Giáo án Tự chọn lớp 10 - Khái quát về ca dao – Dân ca

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Khái quát về ca dao – Dân ca

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H :

- Nhận biết khái niệm về ca dao- dân ca và tác dụng của CD_DC trong đời sống người bình dân xưa.

- Giáo dục cho H lòng yêu quê hương, quí trọng cha mẹ và thương yêu người sống cùng một cộng đồng.

- Rèn luyện tìm hiểu một thể loại VHDG. Qua tìm hiểu NT của CD rèn cho các em phương pháp sáng tác ( thơ lục bát )

B/.CHUẨN BỊ:

* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

* HS: SGK, k/thức khái quát về ca dao- dân ca.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp với các phương pháp:đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:

3.Giảng bài mới:

 * Giới thiệu

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3699Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Khái quát về ca dao – Dân ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 15,16
 Ngày dạy: 7/12
CHUÛ ÑEÀ TÖÏ CHOÏN
KHÁI QUÁT VỀ CA DAO – DÂN CA
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H :
- Nhận biết khái niệm về ca dao- dân ca và tác dụng của CD_DC trong đời sống người bình dân xưa.
- Giáo dục cho H lòng yêu quê hương, quí trọng cha mẹ và thương yêu người sống cùng một cộng đồng.
- Rèn luyện tìm hiểu một thể loại VHDG. Qua tìm hiểu NT của CD rèn cho các em phương pháp sáng tác ( thơ lục bát)
B/.CHUẨN BỊ:
* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
* HS: SGK, k/thức khái quát về ca dao- dân ca.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp với các phương pháp:đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Giảng bài mới:
 * Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Ca dao là gì? TD?
- Dân ca là gì? TD?
- Ca dao –dân ca là gì?
- Mục đích sáng tác?
- Nêu hoàn cảnh ra đời và hình thức thể hiện của ca dao, dân ca?
- Ca dao - dân ca có những nội dung chính nào?
- Câu hát than thân của những người bình dân thời xưa phản ánh những tâm trạng gì của họ?
* Những câu ca dao dưới đây phản ánh điều gì?
+ Việc này tại mẹ cùng cha
 Tại chú cùng bác,ông bà,anh em
 Mặc ai chia rẽ phận duyên
 Đôi ta cứ giữ lời nguyền sắc son
+ Trả ta đủ gạo đủ tiền
 Thì ta sẽ cấy cho liền hàng sông.
 Nếu mà bớt gạo bớt công
 Thì ta cấy ruộng hàng sông ta về
+ Con vua thì lại làm vua
 Con sãi ở chùa thì quét lá đa
 Bao giồ dân nổi can qua
 Con vua thất thế lại ra quét chùa . 
+ Hòn đất mà biết nói năng
 Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn
+ Xưa kia ở với mẹ cha
 Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành
 Từ ngày tôi ở với anh
Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi
 Đất xấu nặn chẳng nên nồi
 Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng
- Ca dao còn bày tỏ tình cảm gì trong cuộc sống? Câu hát tình nghĩa thể hiện những tình cảm gì của người bình dân?
- Quan sát TD để rút ra kết luận chung?
+ Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.
Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có Cù lao xanh.
Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
+ Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần
+ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
+ Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
- Người bình dân quan niệm như thế nào về tình nghĩa ?
- Nêu các hình thức nghệ thuật của ca dao, dân ca?
* Quan sát TD để rút ra nhận xét về các thể thơ sử dụng ở ca dao?
+ Mình về có nhớ ta chăng
 Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
+ Trai giỏi giang chẳng lo ế vợ,
 Gái lịch xinh chẳng sợ ế chồng,
 Khuyên em giữ phận cho đồng,
 Chọn nơi phải đạo chỉ hồng sẽ se.
+ Con chim liễu nó biểu con chim quỳnh
 Nó biểu lia nó biểu lịa nó biểu mình ưng tui.
 Chim liễu nó biểu chim quỳnh
 Biểu lia, biểu lịa, biểu mình ưng tui.
- Nêu các hình thức diễn ý và lập ý của ca dao?
+ Đôi ta như đá với dao
Năng liếc thì sắc, năng chào thời quen.
+ Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
+ Một mai nước lớn đò trôi
Cây khô lá rụng, bạn ngồi chờ ai?
- Tôi ngồi chờ mít, chờ khoai
Chờ người quân tử, chờ trai anh hùng.
+ Thò tay mà bứt ngọn ngò
Thương em đứt ruột giả đò làm ngơ.
+ Em trồng tre anh chớ bẻ mầm
Yêu em, anh chớ âm thầm cùng ai
Em trồng khoai anh chớ chiết đài
Yêu em, chớ lấy người ngoài hơn em
Em trồng dâu anh chớ bẻ chồi
Yêu em, anh chớ đứng ngồi cùng ai
- Ngôn ngữ sử dụng trong ca dao thế nào?
Hãy nêu những đặc điểm của ca dao, dân ca?
I/. Khái niệm:
1/. Ca dao:
Là câu thơ, bài thơ dân gian.
TD: Bông xanh, bông trắng, bông vàng
 Bông lê, bông lựu đố chàng mấy bông ?
2/. Dân ca:
Là những câu hát bài hát dân gian, là những sáng tác kết hợp thơ với nhạc. Lời thơ là ca dao.
TD: Chiều (a) chiều, (là chiều a chiều) dắt (a) bạn (dắt a bạn) (là đèo) qua đèo (tà là đèo qua đèo)
 Chim (a) kêu, (chim ơ kêu) (tình kêu chi) bên nớ,( ui, óa, chi rứa, chi rứa, ức, ức con) vượn trèo (tà là trèo con vượn trèo. Ni bên ni, ơi hỡi con vượn trèo, là ni) bên ni.
3/.Ca dao, dân ca
Ca dao- dân ca là những sáng tác trữ tình dân gian. Ca dao -dân ca còn được gọi là văn học hát.
TD: Hãy diễn xướng bài ca dao sau:
 "Bông xanh, bông trắng, bông vàng
 Bông lê, bông lựu đố chàng mấy bông". 
II/.Đặc điểm: 
1/. Mục đích sáng tác
 Ca dao dân ca thổ lộ tâm tình và nói lên những suy nghĩ về cuộc sống.
2/. Hình thức thể hiện của ca dao- dân ca : 
Ca dao dân ca trở thành tập quán gắn liền với :
- Sinh hoạt gia đình: Hát ru
- Sinh hoạt lao động: Các điệu hò, hát đối đáp (Hò kéo lưới, hát phường cấy...)
- Sinh hoạt cộng đồng: Thể hiện khi hội vui xuân, các sinh hoạt cộng đồng (Hát đối đáp, hát giao duyên...)
III/. Nội dung:
- Những câu hát than thân, phản kháng:
- Những câu hát tình nghiã
1. Những câu hát than thân, phản kháng:
- Ca dao - dân ca nói về thân phận người phụ nữ: Có cuộc sống bị phụ thuộc, không tự quyết định số phận của mình, tâm trạng đau khổ của những cô gái bị ép gả phải lấy chồng già, phải lấy lẽ, lấy "lấy chồng trẻ con," chồng ăn chơi nghiện ngập, vũ phu, bạc tình bạc nghĩa, nàng dâu có mẹ chồng ác nghiệt . . . 
TD: Quả cau nho nhỏ 
 Cái vỏ vân vân 
 Nay anh học gần
 Mai anh học xa
 Lấy chồng từ thuở mười ba
 Đến khi mười tám thiếp đà năm con
 Ra đường thiếp hãy còn son, 
 Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
- Ca dao - dân ca phản ánh thận phận người thấp hèn:. Nỗi vất vả trong lao động, nỗi buồn tủi, bất hạnh vì sống nghèo khó, số phận của người mồ côi, của những người dân "thấp cổ bé họng" phải chịu đựng trong xã hội đầy rẫy bất công
TD: Con quan thì lại làm quan
Con nhà kẻ khó đốt than cả đời.
- Bên cạnh những câu hát thân ca dao còn thể hiện thái độ phản kháng của ngừơi bình dân: Chống thói vô tình bạc nghĩa thói ép duyên, sự áp bức của địa chủ, phỉ nhổ bọn quan lại, vạch mặt bọn tà giáo đòi quyền tự do yêu đương. 
* Chống thói ép duyên
TD1:
* Chống sự áp bức của địa chủ
TD2:
* Đòi hỏi sự công bằng
TD:
* Vạch mặt bọn tà giáo
TD3:
* Đòi quyền tự do yêu đương
TD4:
♦ Miêu tả một cách phóng đại, trào phúng:
- Phá vỡ quan niệm trọng nam khinh nữ
Ba đồng một mớ đàn ông 
Chị bỏ vô lồng chị gánh đi chơi
Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi
- Tình cảnh vất vả khi làm vợ
Chồng con là cái nợ nần
Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm
- Phê phán nạn tảo hôn
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Cõng qua chỗ lội đánh rơi mất chồng
Ơi ! chị em ơi cho tôi mượn chiếc gầu sòng
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên
2. Những câu hát tình nghiã
a. Tình yêu quê hương làng xóm
TD: 
b. Tình cảm gia đình
- Tình cảm anh em
- Tình cảm cha mẹ con cái
- Tình cảm vợ chồng
c. Tình cảm cộng đồng
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
d. Tình yêu nam nữ
Nhớ lời nguyện ước ba sinh
Sông dù có cạn nhưng tình chẳng phai
* Tình nghĩa thường đi đôi, nghĩa được xem là nền tảng của tình người.
Thuyền rồng bất ngãi bỏ trôi
Đò ngang có ngãi, ta ngồi đò ngang
* Quan niệm sống tốt đẹp, tình cảm đi đôi với đạo lý làm người.
IV/. Nghệ thuật:
1. Thể thơ
- Lục bát
- Song thất lục bát
- Các dạng biến thể
* Ngoài ra còn có thể nói lối 
2. Cách diễn ý và lập ý: 
+ Diễn ý bằng hình ảnh so sánh và ẩn dụ
TD:
+ Lập ý bằng hình thức:
* Đối đáp:
TD:
* Mở đầu
TD:
* Điệp ngữ
TD:
3. Ngôn ngữ của ca dao :
-Đậm đà màu sắc đia phương
-Gắn liền với đời sống thường ngày
- Giản dị, sinh động, giàu hình ảnh
V/.Tổng kết:
Ca dao - dân ca :
- Là vốn quý của nước nhà
- Là tiếng nói của quần chúng nhân dân đầy hình ảnh và tình cảm, quan niệm sống tốt đẹp của người bình dân.
- Ca dao dân ca là những sáng tác trữ tình dân gian có đời sông sinh động thể hiện qua cac hát sinh họat ca hát phong phú trong đời sống của người bình dân thời xưa. Ca dao dân ca còn được gọi là văn học hát.
4/. Củng cố và luyện tập:
- Tóm tắt những nội dung chính của ca dao, dân ca?
- Những đặc điểm nghệ thuật đựoc thể hiện trong ca dao, dân ca?
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
- Học bài. Chuẩn bị Luyện tập một số phương thức biểu đạt: Biểu cảm, Thuyết minh.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon 10(3).doc