I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm chương trình con.
- Biết được ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con.
2. Thái độ:
- Rèn luyện các phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm, tuân thủ yêu cầu vì một công việc chung.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Máy vi tính, máy chiếu Projector để giới thiệu ví dụ, máy chiếu Overhead, bìa trong, bút dạ.
2. Học sinh
Bài 17: CHƯƠNG TRèNH CON VÀ PHÂN LOẠI (Tiết PPCT: 39) Ngày soạn: . Ngày đăng ký giáo án: .......................... Người duyệt giáo án (TTCM duyệt, BGH duyệt): ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm chương trình con. - Biết được ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con. 2. Thái độ: - Rèn luyện các phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm, tuân thủ yêu cầu vì một công việc chung. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Máy vi tính, máy chiếu Projector để giới thiệu ví dụ, máy chiếu Overhead, bìa trong, bút dạ. 2. Học sinh - Sách giáo khoa. III. Hoạt động dạy – học 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về chương trình con và lợi ích của việc sử dụng chương trình con khi lập trình. a. Mục tiêu - HS biết được khái niệm về chương trình con và lợi ích của việc viết chương trình có sử dụng chương trình con. b. Nội dung - Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện ở nhiều vị trí trong chương trình. - Lợi ích của việc sử dụng chương trình con: + Chương trình dễ đọc, dễ hiểu, dễ kiểm tra phát hiện lỗi và sửa sai. + Có thể giao cho nhiều người cùng viết một chương trình. + Tránh việc phải viết lặp lại một nhóm lệnh khi nhóm lệnh này được thực hiện nhiều lần khác nhau trong chương trình. + Thuận tiện cho việc nâng cấp chương trình. c. Cách tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khi viết chương trình giải các bài toán phức tạp, chương trình thường rất dài, người đọc rất khó nhận biết được chương trình thực hiện công việc gì. Vấn đề đặt ra là phải cấu trúc chương trình như thế nào để dễ đọc, dễ hiểu. Mặt khác, việc giải quyết các bài toán lớn thường đòi hỏi phải phân thành các bài toán con. Vì vậy, khi lập trình cần phải chia chương trình thành các chương trình con. 1. Tìm hiểu ý nghĩa và khái niệm của chương trình con. - Chiếu hai chương trình giáo viên đã chuẩn bị sẵn. Một chương trình có sử dụng chương trình con, một chương trình không sử dụng chương trình con. Chẳng hạn: Chương trình tính tổng 4 luỹ thừa: TLT=an + bm + cp + dq. - Gọi HS nhận xét về tính ngắn gon, rõ ràng, tính dễ đọc dễ hiểu của hai chương trìn đó. - Hỏi: Khi nào nên viết chương trình con? - Yêu cầu HS đọc SGK, cho biết khái niệm chương trình con. - Chia lớp làm 3 nhóm. Phát bìa trong cho mỗi nhóm. Yêu cầu HS điền các lợi ích của việc sử dụng chương trình con. - Thu phiếu học tập. Chiếu kết quả lên bảng. - Bổ sung và giải thích thêm một số lợi ích mà học sinh điền chưa đầy đủ. (vì các em còn mơ hồ về chương trình con). 1. Quan sát đề bài và hai chương trình ví dụ. - Nhận xét: Chương trình có sử dụng chương trình con được viết ngắn gọn, dễ hiểu hơn chương trình viết không sử dụng chương trình con. - Đối với các bài toán lớn, cần nhiều người cùng viết. Chương trình dài, cần chia làm nhiều đoạn. Có nhiều đoạn lệnh lặp lại, chỉ nên viết một chương trình con. - Tham khảo SGK để trả lời. - Nghiên cứu SGK, thảo luận để điền phiếu học tập. - Tránh được việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh nào đó trong chương trình. + Hỗ trợ việc thực hiện viết các chương trình lớn. + Phục vụ quá trình trừu tượng hoá. + Mở rộng khả năng ngôn ngữ. + Thuận tiện cho việc phát triển, nâng cấp chương trình. - Báo cáo kết quả. - Theo dõi bổ sung và giải thích của giáo viên. IV. Đánh giá cuối bài - Chương trình con đóng vai trò quan trọng trong lập trình, đặc biệt là trong lập trình cấu trúc. - Các lợi ích cơ bản của chương trình con: Dùng chương trình con sẽ thuận lợi cho việc tổ chức, viết, kiểm tra và sử dụng lại chương trình.
Tài liệu đính kèm: