1. Kíến thức:
+ Củng cố những nội dung đã đạt được ở tiết thực hành 1;
+ Biết sử dụng hằng, biến, các thủ tục chuẩn vào/ra.
+ Biết viết 1 chương trình đơn giản.
2. Kĩ năng:
+ Xác định được tên đúng, tên sai, tên chuẩn, từ khoá.
+ Biết viết hằng và tên đúng trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
3. Thái độ:
+ Nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền với quá trình phát triển của tin học.
+ Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải các bài toán bằng máy tính điện tử.
Ngày soạn:01/12/2019 Tiết: 17-18 ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kíến thức: + Củng cố những nội dung đã đạt được ở tiết thực hành 1; + Biết sử dụng hằng, biến, các thủ tục chuẩn vào/ra. + Biết viết 1 chương trình đơn giản. 2. Kĩ năng: + Xác định được tên đúng, tên sai, tên chuẩn, từ khoá. + Biết viết hằng và tên đúng trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể. 3. Thái độ: + Nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền với quá trình phát triển của tin học. + Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải các bài toán bằng máy tính điện tử. II. Chuẩn bị 1.Thầy: + Soạn giáo án, nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo. + Máy tính cá nhân và máy chiếu (nếu có). 2.Trò: Làm bài tập trước ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ổn định lớp: Kiểm tra sỹ số Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1: Tóm tắt lý thuyết cần nhớ Cấu trúc chung của 1 chương trình viết bằng C++: #include const =; ; .... Phần khai báo (có thể có hoặc không) //Khai báo thư viện //Khai báo hằng //Khai báo biến // Khai báo chương trình con int main () { return 0; } Phần thân (bắt buộc có) //Sử dụng hàm cin>>... //Sử dụng phép toán, biểu thức, câu lệnh gán //Sử dụng hàm cout<<... Nêu khái niệm biểu thức quan hệ, biểu thức lôgic, câu lênh gán. - Biểu thức số học là một dãy các phép toán +,-,*,/,% từ các hằng, biến kiểu số và các hàm. - Biểu thức quan hệ: . - Biểu thức lôgic là các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán lôgic: !, &&, //. - Câu lệnh gán: =; Cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh if * Dạng thiếu if (); * Dạng đủ if(); else; * Dạng đủ lồng nhau if(); else if(); else; Cấu trúc câu lệnh lặp với số lần biết trước for for (;;) {; <câu lệnh; ; }; Cấu trúc câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while while (điều kiện) {câu lệnh; câu lệnh; câu lệnh; }; HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 2: Luyện tập về cấu trúc chương trình, viết một số chương trình đơn giản (1) Mục đích: Biết sử dụng lệnh gán, if, for (2) Phương pháp/Kĩ thuật: nêu vấn đề (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân (4) Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu (nếu có) (5) Sản phẩm: Biết sử dụng lệnh gán, if, for Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài toán1: Viết chương trình nhập từ bàn phím ba số nguyên dương a, b, c và kiểm tra xem - Chương trình: #include double a,b,c; using namespace std; int main () { cout<<”nhap a, b, c'’; cin>>a>>b>>c; if( (2*a=b+c)or (2*b=a+c)or(2*c=a+b)) cout<<a<<’' ,“<<b<<” , “<<c<<'’ lap thanh cap so cong”; else cout<<a<<’' ,“<<b<<” , “<<c<<'’ khong lap thanh cap so cong”; return 0; } Bài toán2: Tính tổng: S= 1/2+ 2/3++n/(n+1). - Chương trình: #include double s; unsigned i,n; using namespace std; int main () { cout<<”nhap gia tri n”; cin>>n; s=0; for (i=1;i<=n;i++) s=s+i/(i+1); cout<<”Tong s =”<<s; return 0; } Bài toán3: Viết chương trình nhận vào từ bàn phím hai số nguyên dương M và N (M<N), tính và đưa ra màn hình tổng các số chẵn trong phạm vi từ M đến N. - Chương trình: #include unsigned i,n,m,s; using namespace std; int main () { cout<<”'nhap m nho hon n”; cin>>m>>n; s=0; for(i=m;i<=n;i++) if (i%2 ==0)then s= s+i; cout<<”Ket qua:”<<s; return 0; } GV: Nêu bài toán1. GV: Gọi HS nêu Input, Output của bài toán. GV: Từ tính chất của cấp số cộng, gọi HS nêu ý tưởng giải bài toán. GV: Gọi HS lên bảng viết chương trình. GV: Nhận xét và đưa ra đáp án. GV: Nêu đề bài toán 2. HS xác định công thức tổng quát để giải bài toán. GV: Như vậy cho i chạy từ 1 đến n và tính theo công thức Si = i/(i+1) thì ta sẽ tính được tổng. Cấu trúc nào thích hợp cho cài đặt thuật toán? GV: Yêu cầu HS viết chương trình. GV: Gọi một HS lên bảng viết. GV: Nhận xét và cho điểm. GV: Nêu bài toán 3. GV: Gọi HS xác định bài toán. GV: Gọi HS nêu ý tưởng giải bài toán. GV: Như vậy dùng cấu trúc nào để giải bài toán? GV: Yêu cầu HS viết chương trình. HS: - Input: a, b, c nguyên dương. - Output: Thông báo a,b,c có lập thành cấp số cộng hay không lập thành cấp số cộng. HS: Ý tưởng: Kiểm tra xem có đẳng thức nào trong ba đẳng thức sau xảy ra không: 2*a = b+c 2*b = a+c 2*c = b+a. HS: Lên bảng viết, cả lớp ở dưới làm bài. HS: Chữa bài. HS: Ta có công thức tổng quát để tính S: S0 = 0; Sn = n/(n+1); HS: Cấu trúc For cài đặt rất thích hợp. HS: Cả lớp viết chương trình ra nháp. HS: - Intput: M, N nguyên dương (M<N). - Output: Tổng các số chẵn trong phạm vi từ M đến N. HS: Xét trong phạm vi từ M đến N kiểm tra nếu số nào chẵn thì cộng thêm vào tổng S. HS: Cấu trúc For duyệt từ M đến N, cấu trúc rẽ nhánh để kiểm tra số chẵn. Với mỗi lần biến đếm thay đổi giá trị từ M đến N thì câu lệnh lại thực hiện việc kiếm tra sau đó tính tổng nếu điều kiện đúng. IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ. - Củng cố về cách sử dụng câu lệnh gán, câu lệnh rẽ nhánh, câu lệnh lặp. - Thực hành soạn, biên dịch và chạy lại các bài tập vừa làm V. RÚT KINH NGHIỆM. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Mỹ Tho, ngày.....tháng.....năm....... KÍ DUYỆT
Tài liệu đính kèm: