đọc mục b sgk T170,171.
Rút ra kĩ năng lập dàn ý phần thân bài; chọn ý, xếp sắp ý theo hệ thống nào cho phù hợp; từ đó đọc lại Chu Văn An – nhà sư phạm mẫu mực (sgk tr172,173), nhận xét 2 cách sắp xếp trong sgk (Tr 171,172) so với bài văn trích?
T: Lưu ý.
Phần kết bài thuyết minh Chu Văn An- nhà sư phạm mẫu mực như thế nào?Tại sao lại chọn cách kết bài ấy? Tóm lại phần kết bài cần phải nêu được những ý gì?
T: Gợi ý cho H làm và trình bày.
T: Nêu yêu cầu cách làm.
T: Gợi ý H làm ở nhà.
I- Dàn ý bài văn thuyết minh:
1- Bố cục 3 phần của một bài làm văn và nhiệm vụ mỗi phần:
* Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc, đời sống cụ thể của bài viết.
* Thân bài: Nội dung chính của bài viết.
* Kết bài: nêu suy nghĩ, hành động của người viết.
2- Bố cục 3 phần của một bài làm văn cũng phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh, vì dù thuyết minh về đối tượng nào, về vấn đề gì cũng phải lần lượt giới thiệu từ khái quát (mở bài) đến cụ thể, chi tiết (thân bài) và kết bài đưa lại cho người đọc (người nghe) một bài học, cảm xúc suy nghĩa,nhanaj xét nào đó về đối tượng (kết bài).
3- Những điểm tương đồng và khác biệt giữa bài văn tự sự và bài văn thuyết minh ở phần mở bài và kết bài:
So sánh
Bài văn tự sự
Bài văn thuyết minh.
Giống nhau
Mở bài
Giới thiệu đối tượng: nhân vật, danh nhân.
Kết bài
Nhấn mạnh ấn tượng chung về đối tượng
( nhân vật, danh nhân), tạo cho người đọc tình cảm, cảm xúc về họ.
Khác nhau
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện.
Kết thúc câu chuyện
Kết bài
Giới thiệu địa điểm, vai trò trong đời sống lịch sử, văn, văn hoá, khái quát về phương pháp, cách làm.
Nhấn mạnh vai trò, vị trí, ý nghĩa trong đời sống văn hoá, xã hội, khoa học, lịch sử cộng đồng.
4- Các trình tự sắp xếp ý :
+ Trình tự thời gian (xưa -.nay)
+ Trình tự không gian (từ gần ->xa, trong - > ngoài, từ trren -> dưới).
+ Trình tự nhận thức của con người (từ quen -> lạ, từ dễ thấy 
-> khó thấy).
+ Trình tự chứng minh- phản bác hoặc phản bác- chứng minh)
=> Có trường hợp phù hợp, có trường hợp không phù hợp. Nhìn chung có thể kết hợp các trình tự trên trong một bài văn thuyết minh.
II- Lập dàn ý bài văn thuyết minh:
Đề (sgk T169): 
Giới thiệu về một danh nhân văn hoá, một tác giả văn học hoặc một nhà khoa học mà anh (chị) yêu thích và đã tìm hiểu kĩ.
1- Xác định đề tài:
+ Chọn đề tài cụ thể: chon danh nhân văn hoá,hay nhà khoa học, nhà văn (thơ) cụ thể noà? Vì sao chọn? (Vì hiểu biết nhiều, rất yêu quí, sùng mộ, vì nhân dịp kỉ niệm nawmchawnx ngày mất, ngày sinh của danh nhân đó., kết hợp các lí do trên).
+ Thu thấp tìm hiểu các tư liệu về danh nhân đó.
+ Chọn, trình bày, giới thiệu trên cơ sở tìm hiểu đối tượng đọc (nghe) là ai.
2- Lập dàn ý:
a- Phần mở bài:
- Giới thiệu một danh nhân văn hoá.
 VD1: Ông Lí tự Trọng.
Có thể mở dầu bằng các cách:
+ Vì sao giới thiệu danh nhân này (một trong những danh nhân rất cổ ở Hà Nội, có những nét độc đáo về chân dung, sự nghiệp).
+ Tên thật, quê quán, khoảng thời gian sống, nơi thờ tự.
+ Bài ca dao có liên quan và lời dẫn:
 Khoả chèo mình ngược bến Chèm
 Vương Lí Ông trong hoa chen mái đình.
VD2: Giới thiệu danh nhân Trần Hưng Đạo cho người nghe (đọc) nước ngoài lại có thể mở đầu bằng chiến thắng Mông- Nguyên lẫy lừng, bằng việc ông được xem là một trong 10 viên đại tướng- nhà quân sự nổi tiêng strong lịch sử thế giới
b- Phần thân bài:
- Bài viết trong sgk chọn cách trình bày thứ 2 để trình bày phần thân bài:
+ Cuộc dời.
+ sự nghiệp.
Cũng có thể chọn cách thứ nhất. Nhưng hạn chế của cách này là ỏ chỗ khó làm nổi bật được công lao và sự nghiệp của Chu Văn An (vì trình bày rải theo các chặng cuộc đời).
Lưu ý: 
* Nếu thuyết minh một danh lam thắng cảnh, hoặc di tích lịch sử thì phần thân bài có thể trình bày theo các cách:
+ Trình bày từ không gian từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài.
+Trình bày thời gian từ khi xây dung đến nay.
+ Cấu trúc danh lam- di tích.
+Sự tích thánh thần- danh nhân.
* Nếu là thuyết minh một phương pháp, một cách làm thì trình bày lại khác:
+ Nguyên liệu, vật liệu, điều kiện tiến hành.
+ Các bước các khâu trong quá trình thí nghiệm, tiến hành.
c- Kết bài:
- Phần kết bài thuyết minh Chu Văn An- nhà sư phạm mẫu mực:
 Thái độ, việc làm của nhân dân ta đối với danh nhân Chu Văn An (dặt tên cho một thành phố, một trường THPT lớn nhất Hà Nội).
- Phần kết bài cần được nêu những ý:
 + Trở lại được đề tài của bài thuyết minh.
 +Lưu lại những suy nghĩ, cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.
III- Tổng kết:
Ghi nhớ sgk T171
VI- Luyện tập:
1- Bài tập 1 (sgk Tr171):
Lập dàn ý giới thiệu một tác giả văn học (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu)
Yêu cầu cách làm bài:
+ Dựa vào bài giới thiệu trong sgk Ngữ văn 10 làm tài liệu tham khảo chính và các kiến thức liên quan đã học ở THCS.
+ Trình bày phần thân bài theo 2 cách:
 * C1: Cuộc đời và sự nghiệp.
 *C2: +) cuộc đời.
 +) sự nghiệp.
+ Các dẫn liệu phải chính xác, trung thực.
2- Bài tập 2 (sgk Tr 171):
Giới thiệu về một tấm gương học tốt:
- Yêu cầu cách làm:
+ Chọn tấm gương có thực, thuyết phục trong lớp hoặc trong trường, trường bạn.
+ Giới thiệu quá trình và phương pháp học tập của bạn.
+ Giới thiệu những bài học kinh nghiệm từ tấm gương của bạn.
3- Bài tập 3,4(sgk Tr171) (Làm ở nhà):
- Yêu cầu lập dàn ý chi tiết, viết thành đoạn văn mở bài và kết bài.
4- Củng cố:
- Nắm chắc cách lập dàn ý bài văn thuyết minh  ... ón nợ tình.
 Thật mâu Thuẫn! Chẳng phải ở trên kia nàng đã nói: Nếu vân “thay lời nước non” cùng Kim Trọng thì dù có “thịt nát xương mòn” nàng cũng “ngậm cười” nơi “chín suối” đó sao? Nghĩa là nàng đã trả xong món nợ tình , đã cảm thấy yên lòng vì lo chu tất mối lương duyên cho chàng Kim. Dường như đó chỉ là chuyện phải làm, mượn lí trí để kìm nén tình cảm. Kiều càng nhớ Kim trọng hơn.
- Kiều vẫn nuối tieec, xót xa những kỉ niệm hạnh phúc trong mối tình đầu. Trong thuý Kiều, cái khát vọng hạnh phúc, niềm hi vọng mong manh về sự sum họp, hội ngộ vẫn đang cháy bang.
- Tình cảm, tình yêu mà Thuý Kiều dành cho Kim trọng là hết sức sâu sắc, mãnh liệt.
- Qua đây, ta thấy những phẩm chất đáng quí ở Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha, sự thuỷ chung. Trong tình yêu, Kiều không chỉ sống cho riêng mình mà còn luôn sống vì người mình yêu, vì hạnh phúc của người mà mình dâng trọn trái tim.
- Việc miêu tả thành công, tinh tế những mâu thuẫn nội tâm này ở Kiều đã chứng tỏ bút lực của Nguyễn Du. Nha fthơ không chỉ miêu tả mà ngòi bút tự sự trữ tình ấy còn phân tích, khơi các dòng ý thức, tâm lí nhân vật.
- (Dành cho h/s kh,g: Mượn quan niệm âm- dương tương liên, tương giao, Nguyễn Du muốn khanwgr định: Kiều vẫn không quên được mối tiình với Kim Trọng, nàng muốn trở về với tình yêu bằng linh hồn bất từ au khi chết. Dù sang thế giới bên kia, Kiều vẫn khao khát được trở về gặp người yêu, khao khát được sự đồng cảm cảu người thân nơi trần thế.
3- Kiều trở về trong thực tại đau đớn, xót xa (8 câu còn lại):
- Sauk hi dặn dò Thuý vân, Kiều như quên hẳn em đang ở bên cạnh. Lời ở đoạn cuối này, thực chất là lời độc thoại nội tâm.
- Thuý Kiều nhớ đến Kim Trọng và lúc này nàng đang ở trong tâm trạng tột cùng đau đớn khi ý thức về cái hiện hữu của mình “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi”. Càng xót xa hơn khi cái hiện hữu “bây giờ” được đặt trong nỗi nhớ “muôn vàn ái ân” ngày xưa.
- Câu thơ “Ôi Kim Lann! Hỡi Kim Lang!” có 2 thán từ “ôi”, “hỡi” (thường chỉ sự đau đớn) hướng về trọng trọng- lúc này gọi là “Kim Lang” (2 lần); nhịp 3/3; 2 dấu chấm than ngăn cách 2 vế trong câu thơ=> gợi ta hình dung về trạng thái, tâm trạng của Kiều lúc này..
 Câu thơ như một tiếng khóc nấc đau đớn, tuyệt vọng của Thú Kiều.
- Câu thơ cuối cùng là Kiều tự trách mình đã phụ bạc người yêu. Thực ra, nàng không đáng bị trách, bị lên án như chính nàng nghĩ, bởi vì mối tình Kim- Kiều là do hoàn cảnh hai bên; bởi xét cho cùng, Kiều hi sinh tình yêu vì chữ hiếu (phẩm chất đạo đức đặc biệt quan trọng theo quan điểm Nho giáo) và bởi vì trước khi ra đi, Kiều đã cậy nhờ Thuý vân “trả nghĩa” cho Kim Trọng.
- Thế mà Kiều vẫn qui tất cả tội lỗi về mình. Rõ ràng, Thuý Kiều là một cô gái giàu đức hi sinh và lòng vị tha, luôn sống và nghĩ cho người mình yêu, vì hạnh phúc của người mình yêu.
III- Tổng kết:
* Ghi nhớ sgk tr 105.
4- Củng cố:
- Tâm trạng của thuý Kiều trong và khi trao duyên cho Thuý vân. Tại sao nói Thuý Kiều tào được duyên mà không trao được tình yêu.
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị Tiết 83 Nỗi thương mình.
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết 83
 Truyện kiều (Nguyễn Du)
 (Tiếp theo)
 Nỗi thương mình
 Giảng:
I- Mục tiêu:
-Hiểu và đồng cảm với tâm trạng đau đớn, tủi nhục, xót xa, tự thương mình, ý thức về nhân phẩm bị trà đạp của Thuý Kiều trong chốn thanh lâu và tiếng nói cảm thông, trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật.
Hiểu được nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật, sử dụng ngôn từ trong “Truyện Kiều”.
Kĩ năng đọc – hiểu đoạn thơ thể hiện tâm lí nhân vật.
Cảm thông với số phận bất hạnh của con người.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 Phân tích lời nói của Thuý Kiều đối Thuý Vân trong đoạn đầu của đoạn trích “Trao duyên”? Cái thần trong đoạn trích “Trao duyên” là gì?
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
H: Đọc phần tiểu dẫn sgk Tr107.
T Kể lại tóm tắt phần cốt truyện trước và sau đoạn đời Thuý Kiều sống tiếp kĩ nữ trong nhà chứa của Tú Bà.
T: Hướng dẫn đọc.
Bố cục đoạn trích?
Cảnh sống của Kiều trong chốn lầu xanh được thể hiện như thế nào? Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? ý nghĩa của bút pháp nghệ thuật ấy?
Đọc 8 câu tiếp. Nhận xét giọng kể, ngôi kể, sự biến đổi nhịp thơ và tác dụng của nó? Hiệu quả của các điệp từ và câu hỏi, câu cảm thán?
T: Thuyết trình.
Từ “Xuân” có ý nghĩa gì? Tâm trạng của Kiều trong hoàn cảnh này.
2 câu thơ có phải đơn thuần tả cảnh không? 2 câu cuối đã khái quát chân lí gì? tâm trạng của Kiều kết đọng là tâm trạng gì?
Suy nghĩ của em về hai câu thơ “Cảnh nào cảnh chẳng.”?
Có người nói câu “ Đòi phen nét vẽCung cầm trong nguyệtca là những câu tả cảnh trong lầu xanh. ý kiến của em?
I- Đọc –hiểu khái quát:
1- Vị trí đoạn trích:
- Lên đường theo Mã Giám Sinh làm vợ lẽ, Kiều đã dự cảm một tương lai không lành “Đùng đùng gió đục mây vần- Một xa trong cõi hang trần như bay”. Quả nhiên họ Mã đã lừa nàng về nhà chứa của Tú Bà, nơi y đã “Chung lưng mở một ngôi hàng”. Biết mình bị lừa, Thuý Kiều rút con dao nhỏ giấu sẵn trong người ra tự sát. Sợ rằng “ vốn liếng đi đời nhà ma”, Tú Bà đổi giọng ngọt nhạt đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích “khoa xuân” để chờ gả cho người tử tế “làm con cái trong nhà”. Sở Khanh, một tay sai của Tú Bà đã lập mưu rủ nàng chạy trốn. “Liều nhắm mắt đưa chân” mong thoát khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp, Kiều đã mắc bẫy, bị Tú Bà “tốc thẳng đến nơi” bắt về đánh đập “uốn lưng thịt đổ dập đầu máu sa”, nàng bị buộc phải tiếp khách.
- Đoạn trích “Nỗi thương mình” bắt đầu từ câu 1229 đến câu 1248 trong “Truyện Kiều”.
- Sau đoạn này, Kiều gặp thúc Sinh. Cảm vì tài, yêu vì sắc, thương vì cảnh ngộ, Thúc Sinh đã chuộc nàng ra khỏi lầu xanh và lấy làm vợ lẽ.
2- Đọc:
Đoạn trích kể và miêu tả của người kể chuyện về cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật, song phần lớn lời văn nhập thân vào nội tâm của nhân vật để tạo nên lời nửa trực tiếp.
 Cần nhập vào giọng kể, tả bên trong và tái hiện qua giọng đọc đau đớn, dằn vặt của một con người ý thức về phẩm giá và nỗi đau khi phẩm giá bị dằn vặt.
- Chú ý thể hiện tính chất đối xứng của các câu thơ, nhấn mạnh các cụn từ : bướm lả ong lơi, đầy tháng, suốt đêm, lá gió, cành chim, sớm tốiCác điệp từ thể hiện sự đâu đớn, dằn vạt: khi sao, giờ sao, mặt sao
3- Từ khó:
- Kết hợp với đọc- hiểu.
4- Bố cục: 3 đoạn (có thể 2 đoạn cũng đực):
+ Đoạn 1: Tác giả giới thiệu về tình cảnh trớ trêu của Kiều (4 câu đầu).
+ Đoạn 2: Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều trong cảnh cảnh sống ấy (8 câu tiếp).
+ Đoạn 3 (còn lại): Tả cảnh để diễn tả tình cô đơn, đau khổ của Thuý Kiều.
II- Đọc- hiểu
1- Cảnh sống của Kiều trong chốn lầu xanh ( 4 câu đầu):
 - Trong bốn câu thơ đầu, tác giả thể hiện bút pháp ước lệ để thể hiện khung cảnh và cuộc sống của Thuý Kiều trong nhà chứa của Tú Bà.
+ Đó là những hình ảnh: bướm lả ong lơi, cuộc say, trận cười.
+ Những điển tích, điển cố: lá gió cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh
=> NT miêu tả ước lệ; giúp người đọc hình dung ra không khí tấp nập, lả lơi, trăng gió của cuộc sống trong nhà chứa, mặt khác vẫn giữ được vể đẹp thanh nhã cho lời thơ, phần nào bảo toàn được vẻ đẹp của Kiều dù phải sống trong cảnh ngộ éo le, nhơ nhớp nhất trong cơn biến cố hãi hùng của cuộc đời.
 Sự ước lệ của ngôn ngữ miêu tả thể hiện thái độ trân trọng, cảm thông của nhà thơ dành cho nhân vật của mình, ngoài đặc điểm quen thuộc thường gặp của các sáng tá trung đại., phải chăng ở đây còn thể hiện tấm lòng người kể chuyện, không nỡ gọi tên cụ thể cuộc cuộc sống đày đoạ thân xác và nhân phẩm mà Kiều đang phải chịu đựng.
- Cụm từ “Bướm lả ong lơi” là một cách dùng sáng tạo của Nguyễn Du: đối xứng nhỏ nhất được thiết lập bằng cách tác hai từ ghép để tạo thành từ mới: ong bướm/ lả lơi => bướm lả/ ong lơi.
 => Có tác dụng tăng, cụ thể hoá nét nghĩa; bọn khách làng chơi ra vào nhộn nhịp.
- Đối xứng từng câu thơ:
 Cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm.
Sớm đưa Tống Ngọc/ tối tìm Trường Khanh.
=> Có tác dụng tương tự trên.
* TL: ở đoạn này chủ yếu là lời kể, tả tương đối khách quan của tác giả. Đó là hoàn cảnh sống của nàng Kiều.
 Bề ngoài thì như vậy, còn tâm trạng thì ra sao?
2- Tâm trạng đau khổ, tủi nhục và ý thức về nhân phẩm của nàng Kiều:
* 8 câu (Đoạn 2)
- Lời kể, ngôi kể có sự chuyển đổi tự nhiên từ khách quan sang chủ quan như chính Kiều đang bày tỏ nỗi lòng mình. Cách kể tả như vậy gây ấn tượng mạnh hơn.
- Nhịp thơ biến đổi từ nhịp 2/2/2/2, hoặc 4/4 => nhịp lẻ 3/3 (Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh, hoặc 2/4/2 (chẵn không đều) Giật mình/ mình lại thương mình/ xót xa.
- Các điệp từ “mình” (3 lần/ 1câu).
 “sao” 4 lần
- “Giật mình” là hành động phản ứng đơn thuần của con người trước những tác động đột ngột của môi trường xung quanh thì lí giải như thế nào về kiểu tâm trạng thương mình, xót xa ngay sau đó. Với những tác động ấy nếu không giật mình nữa thì có lẽ không đau đớn, xấu hổ, xót xa gì.
- Cụm từ “Bướm chán ong chường”: lại thêm một sáng tạo mới so với ‘Bướm lả ong lơi”
Các đối xứng trong từng cụm từ, từng câu là phép đối xứng trong các câu thơ nối tiếp nhau: khi sao, giờ sao, thân sao.
=> Các biện pháp nghệ thuật trên: biến đoạn thơ thành lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Trực tiếp phô bày tâm trạng của nàng Kiều một cách cụ thể và chân thực. Đó là tâm trạng xót thương cho bản thân mình, số phận của mình. Càng nghĩ đến quá khữ, đến cuộc sống êm đềm phong lưu, nền nếp trước đây, nàng càng ngơ ngác, đau xót không hiểu vì sao có thể thay đổi thân phận của mình như vậy.
 Đau xót, thương thân và bất lực nhịp thơ nhanh, gấp gáp hơn, dồn dập hơn thể hiện tâm trạng sóng cồn, triền miên không dứt, nhức nhối trong trái tim người thiếu nữ bất hạnh.
Từ “xuân”: không chỉ mùa xuân, không chỉ tuổi trẻ, vẻ đẹp, sức trẻ mà còn chỉ hạnh phúc, niềm vui hạnh phúc lứa đôi.
Trong cuộc sống “làm vợ khắp người ta” nàng chỉ thấy trơ lì, nhục nhã, vô cảm.
* 8 câu cuối:
- 2 câu thơ ‘Đòi phen gió tựa Nửa rèm”: tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh Kiều cùng khách làng chơi xem hoa hóng gió trong đêm trăng, đêm tuyết Đây là hình ảnh thiên nhiên mang tính ước lệ đẹp một cách xa vời
-2 câu thơ đã gơi tả thời gian trôi chảy, hết đêm rồi lại đêm, gợi cuộc sóng lặp lại mòn mỏi, đặc biệt là nỗi co đơn của Thuý Kiều giữa chốn lầu xanh, giữa khách làng chơi, giữa cuộc say, trận cười mà vẫn hoàn toàn một mình cô đơn, không ai chia sẻ.
.
- “ Cảnh nào cảnh chẳng.Người buồn.”: đã khái quát một qui luật tâm lí con người được biểu hiện trong thơ văn, khái quát một biện pháp nghệ thuật phổ biến: tả cảnh ngụ tình. Hai câu thơ đã trở thành tuyệt bút trong TK.
- “ Đòi phen nét vẽCung cầm trong nguyệt”: Tả cảnh: phong, hoa, tuyết, nguyệt cũng là bóng gió, ước lệ để nói cảnh sống trong lầu xanh. Những thú vui cầm, kì, thi, hoạ nhưng nàng nagf thờ ơ tất cả. Đằng saucanhr là nỗi buồn, nỗi “sầu”, là “cái vui gượng kẻo là” rất tội nghiệp.
III- Tổng kết:
* Ghi Nhớ sgk Tr 100
4- Củng cố:
- Tâm trạng của Thuý Kiều ở lầu xanh.
5- Dặn dò:
Chuẩn bị tiết 84: PCNNNT

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 10 ki II.doc