Giáo án Tự chọn lớp 10 - Hướng dẫn đọc - Hiểu một số văn bản văn học dân gian

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Hướng dẫn đọc - Hiểu một số văn bản văn học dân gian

I/. Mục đích:

Giúp HS:

- Nắm được đặc trưng cơ bản của thể loại: Tục ngữ, chèo.

- Rèn luyện kỉ năng phân tích tục ngữ & một văn bản chèo cổ.

- Học được kinh nghiệm sống, lối sống, cách ứng xử của nhân dân đưôc đúc kết trong tục ngữ.

- Hiểu & thông cảm vời số phận bi kịch của người phụ nữ Việt Nam xưa.

II/. Đồ dùng dạy học:

- SGV

- Thiết kế bài dạy.

III/. Tiến trình lên lớp:

1- Ổng định đầu giờ.

2- Kiểm tra bài cũ.

3- Nội dung.

 

doc 11 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3338Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Hướng dẫn đọc - Hiểu một số văn bản văn học dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4: 4 tiết
HƯỚNG DẪN ĐỌC-HIỂU MỘT SỐ VĂN BẢN VĂN HỌC DÂN GIAN
I/. Mục đích: 
Giúp HS:
- Nắm được đặc trưng cơ bản của thể loại: Tục ngữ, chèo.
- Rèn luyện kỉ năng phân tích tục ngữ & một văn bản chèo cổ.
- Học được kinh nghiệm sống, lối sống, cách ứng xử của nhân dân đưôc đúc kết trong tục ngữ.
- Hiểu & thông cảm vời số phận bi kịch của người phụ nữ Việt Nam xưa.
II/. Đồ dùng dạy học:
- SGV
- Thiết kế bài dạy.
III/. Tiến trình lên lớp:
1- Ổng định đầu giờ.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Nội dung.
TG
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
A- Tục ngữ về đạo đức & lối sống.
I- Giới thiệu chung:
- Tục ngữ có chức năng đúc kết kinh nghiệm của nhân dân.
- Hình thức: Tục ngữ có lối diễn đạt cô đúc, ngắn gọn giúp người đọc dễ thuộc.
- Đọc-hiểu tục ngữ phải giải nghĩa những từ ngữ, khái niệm được dùng để cấu tạo nên câu tục ngữ.
II- Đọc - hiểu văn bản:
1/. Giải nghĩa từ:
- Câu 1: Tay làm - hàm nhai
 Tay quai - miệng trễ.
 Mối quan hệ giữa lao động - không lao động giữa hưởng thụ với không hưởng thụ.
 So sánh trái ngược: Nếu có làm thì có ăn, lười biếng không chịu làm thì không có mà ăn
- Câu 2: Cá cả-câu dài, ăn-thả
+Mối quan hệ:
 ăn (hưởng thụ) & thả (lao động)
 Cá cả (thành quả) & câu dài (sự dầu tư)
 Muốn được hưởng thụ, muốn thu hoạch được thành quả thì phải đầu tư.
- Câu 4: Một giọt-(một) ao, máu đào-nước lã
+ Một giọt-(một) ao: quan hệ về số lượng
+ Máu đào-nước lã: quan hệ về chất lượng.
 Quan hệ hơn kém: Quan hệ cùng huyết thống quý hơn quan hệ không cùng huyết thống.
- Câu 8: danh- áo, tốt -lành
+ Danh: danh tiếng không dễ có
+ Tốt: phẩm chất tư tưởng bên trong.
+ Áo: vật khoá bên ngoài dễ có.
+ Lành: hào nhoáng bên ngoài (lành)
 Quan hệ so sánh hơn kém: Những giá trị tinh thần bên trong với những giá trị vật chất hào nhoáng nên ngoài
2/. Trong tục ngữ, đặc biệt là tục ngữ nói về mối quan hệ giữa con người với con người, thường có 2 lớp nghĩa:
Nghĩa đen-nghĩa bóng
Nghĩa cụ thể-nghĩa bóng
3/. Cách hiệp vần, cách tạo đối xứng, cách sử dụng ..
- Cách hiệp vần: có 2 loại
+ Vần liền:
VD: Với 
+ Vần cách: 
VD: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
- Cách tạo đối xứng: câu tục ngữ gồm 2 vế
+ Đối xứng nhau về ý.
+ Đối xứng nhau về số lượng âm tiết 
 1, 2,3
+ Đối xứng nhau về thanh điệu
- Cách sử dụng BPTT có tác dụng tạo hình ảnh:
+ Ẩn dụ: 2, 3, 4, 10
+ So sánh: Câu 5 (trong vế 1), câu 1, 2, 5, 9, 11, 12 (2 vế trong câu)
4/. Cần thấy được những “chuẩn ứng xử” của nd được khái quát qua các câu tục ngữ, qua việc:
- Xác định nội dung bài học ứng xử được tổng kết.
- Phânloại các bài học theo chủ đề.
- Tổng hợp & nhận xét chung.
b- 
I/. Giới thiệu chung:
1- Một vài nét đặc trưng của chèo cổ:
- Nội dung: kể lại một câu chuyện đã xảy ra và đã kết thúc trong quá khứ người xem đã biết được số phận của các nhân vật, biết trước rất rõ tính cách của từng nhân vật.
- Cách kể: có sự kết hợp giữa nhiều tác phẩm:
+ Phần văn học (ngtừ NT)
+ Phần ca (giọng hát của diễn viên)
+ Phần âm nhạc
+ Phần vũ đạo
+ Phần hội hoạ (trang phục, trang trí sân khấu)
+ Phần diễn xuất của diễn viên & sự tham gia của người xem.
- Mượn đề tài, kể truyện từ kho tàng VHDG hoặc kho tàng truyện Nôm.
- Khi tìm hiểu NT chèo phải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “bám vào ngôn từ” VB.
2- Về vở chèo “Kem Nham”
- Tóm tắt:
- Vở chèo Kem Nhan, có 2 đặc điểm cần lưu ý:
+ Tính cách của nhân vật trong chèo cổ thường nhất quán từ đầu đến cuối Xuý Vân-NV trung tâm của KN lại có tính cách không nhất quán.
+ Tác phẩm phê phán Xuý Vân về sau “bỏ chồng theo trai”, đề cao Xuý Quỳnh như mẫu người phụ nữ mẫu mực.
II/. Đọc - hiểu VB:
1- Tâm trạng của Xuý Vân:
- Những lời nói của nhân vật thực chất là lời của người tỉnh táo có sự đan xen giữa điên & thật nhằm bộc lộ tâm trạng.
- Tâm trạng Xuý Vân:
+ Tự thấy mình lỡ làng
“Tôi càng chờ, càng đợi càng chưa chuyển đò”
“Chả nên gia thất thì về
Ở làm chi mãi cho chúng cười, bạn chê”
+ Cô đơn, lạc lõng giữa gia đình Kem Nhan
“Con gà rừng ăn lẫn với công
Đắng cay chẳng có chịu được, ức”
+ Cô đơn, bế tắc, ấm ức trước sự thờ ơ của chồng:
“ Con cá rô nằm vũng chân trâu
Để cho 5, 7 cần câu châu vào!”
“Láng giềng ai hay ức bởi xuân duyên”
 Không có người đồng cảm chia sẽ.	
+ Bế tắt mất phương hướng không làm chủ được mình bằng những câu hát ngược
 Nội tâm của nhân vật PP, rối bời, đầy tính bi kịch.
2/. Tình cảnh đáng thương của Xuý Vân và cái nhìn nhân đạo của tác giả.
- Ước mơ của Xuý Vân:
+ Gia đình yên ổn, hạnh phúc
+ Giữ trọn “đạo hằng” để làm vợ ngoan
 Đó là những ước mơ thật đẹp, giản dị & chính đáng
- Bi kịch của Xuý Vân:
+ Hôn nhân không do mình lựa chọn
+ Khát khao cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng không thực hiện được và phải phản bội lại chính mong ước, khát vọng của mình
 Xuý Vân là cô gái đanág thương.
3/. Nghệ thuật diễn tả tâm trạng:
- Giàu hình ảnh, nhiểu ngụ ý, thể hiện tâm trạng rối bời, mâu thuẩn giửa tình cảm thực, khát vọng giải phóng & ý thức về đạo đức của người phụ nữ theo luật lệ phong kiến và dư luận xã hội.
- Đan xen hiện thực và lời điên dại thể hiện sự mâu thuẩn trong tâm trạng
- Sử dụng làn điệu nói & hát để thể hiện sự thay đổi trong tâm lí & tâm trạng nhân vật.
Gv đặt câu hỏi gợi ý.
HS trả lời rút ra tri thức.
1/. Hãy nêu một vài hiểu biết của em về tục ngữ?
 - Chức năng: Đúc kết kinh nghiệm.
 - Hình thức: Cô đúc, ngắn gọn.
Phương pháp dạy học: Giải nghĩa những từ ngữ, kinh nghiệm tạo nên tục ngữ.
 GV nhận xét-kết luận.
2/. Hãy giải nghĩa những từ ngữ trong các câu tục ngữ.
 - Câu 1: Mối quan hệ giữa lao động & không lao động. Lao động, hưởng thụ & không hưởng thụ
- Câu 2: Muốn được hưởng thụ, muốn thu hoạch được thành quả thì phải đầu tư
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu.
Câu 3: theo cấu trúc câu 2.
- Câu 4: Quan hệ cùng huyết thống quý hơn quan hệ không cùng huyết thống.
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu 5, 6, 7 theo cấu trúc câu 4.
- Câu 8: Mối quan hệ hơn kém giữa những giá trị tư tưởng bên trong với những giá trị vật chất hào nhoáng bên ngoài.
 GV hướng dẫn HS đọc-hiểu câu 9, 10, 11, 12.
2/. Trong câu tục ngữ thường có mấy câu lớp nghĩa?
 Câu tục ngữ thường có 2 lớp nghĩa:
Nghĩa đen-nghĩa bóng
Nghĩa cụ thể-nghĩa bóng
3/. Hãy nêu những hiểu biết của em về cách hiệp vần, đối xứng sử dụng . ?
 - Cách hiệp vần:
+ Vần liền
+ Vần cách
- Cách tạo đối xứng
+ Đối xứng về vế
+ Đối xứng số lượng âm tiết
+ Đối xứng về thanh điệu
- Sử dụng BPTT
+ Ẩn dụ: 2, 3, 4, 10
+ So sánh: 5, 1, 2, 9, 11, 12
 GV khái quát lại cho HS những vấn đề quan trọng.
 Gv cung cấp cho HS những kiến thức về thể loại chèo cổ & vở chèo HS lắng nghe
GV đặc câu hỏi gợi ý HS trả lời
1/. Xuý Vân mang tâm trạng gì? Tâm trạng đó thể hiện qua những câu nào?
 - Tự thấy mình lỡ làng (DC)
 - Cô đơn, lạc lõng giữa gia đình Kem Nhan (DC)
- Cô đơn, bế tắc, ấm ức trước sự thờ ơ của chồng (DC)
 Không có người đồng cảm chia sẽ.
2/. Từ những câu hát ngược ở cuối đoạn trích cho thấy nội tâm của nhân vật như thế nào?
 PP, rối bời, đầy tính bi kịch.
3/. Xuý Vân mong ước điều gì? mong ước ấy có chính đáng không?	
Gia đình yên ổn
Giữ trọn “đạo hằng” để làm vợ ngoan
4/. Bi kịch của Xuý Vân là gì?
 - Hôn nhân không do mình lựa chọn
 - Khát khao cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng không thực hiện được và phải phản bội lại chính mong ước, khát vọng của mình.
 GV giảng cho HS nguyên nhân dẫn đến bi kịch cho Xuý Vân
5/. Tâm trạng nhân vật được miêu tả bằng nghệ thuật gì?
Giàu hình ảnh
Đan xen hiện thực và lời điên dại.
 - Sử dụng làn điệu nói & hát khác nhau.
Chủ đề 5: 4 tiết.
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÀM VĂN
I/. Mục đích:
Giúp HS: Hiểu rõ tầm quan trọng của việc quan sát và thể nghiệm đời sống đối với mỗi con người trong lĩnh vực họat động của cuộc sống. Đối với HS năng lực này cần thiết để tự rèn luyện bản thân để có thể viết được những bài văn có chất lượng.
 Biết vận dụng năng lực quan sát vào quá trình hoạt động trong cuộc sống cũng như trong làm bài văn.
II/. Đồ dùng dạy học:
- SGV
- Thiết kế bài dạy.
III/. Tiến trình lênlớp
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ
3- Nội dung bài dạy.
TG
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
I/. Quan sát & thể nghiệm
1- Quan sát:
Là một năng lực nói và thói quen cần thiết trong hoạt động có ý thức của con người trên các lĩnh vực của đời sống với mong muốn CV của mình đạt được kết quả tối ưu.
 Quan sát là xem xét các sự vật hiện tượng  theo phương pháp và cách thức nhất định nhằm chỉ ra những đặc điểm tính chất nổi bậc của sự vật hiện tượng đó - nhằm nhận ra một điều mới lạ có ý nghĩa.
- Yêu cầu của quan sát:
+ Chú ý các hiện tượng lặp đi lặp lại
+ Quan sát bằng các giác quan, huy động trí tưởng tượng và hoạt động liên tưởng, so sánh, nhận xét .
- Một số pp và cáh quan sát:
+ Từ xa đến gần, ngoài vào trong, trước đến sau, trên đến dưới.
+ - Bộ phận đến toàn thể
+ Quan sát ở trạng thái động, tĩnh
+ So sánh: Ngoài cuộc sống và trong sách vỡ 
2/. Thể nghiệm: 
- Là cách tích luỹ quan trọng đối với việc làm văn
- Là sự chủ động sử dụng giác quan của mình để tìm hiểu sự vật thâm nhập vào đối tượng tự đặt mình vào cảnh của sự vật, sự việc để nhận rõ niềm vui, nỗi đau của người trong cuộc.
* Quan sát và thể nghiệm
- Người quan sát đứng bên ngoài để quan sát
- Thể nghiệm đòi hỏi con người phải hoá thân vào đối tượng.
II/. Đọc sách & tích luỹ:
1- Vai trò của việc đọc tích luỹ kiến thức:
- Đọc, một công việc không thể thiếu đối với người làm văn.
- Mục đích:
+ Tăng vốn hiểu biết một cách gián tiếp khi không có điều kiện quan sát, thể nghiệm.
+ Đọc & viết có quan hệ mật thiết.
+ Đọc kích thích sự suy nghỉ, tư duy đối với người viết văn.
- Đối với HS, khi viết văn nghị luận cần:
+ Đọc tĩ ngôn ngữ
+ Đọc các tài liệu liên quan.
+ Đọc các thông tin trên các phương tiện đại chúng
2/. PP đọc để tích luỹ kiến thức:
- Đọc lướt toàn bộ tài liệu để bao quát nội dung.
- Đọc kĩ, đọc sâu những nội dung cần thiết.
- Đọc có ghi chép.
* Chú ý:
- Không nên đọc tràn lan mà phải lựa chọn những cuốn sách hay, thuộc phạm vi quan tâm. Hay đọc sách do thầy, cô giới thiệu.
- Tác phẩm có giá trị phải đọc kĩ, đọc sâu.
III/. Liên tưởng & tưởng tượng:
1- Liên tưởng
 Là hoạt động tâm lí của con người từ việc này mà nghỉ đến việc khác, từ người này mà liên hệ tới người nọ - cơ sở của liên tưởng là các sự vật sự việc trong thực tế có quan hệ khác nhau.
- Sự khác nhau giữa liên tưởng trong đời sống & liên tưởng trong văn học.
+ Liên tưởng trong đời sống: Tự phát, tản mạn không nhất thiết phải có mục đích, ý nghĩa.
+ Liên tưởng trong văn học: Có mục đích nhằm làm nổi bậc điều muốn nói tạo ra một ý nghĩa nào đó.
- Có nhiều cách liên tưởng.
+ Liên tưởng tương cận (gần nhau)
VD: từ “bảng đen, phấn trắng” người thầy
+ Liên tưởng tương đồng: (giống nhau)
VD: “Công cha, nghĩa mẹ” Núi cao, sông dài.
+ Liên tưởng đối sánh, trái ngược
VD: Từ “dại” “khôn” (nhàn)
+ Liên tưởng nhân quả
VD: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
2/. Tưởng tượng:
- Là hoạt động tâm lí của con người nhằm tái tạo, biến đổi các biểu tượng (hình ảnh) trong trí nhớ & tạo ra biểu tưởng mới.
- Tưởng tượng tái tạo & tưởng tượng sáng tạo:
+ Tưởng tượng tái tạo: Dựa vào một số thông tin tranh ảnh mà tạo ra hiện tượng hoàn chỉnh về sự vật, con người.
+ Tưởng tượng sáng tạo: kết hợp các hình ảnh đã biết tạo ra hình ảnh mới chưa từng có. Đây là nền tảng của sự sáng tạo nghệ thuật.
IV/. Chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu:
GV đặt cuâ hỏi - HS dựa vào hiểu biết trả lời
1- Quan sát là gì?
 Dùng thị giác để tìm hiểu về một sự việc sự vật nào đó một cách chi tiết.
2/. Quan sát có vai trò như thế nào trong đời sống?
 Đó là một năng lực & thói quen cần thiết
3/. Khi quan sát cần chú ý những vấn đề gì?
 Chú ý các hiện tượng lặp đi lặp lại
 Quan sát bằng các giác quan
4/. Nêu một số PP và cách quan sát?
 - Xa -gần, ngoài vào trong 
 - Bộ phận- toàn thể
 - Sự vật ở trạng thái động - tĩnh
5/. Thể nghiệm là gì?
 - Là cách tích luỹ quan trọng đối với việc làm văn
 - Là sự chủ động sử dụng giác quan của mình để tìm hiểu sự vật, sự việc.
6/. Thể nghiệm có gì khác với quan sát?
- Quan sát: Đứng ngoài các đối tượng
- Thể nghiệm: Hoá thân vào đối tượng.
7/. Vì sao đọc tích luỹ kiến thức là việc quan trọng?
- Đọc là hoạt động văn hoá hằng ngày
- Đọc đưa lại nhiều điều bổ ích
8/. Để viết một bài văn nghị luận tốt, HS phải đọc như thế nào?
- Đọc kĩ ngôn ngữ
- Đọc các tài liệu quan trọng
- Đọc các thông tin trên các phương tiện đại chúng
9/. Hãy nêu các PP đọc để tích luỹ kiến thức.
Đọc lướt 
Đọc kĩ, sâu.
Đọc có ghi chép.
 - Không đọc tràn lan 
 - Tác phẩm có giá trị phải đọc kĩ, đọc sâu.
11/. Thế nào là liên tưởng?
 - Là hoạt động tâm lí của con người từ việc này mà nghỉ đến việc khác, từ người này mà liên hệ tới người nọ 
12/. Liên tưởng cần thiết đối với làm văn như thế nào?
 Liên tưởng tạo nên sự hấp dẫn của bài văn.
13/. Liên tưởng trong đời sống và liên tưởng trong văn học khác nhau như thế nào?
* Sự khác nhau giữa liên tưởng trong đời sống & liên tưởng trong văn học như thế nào?
+ Liên tưởng trong đời sống: không có mục đích
+ Liên tưởng trong văn học: Có mục đích 
14/. Có mấy cách liên tưởng? cho ví dụ.
 Có 4 cách:
Liên tưởng tương cận 
Liên tưởng tương đồng
Liên tưởng đối sánh, trái ngược
Liên tưởng nhân quả
15/. Tưởng tượng là gì?
- Là hoạt động tái tạo, biến đổi các biểu tượng 
16/. Có mấy loại tưởng tượng? Nêu đặc điểm của từng loại?
- Có 2 loại: Tưởng tượng tái tạo & tưởng tượng sáng tạo
GV cho HS tái hiện lại kiến thức đã học.
HS tái hiện kiến thức.
GV nhấn mạnh lại vai trò của thao tác này trong việc làm văn.
 4- Củng cố, dặn dò:
- Sự cần thiết của quan sát và thể nghiệm trong làm văn?
- Tưởng tượng có vai trò như thế nào trong làm văn?
- Tìm hiểu tru7óc một số vấn đề.
+ VBVH là gì? Đặc điểm của VBVH?
+ Một số thao tác cần thiết để ĐHVBVH.
 Chủ đề 6
VĂN BẢN VĂN HỌC-ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
I/. Mục đích:
Giúp HS: Nắm được một số nét đặc trưng của văn bản văn học.
 Có khả năng vận dụng một số thao tác cơ bản để ĐHVBVH
II/. Đồ dùng dạy học:
- SGV
- Thiết kế bài dạy.
III/. Tiến trình lênlớp
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ
3- Nội dung bài dạy.
TG
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
I/. Văn bản VH:
1/. Khái niệm:
Là loại VB sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật để xây dựng các hình tượng nghệ thuật nhằm thoả mãn như cầu nghệ thuậ của con người.
2/. Đặc điểm:
a- Về ngôn ngữ:
- Có tính nghệ thuật, là sự tái tạo ngôn từ thường ngày theo quy luật cái đẹp.
- Được liên kết với nhau theo nguyên tắc (vần, nhịp, kết cấu câu, liên câu, đoạn ) - đảm v\bảo chức năng thông tin, thẩm mĩ.
- Ngôn từ trong VBVH có tính hành động
- Có tính đa nghĩa.
b- Về hình tượng:
- Được tạo nên bởi VBVH.
- Nhà văn sáng tạo ra hình tượng VH thông qua tưởng tượng, hư cấu theo quan điểm riêng, có tính chủ quan.
- Có tính độc đáo, mới mẻ.
- Thông qua hình tượng, nhà văn phát biểu quan niệm của bản thân về cuộc sống, bộc lộ thới giới quan & nhân sinh quan.
3/. Cấu trúc
a- Lớp ngôn từ:
- Chất liệu tạo nên VBVH là ngôn từ.
- Thông qua ngôn từ ta thấy được tài năng và sự uyên bác của tác giả.
b- Lớp ý nghĩa:
- Đề tài: Phạm vi đời sống được thể hiện trong VBVH - tìm đề tài đạt câu hỏi: “cái gì”, “ở đâu “khi nào”
- Chủ đề: là vấn đề cơ bản, chủ yếu được thể hiện trong VBVH - đặt câu hỏi: “để làm gì?”
- Hình tượng VH: 
+ Tự sư: Hiện tượng thể hiện qua cốt truyện, nhân vật, chi tiết, hoàn cảnh 
+ Trữ tình: hiện tượng được xây dựng qua cảm xux1, ngôn ngữ của cái tôi hoặc nhân vật trữ tình, qua bức tranh TN.
II/. Đọc -hiểu VBVH
1- Những tri thức cần thiết:
- Những tri thức về thời địa của nhân vật: Những sự kiện có liên hệ trực tiếp, những sự kiện có  gián tiếp tới VBVH.
- Những tri thức về truyền thống văn hoá, văn học: giúp người đọc hiểu đúng, hiểu sâu hơn về VBVH.
2- Đọc-hiểu VBVH:
a- Đọc-hiểu ngôn từ:
 Chú ý từ ngữ khó mang hàm nghĩa phức tạp -tra cứu sách vở, tự điển.
b- Đọc-hiểu hình tượng:
- Có nhiều hiện tượng khác nhau:
 Thiên nhiên
 Nhân vật_ Kiểu người: hình tượng người lính
 Cá nhân: hình tượng Từ Hải
- Nội dung: Thể hiện qua ngôn từ cụ thể
- Nghệ thuật: Tác giả sử dụng NT khác nhau.
GV đặt câu hỏi - HS dựa vào hiểu biết trả lời.
1/. VBVH là gì?
Là loại VB sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật để xây dựng các hình tượng nghệ thuật nhằm thoả mãn như cầu nghệ thuậ của con người.
2/. Về ngôn từ VBVH có đặc điểm gì?
- Tính nghệ thuật
- Tính hành động
- Tính đa nghĩa.
3/. Hình tượng trong VBVH có gì đặc biệt?
- Có tính chủ quan
- Có tính độc đáo, mới mẻ.
 Nói lên quan điểm, tư tưởng của nhà văn.
4/. Một VBVH gồm mấy lớp?
- Lớp ngôn từ.
- Lớp ý nghĩa
+ Đề tài
+ Chủ đề
+ Hình tượng
5/. Để ĐHVBVH ta cần có những tri thức gì?
- Tri thức về thời địa của nhân vật
- Tri thức về truyền thống văn hoá, văn học
6/. Cho biết những thao tác cần thiết khi đọc-hiểu VBVH?

Tài liệu đính kèm:

  • docTu Chon Nang Cao Chu de 4 5.doc