Giáo án Tin học 11 - Tiết 37 đến tiết 53

Giáo án Tin học 11 - Tiết 37 đến tiết 53

I/- Mục đích – yêu cầu :

v Về kiến thức :

+ Biết khái niệm và vai9 trò của tệp.

+ Biết hai cách phân loại tệp : theo cách tổ chức dữ liệu và theo cách truy cập.

+ Hiểu bản chất của tệp văn bản.

v Về kỹ năng :

+ Khai báo đúng tệp văn bản.

+ Biết sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp.

 Về thái độ :

+ Thấy sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp. Có ý thức lưu trữ dữ liệu 1 cách khoa học, phòng chống mất mát hoặc nhiễm virus. GD thêm về ý thức tôn trọng bản quyền.

II/- Chuẩn bị :

 GV : + Phải có giáo án và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.

 HS : + Đọc trước sách giáo khoa ở nhà.

 PP : + Diễn giảng ,phát vấn và gợi mở .

 

doc 44 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2139Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Tiết 37 đến tiết 53", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 Ngày soạn : 17/12/08 
Tiết : 37 Ngày dạy : / / 
Chương V : Tệp Và Thao Tác Với Tệp 3(2,0,1)
§14. KIỂU DỮ LIỆU TỆP
 §15. THAO TÁC VỚI TỆP 
I/- Mục đích – yêu cầu : 
Về kiến thức : 
+ Biết khái niệm và vai9 trò của tệp.
+ Biết hai cách phân loại tệp : theo cách tổ chức dữ liệu và theo cách truy cập.
+ Hiểu bản chất của tệp văn bản.
Về kỹ năng : 
+ Khai báo đúng tệp văn bản.
+ Biết sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp. 
 v Về thái độ : 
+ Thấy sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp. Có ý thức lưu trữ dữ liệu 1 cách khoa học, phòng chống mất mát hoặc nhiễm virus. GD thêm về ý thức tôn trọng bản quyền. 
II/- Chuẩn bị :
 v GV : + Phải có giáo án và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
 v HS : + Đọc trước sách giáo khoa ở nhà.
 v PP : + Diễn giảng ,phát vấn và gợi mở . 
III/- Hoạt động dạy học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
3. Nội dung bài mới : 
 TG
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
Nội Dung Bài
 Tiết
37
+ Đặt vấn đề : Sau khi chạy 1 chương trình ta thấy kết quả in lên màn hình, tuy nhiên muốn sử dụng kết quả đó thì không được. Vì nó không lưu trữ được lâu dài. Để khắc phục nhược điểm này ta sang bài 14 kiểu dữ liệu tệp.
? Trong MT có những loại bộ nhớ nào ? Loại bộ nhớ nào không bị mất dữ liệu khi tắt máy hoặc mất điện ?
+ Bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong.
+ Bộ nhớ ngoài.
1/- Vai trò của kiểu tệp :
- Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài( đĩa từ, CD,... ) và không bị mất đi khi tắt máy.
? Vậy theo em thì các kiểu dữ liệu đã học được lưu trữ ở bộ nhớ nào ? Theo em dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ trên bộ nhớ nào ?
+ Tệp văn bản : gồm các kí tự được tổ chức và quản lí theo từng dòng. Khi truy cập tệp, con trỏ tệp được di chuyển trên các dòng tuần tự từ đầu dòng về cuối dòng. Cuối mỗi dòng có nhóm kí tự điều khiển báo hết dòng và chuyển tới đầu dòng tiếp theo. Cách truy cập tệp văn bản thường là truy cập tuần tự.
 + Tệp có cấu trúc : là tệp mà các thành phần của nó được tổ chức theo 1 cấu trúc nhất định ( Vd như tổ chức theo các phần tử cùng kiểu ). Cách truy cập tệp có cấu trúc thường là truy cập trực tiếp, do biết được kích thước của từng phần tử nên có thể định vị con trỏ tệp đến ngay vị trí ( phần tử ) cần truy cập.
* Để nắm được rõ hơn về kiểu dữ liệu tệp, ta sang bài 15 thao tác với tệp.
+ Có 2 thao tác cơ bản đối với tệp là ghi dữ liệu vào tệp và đọc dữ liệu từ tệp ra. Ta xét xem trong Pascal các thao tác đó được thể hiện như thế nào đối với tệp văn bản ?
+ Khai báo trên xác định 2 biến tệp văn bản : A, B 
+ Lưu trữ ở bộ nhớ trong (RAM)
+ Lưu trữ ở bộ nhớ ngoài.
- Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp rất lớn và phụ thuộc vào dung lượng đĩa. 
2/- Phân loại tệp và thao tác với tệp :
Theo cách tổ chức dữ liệu : ( phân thành 2 loại )
Tệp văn bản.
Tệp có cấu trúc.
Theo cách thức truy cập :
( phân thành 2 loại )
Tệp truy cập tuần tự.
Tệp truy cập trực tiếp.
§15. THAO TÁC VỚI TỆP 
1/- Khai báo : 
- Khai báo biến tệp văn bản có dạng :
Var : Text ;
Vd : Var F : Text ;
2/- Thao tác với tệp :
Gắn tên tệp : 
- Mỗi tệp dữ liệu đều có 1 tên tệp để
+ Trong lập trình, ta không thao tác trực tiếp với tệp dữ liệu trên đĩa mà thông qua biến tệp. Có thể hình dung biến tệp được NNLT sử dụng như đại diện cho tệp.
VD 2 : Để gắn tên tệp KQ.TXT cho biến tệp F :
ASSIGN(F, ‘KQ.TXT’).
+ Để mở tệp ta có 2 trường hợp : mở để ghi bài( ghi dữ liệu) và mở ra để học bài (đọc dữ liệu).
? Vậy ta có 2 thủ tục nào? 
+ Khi sử dụng thủ tục Rewrite(F), nếu trên đĩa C:\ chưa có tệp ‘KQ.DAT’ thì tệp sẽ được tạo với nội dung rỗng. Nếu đã có thì nội dung cũ bị xoá hết và ghi vào dữ liệu mới. 
Chú ý : Trước khi sử dụng 2 thủ tục trên phải gắn tên tệp cho biến tệp đồng thời biến tệp phải được khai báo từ trước.
? Để nhập dữ liệu từ bàn phím và in dữ liệu lên màn hình ta có thể dùng thủ tục nào ?
+ Thủ tục Rewrite và thủ tục Reset.
+Để đọc DL ta dùng Read/Readln.
+ Để ghi DL ta dùng
Write/Writeln.
tham chiếu. Tên tệp là biến xâu hoặc hằng xâu. Vd : DULIEU.DAT.
ASSIGN(, )
- Lệnh này dùng để gán tên tệp vào biến kiểu tệp.
VD 1 : ASSIGN(F, ‘DULIEU.DAT’)
- Gắn tên tệp ‘DULIEU.DAT’ vào biến tệp F. 
VD 2 : Để đọc dữ liệu từ tệp INP.DAT ở đĩa C:\ , ta cần gắn tệp đó với biến tệp F :
ASSIGN( F, ‘ C:\INP.DAT ’) 
Mở tệp : 
Ta có 2 thủ tục để mở tệp : 
+ Mở tệp để ghi dữ liệu :
 Rewrite() ;
Ví dụ : 
 ASSIGN(F, ‘ C:\KQ.Dat’) ;
 Rewrite(F) ;
+ Mở tệp để đọc dữ liệu :
 Reset() ; 
Ví dụ : Để đọc dữ liệu từ tệp ‘KQ.DAT’ ta dùng lệnh :
 Tentep :=’KQ.DAT’ ; 
 ASSIGN(F, tentep) ;
 Reset(F) ;
Hoặc 
 ASSIGN(F, ‘KQ.DAT’) ;
 Reset(F) ;
 Đọc/ ghi tệp văn bản : 
Đọc dữ liệu từ tệp :
Read/Readln(,) ;
- Đọc dữ liệu từ tệp 
Vd : Read(F, X1,X2) ;
Trong đó : X1,X2 là các biến cùng kiểu với các thành phần của tệp.
Ghi dữ liệu vào tệp : 
+ Danh sách kết quả : gồm một hoặc nhiều phần tử. Phần tử có thể là biến đơn hoặc biểu thức hoặc hằng xâu. Và các phần tử cách nhau bằng dấu phẩy.
Write/Writeln(, Danh sách kết quả ) 
Vd : Write(F, 5,x+y,3) 
- Ghi lần lượt 3 phần tử : 5, x + y, 3 vào biến tệp F.
Một số hàm chuẩn thường dùng để đọc/ghi tệp văn bản :
- Hàm EOF() : trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp.
- Hàm EOLN() : trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng.
 d) Đóng tệp :
 Close() ;
Vd : Close(F) ;
+ Các em có thể xem sách giáo khoa trang 86, hình 16 thao tác với tệp 
4. Củng cố :(4’) 
 - Nhắc lại khái quát lại vai trò của kiểu tệp và phân loại tệp.
 - Cho HS xem SGK trang 86 hình 16 thao tác với tệp để HS nắm rõ hơn về việc đọc và 
 ghi dữ liệu từ tệp.
 5. Dặn dò :(1’) 
Học bài và chuẩn trước Bài 16 Ví Dụ Làm Việc Với Tệp trong SGK trang 87. 
 Hoà Lợi, ngàyTháng Năm 20 
 	 Duyệt 
Tuần : 21 Ngày soạn : 29/12/08 
Tiết : 38 Ngày dạy : / / 
§16. VÍ DỤ LÀM VIỆC VỚI TỆP 
I/- Mục đích – yêu cầu : 
Về kiến thức : 
+ Hiểu và hình thành kỹ năng về các thao tác cơ bản khi làm việc với tệp như : Mở tệp, gán tên tệp cho biến tệp, đọc/ghi dữ liệu đối với tệp, đóng tệp. 
Về kỹ năng : 
+ Sử dụng một số hàm và một số thủ tục chuẩn làm việc với tệp. 
 v Về thái độ : 
+ Thấy sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp. Có ý thức lưu trữ dl 1 cách khoa học, phòng chống mất mát hoặc nhiễm virus. Giáo dục thêm về ý thức tôn trọng bản quyền. 
II/- Chuẩn bị :
 v GV : + Phải có giáo án và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy.
 + Cần chuẩn bị khổ giấy lớn để ghi lại 2 ví dụ trong SGK.
 v HS : + Đọc trước sách giáo khoa ở nhà.
 v PP : + Diễn giảng ,phát vấn và gợi mở . 
III/- Hoạt động dạy học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
 ? Có mấy cách để phân loại tệp và thao tác vớitệp ?
 ? Hãy trình bày các thủ tục liên quan đến tệp ?
3. Nội dung bài mới : 
 TG
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
Nội Dung Bài
 Tiết
38
+ Đặt vấn đề : Để làm nắm được rõ hơn về cách thao tác với tệp ta sang ví dụ một(làm việc với tệp). 
- Xem ví dụ 1 SGK trang 87.
+ Chương trình sau sẽ đọc các cặp toạ độ từ tệp TRAI.TXT, tính rồi đưa ra màn hình khoảng cách( với độ chính xác hai chữ số sau dấu chấm thập phân) giữa trại của mỗi giáo viên chủ nhiệm và trại của thầy hiệu trưởng.
Ví dụ 1 :
Program Khoang_cach ;
 Var d : real ;
 F :Text ;
 X,Y : integer ;
Begin
 ASSIGN(F,’TRAI.TXT’) ;
Reset(F) ;
While not EOF(F) do 
 Begin
 Read(F, x,y) ;
d := sqrt(x*x + y*y) ;
+ Nhắc lại công thức tính khoảng cách giữa 2 điểm khi biết toạ độ của 2 điểm trên mặt phẳng toạ độ.
? Hãy cho biết từng dòng lệnh của chương trình ?
+ Xem ví dụ 2 trong SGK trang 87.
+ Ví dụ 2 cho ta biết về đọc dữ liệu từ tệp văn bản thứ nhất và ghi dữ liệu vào tệp Vb thứ hai.
+ Xây dựng chương trình theo tùng bước 1 :
 - Khai báo
 - Gán tên tệp cho biến tệp
 - Đọc dữ liệu từ tệp
 -Tính các điện trở tương đương.
 - Ghi vào tệp
 - Đóng tệp 
+ Tối ưu hoá chương trình
 - Chạy chương trình.
 Writeln(‘khoang cach:’, d:10:2) ;
 End ;
Close(F) ;
End.
Ví dụ 2 : Tính điện trở tương đương
Program Dientro ;
 Var a : array[1 .. 5 ] of real ;
 R1, R2, R3 : real ;
 F1, F2 : text ;
Begin
 ASSIGN(F1,’RESIST.DAT’) ;
Reset(F1) ; 
ASSIGN(F2,’RESIST.EQU’) ;
Rewrite(F2) ;
While not EOF(F1) do
Begin
 Readln(F1, R1, R2, R3) ;
 a[1] := R1*R2*R3 /(R1*R2+R1 
 * R3+R2*R3) ;
 a[2] := R1*R2 /(R1+ R2)+ R3 ;
 a[3] := R1*R3 /(R1+R3) + R1 ;
 a[4] := R2*R3 /(R2+R3) + R1 ;
 a[5] := R1 + R2 + R3 ;
For I := 1 to 5 do 
 Write(F2, a[i] :9:3,’’) ;
 Writeln(f2) ;
 End ;
Close(F) ; Close(F2) ;
End.
4. Củng cố :(4’) 
 - Việc trao đổi dữ liệu với bộ nhớ ngoài được thực hiện thông qua kiểu dữ liệu tệp.
 - Để có thể làm việc với tệp cần khai báo biến tệp.
 - Các thao tác với tệp văn bản : Khai báo biến tệp, mở tệp và đóng tệp, đọc/ ghi.
 5. Dặn dò :(1’) 
- Học bài và chuẩn trước phần Câu Hỏi Và Bài Tập trong SGK trang 89. 
 Hoà Lợi, ngàyTháng Năm 20 
 	 Duyệt 
Tuần : 22 Ngày soạn : 01/01/09 
Tiết : 39 Ngày dạy : / / 
 BàØI TẬP 
I/- Mục đích – yêu cầu :
Về kiến thức : 
+ Củng cố lại kiến thức đã được học trong tiết 1 và 2 của chương V gồm : kiểu tệp, biến tệp, thao tác với tệp, gắn tên tệp, mở và đóng tệp, đọc/ghi dữ liệu. 
Về kỹ năng : 
+ Luyện tập cho học sinh về kiểu tệp. 
+ Tiếp tục làm quen với các công việc phục vụ việc hiệu chỉnh và khai thác chương trình. 
 v Về thái độ : 
+ Thấy sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp. Có ý thức lưu trữ dữ liệu 1 cách khoa học, phòng chống mất mát hoặc nhiễm virus. GD thêm về ý thức tôn trọng bản quyền. 
II/- Chuẩn bị :
 v GV : + Phải có giáo án , bài tập và sử dụng thiết bị liên quan đến bài tập.
 + Chuẩn bị trước nhiều câu hỏi phát vấn cho học sinh để cho  ... ờ hệ thống,...
Printer : cung cấp các thủ tục làm việc với máy in.
4/- Sử dụng thư viện :
 - Muốn sử dụng các thủ tục và hàm chuẩn của một thư viện nào đó phải dùng lệnh khai báo :
USES unit1, unit2, unitN ; 
Vd : Để sử dụng các hàm và thủ tục chuẩn trong các thư viện crt, dos, graph, ta cần khai báo :
Uses crt, dos, graph ;
4. Củng cố :(4’) 
Nhắc lại các thư viện chuẩn của Pascal : CRT, Graph
Các thủ tục và các hàm chuẩn trong Turbo Pascal. 
Nhắc lại cách sử dụng các thủ tục và hàm chuẩn trong chế độ đồ hoạ.
 5. Dặn dò :(1’) 
Học bài và chuẩn trước Bài Tập Và Thực Hành 8 trong SGK trang 1115. 
 Hoà Lợi, ngàyTháng Năm 20 
 	 Duyệt 
Tuần: 34 Ngày soạn: 18/02/09 
Tiết: 51 Ngày dạy : / / 
Bài Tập Và Thực Hành 8
I/- Mục đích – yêu cầu :
Về kiến thức : 
+ Tiếp tục củng cố cho HS những khái niệm về chương trình con, thư viện chương trình con.
+ Minh hoạ cho khả năng đồ hoạ của ngôn ngữ lập trình nói chung, Pascal nói riêng.
Về kỹ năng : 
+ Tổ chức những hoạt động trong phòng máy để cho học sinh có thể chủ động tìm hiểu cách sử dụng một số chương trình con chuẩn trong thư viện graph của Pascal.
 v Về thái độ : 
+ Góp phần hình thành và rèn luyện tư duy lập trình, tác phong của người lập trình.
II/- Chuẩn bị :
 v GV : + Phải có giáo án và bài tập thực hành 8. 
 + Chuẩn bị cài đặt 1 số chương trình đồ hoạ trong mỗi máy HS sử dụng để cuối giờ HS chạy thử và tìm hiểu.
 + Chuẩn bị sẳn chương trình đồ hoạ ở phòng máy có máy chiếu để trình chiếu việc chạy 1 số chương trình đồ hoạ( ctrình trong SGK hoặc 1 số chương trình đồ hoạ đã được viết sẵn)
 + Phân nhóm để thực hành. 
 v HS : + Đọc trước sách giáo khoa ở nhà để chuẩn bị cho bài tập và thực hành 8.
 v PP : + Hướng dẫn và phát vấn kết hợp với gợi mở. 
III/- Hoạt động dạy học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Em hãy nêu một số thư viện đồ hoạ chuẩn mà em đã học ? 
 ? Em hãy nêu một số thủ tục và hàm đồ hoạ chuẩn mà em đã được học ? 
3. Nội dung bài tập và thực hành : 
 TG
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
Nội Dung Ghi Bài
Tiết
51
+ Trước hết chúng ta mở máy tính bằng cách ấn nút power để khởi động máy tính.
+ Sau khi khởi động máy tính xong ta Start Program Pascal7.
- Trước hết, ta tìm hiểu chương trình sau đây vẽ các đường gấp khúc “ ngẫu nhiên” nhờ thủ tục LineTo, mỗi đoạn có một màu 
ngẫu nhiên. Vị trí bắt đầu vẽ là tâm của màn hình. Kết thúc việc vẽ bằng cách nhấn một phím bất kỳ. Chạy thử chương trình và quan sát kết quả trên màn hình.
a) Chương trình :
Uses crt, graph ;
Var Stop : boolean ;
Function DetectInit(path : String) : integer ;
Var driver, mode : integer ;
 Begin
 Driver := 0 ;
 InitGraph(driver, mode, path) ;
 DetectInit( := GraphResult ;
 End ;
Begin
 If DetectInit(‘c:\TP\BGI’) 0 then
 Begin
 Write(‘ Loi do hoa ! Nhan phim Enter de ket thuc’) ;
 Readln ;
 End 
 Else 
 Begin
 Randomize ;
MoveTo(Getmaxx div 2, Getmaxy div 2 ) ;
Stop := false ;
While not(Stop) do
 Begin
 Setcolor(Random(Getmaxcolor)) ;
{ thiet lap mau 1 cach ngau nhien}
 LineTo(Random(Getmaxx, Random(Getmaxy)) ;
Delay(200) ; { tam dung }
Stop := keypressed ;
 End ;
 End ;
CloseGraph ;
End.
b) chương trình dưới đây minh hoạ việc sử dụng các thủ tục vẽ hình đơn giản.Hãy chạy chương trình rồi thay đổi một số tham số như màu 
+ Trong chương trình đồ hoạ phải khai báo sử dụng thư viện graph (dùng khai báo uses graph). Khai báo sử dụng thư viện crt ở chương trình ở câu a là cần thiết, do câu lệnh thông báo lỗi đồ hoạ có thể được thực hiện. Khai báo sử dụng thư viện crt ở chương trình của câu b là không cần thiết.
vẽ, toạ độ và quan sát kết quả trên màn hình. 
Program GraphDemo ;
Uses graph ;
Var gd, gm : integer ;
Xm, ym, xmaxD4, ymaxD4 : Word ;
 Begin
 Gd := Detect ;
 InitGraph(gd, gm, ‘c:\TP\BGI’) ;
 Xm := GetmaxX div 2;
 Ym := GetmaxY div 2 ;
{ ve hinh chu nhat voi net ve mau vang }
Setcolor(yellow) ;
Rectangle(10, 10, xm, ym) ;
Readln ;
{ Ve hinh tron mau xanh la cay, tam(450; 100) ban kinh 50 }
SetColor(LightGreen) ;
Circle(450, 100, 50 ) ;
Readln ;
{ ve hinh elip mau do }
SetColor(red) ;
Ellipse(100, 200, 0, 360, 50, 120 ) ;
Readln ;
CloseGraph ;
End.
4. Củng cố :(4’)
Cần nắm rõ cách viết và cách sử dụng của một số hàm và thủ tục đồ hoạ chuẩn. 
Cách sửa lỗi chương trình cũng như cách thực hiện chương trình đồ hoạ. 
5. Dặn dò :(1’)
Các em về nhà xem bài đọc thêm 4 (ÂM THANH ) trong SGK trang 118 để nắm thêm về cách sử dụng hàm và thủ tục đồ hoạ chuẩn. 
Các em về học bài và xem lại chương V và chương VI để chuẩn bị Ôn Tập HK II .
 Hoà Lợi, ngàyTháng Năm 20 
 	 Duyệt 
Tuần: 35, 36 Ngày soạn : 29/03/09 
Tiết: 52,53 Ngày dạy : / / 
Oân tập học kỳ II
I/- Mục đích – yêu cầu :
Về kiến thức : 
+ Nắm được các kiến thức đã học ở chương V và chương VI.
Về kỹ năng : 
+ Biết được các thao tác và rèn luyện các kiến thức đã học. 
+ Biết cách viết một chương trình con và cách vận dụng chương trình con vào chương trình chính. 
 v Về thái độ : 
+ Góp phần phát triển khả năng tư duy khi giải quyết các vấn đề trong khoa học cũng như trong cuộc sống. Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
II/- Chuẩn bị :
 v GV : + Phải có giáo án, các câu hỏi ôn tập của chương V, chương VI và bài tập.
 + Chương V : Các bài trọng tâm : 14, Bài 15, Bài 16. 
 + Chương VI : Các bài trọng tâm : Bài 17 và Bài 18.
 v HS : + Đọc trước sách giáo khoa ở nhà.
 v PP : + Làm việc theo nhóm.
 + Diễn giảng và phát vấn. 
III/- Hoạt động dạy học :
1. Ổn định lớp : 
 Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ :()
3. Nội dung ôn tập :
 TG
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
Nội Dung Ghi Bài
Tiết
52
* Tóm tắt :
Việc trao đổi dl với bộ nhớ ngoài được thực hiện thông qua kiểu dl tệp.
Để có thể làm việc với tệp cần phải khai báo biến tệp.
Mỗi NNLT đều có các hàm/ thủ tục chuẩn để làm việc với tệp.
Các thao tác với tệp văn bản :
Khai báo biến tệp, mở tệp và đóng tệp.
Tiết
53
? Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ ở đâu?
? Tệp văn bản được phân thành mấy loại?
? Các thao tác với tệp gồm có các thao tác nào? kể tên từng thao tác?
? Các hàm chuẩn thường dùng để đọc ghi tệp văn bản ? 
?Vị trí của con trỏ tệp văn bản sau lời gọi thủ tục Reset ?
+ Được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài.
+ Phân thành 2 loại : tệp văn bản và tệp có cấu trúc.
+ASSIGN, Rewrite, Reset,Read/readln, 
Write/writeln,Close
+ EOF, EOLN
+ Nằm ở đầu tệp.
Đọc/ ghi : tương tự như làm việc với bàn phím và màn hình.
Chương V : 
1/- dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ ở đâu ?
- Được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài.
2/- để khai báo 1 biến tệp văn bản :
Khai báo biến tệp văn bản có dạng :
Var : Text ;
Vd : Var F : Text ;
3/- Tệp văn bản được phân thành mấy loại?
- phân thành 2 loại : tệp văn bản và tệp có cấu trúc.
4/- Các thao tác với tệp gồm có các thao tác nào? kể tên từng thao tác?
Gắn tên tệp : ASSIGN(,); 
Mở tệp :
Mở để ghi dữ liệu : Rewrite()
Mở để đọc dữ liệu : Reset();
Đọc / ghi tệp văn bản :
đọc dl từ tệp : Read/readln(,);
ghi dl từ tệp : Write/writeln(,);
Đóng tệp : Close()
 5/ các hàm chuẩn thường dùng để đọc ghi tệp văn bản :
- Hàm EOF() ;
- Hàm EOLN();
6/- Vị trí của con trỏ tệp văn bản sau lời gọi thủ tục Reset ?
- Nằm ở đầu tệp.
Chương VI : 
1/- Nêu khái niện và lợi ích của chương trình con ? 
?CTC được phân làm mấy loại?
? Cấu trúc của CTC bao gồm mấy phần ?
+ Phân làm 2 loại : thủ tục và hàm.
+ Bao gồm 3 phần
 2/- CTC được phân làm mấy loại ?
+ Phân làm 2 loại : thủ tục và hàm.
3/- cấu trúc của CTC bao gồm mấy phần ? 
+ Bao gồm 3 phần : 
 ;
 [ ] ;
 ; 
4/- Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thủ tục và hàm ?
 Là CTC 
Hàm Thực hiện 1 số thao tác nào đó
 Trả về giá trị qua tên hàm. 
 Là CTC
Thủ Tục Thực hiện 1 số thao tác nào đó. 
5/- Cách viết và sử dụng thủ tục trong chương trình chính ?
Cấu trúc của thủ tục :
 Procedure [] ;
 [ ] ;
 Begin
 [] ;
 End ;
Cách sử dụng thủ tục :
- Muốn cho thủ tục thực hiện thì trong phần thân của chương trình chính ta phải gọi đúng tên thủ tục và truyền đúng tham số nếu có sử dụng tham số. 
6/- Cách viết và sử dụng hàm?
Điểm khác nhau cơ bản giữa thủ tục và hàm là hàm luôn trả về giá trị kết quả thuộc kiểu xác định và giá trị đó được gán cho tên hàm. 
Cấu trúc của hàm :
Function [() ] : ;
 ?Thế nào là tham số biến và và tham số giá trị ? 
Vd : Procedure Beta(Var A, B : Real ; C, D : Real ; I, J : Integer) ;
- Các tham số có từ khoá Var đứng trước là tham số biến.
- Các tham số không có từ khoá Var đứng trước là tham số gtrị.
- Trong đó, kiểu dl: là kiểu của giá trị mà hàm trả về và chỉ có thể là kiểu : integer, real, char, boolean, string.
- Khác ở chổ thân hàm có lệnh gán giá trị cho tên hàm :
 := ;
7/- Thế nào là biến cục bộ và biến toàn bộ? Cho ví dụ? 
- Các biến được khai báo để dùng riêng trong chương trình con được gọi là biến cục bộ.
- Các biến được khai báo trong ctrình chính gọi là biến toàn bộ.
8/- Thế nào là tham số biến và và tham số giá trị ? 
- Các tham số có từ khoá Var đứng trước là tham số biến.
- Các tham số không có từ khoá Var đứng trước là tham số gtrị.
- Các tham số cùng kiểu và cùng loại ngăn cách nhau bởi dấu phẩy(,), còn các tham số khác kiểu và khác loại cách nhau bởi dấu chấm phẩy(;).
Vd : Procedure Beta(Var A, B : Real ; C, D : Real ; I, J : Integer) ; 
4. Củng cố :(4’) 
 + Cần nắm rõ cách dùng tệp : mở tệp, đọc/ghi tệp văn bản. 
 + Cần nắm rõ cấu trúc của chương trình con và chương trình chính cũng như cách gọi tên chương trình con trong chương trình chính. 
5. Dặn dò :(1’) 
 + Về nhà xem lại các câu hỏi mà thầy đã trình bày ở trên trong các chươngđã ôn tập. 
 + Ngoài ra còn xem thêm các bài tập đã được học trong chương V, VI .
 + Học bài cẩn thập để chuẩn bị thi học kỳ II.
	 Hoà Lợi, ngàyTháng Năm 20
 	 Duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 11 HK 2.doc