Giáo án Tự chọn lớp 10 - Ca dao

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Ca dao

A.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

 - Nắm được các đặc trưng cơ bản của ca dao, hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của ca dao trong mối quan hệ với văn học viết và với đời sống văn hóa dân tộc

2. Kĩ năng :

 - Bước đầu biết đọc hiểu TP ca dao cụ thể.

3.Tích hợp : với phần Đoc văn trong chương trình

4. Giáo dục :

 - Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân của dân tộc.Vận dụng vàoảtong đời sống

B- Phương tiện thực hiện

1. Giáo viên :

- SGK,SGV,SBT, tài liệu tham khảo

- Các tác phẩm ca dao

- Tranh ảnh,băng đĩa về : ca dao .

2.Học sinh

- SGK,SBT

- Sưu tầm các bài ca dao

C- Phương pháp tiến hành

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2536Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Ca dao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 Chủ đề 3
 Ca dao
A.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức 
 - Nắm được các đặc trưng cơ bản của ca dao, hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của ca dao trong mối quan hệ với văn học viết và với đời sống văn hóa dân tộc 
2. Kĩ năng :
 - Bước đầu biết đọc hiểu TP ca dao cụ thể.
3.Tích hợp : với phần Đoc văn trong chương trình
4. Giáo dục :
 - Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân của dân tộc.Vận dụng vàoảtong đời sống
B- Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên :
- SGK,SGV,SBT, tài liệu tham khảo
- Các tác phẩm ca dao
- Tranh ảnh,băng đĩa về : ca dao.
2.Học sinh
- SGK,SBT
- Sưu tầm các bài ca dao
C- Phương pháp tiến hành
- Phương pháp thuyết giảng
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm
D-Tiến trình giờ dạy :
1. ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Dẫn vào bài mới
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
Tiết 1 Khái niệm,đăc trưng ca dao
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS ôn tập lại kiến thức về thể loại
(?) Phát biểu định nghĩa về ca dao?
(?) Đặc trưng cơ bản của ca dao?
- GV giảng 
(?) Các tiểu loại của ca dao?
- GV dẫn dắt :
(?)Tình cảm của nhân dân trong ca dao được biểu hiện ở những mặt nào?
(?) Ca dao VN ra đời trong hoàn cảnh nào?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét,khái quát
- GV diễn giảng
(?) Hãy đọc một số câu ca dao nói về tình cảm gia đình?
(?) Em có nhận xét gì về tình cảm của người VN trong mqh ruột già máu mủ?
- HS thảo luận ,trình bày
- GV nhận xét,khái quát
- GV kết luận : t/y của người dân VN muôn màu muôn vẻ đối với cảnh,với người,đối với đất nước
- GV chuyển ý
(?) Hãy đọc một số bài ca dao nói về hoạt đông lao động sản xuất?
- HS trả lời
- GV bổ sung : trong lao động ca dao có tác dụng điều chỉnh tiết tấu của động tác,gây không khí phấn khởi,làm quên mệt nhọc,lao động nhẹ nhàng,có hiệu quả
Hoạt động 2
- GV củng cố 
+ Đặc điểm thể loại
+ Một số nội dung phản ánh trong ca dao
- Hướng dẫn HS
+ Nắm được đặc trưng thể loại
+ Nội dung phản ánh trong ca dao
+ Sưu tầm một số câu ca dao
- Rút kinh nghiệm 
.
.
Tiết 2: Những câu ca dao mở đầu băng mô thức “ Thân em”
Hoạt động 1
( Hướng dẫn HS tìm hiểu nguồn gốc nảy sinh của ca dao mở đầu bằng “ thân em”)
(?) Qua những bài ca dao than thân ,em hiểu gì về hiện thực xã hội đương thời?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét,tổng hợp
Hoạt động 2
( Hướng dẫn HS tìm hiểu những biểu hiện của lời than)
- GV dẫn dắt :tiếng than của người phụ nữ trong xhpk
(?) Người phụ nữ thường than về điều gì?lấy ví dụ?
(?) Theo em,vì sao họ lại cất tiếng than như vậy?
- HS thảo luận nhóm 
- HS trình bày
- GV nhận xét,tổng kết
- GV giảng về hình ảnh “tấm lụa đào..”
“ Thân em như tấm lụa đào
Dám đem xé lẻ vuông nào cho ai”
“ Tiếc thay cái tấm lụa đào
Aó rách chẳng vá,vá vào áo ai
Trời kia có thấu chăng trời
Lụa đào mà vá áo tơi sao đành”
 - GV dẫn dắt 
(?) Hãy tìm những câu thơ có sử dụng chất liệu của ca dao mở đầu bằng mô thức “thân em..”
Hoạt động 3
Hướng dẫn HS củng cố,rút kinh nghiệm
- Củng cố: ca dao mở đầu bằng “thân em”
+Thể hiện sâu sắc thân phận con người
+ Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ
- Hướng dẫn HS :
+ Nắm được những đặc điểm của ca dao mở đầu bằng “thân em”
+ Tìm một số bài ca dao tương tự
- Rút kinh nghiệm 
Tiết 3 : Ca dao về tình yêu đôi lứa
Hoạt động 1:
1.Kiểm tra bài cũ
(?) Đọc một bài ca dao than thân và phân tích?
2.Dẫn vào bài mới
Hoạt động 2
( Hướng dẫn HS ôn tập ca dao)
Hoạt động 3
( Hướng dẫn HS tìm hiểu chùm ca dao về tình yêu đôi lứa)
- GV dẫn dắt : chủ đề tình yêu là chủ đề quen thuộc trong văn học và đời sống và ca dao cũng không phải là một ngoại lệ. Có thể nói ca dao trữ tình là cây đàn tình ca muôn điệu
(?) Em hãy tìm đọc một số bài ca dao tỏ tình? Nhận xét cách tỏ tình của tgdg?
- HS suy nghĩ trả lời theo nhóm
- GV nhận xét,tổng kết
- GV dẫn dắt : trong sinh hoạt văn hoá dân gian,nhiều đôi trai gái đã tỏ tình với nhau thông qua những lời ca đối đáp
(?) Hãy đọc một số bài ca dao đối đáp mà em biết?
(?) Cảm nhận của em về bài ca dao?
+ Đêm trăng lãng mạn
+ Lời tỏ tình tế nhị,khéo léo
+ Câu trả lời khéo léo,có duyên,vừa chất vấn,vừa nhận lời
+ Cách diễn đạt linh hoạt,sáng tạo
(?) Bài ca dao có gì đặc biệt?
+ Chơi chữ : “nhân nhẫn”
+ Đối ý,đối lời
- GV dẫn dắt : tình yêu trong xhpk thường gặp cách trở vì nhưng quy định,lễ giáo khắt khe Những đôi không đến được với nhau thường cất tiếng than
 (?) Hãy tìm một số bài ca dao nói về tình yêu không thành?
(?) Em có nhận xét gì về cách ứng xử của họ khi không đến được với nhau?
+ Họ vẫn yêu thương trân trọng nhau
- GV tổng kết : tình yêu nam nữ là mảng đề tài hay nhất trong ca dao. Nó đã thể hiên được những nét đẹp trong tâm hồn người bình dân VN
Hoạt động 4
- GV củng cố :
+ Nội dung ca dao về tình yêu lứa đôi
+ Nét đẹp trong tâm hồn người bình dân VN
- Hướng dẫn HS
+ Tìm một số bài ca dao có nội dung về tình yêu
+ Viết cảm nhận của bản thân về một bài mình tâm đắc
- GV rút kinh nghiệm
...
..
.
Tiết 4: Ca dao hài hước
Hoạt động 1
1.Kiểm tra bài cũ
(?) Đọc một bài ca dao tỏ tình mà em thích rồi phân tích?
2.Dẫn vào bài mới
Hoạt động 2
(Hướng dẫn HS ôn tập lại kiến thức về ca dao hài hước)
(?) Em hãy nhắc lại khái niệm ca dao hài hước?lấy ví dụ?
(?) Em hiêủ thế nào về cái đáng cười và cái cười?
Hoạt động 3
(Hướng dẫn HS đọc hiểu một bài ca dao hài hước)
(?) Phân tích bài ca dao hài hước sau:
“ Bao giờ cho đến tháng ba
ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Con gàngamj rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi bắt ca rô
Lá mạ lên ruộng ăn bò
Cỏ năn cả lác rình mò bắt trâu
Gà con đuổi bắt diều hâu
Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông”
(?) Em có nhận xét gì về cách nói trong bài ca dao?tác dụng của cách nói này?
- HS thảo luận nhóm
- GV nhận xét,tổng kết
- GV giảng : ca dao hài hước chiếm một lượng không nhỏ trong kho tàng ca dao VN,thể hiên tinh thầnlạc quan,khoẻ khoắn của nhân dân lao động
àtrách nhiệm :bảo toàn và phát huy giá trị của ca dao hài hước
bài ca dao phê phán
(?) Hãy đọc một số bài ca dao phê phán mà em biết?
- HS trình bày
- GV bổ sung
Hoạt động 4
- Củng cố
+ Ca dao hài hước có giá trị sâu sắc
+ Cách tạo ra tiếng cười : tạo ra mâu thuẫn
- Hướng dẫn HS
+ Sưu tầm các bài ca dao hài hước
+ Chỉ ra cái cười và cái đáng cười trong các bài ca dao đó
- Rút kinh nghiệm
..
..
I.Những kiến thức về thể loại
1. Định nghĩa: Ca dao là những lời thơ chữ tình dân gian, thường kết hợp âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người
2.Đặc trưng :
- Nội dung : 
+ Diễn tả đời sống tâm hồn tình cảm của con người 
+ Là tiếng hát than thân,những lời ca tình nghĩa vút lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa,cay đắng nhưng thấm đẫm ân tìnhcủa người bình dân Việt Nam
+ Những bài ca dao hài hước nói lên tâm hồn lạc quan của người dân lao động
- Nghệ thuật : chân thực ,cô đọng,hộn nhiên,giàu sức gợi cảm
3. Tiểu loại
- Ca dao yêu thương tình nghĩa
- Ca dao than thân 
- Ca dao hài hước
II.Đặc điểm về nội dung của ca dao
1.Tình yêu của nhân dân VN trong ca dao
* Biểu hiện : nội dung cảm xúc của những bài- câu ca dao là nỗi niềm chua xót đắng cay khi người bình dân nghĩ về số phận, cảnh ngộ và những hoàn cảnh yêu thương, chung thủy của họ trong quan hệ bạn bè, TG và trong mối quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước.
a) Hoàn cảnh xã hội :
- Gcpk thống trị dùng triết lí Khổng Mạnh làm sợi dây tinh thần trói buộc con người về tình cảm
- Người nông dân chịu sự cai trị của bọn quan lại địa chủ,đời sống tinh thần bị bóp nghẹt
b) Hệ quả phản ánh :
- Tình yêu đôi lứa :
+ Trắc trở khó khăn
àngười phụ nữ khổ nhất là
. “ Thân em như hạt mưa sa 
 Hạt rơi xuống giếng,hạt vào vườn hoa” 
 (Hạt vào đài cát ,hạt ra rưộng cày )
 “ Lấy chồng chẳng biết mặt chồng
Đêm nằm mơ tưởng nghĩ ông láng giềng”
+ Vẻ đẹp ý thức : 
“ Hôm qua trăng sáng tờ mờ
Em đi tát nước tình cờ gặp anh”
“ Bao giờ cho đến tháng hai
Con gái làm cỏ,con trai be bờ”
- Tình cảm gia đình,vợ chồng
“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào khô nước chảy vẫn còn trơ trơ”
“Thuận vợ tát biển đông cũng cạn”
“Cổ tay em trắng lại tròn
Để cho ai gối đã mòn một bên
Nhác trông thấy dáng anh đây
ăn chút lạng ớt ngọt ngay như đường”
- Tình yêu đất nước
“ Đường vô xứ nghệ quanh quanh”
“ Gió đưa cành trúc la đà”
2. ý thức lao động và sản xuất của nhân dân VN trong ca dao
“ Trâu ơi ta bảo trâu này.”
“ Giã ơn cái cối cái chày”
3.Tính chất nhân đạo chủ nghĩa trong ca dao :tiếng nói ngợi ca,phê phán, tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống cho con người
Hết tiết 1
*************************
I .Nguồn gốc nảy sinh
- Gcpk thống trị dùng triết lí Khổng Mạnh làm sợi dây tinh thần trói buộc con người
- Chế độ xhpk nam quyền với những quan niệm đạo đức pk hà khắc ,nghiệt ngã
- Người dân lao động vất vả gian truân mưu sinh,căm hờn những kẻ áp bức bóc lột mình ,đã đấu tranh nhưng bất lực.Họ ý thức được phẩm chất và quyền sống của mình,cố gắng vươn lên không ngừng để giành hạnh phúc
- Người phụ nữ trong xhpk chịu nhiều thiệt thòi,bất công,họ là những người khổ 
II .Những biểu hiện sinh động của lời than qua mô thức “Thân em”
1.Lời than về cuộc sống vật chất : cuộc sống vật chất có nhiều khổ cực ,đắng cay
“Thân em như lá đài bi
 Ngày thì dãi nắng, nằm thì dầm sương”
2. Lời than về nỗi khổ tinh thần
- Quan niệm hà khắc : “tam tòng”
- Người phụ nữ không có quyền quyết định cuộc sống của mìnhànghĩ về thân phận,họ cất tiếng hát than thân chứa chất nỗi buồn tủi,đắng cay
+ “ Thân em”àgợi ấn tượng về thân phận con người
+ Nỗi đau từ sự ý thức về giá trị bên ngoài
“ Thân em như tấm lụa đào”
“ Thân em như chẽn lúa đòng đòng”
+ Nỗi đau từ sự ý thức về giá trị đích thực của mình song không được thừa nhận
“ Thân em như củ ấu gai”
“ Thân em như giếng giữa đàng..”
“ Thân em như miếng cau khô”
III. ảnh hưởng của ca dao mở đầu bằng “thân em..” đến văn học viết
Hình ảnh người phụ nữ với số phận đau khổ được phản ánh nhiều trong văn học viết
- Thơ Hồ Xuân Hương
- Thơ Nguyễn Du
“ Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi”
 (câu1325 Truyện Kiều)
“ Thiếp như con én lạc đàn
Phải cung rày đã sợ làn cây cong”
(câu 2117)
- Trong “ Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn
- Trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều 
*****************************
Hết tiết 2
I. Những kiến thức bổ trợ
1. Khái niệm ca dao
2. Các đặc trưng của ca dao
II. Ca dao tình yêu đôi lứa và những biểu hiện của tình yêu trong ca dao
1.Những câu hát tỏ tình từ một phía
“ Gần nhà mà chẳng sang chơi
Để anh bắc ngọn mùng tơi làm cầu”
“ Tóc ngang lưng vừa chừng em bối
Để chi dài bối rối dạ anh”
“ Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”
àlời ca chân thành,ý nhị mà cũng rất mãnh liệt,táo bạo
2. Những lời ca dao đối đáp
- Đối đáp giao duyên
“ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
-Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ la,non chăng hỡi chàng”
àmượn thiên nhiên là đêm trăng thanh để ngỏ lời với cái cớ rất giản dị
“ Nước lên nhân nhẫn bờ rào
Người ta sang cả,em cầm sào đợi ai?
- Nước lên nhân nhẫn bờ rào
Em cần đợi người tri kỉ cầm sào cho em sang”
“ Yêu nhau chẳng lấy được nhau
Em về đóng cửa,gọt đầu đi tu
- Tu đâu cho anh tu cùng
Khi nào thành Phật ở chung một chùa”
“ Em về thưa với mẹ cha
Có cho em lấy chồng xa hay đừng
- Mẹ cha em đã thưa rồi
Cầm gươm vượt bể,qua vời cũng cho”
3. Những lời ca than ( thất tình)
“ Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi
.”
“ Trèo lên cây bưởi hái hoa
..
Ba đồng một mớ trầu cay
.
Chim vào lồng biết thủa nào ra”
“ Khi đi bóng hãy còn dài
Gìơ về bóng đã nghe ai bóng tròn”
“ Tiếc công anh đào ao thả cá
Năm bảy tháng trời cho người lạ đến câu”
******************************
Hết tiết 3
I.Những kiến thức bổ trợ
1. Khái niệm
- Ca dao hài hước là những bài ca dao để giải trí,tự trào (tự cười mình) hoặc châm biếm, phê phán – thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân.
- Nghệ thuật : đối lập,phóng đại,chơi chữ,ngoa dụ..
2. Đặc trưng:
- Cái cười: biểu hiện của trạng thái tâm lí con người,theo quan điểm mĩ học nó mang ý nghĩa nhận thức,nghĩa là nó phát hiện ra cái đáng cười
- Cái đáng cười: là cái chứa đựng mâu thuẫn 
+ Cái đáng cười trái tự nhiên
àtiếng cười hài hước,vui vẻ
+ Tiếng cười trào phúng
=> căn cứ vào chức năng của cái đáng cười và cái cười chia chuyện cười làm 2 loại
+ Ca dao khôi hài
+ Ca dao trào phúng
II. Đọc hiểu một bài ca dao nói ngược
- Toàn bộ bài ca dao là nói ngược
+ ếch cắn cổ rắn
+ Lợn liếm lông hùm
+ Chục quả hồng nuốt lão 80
+ Nắm xôi nuốt trẻ lên 10
-> các hiện tượng này không thể có. Cách nói ngược thể hiện khát vọng đổi đời,mong muốn vùng lên của người lao động. Đó là khát vọng dân chủ
à thể hiện niềm vui và sức mạnh của nhân dân,họ tin vào chính mình
- Nghệ thuật :nói ngược tạo nên tiếng cười vừ hài hước vừa giải trí,mua vui
III. Một số bài ca dao phê phán
- Phê phán nạn tảo hôn
“ Bướm vàng đậu trá mù u
Lấy chồng càng sớm,lời ru càng buồn”
“ Bồng bồng cõng chồng đi chơi
..
Tôi tát tôi té cho chồng tôi lên”
“ Gái tơ lấy phải ông già
Ra đường người hỏi là cha hay thầy”
- Phê phán thầy bói,thầy cúng,thầy phù thuỷ
“ Tử vi xem bói cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu
.
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai”
“ Chập chập rồi lại cheng cheng
..
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mấ thiêng”
“ Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn”
Hết tiết 4

Tài liệu đính kèm:

  • docchu de TC 3.doc