I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
* Kiến thức:
- Các thành phần trong ngôn ngữ lập trình như: tên, tên chuẩn, từ khoá, hằng biến; và các quy định.
- Cấu trúc chung và các thành phần của một chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao.
- Cách khai báo hằng, biến, cách tạo biểu thức, cách sử dụng lệnh gán, câu lệnh rẽ nhánh, câu lệnh lặp với số lần biết trước for
* Kĩ năng:
- Viết được một chương trình C++ đơn giản, hoàn chỉnh.
* Thái độ:
- Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình.
- Có ý thức cố gắng học tập vượt qua những lúng túng, khó khăn ở giai đoạn bắt đầu học lập trình.
- Tạo sự ham muốn giải các bài tập bằng lập trình.
II. CHUẨN BỊ
Thầy:
- Soạn đề trước ở nhà thông qua nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo.
Trò: Học bài, ôn bài, làm bài tập trước ở nhà.
Ngày soạn:11/12/2019 Tiết: 19 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU * Kiến thức: - Các thành phần trong ngôn ngữ lập trình như: tên, tên chuẩn, từ khoá, hằng biến; và các quy định. - Cấu trúc chung và các thành phần của một chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao. - Cách khai báo hằng, biến, cách tạo biểu thức, cách sử dụng lệnh gán, câu lệnh rẽ nhánh, câu lệnh lặp với số lần biết trước for * Kĩ năng: - Viết được một chương trình C++ đơn giản, hoàn chỉnh. * Thái độ: - Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình. - Có ý thức cố gắng học tập vượt qua những lúng túng, khó khăn ở giai đoạn bắt đầu học lập trình. - Tạo sự ham muốn giải các bài tập bằng lập trình. II. CHUẨN BỊ Thầy: - Soạn đề trước ở nhà thông qua nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo. Trò: Học bài, ôn bài, làm bài tập trước ở nhà. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Nội dung bài học mới. A. Trắc nghiệm: (5đ) 1. Để tính diện tích hình tròn bán kính R, hằng số pi=3.14, biểu thức nào trong C++ là đúng? A. S=sqrt(R)*pi; B. S=sqr(R)*3,14; C. S=R*R*pi; D. S=R2*pi 2. Các số sau đây, số nào không phải là số đối với một chương trình C++? A. 12345 B. 1.2E-3 C. 12,345 D. -12.34 3. Giả sử x là biến kiểu short, phép gán nào sau đây là đúng? A. x=pi; B. x=-123; C. x=500000; D. x=a/b; 4. Trong C++, từ khoá include để làm gì? A. Khai báo biến. B. Khai báo thư viện. C. Khai bào hằng. D. Khai báo tên chương trình. 5. Hằng là: A. Khai báo bằng từ khoá Var. B. Đại lượng có thể thay đổi. C. Đại lượng không đổi trong quá trình thực hiện chương trình. D. Không cần khai báo khi dùng. 6. Các tên biến sau đây, tên nào là sai? A. ho_ten B. hoten1 C. hoten D. 1hoten 7. Chương trình dịch? A. Dịch ngôn ngữ tự nhiên ra ngôn ngữ máy. B. Dịch từ hợp ngữ ra ngôn ngữ bậc cao. C. Dịch từ ngôn ngữ bậc cao ra ngôn ngữ máy. D. Dịch ngôn ngữ máy ra ngôn ngữ tự nhiên. 8. Trong các khai báo biến sau, khai báo nào là sai? A. int x1,x2; B. char x1,x1; C.Double x1,x3; D. long long x1,x4; 9. Khẳng định nào sau đây là sai: A. Phần tên chương trình không nhất thiết B. Phần khai báo có thể có hoặc không phải có. C. Phần khai báo thư viện có thể có hoặc không D. Phân thân chương trình có thể có hoặc không. 10. Kết quả của biểu thức fabs((50-25) % 3)-1 là? A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 11. Dãy câu lệnh a=5; cout<<”Ket qua la ”<< a; sẽ đưa ra màn hình A. Ket qua la 5. B. Không đưa ra gì cả. C. Ket qua a la 5 D. Ket qua a la a 12. Kết quả của biểu thức (20 % 7)/(20%3) là? A. 3 B. Không xác định C. 6 D. 4 13. Trong C++, từ khoá const để làm gì? A. Khai bào hằng. B. Khai báo tên chương trình. C. Khai báo biến. D. Khai báo thư viện. 14. Kiểu nào sau đây có miền giá trị lớn nhất? A. short. B. long C. long long D. int 15. Đặc điểm của biến: A. Không cần khai báo trước khi sử dụng. B. Tên không cần theo quy tắc đặt tên. C. Giá trị có thể đổi. D. Là đại lượng không đổi. 16. Lệnh nào sau đây là sai? A. x=(a==5) or (b==7); B. x=pi*12; C. x=1.25; D. x=x+1; 17. Để chạy chương trình nhấn nút lệnh: A. Build B. Run C. Save D. Rebuild 18. Biến a được khai báo kiểu double và có giá trị là 12. Câu lệnh cout<<a; sẽ đưa ra màn hình: A. 12 B. 1.2E+01 C. 12.00 D. a 19. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. if () {}else; {}; B. if (); {}; C. if () {} else {}; D. if () {}; 20. Tổng bộ nhớ cấp phát cho các biến trong khai báo sau là bao nhiêu? double x,y,z; unsigned m,n,k; short i,j; A.38 B.39 C.40 D.41 B. Tự luận (5đ) 1. Lập trình nhập từ bàn phím ba số nguyên m, n, k. Tính và đưa ra màn hình lập phương các số âm. 2. Viết chương trình tính tổng S= 1+1/2+1/3++ 1/n (n nguyên dương). 4. Đáp án: A. Trắc nghiệm Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: B Câu 5: C Câu 6: D Câu 7: C Câu 8: C Câu 9: D Câu 10: C. Câu 11: A Câu 12: A Câu 13: A Câu 14: C Câu 15: C Câu 16: A Câu 17: B Câu 18: A Câu 19: D Câu 20: C B. Tự luận Câu 1: #include int m,n,k; double s; using namespace std; int main() { cout<<”Nhap ba so nguyen m,n,k”; cin>>m>>n>>k; s=0; if (m<0) s=s+m*m*m; if (n<0) s=s+n*n*n; if (k<0) s=s+k*k*k; cout<<”Tong s = “<<s; return 0; Câu 2: #include int i,n; double s; using namespace std; int main() { cout<<”nhap gia tri n”; cin>>n; s=1; for (i=2;i<= n;i++) s=s+ 1/i; cout<<”tong s =”<< s; return 0; } } IV. CỦNG CỐ. V. RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Mỹ Tho, ngày.....tháng.....năm....... KÍ DUYỆT
Tài liệu đính kèm: