Giáo án Tin học 11 - Bài 3: Cấu trúc chương trình

Giáo án Tin học 11 - Bài 3: Cấu trúc chương trình

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Hiểu được chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình

- Biết được cấu trúc của chương trinh đơn giản: Cấu trúc chung và các thành phần

2. Kỹ năng:

Nhận biết được các thành phần của một chươngtrình đơn giản

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC

1. Phương pháp

Đàm thoại, thuyết trình và quan sát

2. Phương tiện

- Giáo viên: Giáo án ,sách giáo khoa và đồ dùng dạy học

- Học sinh: Sách giáo khoa và vở ghi

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức lớp (1)

Sĩ số. Vắng. Có phép.Không phép

2. Bài mới (40)

 

doc 7 trang Người đăng quocviet Lượt xem 14411Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Bài 3: Cấu trúc chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 Cấu trúc chương trình
 	 Ngày soạn: /10/2008
	 Ngày dạy:
	 Người soạn: Nguyễn Đình Thọ
	 GVHD: Lê Bích Liên
Mục đích yêu cầu
Kiến thức 
Hiểu được chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình
Biết được cấu trúc của chương trinh đơn giản: Cấu trúc chung và các thành phần 
Kỹ năng:
Nhận biết được các thành phần của một chươngtrình đơn giản
Phương tiện Dạy – Học
Phương pháp 
Đàm thoại, thuyết trình và quan sát
Phương tiện
Giáo viên: Giáo án ,sách giáo khoa và đồ dùng dạy học
Học sinh: Sách giáo khoa và vở ghi 
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
ổn định tổ chức lớp (1’)
Sĩ số.......... Vắng........ Có phép......Không phép
Bài mới (40’)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Cấu trúc chung 
[]
Các thành phần của chương trình
Phần khai báo
 * Khai báo tên chương trình 
Program ;
tên chương trình là do người lập trình đặt theo đúng quy định về tên
Ví dụ: Program vidu1;
Program 3_ctrinh;
Program phuong_trinh_bac2;
* Khai báo thư viện
Uses ;
Trong Pascal có thư viện Crt, Graph
Để mở hai thư viện này ta khai báo như sau: Uses Crt;
Uses Graph;
Để sử dụng lệnh xoá màn hình trong thư viện Crt ta khai bao như sau: Uses Crt;
........
clrscr;
 * Khai báo hằng
Const =;
Ví dụ: 
Const N=100;(Hằng số)
Const Kt=true;(Hằng logíc)
Const S=’abcd’;(Hằng xâu)
 * Khai báo biến
Khái niệm: Biến đơn là biến chỉ nhận một giá trị tại một thời điểm thực hiện chương trình 
Var :;
Ví dụ: 
Var a,b,c: Integer;
Var x,y,z: Real;
Phần thân chương trình
Begin
[]
End.
Ví dụ chương trình đơn giản 
Ví dụ 1: Hãy in ra màn hình thông báo :
“Xin chao cac ban ”
“Moi cac ban lam quaen voi Pascal”
Chương trình:
Begin
writeln(‘Xin chao cac ban’);
writeln(‘Moi cac ban lam quen voi Pascal’);
End.
Ví dụ 2: Hãy khai báo hằng a,b,c và in ra màn hình thông báo :
“Tong 3 so la: ”
S (Trongđó ta khai báo biến S là biến đơn)’
Chương trình 
Program tinh_tong;
Uses Crt;
Const a=4;
b=6 ;
c=3.5;
var S: real;
Begin
clrscr;
S:=a+b+c;
writeln(‘Tong 3 so la:’);
writeln(S:4:2);
Readln
End.
Gv: Các em hãy cho biết bố cục của một bài văn thương gồm mấy phần?
Hs: Trả lời 
Gv: Hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh(gồm 3 phần :mở bài thân bài và kết luận)
Gv: Thế theo em họ chia ra như vậy nhằm muỵc đích gì?
Hs: Trả lời 
Gv: Hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh(làm cho bài văn rõ ràng gọn gàng dễ hiểu nội dung hơn)
Gv: Vậy trong tin học thì bố cục của chương trình nó như thế nào? để hiểu rõ hơn ta đi vào mục 1. Cấu trúc chung
Hs: Ghi chép đầu mục
Gv:
Trong tin học chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao thường gồm hai phần : Phần khai báo và phần thân. Khi diễn giải cú pháp của ngôn ngữ lập trình người ta thường dùng ngôn ngữ tự nhiên . Các diễn giải bằng ngôn ngữ tự nhiên thường được đặt trong cặp dấu . Các thành phần của chương trình có thể có hoặc không được đặt trong cặp dấu [ và ]
Hs: Nghe giảng
Gv: Với quy ước như trên thì cấu trúc chương trình được miêu tả như sau:
[]
Hs: Ghi chép
Gv: Bây giờ chúng ta sẽ đi xét kỹ lương hơn về từng thành phần này. Ta đi sang mục 2.Các thành phần của chương trình
a, Phần khai báo 
Hs: Ghi đầu mục
Gv: Ta có thể khai báo cho: tên chương trình, thư viện, hằng , biến và chương trình con....
Gv: Ta đi vào dấu * Khai báo tên chương trình 
Hs: Ghi đầu mục
Gv:
Program ;
tên chương trình là do người lập trình đặt theo đúng quy định về tên
Gv: Một em hãy nhắc lại cho thầy biết khái niệm về tên?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh(Tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự(Trong Turbo Pascal và 255 kí tự trong Free Pascal ), bao gồm chữ cái, chữ số và dấu nối dưới)
Gv: Sau đây ta sẽ có một vài ví dụ về tên chương trình :
Ví dụ: 
Program vidu1;
Program 3_ctrinh;
Program phuong_trinh_bac2
Gv: Các em hãy phân biệt đâu là tên đúng đâu là tên sai? vì sao?
Hs: Suy nghi trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời(ví dụ thứ 2 là sai vì có chữ số đứng đầu ,2 tên còn lại là đúng theo quy định về tên)
Hs: Nghe giảng và ghi chép ví dụ vào vở
Gv: Ta đi sang khai báo thứ 2. * Khai báo thư viện
Hs: Ghi đầu mục
Gv: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường sẵn có sẵn một số thư viện cung cấp một số chương trình thông dụng đã được lập trình sẵn. Để sử dụng nó ta phải khai báo nó để chương trình biết lưu trữ và xử lý 
Hs: Nghe giảng
Gv: Cách khai báo trong Pascal
Uses ;
Hs: Ghi chép 
Gv: Trong Pascal có thư viện Crt, Graph
Để mở hai thư viện này ta khai báo như sau: Uses Crt;
Uses Graph;
Để sử dụng lệnh xoá màn hình trong thư viện Crt ta khai bao như sau: 
Uses Crt;
........
clrscr;
Hs: Ghi chép 
Gv: Các em có thể tham khảo cách khai báo thư viện trong c++ trong SGK, hoặc cách khai báo của các ngôn ngữ khác ở nhiều tài liệu
Hs: Nghe giảng 
Gv: Ta đi sang cách khai báo thứ 3. * Khai báo hằng
Hs: Ghi đầu mục
Gv: Cách khai báo như sau:
Const =;
Hs: Ghi chép
Gv: một em hãy nêu lại khái niệmn về hằng?
Hs: Trả lời 
Gv: Nhận xét và hoàn thiện câu trả lời của học sinh( Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình)
Gv: ở đây tên hằng được người lập trình đặt theo đúng quy định về tên. Thế còn giá trị hằng có thể nhận các giá trị nào?
Hs: Lắng nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Gv: Nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh(giá trị hằng nhận một trong ba giá trị sau: Hằng số, hằng logic, hằng xâu)
Hs: Nghe giảng
Gv: Sau đây ta có một vài ví dụ về khai báo hằng:
Ví dụ: 
Const N=100;(Hằng số)
Const Kt=true;(Hằng logíc)
Const S=’abcd’;(Hằng xâu)
Hs: Ghi chép ví dụ vào vở
Gv: Ta đi ssang cách khaibáo thứ 4. * Khai báo biến
Hs: Ghi chép đầu mục
Gv: 
Khái niệm: Biến đơn là biến chỉ nhận một giá trị tại một thời điểm thực hiện chương trình
Hs: Ghi chép
Gv: Cách khai báo như sau:
 Var :;
Hs: Ghi chép 
Gv: ở đây tên biến là do người dùng đặt theo quy định về tên, kiểu dữ liệu thuộc mộtn trong 3 kiểu sau: kiểu số, kiểu logíc, kiểu xâu
Hs: Nghe giảng 
Gv: Sau đây là một vài ví dụ về cách khai báo :
Ví dụ: 
Var a,b,c: Integer;
Var x,y,z: Real;
Hs: Ghi chép ví dụ 
Gv: vừa rồi ta đã tìm hiểu xong phần khai báo tiếp theo ta chuyển sang phần b. Phần thân chương trình
Hs: Ghi chép đầu mục
Gv: cấu trúc của phần thân chương trình như sau:
Begin
[]
End.
Hs: Ghi chép 
Gv: Để hiểu rõ hơn về cấu trúc và cách khai báo trong chương trình ta đi tìm một vài ví dụ đơn giản ta sang 3. Ví dụ chương trình đơn giản.
Hs: Ghi chép đầu mục
Gv:
Ví dụ 1: Hãy in ra màn hình thông báo 
“Xin chao cac ban ”
 “Moi cac ban lam quaen voi Pascal”
Chương trình:
Begin
writeln(‘Xin chao cac ban’);
writeln(‘Moi cac ban lam quen voi Pascal’);
End.
Hs: Ghi chép ví dụ
Gv: Đây là chương trình đơn giản chỉ có mình phần thân gồm 2 câu lệnh in ra màn hình 2 dòng thông báo nằm trong cặp dấu nháy đơn ’’. Sau đây ta sẽ đi sang ví dụ khác đầy đủ hơn :
Gv: 
Ví dụ 2: Hãy khai báo hằng a,b,c và in ra màn hình thông báo :
“Tong 3 so la: ”
 S
(Trong đó ta khai báo biến S , a,b, c là các biến đơn)
Chương trình 
Program tinh_tong;
Uses Crt;
Const a=4;
 b=6;
 c=3.5;
var S: real;
Begin
clrscr;
S:=a+b+c;
writeln(‘Tong 3 so la:’);
writeln(S:4:2);
Readln
End.
Gv: Các em chú ý quan sát bảng phụvà một em hãy xác định cấu trúc của chương trình
Hs: Trả lời 
Gv: Nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh
Gv: Bây giờ thầy bỏ phần khai báo tên chương trình đi liệu chương trình có lỗi gì không?
Hs: Trả lời câu hỏi
Gv: Nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh( vẫn chạy bình thường )
Gv: Câu lệnh Uses Crt ;dùng để làm gì?
Hs: Trả lời câu hỏi 
Gv: Nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh(Khai báo thư viện cung cấp các câu lệnh làm việc với màn hình và bàn phím)
Gv: ở đây ta khai báo mấy hằng? và giá trị của chúng?
Hs: Trả lời câu hỏi
Gv: Nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh 
Gv: Câu lệnh Clrscr; có tác dụng gì?
Hs: Trả lời câu hỏi 
Gv: Nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh (xoá màn hình, khi máy thực hiện xong chương trình, thì những gì thực hiện in ra màn hình trước đó sẽ mất đi )
Hs: Nghe giảng 
Gv: Câu lệnh S:= a+b+c; tinhs tổng 3 số sau đó gán cho biến S
Hs: Nghe giảng 
Gv: Hai câu lệnh:
 writeln(‘Tong 3 so la:’);
 writeln(S:4:2);
in ra mà hình 2 dòng : 
dòng 1: Tong 3 so la:
dòng 2: 13.5 
Hs: Nghe giảng 
Gv: Lệnh Readln ; là lệnh dừng màn hình ,cho phép chúng ta xem kết quả trên màn hình màu đen
Hs: Nghe giảng 
Gv: End. là câu lệnh kết thúc toàn bộ chương trình, sau câu lệnh này nếu ta viết thêm gì thì không có ý nghĩa gì cả?
Củng cố -Dặn dò(4’)
Nấm được cấu trúc chung
Các thành phần của chương trình(phần khai báo(khai báo tên chương trình , thư viện, hằng, biến ...), phần thân).
Viết được các chương trình đơn giản
Bài tập về nhà 
Học bài và làm bài tập trong sách bài tập
Viết ra màn hình thông báo: “ Ca lop lam bai tap ve nha!”
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 3 cau truc chuong trinh.doc