Giáo án Tin học 11 - Tiết 20 đến tiết 27

Giáo án Tin học 11 - Tiết 20 đến tiết 27

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Biết được một kiểu dữ liệu mới là kiểu mảng một chiều. biíet được một loại biến có chỉ số.

- Biết cấu trúc tạo kiểu mảng một chiều và cách khai báo biến kiểu mảng một chiều.

2.Kỹ năng:

- Tạo được kiểu mảng một chiều và sử dụng biến mảng một chiều trong ngôn ngữ lập trình Pascal để giải quyết một số bài toán cụ thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy chiếu Projector, máy vi tính để giới thiệu ví dụ và minh hoạ.

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Sách giáo khoa.

 

doc 34 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1784Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Tiết 20 đến tiết 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV:Kiểu Dữ Liệu Có Cấu Trúc
Tiết 20,21 §11- Kiểu Mảng (t1,t2)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Biết được một kiểu dữ liệu mới là kiểu mảng một chiều. biíet được một loại biến có chỉ số.
- Biết cấu trúc tạo kiểu mảng một chiều và cách khai báo biến kiểu mảng một chiều.
2.Kỹ năng:
- Tạo được kiểu mảng một chiều và sử dụng biến mảng một chiều trong ngôn ngữ lập trình Pascal để giải quyết một số bài toán cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
Máy chiếu Projector, máy vi tính để giới thiệu ví dụ và minh hoạ.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của mảng một chiều.
a.Mục tiêu: Biết được ý nghĩa và sự cần thiết của kiểu mảng một chiều trong việc giải quyết một số bài toán. Biết được kiểu mảng một chiều.
b.Nội dung:
- Ví dụ: Nhập vào nhiệt độ (trung bình) của mỗi ngày trong tuần. Tính và in ra màn hình nhiệt độ trung bình của tuần và số lượng ngày trong tuần có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình tính được.
- Mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu. Các phần tử trong mảng có cùng chung một tên và phân biệt nhau bởi chỉ số. Để mô tả mảng một chiều cần xác định được kiểu của các phần tử và cách đánh số các phần tử của nó.
- Hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều cho phép xác định: tên kiểu mảng, số lượng phần tử, kiểu dữ liệu của từng phần tử, cách khai báo một biến mảng và cách tham chiếu đến từng phần tử của mảng.
c.Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Chiếu đề bài và chương trình ví dụ lên bảng.
- Hỏi: Khi N lớn thì chương trình trên có những hạn chế như thế nào?
- Dẫn dắt: Để khắc phục những hạn chế trên, người ta thường ghép chung 7 biến trên thành một dãy và đặt cho nó chung một tên và đánh cho một phần tử một chỉ số.
2.Yêu cầu học sinh tham khảo sách giáo khoa và hỏi: Em hiểu như thế nào về mảng một chiều?
- Hỏi: Để mô tả mảng một chiều, ta cần xác định những yếu tố nào? 
1.Quan sát trên màn hình, suy nghĩ và trả lời.
- Phải khai báo quá nhiều biến. Chương trình phải viết rất dài.
2.Nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời.
- Mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu. các phần tử trong mảng có cùng chung một tên và phân biệt nhau bởi chỉ số.
- Để mô tả mảng một chiều cần xác định được kiểu của các phần tử và cách đánh số các phần tử của nó. 
 2.Hoạt động 2: Tạo kiểu mảng một chiều và khai báo biến mảng.
a.Mục tiêu:
- Học sinh biết được cách tạo dữ liệu mảng một chiều trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biết cách khai báo biến và tham chiếu đến từng phần tử của mảng.
b.Nội dung:
- Tạo kiểu dữ liệu mảng một chiều:
TYPE tên kiểu mảng = Array[kiểu chỉ số] Of kiểu thành phần;
+ Kiểu chỉ số: thường là một đoạn số nguyên (hoặc đoạn ký tự) xác định chỉ số đầu và chỉ số cuối cùng của mảng.
+ Kiểu thành phần: là kiểu dữ liệu chung của mọi phần tử trong mảng.
Khai báo biến mảng một chiều: VAR tên biến: tên kiểu mảng;
Tham chiếu đến từng phần tử: Tên biến[chir số] 
c.Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết cách tạo dữ liệu mảng một chiều trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Tìm một ví dụ để minh hoạ.
- Gọi học sinh khác, hỏi: Ý nghĩa của lệnh bạn vừa viết?
- Chiếu lên bảng một số khai báo kiểu mảng một chiều
Type
Arrayr=array[1..200] of real;
Arrayr=array[byte] of real;
Arrayb=[-100..0] of Boolean;
- Hỏi: Những khai báo nào đúng?
2.Yêu cầu học sinh cho biết cách khai báo biến và một ví dụ khai báo một biến mảng ứng với kiểu dữ liệu vừa tạo.
- Gọi học sinh khác, hỏi: Ý nghĩa của lệnh bạn vừa viết?
- Dung lượng bộ nhớ của biến a đã chiếm là bao nhiêu?
- Chú ý cho học sinh về cách đặt tên kiểu dữ liệu và tên biến, tránh nhầm lẫn.
3.Giới thiệu cách tham chiếu đến từng phần tử của mảng một chiều. Yêu cầu học sinh lấy một ví dụ.
1.Tham khảo sách giáo khoa và trả lời 
- TYPE tên km= Array[kieeur cs]Of kiểu thành phần;
- Ví dụ: Type mmc=array[1..100] of integer;
- Tạo một kiểu dự liệu mới có tên mmc, gồm 100 phần tử, có kiểu nguyên.
- Quan sát bảng và chọn khai báo đúng.
Arrayr=array[1..200] of real;
Arrayb=array[-100..0] of Boolean;
2.Tham khảo sách giáo khoa và trả lời
-VAR tên biến: tên km;
- Khai báo một biến mảng một chiều.
- a đã chiếm 200 byte trong bộ nhớ.
3.Theo dõi hướng dẫn của giáo viên và độc lập suy nghĩ để trả lời.
a[1] là phần tử ở vị trí 1 của mảng a.
a[i] là phần tử ở vị trí I của mảng a.
3.Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng sử dụng kiểu mảng một chiều.
a.Mục tiêu:
- Học sinh sử dụng được biến kiểu mảng một chiều để giải quyết một bài toán đơn giản.
b.Nội dung:
Bài toán: Giải quyết bài toán ở phần đặt vấn đề trong hoạt động 1, trong đó có sử dụng biến mảng một chiều.
c.Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu đề bài.
- Chiều đề bài lên bảng.
- Yêu cầu học sinh xác định dự liệu vào, dự liệu ra.
- Hỏi: Nếu không sử dụng biến mảng một chiều, ta có thể giải quyết được bài toán không? Khó khăn gì không?
2. Định hướng: Sử dụng kiểu mảng một chiều để giải quyết bài toán.
- Yêu cầu học sinh khai báo kiểu mảng.
- Yêu cầu học sinh tìm các nhiệm vụ chính cần giải quyết.
3.Chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu viết chương trình lên giáy bìa trong.
- Thu phiếu trả lời, chiếu lên bảng. Gọi học sinh nhóm khác nhận xét đánh giá.
4.Chuẩn hoá chương trình cho học sinh.
1.Quan sát đề bài, theo dõi những yêu cầu cần giải quyết của đề bài.
- Vào: 7 số là giá trị nhiệt độ của 7 ngày trong tuần.
- Ra: Số ntb là nhiệt độ trung bình trong tuần và số nch là số ngày có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình.
- Được.
- Chương trình dài dòng, khó sửa đổi
2.Theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên
Type tuan=array[1..7] of real;
Var ndtuan: tuan;
- Nhập giá trị cho mảng a.
- Tính trung bình cộng giá trị của mảng.
- Đếm số phần tử có giá trị lớn hơn trung bình cộng tính được.
3.Thảo luận theo nhóm để viết chương trình.
- Báo cáo kết quả viết được.
- Nhận xét, đánh giá và bổ sung những thiếu sót của nhóm khác.
4.Quan sát và ghi nhớ.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI:
1.Những nội dung đã học:
- Cách tạo kiểu mảng một chiều và cách khai báo biến.
TYPE tên kiểu mảng=Array[kieeur chỉ số] of kiểu thành phần;
VAR tên biến: tên kiểu mảng;
- Thamchiếu đến từng phần tử: Tên biến[chỉ số]
2.Câu hỏi và bài tập về nhà:
- Viết chương trình nhập vào một mảng gồm n số nguyên (1<=n<=100), mỗi số có giá trị tuyệt đối không quá 300. Tính tổng giá trị các phần tử có giá trị chia hết cho k.
- Trả lời các câu hỏi 1-4, làm bài tập 5,6,7, sách giáo khoa trang 79.
- Đọc trước nội dung về kiểu mảng hai chiều, sách giáo khoa trang 59.
Chương IV:Kiểu Dữ Liệu Có Cấu Trúc
Tiết 24,25 §11- Kiểu Mảng (t3,t4)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Biết được một kiểu dự liệu mới là kiểu mảng hai chiều.
- Biết được cách tạo mảng hai chiều, cách khai báo biến, tham chiếu đến từng phần tử của mảng.
2.Kỹ năng:
- Tạo được kiểu mảng hai chiều và khai báo biến mảng hai chiều trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Sử dụng đúng biến mảng để giải quyết một số bài toán cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên :
- Máy tính, máy chiếu Projector, sách giáo khoa, máy chiếu Overhead, phiếu học tập.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của mảng hai chiều.
a.Mục tiêu:
- Học sinh biết được ý nghĩa và sự cần thiết của mảng hai chiều trong việc giải quyết một số bài toán.
b.Nội dung:
Bài toán: Viết chương trình để in ra màn hình bảng cửu chương có dạng như sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
2
4
6
8
10
12
14
16
18
3
6
9
12
15
18
21
24
27
4
8
12
16
20
24
28
32
36
5
10
15
20
25
30
35
40
45
6
12
18
24
30
36
42
48
54
7
14
21
28
35
42
49
56
63
8
16
24
32
40
48
56
64
72
9
18
27
36
45
54
63
72
81
- Khái niệm: Mảng hai chiều là một bảng các phần tử có cùng kiểu dữ liệu.
- Hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều có quy tắc cho phép xác định: tên kiểu mảng hai chiều, số lượng phần tử của mỗi chiều, kiểu dữ liệu của từng phần tử, cách khai báo một biến mảng và cách tham chiếu đến từng phần tử của mảng.
b.Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu ví dụ trong sách giáo khoa.
Tính và đưa ra màn hình bảng cửu chương;
- Hỏi: Sử dụng kiến thức về mảng mộtchiều, hãy đưa ra cách sử dụng kiểu mảng đó để lưu trữ bảng cửu chương.
- Với cách lưu trữ như vậy ta phải khai báo bao nhiêu biến mảng?
- Có những khó khăn gì?
- Để khắc phục các khó khăn này, ta xem một mảng một chiều thành một mảng hai chiều.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về mảng hai chiều.
2.Các yếu tố xác định mảng hai chiều.
- Hỏi: Để mô tả kiểu mảng hai chiều ta cần xác định những yếu tố chính nào?
1.Chú ý theo dõi yêu cầu và dẫn dắt của giáo viên.
-Sử dụng chín mảng 1 chiều mổi mảng lưu trữ 1 hàng của bảng.
-Khai báo 9 biến mảng 1 chiều.
-Khai báo nhiều biến, nhập và xuất dữ liệu dài.
- Nếu xem mỗi hang của mảng hai chiều là một phần tử thì ta có thể nói mảng hai chiều là mảng một chiều mà mỗi phần tử là mảng một chiều.
2.Các yếu tố để xây dựng mảng hai chiều:
- Tên kiểu mảng.
- Số phần tử trên một dòng, số phần tử trên một cột.
- Kiểu dữ liệu chung của mọi phần tử.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu về kiểu mảng hai chiều.
a.Mục tiêu:
- Học sinh biết cách tạo kiểu dữ liệu mảng hai chiều, biết khai báo biến mảng trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biết tham chiếu đến từng phần tử của mảng.
b.Nội dung:
- Tạo kiểu dữ liệu mảng hai chiều:
TYPE tên kiểu mảng=Array[chỉ số dòng, chỉ số cột] of kiểu thành phần;
- Khai báo biến mảng hai chiều: VAR tên biến:tên kiểu mảng;
- Tham chiếu đến từng phần tử: Tên biến[chỉ số dòng, chỉ số cột]
c.Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết cách tạo dữ liệu mảng hai chiều.
- Yêu cầu học sinh tìm ví dụ minh hoạ.
- Gọi một học sinh khác, hỏi: Ý nghĩa của lệnh mà bạn vừa viết?
2.Yêu cầu học sinh cho biết cách khai báo một biến mảng hai chiều ứng với kiểu dữ liệu vừa tạo.
3.Giới thiệu cách tham chiếu đến từng phần tử của mảng một chiều. Yêu cầu học sinh lấy một ví dụ.
1.Tham khảo sách giáo khoa và trả lời.
- TYPE tên kmhc=Array[csd,csc] of kiểu thành phần;
- Ví dụ: Type mhc=aray[1..10,1..5] of integer;
- Lệnh trên dung để tạo một kiểu mảng hai chiều có tên là mhc gồm 10 dòng và 5 cột, các phần tử có kiểu dữ liệu integer.
2.Tham khảo sách giáo khoa và trả lời .
- VAR tên biến:tên kmhc;
- Ví dụ: Var a:mhc;
3.Quan sát cấu trúc chung và suy nghĩ tìm ví dụ.
a[1,2] là phần tử ở dòng số 1, cột số 2 của mảng a
a[I,j] là phần tử ở dòng số I, cột số j của mảng a.
3.Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng sử dụng kiểu mảng hai chiều.
a.Mục tiêu:
- Học sinh sử dụng được biến kiểu mảng hai chiều để giải quyết một bài toán đơn giản.
b.Nội dung:
- Giải quyết bài toán đặt vấn đề trong hoạt động 1.
c.Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu đề bài.
- Chiế ... ỏ hơn 14 thì xếp loại C.
+Nếu tổng điểm toán và điểm văn lớn hơn hoặc bằng 14 và nhỏ hơn 18 thì xếp loại B.
+Nếu tổng điểm toán và điểm văn lớn hơn 18 thì xếp loại A.
c.Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Chiếu nội dung đề bài lên bảng.
-Hỏi: Sử dụng kiểu dựliệu như thế nào để giải quyết bài toán?
- Yêu cầu học sinh: Mô tả thong tin về một học sinh bằng kiểu bản ghi.
Tạo mảng các bản ghi đó.
- Nêu các bước để giải quyết bài toán này.
2.Chia lớp thành ba nhóm. Yêu cầu viết chương trình lên bìa trong.
- Thu phiếu học tập. Chiếu kết quả lên bảng. Gọi học sinh nhóm khác nhận xét và đánh giá.
3.Chiếu chương trình mẫu để chính xác hoá lại cho học sinh. 
1.Quan sát đề, chú ý phân tích để trả lời câu hỏi.
- Một mảng các bảng ghi.
Type Kieu hs=record
 Hoten:string;
 Toan,van,tong:byte;
 Xeploai:char;
 End;
Kieu mhs=array[1..45] of kieu hs;
+ Bước 1: Tạo kiểu dữ liệu, khai báo biến.
+ Bước 2: Nhập dữ liệu cho mảng các bản ghi.
+ Tính tổng điểm toán và điểm văn.
+ Dựa vàotongr điểm để xếp loại.
2.Thảo luận theo nhóm để hoàn thành chương trình.
- Thông báo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá và bổ sung những sai sót của nhóm khác.
3.Quan sát và ghi nhớ.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI:
1.Những nội dung đã học:
- Cách tạo kiểu bản ghi, khai báo biến kiểu bản ghi.
- Tham chiếu đến từng trường của biến bản ghi.
- Nhập/xuất giá trị cho biến bản ghi.
2.Câu hỏi và bài tập về nhà:
- Bài tập: Viết chương trình giải quyết bài toán quản lý sau:
Nhập họ và tên, điểm toán (Toan), điểm lý (Ly) của 30 học sinh trong lớp. In ra màn hình họ tên, điểm trung bình (DTB) của 30 học sinh đó với DTB = (TOAN+LY)/2.
- Xem nội dung phụ lục B, sách giáo khoa, trang 134: Câu lệnh With.
Chương V: TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP
Tiết 36:KIỂU DỮ LIỆU TỆP, THAO TÁC VỚI TỆP
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Biết được đặc điểm của kiểu dữ liệu tệp.
- Biết được khái niệm về tệp có cấu trúc và tệp văn bản.
2.Kỹ năng:
- Khai báo đúng biến kiểu tệp.
- Thực hiện được thao tác xử lý tệp: Gán tên tệp, mở/đóng tệp, đọc/ghi tệp.
- Sử dung được các thủ tục liên quan để đọc/ghi dữ liệu của tệp.
3.Thái độ:
- Thấy được sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp.
- Có ý thức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học.
- Giáo dục thêm về ý thức tôn trọng bản quyền, không sửa chữa, sao chép các phần mềm chưa mua bản quyền.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Máy vi tính, máy chiếu Projector để giới thiệu ví dụ.
2.Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của kiểu dữ liệu tệp. Phân loại kiểu tệp.
a.Mục tiêu:
- Học sinh biết được đặc điểm của kiểu tệp. Biết được hai loại tệp: định có cấu trúc và tệp văn bản.
b.Mở bài: Các kiểu dữ liệu đã học đều được lưu trữ ở bộ nhớ trong, do đó dữ liệu sẽ bị mất khi tắt máy. Khi giải quyết các bài toán có dữ liệu cần được lưu lại và xử lý nhiều lần cần có kiểu dữ liệu mới: kiểu tệp
c.Nội dung:
- Đặc điểm của kiểu tệp:
+Được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài, không bị mất khi mất điện.
+Lượng thong tin lưu trữ trên tệp có thể rất lớn.
- Có hai loại tệp:
+Tệp có cấu trúc là loại tệp mà các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.
+Tệp văn bản: là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII. Trong tệp văn bản, dãy ký tự kết thúc bởi ký tự xuống dòng hay ký tự kết thúc tệp tạo thành một dòng.
d.Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Hỏi: Em hãy cho biết dữ liệu trong các kiểu dữ liệu từ trước đến nay ta sử dụng được lưu trữ ở loại bộ nhớ nào khi thực hiện chương trình?
- Hỏi: Vì sao em biết điều đó?
- Diễn giải: Để lưu dữ được dữ liệu, ta phải lưu nó ở bộ nhớ ngoài thông qua kiểu dữ liệu tệp. Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các thao tác: khai báo biến tệp, mở tệp, đọc/ghi dữ liệu, đóng tệp.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết đặc điểm của kiểu tệp? Có mấy loại kiểu tệp?
- Yêu cầu học sinh trình bày khái niệm tệp có cấu trúc và tệp văn bản. 
- Bộ nhớ RAM.
- Mất dữ liệu khi mất điện.
- Không mất thông tin khi tắt máy.
- Dung lượng dữ liệu được lưu trữ lớn.
- Có hai loại kiểu tệp: tệp có cấu trúc và tệp văn bản.
+ Tệp có cấu trúc là loại tệp mà các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.
+ Tệp văn bản: là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu các thao tác cơ bản xử lý tệp văn bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
a.Mục tiêu:
- Học sinh biết cách khai báo biến.
- Học sinh biết và sử dụng được các thủ tục xử lý với tệp.
- Học sinh biết xử lý đọc/ghi tệp văn bản.
b.Nội dung:
- Khai báo biến tệp văn bản: Var: Text;
- Gán tên tệp: Assign(,); : là biến xâu hoặc hằng xâu.
- Tạo tệp mới để ghi: Rewrite();
- Mở tệp để đọc: Reset();
- Đóng tệp: Close();
- Đọc tệp văn bản Read(,);
 Hoặc Readln(,);
- Ghi tệp văn bản Write(,);
 Hoặc Writeln(,);
c.Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu cấu trúc chung của khai báo biến tệp.
Var : Text;
- Yêu cầu học sinh tìm ví dụ cụ thể.
2.Giới thiệu các thao tác gán tên tệp, tạo tệp mới để ghi, mở tệp để đọc, đóng tệp.
Assign(,);
Rewrite();
Reset();
Close();
- Yêu cầu: Lấy ví dụ minh hoạ mở tệp để ghi thông tin và mở tệp để đọc thông tin. 
3.Chiếu sơ đồ lam việc với tệp lên bảng, hình 16, trang 86, sách giáo khoa. Yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa của sơ đồ.
4.Giới thiệu cấu trúc chung của thủ tục đọc/ghi dữ liệu tệp văn bản.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh hoạ. 
1.Quan sát cấu trúc và suy nghĩ trả lời.
- Var f,g:text;
2.Quan sát và suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Assign(f5,’B1.INP’);
Rewrite(f5);
Close(f5);
Assign(f5,’B1.OUT’);
Reset(f5);
Close(f5);
3.Quan sát sơ đồ và suy nghĩ để trả lời.
- Ghi tệp: Gán tên tệp, tạo tệp mới, ghi thong tin, đóng tệp.
- Đọc tệp: Gán tên tệp, mở tệp, đọc thông tin, đóng tệp.
4.Quan sát cấu trúc chung.
- Readln(f,x1,x2); đọc dữ liệu từ biến tệp f, đặt giá trị vào hai biến x1 và x2.
- Writeln(g, ‘Tong la”, x1+x2); Ghi vào biến tệp g hai tham số; dòng chữ ‘Tong la’ và giá trị tổng x1+x2.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI:
1.Những nội dung đã học:
- Việc trao đổi dữ liệu với bộ nhớ ngoài được thực hiện thông qua kiểu dữ liệu tệp. Có hai loại tệp: Tệp có cấu trúc và tệp văn bản.
- Để có thể làm việc với tệp, cần phải khai báo biến tệp: Var: Text;
- Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có các hàm và thủ tục chuẩn để làm việc với tệp như: Gán tên tệp, tạo tệp mới để ghi, mở tệp để đọc, đóng tệp.
- Trong ngôn ngữ lập trình Pascal có các thủ tục tương ứng là:
Assign(,);
Rewrite();
Reset();
- Đọc/ghi tệp văn bản:
	Read(,);
	Readln(,);
	Write(,);
	Writeln(,);
2.Câu hỏi và bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, sách giáo khoa, trang 89.
Chương V: TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP
Tiết 37:§16.VÍ DỤ LÀM VIỆC VỚI TỆP
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức đã học về tệp trong chương 5 thông qua ví dụ.
2.Kỹ năng:
- Sử dụng được các hàm và thủ tục liên quan để giải quyết các bài tập.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu Projector để giới thiệu ví dụ, phòng máy vi tính.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- sách giáo khoa.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức lý thuyết.
a.Mục tiêu:
- Học sinh nhớ được kiến thức lý thuyết về kiểu tệp.
b.Nội dung:
- Gán tên tệp, mở tệp, tạo tệp mới, đóng tệp.
- Đọc/ghi tệp văn bản.
- Các hàm và thủ tục liên quan.
c.Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Gợi ý để học sinh nhớ lại các kiến thức đã học về kiểu tệp.
- Hỏi: Cách khai báo biến kiểu tệp?
- Hỏi: Có các thủ tục cơ bản nào khi làm việc với tệp?
- Hỏi: Hàm và thủ tục nào liên quan khi xử lý tệp?
2.Giới thiệu bản tổng hợp các hàm và thủ tục lên bảng, xem như đây là tổng kết kiến thức liên quan.
1.Theo dõi dẫn dắt của giáo viên và trả lời.
- Var : Text;
- Assign(,);
- Rewrite();
- Reset();
- Close();
- Read/Readln(>, );
- Eof()
Seek(,);
2.Quan sát bảng tổng hợp và ghi nhớ.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu chương trình ví dụ.
a.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được nội dung chương trình. Biết được đầu vào và đầu ra của chương trình.
b.Nội dung:
Ví dụ 1, sách giáo khoa, trang 87: Tính khoảng cách giữa các điểm.
Ví dụ 2, sách giáo khoa, trang 87: Tính điện trở tương đương.
c.Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Tìm hiểu ví dụ 1:
- Giới thiệu nội dung đề bài.
- Chiếu chương trình ví dụ lên bảng và gợi ý để học sinh tìm hiểu chương trình.
- Hỏi: Hàm Eof(f) có chức năng gì?
- Có thể sử dụng cấu trúc For thay cho While được không?
- Chương trình này thực hiện công việc gì?
- Thực hiện chương trình để học sinh thấy được kết quả.
2.Tìm hiểu chương trình của ví dụ 2.
- Giới thiệu đề bài.
- Chiếu tranh mô phỏng kết nối các điện trở, hình 17, trang 88, sách giáo khoa.
- Hỏi: Công thức tính điện trở của sơ đồ II, III, IV.
- Chiếu chương trình ví dụ lên bảng.
- Hỏi: Mảng a dung để lưu giữ giá trị nào?
- Cho một file dữ liệu vào gồm 2 dòng. Yêu cầu học sinh tính kết quả.
- Thực hiện chương trình đọc file dữ liệu vào trên để học sinh đối chiếu kết quả.
1.Theo dõi, quan sát đề bài và chương trình gợi ý.
- Hàm cho giá trị True nếu con trỏ tệp định vị ở vị trí kết thúc tệp.
- Không. Vì không biết số lượng phần tử của tệp.
- Tính và đưa ra màn hình khoảng cách từ trại của thầy hiệu trưởng đến trại của mỗi giáo viên.
2.Quan sát nội dung đề bài, quan sát tranh mô phỏng kết nối các điện trở và các yêu cầu.
- Dùng để lưư giữ điện trở tương đương của 3 điện trở theo 5 cách ghép nối như trong sơ đồ.
- Quan sát kết quả của chương trình và so sánh với kết quả tính đương. 
 - Nhận xét về tính chính xác và thời gian thực hiện của chương trình.
3.Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng lập trình.
a.Mục tiêu:
- Học sinh sử dụng được các thủ tục liên quan kiểu tệp để giải quyết bài toán đặt ra.
b.Nội dung:
- Viết chương trình tạo tệp MYBOOK.DAT định kiểu bản ghi, mỗi bản ghi có cấu trúc:
	Record
	 Ten sach: String;
	 Tac gia:Tring[30];
	 Gia tien: Longint;
	End;
	Yêu cầu: Ghi ra tệp này các quyển sách của em.
c.Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Chiếu đề bài lên bảng. Yêu cầu học sinh tự viết chương trình, chạy thử và báo cáo kết quả.
2.Quan sát, theo dõi việc lập trình của từng học sinh, có thể gợi ý cho một số em còn yếu.
3.Yêu cầu học sinh cùng thực hiện chương trình với bộ test giáo viên đã chuẩn bị. Thông báo kết quả mà chương trình tìm được. Xác nhận kết quả đúng.
1.Theo dõi đề bài, định hướng dữ liệu vào, ra và thuật toán.
2.soạn chương trình vào máy, thực hiện chương trình và thong báo kết quả cho giáo viên.
3.Nhập dữ liệu theo yêu cầu.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI:
1.Những nội dung đã học:
- Các thao tác xử lý tệp:
+ Gán tên tệp.
+ Mở tệp.
+ Tạo tệp mới.
+ Đọc/ghi thong tin của tệp.
+ Đóng tệp.
- Hàm thủ tục liên quan
+ Hàm Eof(tên biến tệp)
2.Câu hỏi và bài tập về nhà:
- Đọc trước nội dung bài. Chương trình con và phân loại. cách viết và sử dụng thủ tục.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong 45soan theo mau moi.doc