Giáo án Tin học 11 - Bài học 16: Ví dụ làm việc với tệp

Giáo án Tin học 11 - Bài học 16: Ví dụ làm việc với tệp

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hiểu các thao tác cơ bản làm việc với tệp: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp.

2. Về kĩ năng

- Hình thành kỹ năng về các thao tác cơ bản khi làm việc với tệp như: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp.

3. Về thái độ

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

- Thấy được sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp.

4. Năng lực hướng tới

- Có ý thức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học.

II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Có.

3. Tiến trình bài học

3.1. Hoạt động khởi động (kiểm tra bài cũ).

(1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các thao tác cơ bản làm việc với tệp: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp.

(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.

(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học ở tiết một tham gia trò chơi ô chữ.

 

docx 5 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1049Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Bài học 16: Ví dụ làm việc với tệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ../04/2020
Tiết CT: 38
BÀI 16. VÍ DỤ LÀM VIỆC VỚI TỆP 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu các thao tác cơ bản làm việc với tệp: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp.
2. Về kĩ năng
- Hình thành kỹ năng về các thao tác cơ bản khi làm việc với tệp như: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp.
3. Về thái độ	
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Thấy được sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp.
4. Năng lực hướng tới
- Có ý thức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Có.
3. Tiến trình bài học
3.1. Hoạt động khởi động (kiểm tra bài cũ).
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các thao tác cơ bản làm việc với tệp: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học ở tiết một tham gia trò chơi ô chữ. 
Nội dung hoạt động
Ví dụ : . Một trường trung học phổ thông tổ chức cho giáo viên và học sinh của trường đi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời ở vườn quốc gia Cúc Phương. Để lên lịch đến thăm khu trại các lớp, thầy hiệu trưởng cần biết khoảng cách từ trại của mình (ở vị trí có tọa độ (0,0)) đến trại của giáo viên chủ nhiệm. Mỗi lớp có một khu trại, vị trí trại của mỗi giáo viên chủ nhiệm đều có tọa độ nguyên (x,y) được ghi trong tệp văn bản TRAI.INP (như vậy, tệp TRAI.INP chứa liên tiếp các cặp số nguyên, các số cách nhau bởi dấu cách và không kết thúc bằng kí tự xuống dòng). 
TRAI.INP
TRAI.OUT
3 4
5.00
6 8
10.00
1 1
1.41
3.2. Hình thành kiến thức
3.2.1. Ví dụ 
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sử dụng các thao tác cơ bản như: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp để viết chương trình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết sử dụng các thao tác cơ bản như: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp để viết chương trình hoàn chỉnh.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Chiếu và giải thích ví dụ .
(?) Để giải quyết bài toán trên trước tiên ta phải làm gì?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Xác định bài toán là xác định những thành phần nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Input và Output trong ví dụ ?
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có thiếu sót.
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Sau khi xác định bài toán bước tiếp theo ta phải làm gì?
- Nhận xét, chốt nội dung, giới thiệu 3 bước để giải bài toán và trình tự các bước thực hiện. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và viết chương trình hoàn chỉnh.
- Quan sát HS làm bài, chọn 1 nhóm làm nhanh nhất và 1 nhóm bất kì treo kết quả.
- Gọi các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét, chấm điểm.
- Minh họa chương trình.
- Trước hết, ta cần tạo ra hai file TRAI.INP và TRAI.OUT bằng cách sau. Từ phần mềm Codeblock, ta vào File->New->Empty file (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+N) , một bảng hộp thoại hiện ra, trong ô File Name ta đặt tên file là TRAI.INP, trong ô save as type ta chọn All Files. Nhấn Save. Khi đó ta sẽ thấy tệp TRAI.INP trên màn hình. Nhập dữ liệu cho tệp này, save lại.
Tạo tệp TRAI.OUT cũng tương tự. Chạy thử chương trình dưới đây để xem dữ liệu có đưa ra tệp TRAI.OUT hay không.
- Quan sát, lắng nghe
- Gợi nhớ và trả lời: Xác định bài toán.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Xác định Input và Output.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Input: Toạ độ các điểm x,y kiểu thực lấy từ file
TRAI.INP.
Output: Tệp
 TRAI.OUT
 Các khoảng cách.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Gợi nhớ và trả lời: Xây dựng thuật toán.
- Lắng nghe, quan sát, ghi bài.
- Dựa vào trình tự các bước thực hiện, thảo luận nhóm và viết chương trình.
- Treo kết quả bài làm.
- Nhận xét bài làm các nhóm khác.
- Lắng nghe, quan sát.
Ví dụ : . Một trường trung học phổ thông tổ chức cho giáo viên và học sinh của trường đi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời ở vườn quốc gia Cúc Phương. Để lên lịch đến thăm khu trại các lớp, thầy hiệu trưởng cần biết khoảng cách từ trại của mình (ở vị trí có tọa độ (0,0)) đến trại của giáo viên chủ nhiệm. Mỗi lớp có một khu trại, vị trí trại của mỗi giáo viên chủ nhiệm đều có tọa độ nguyên (x,y) được ghi trong tệp văn bản TRAI.INP (như vậy, tệp TRAI.INP chứa liên tiếp các cặp số nguyên, các số cách nhau bởi dấu cách và không kết thúc bằng kí tự xuống dòng). 
Thuật toán
- B1. Nhập toạ độ các điểm trại TRAI.INP.
- B2. Tính các khoảng cách .
- B3. Ghi các khoảng cách vào tệp TRAI.OUT
Chương trình
#include
using namespace std;
double d;
long x,y;
int main()
{ freopen("TRAI.INP","r",stdin); //mo tep TRAI.INP de doc du lieu freopen("TRAI.OUT","w",stdout); //mo tep TRAI.OUT de ghi du lieu
while(cin>>x>>y)
{
d=sqrt(x*x+y*y);//d la khoang cach cout<<fixed<<setprecision(2); cout<<d<<'\n';
}
return 0;
}
while (cin>>x>>y) nghĩa là trong khi việc đọc dữ liệu ra hai biến x và y còn đúng. Cin>>x>>y sẽ trả về giá trị true nếu đọc dữ liệu đúng, trả về giá trị false nếu đọc dữ liệu sai (nghĩa là không còn dữ liệu để đọc)
3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các thao tác với tệp.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các hỏi
Nội dung hoạt động
3.3.1. Hoạt động luyện tập
Nắm các thao tác cơ bản như: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp để viết chương trình.
3.3.2. Hoạt động vận dụng
Về nhà làm ví dụ 2.2: Viết chương trình nhập vào một xâu bất kì từ file XAU.INP. Cho biết trong xâu có bao nhiêu chữ số. Ghi kết quả vào tệp XAU.OUT.
3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.
(4) Phương tiện: SGK, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế.
Nội dung hoạt động
HS về nhà xem lại các ví dụ và trả lời các câu hỏi SGK . 
III. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Mỹ Tho, ngày.....tháng.....năm.......
KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_11_bai_hoc_16_vi_du_lam_viec_voi_tep.docx