A/. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi-một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hóa thế giới; thấy được vị trí to lớn của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học dân tộc: nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt.
- Hiểu rõ Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa; là kiệt tác văn học kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương.
- Nắm vững những đặc trưng cơ bản của thể cáo, đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong Đại cóa bình Ngô.
B/.CHUẨN BỊ:
* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
* HS: SGK, k/thức về Nguyễn Trãi và ĐCBN.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Vấn đáp, gợi tìm, diễn giảng
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
Tiết:7,8 Ngày dạy: /3 CHUÛ ÑEÀ TÖÏ CHOÏN HKII CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC VỀ NGUYỄN TRÃI VÀ ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ A/. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi-một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hóa thế giới; thấy được vị trí to lớn của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học dân tộc: nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt. - Hiểu rõ Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa; là kiệt tác văn học kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương. - Nắm vững những đặc trưng cơ bản của thể cáo, đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong Đại cóa bình Ngô. B/.CHUẨN BỊ: * GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học. * HS: SGK, k/thức về Nguyễn Trãi và ĐCBN. C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp, gợi tìm, diễn giảng D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 On định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy 3.Giảng bài mới: * Giới thiệu HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Nêu những nét cơ bản về cuộc đời của Nguyễn Trãi? - Nêu nhận xét chung của em về cuộc đời Nguyễn Trãi? - Nêu tên những tác phẩm chính của Nguyễn Trãi? - Tại sao nói Nguyễn Trãi là văn chính luận kiệt xuất? - Lí do nào có thể khẳng định Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc? - Hãy nêu kết luận của em về tác gia Nguyễn Trãi? - Bài cáo ra đời trong hoàn cảnh nào? - Em đã hiểu biết những gì về thể loại cáo? - Bài cáo có kết cấu như thế nào? - Đoạn văn 1 trong bài cáo đã cho ta biết được điều gì? + Cơ sở của cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn cũng như của nhân dân ta là gì? + Bên cạnh cơ sở nhân nghĩa, việc kháng chiến của nhân dân ta còn nhằm mục đích gì nữa? - Đoạn văn thứ hai trong bài cáo cho ta biết về điều gì? + Giặc Minh đã gây ra những tội ác gì đối với nhân dân ta? - Đoạn văn thứ 3 này tác giả đã nói về vấn đề gì? + Quá trình phát triển của cuộc kháng chiến được diễn ra như thế nào? Em hãy nêu những khó khăn bước đầu của cuộc kháng chiến? + Bên cạnh những khó khăn đã nêu trên nghĩa quân đã có những thuận lợi gì trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến? + Nghĩa quân đã chiến thắng oanh liệt như thế nào? + Theo em hình ảnh sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay nói lên điều gì? + Sự thất bại thảm hại của kẻ thù được thể hiện ở những câu văn nào? + Trong trận đánh hai đạo binh do Mộc Thạch và Liễu Thăng kéo sang tác giả đã ví quân như voi uống nước. Em hãy cho biết việc so sánh đó nhằm thể hiện điều gì? + Trước sự thất bại nặng nề của kẻ thù nhân dân ta đã có thái độ như thế nào đối với chúng? - Đoạn văn bốn Nguyễn Trãi đã khẳng định vấn đề gì? + Em có nhận xét gì về lời công bố chiến thắng của Nguyễn Trãi? Qua việc tìm hiểu văn bản em có thể nêu nhận xét của mình về bài cáo? A. Nguyễn Trãi: I. Cuộc đời: - Nguyễn Trãi 1380-1442 hiệu là Ức Trai - Quê gốc ở làn Chi Ngại (Chí Linh-Hải Dương) - Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa, văn học. - Hai cha con NT cùng thi đậu tiến sĩ cùng một khóa và cùng làm quan dưới triều nhà Hồ. - Năm 1407, giặc Minh xâm lược, NT vào Lam Sơn, làm quân sư cho Lê Lợi. - Sau khi thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi hăng hái tham gia xây dựng đất nước nhưng bị gian thần gièm pha nên năm 1439 ông xin về Côn Sơn ở ẩn. Năm 1440 ông lại được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Năm 1442 Nguyễn Trãi đã bị bọn gian thần hãm hại, nghi oan là có âm mưu giết vua và đã bị sử tội tru di tam tộc. - Đến năm 1464 Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông. (Lòng Ức Trai sáng tựa sao khuê) => Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, là một danh nhân văn hóa thế giới nhưng cũng là một người phải chịu nỗi oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam. (Bi kịch Lệ Chi viên để lụy bậc thiên tài-Hận anh hùng nước biển đông cũng không rửa sạch-Sóng Hồng) II. Sự nghiệp thơ văn 1. Những tác phẩm chính Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại. Các tác phẩm tiêu biểu: + Tác phẩm chữ Hán - Quân trung từ mệnh tập - Bình ngô đại cáo - Ức Trai thi tập - Chí Linh sơn phú - Văn bia Vĩnh Lăng... + Tác phẩm chữ Nôm - Quốc âm thi tập Ngoài các tác phẩm văn học còn có tác phẩm địa lí: Dư địa chí. 2. Nguyễn Trãi - Nhà văn chính luận kiệt xuất. 3. Nguyễn Trãi - Nhà thơ trữ tình sâu sắc. 4. Nghệ thuật: Sáng tạo cải biên thể loại, sử dụng hình ảnh quen thuộc, dân dã, bình thường. Cảm xúc, tứ thơ tinh tế. Thơ Nôm Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp. III. Tổng kết Nguyễn Trãi trở thành một hiện tượng Văn học kết tinh truyền thống cuỉa văn học Lí - Trần, đồng thời mở đường cho cả một giai đoạn văn học phát triển mới. - Nội dung thơ văn của Nguyễn Trai thể hiện cảm hứng yêu nước và nhân đạo. - Hình thức nghệ thuật phong phú B. Đại cáo bình Ngô: I. Hoàn cảnh ra đời - Mùa xuân năm 1428, tên giặc Minh cuối cùng đã rút khỏi nước ta. Nước ta hoàn toàn sạch bóng quân thù. trong niềm vui chiến thắng, Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi viết bài cáo này để tuyên cáo cho toàn dân biết rõ công cuộc cứu nước gian khổ nay đã đạt thắng lợi vĩ đại, mở ra một kỷ nguyên hòa bình lâu dài cho dân tộc. II. Tác phẩm: 1. Cáo là thể văn chính luận, tương tự văn kiện tuyên ngôn. Cáo thường được viết theo thể văn biền ngẫu, có kết cấu chặt chẽ. 2. Bài cáo được chia thành 4 đoạn: + Đoạn 1: Từng nghe...còn ghi: ý nghĩa và mục đích của cuộc chiến đấu + Đoạn 2: Vừa rồi...chịu được: Tố cáo tội ác của đối phương + Đoạn 3: Ta đây...xưa nay: Quá trình phát triển của cuộc chiến đấu. + Kết luận: Tuyên bố độc lập, đất nước muôn thủa thái bình. III. Tìm hiểu bài cáo: 1. Đoạn 1: a.Cơ sở nhân nghĩa của cuộc chiến đấu - Cơ sở của cuộc kháng chiến chống quân Minh đó là dựa trên việc nhân nghĩa. Tác giả đã mượn lời của Hoàng thượng mà khẳng định: “Việc nhân...trừ bạo”. Điều này tác giả nhấn mạnh tư tưởng nhân nghĩa. Đó là mục đích của cuộc kháng chiến chống quân Minh, một cuộc kháng chiến vì dân, trừ họa cho dân. - Tác giả tự hào về dân tộc, khẳng định vị trí của đất nước. Chúng ta chiến đấu là để bảo vệ đất nước đã có hàng ngàn năm lịch sử. Chúng ta có quyền độc lập, chủ quyền, cóa lịch sử riêng, văn hóa riêng, không thiếu người tài giỏi, hoàn toàn ngang hàng với TQ. Đó là chân lí hiển nhiên, vốn có từ lâu. Trong các yếu tố đó, truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa và con người là những yếu tố cơ bản nhất, hạt nhân để xác định dân tộc. 2. Đoạn 2: Đoạn văn là bản cáo trạng tố cáo tội ác của giặc Minh đối với đất nước ta. - Tố cáo sự giả dối của giặc Minh “Nhân họ Hồ...oán giận”. - Tố cáo tội ác cướp của giết người của giặc Minh: “Nướng dân...tai vạ”; Nặng thuế...núi Người bị ép...nước độc” - Khẳng định tội ác tày trời của giặc Minh nhiều đến nỗi “Độc ác...sạch mùi”. Đó là tội ác mà “trời không dung, đất không tha. 3. Đoạn 3: - Quá trình phát triển của cuộc kháng chiến gian khổ nhưng kết quả đã giành được thănmgs lợi vẻ vang. *. Những gian khổ và thuận lợi bước đầu của cuộc kháng chiến. a.Khó khăn: - Địa điểm hiểm trở “Chốn hoang dã nương mình” - Đời sống sinh hoạt vất vả: “Nếm mật nằm gai” - Khi giấy binh lên thì kẻ thù đang mạnh: “Từ khi... đang mạnh” - Nhân tài thì hiếm hoi: “Tuấn kiệt...mùa thu” - Khi thì lương hết, quân hết: “Khi Linh Sơn...một đội” b.Những thuận lợi: - Lòng căm thù giặc sâu săc - Trên dưới một lòng đoàn kết, quyết tâm đánh giặc: “Chiến sĩ...ngọt ngào” - Chiến thuật chiến lược tinh thông tài gỏi: “ Lấy yếu...địch nhiều” * Những chiến thắng oanh liệt, dồn dập, liên tục đã diến ra khắp nơi. - Trận tiến công bao vây chặt thành Đông Quan khí thế của nghĩa quân hùng mạnh vô cùng và đã giành được nhiều thắng lợi như: Trận Bồ Đằng, Trận Trà Lân... - Hình ảnh sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay diến tả khí thế mạnh mẽ của quân Lam Sơn. Bên cạnh sức mạnh đó thì kẻ thù lại thất bại thảm hại, tướng giặc vừa bị chết vừa phải chạy để thóat thân. “Trần Trí...Thoát thân”. Sự thất bại thảm hại của kẻ thù được diễn tả trong câu văn: “Ninh Kiều...ngàn năm”. - Tác giả dùng hình ảnh: “Gươm mài...phải cạn”; “Đánh một...chim muông” để chỉ khí thế sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn. Sức mạnh đó đã làm quân viện binh bị thất bại tan hoang, tướng giặc hoạc đầu hàng, hoặc tự vẫn, lính tráng thì thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước. - Trước sự thất bại của kẻ thù nhân dân ta đã lấy đại nghĩa, truyền thống nhân đạo lâu nay để tha chết cho chúng và hơn nữa còn cấp cho chúng thuyền và ngựa để chúng về nước. “Thần vũ...hiếu sinh” 4. Đoạn 4: - Lời công bố hòa bình, đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập. - Lời tuyên bố trang nghiêm, trịnh trọng về nền đọc lập, dân tộc, chủ quyền đất nước đã được lập lại: Đất nước giang sơn từ nay hòa bình đổi mới bền vững; tương lai vô cùng tốt đẹp và bền vững. Từ đó khẳng định quyết tâm xây dựng và gìn giữ đất nước của nhân dân ta. IV. Tổng kết Bình Ngô đại cáo xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn, có tác dụng lớn trong việc tổng kết mười năm kháng chiến chống quân Minh của dân tộc. Đó cũng là niềm tự hào lớn của tác giả-người anh hùng dân tộc văn võ song toàn. 4/. Củng cố và luyện tập: - Em nghĩ gì về tác giả Nguyễn Trãi? - Bình Ngô đại cáo được đánh giá ntn? Vì sao? 5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà : - Trên cơ sở bài học trên => Tìm đọc các tài liệu có liên quan và viết thành bài văn TM hoàn chỉnh về TP “ BNĐC”. - TLTK: + Nguyễn Trãi t/g và t/p. E/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: