Giáo án Tin học 11 - Bài 17: Chương trình con và phân loại (tiếp theo)

Giáo án Tin học 11 - Bài 17: Chương trình con và phân loại (tiếp theo)

I. Mục đích yêu cầu

Học sinh cần biết:

ã Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại chương trình con thường gặp trong các ngôn ngữ lập trình.

ã Sự giống và khác nhau về cấu trúc giữa chương trình và chương trình con.

ã Mối quan hệ giữa tham số hình thức và tham số thực sự với chương trình con và lời gọi chương trình con.

ã Ý nghĩa của biến cục bộ được khai báo trong một chương trình con.

II. Phương pháp, phương tiện giảng bài

Đ Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải

Đ Phương tiện: SGK, SGV, giáo án

III. Tiến trình bài giảng

 

doc 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Bài 17: Chương trình con và phân loại (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Hà Trung Hòa. Lớp: SP Tin 40
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Bích Liên
Ngày soạn : 30/09/2008	
Ngày giảng : / /2008	
Bài 17: Chương trình con và phân loại (tiếp theo)
I. Mục đích yêu cầu
Học sinh cần biết:
Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại chương trình con thường gặp trong các ngôn ngữ lập trình.
Sự giống và khác nhau về cấu trúc giữa chương trình và chương trình con.
Mối quan hệ giữa tham số hình thức và tham số thực sự với chương trình con và lời gọi chương trình con.
ý nghĩa của biến cục bộ được khai báo trong một chương trình con.
II. Phương pháp, phương tiện giảng bài
Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải
Phương tiện: SGK, SGV, giáo án
III. Tiến trình bài giảng
Nội dung
Hoạt động GV và HS
Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm chương trình con và lợi ích của việc sủ dụng chương trình con
Trả lời: SGK Tin 11 trang 91, 93
Tiết 40
Đ17 Chương trình con và phân loại (tiếp theo)
2. Phân loại và cấu trúc của chương trình con
a. Phân loại
Hàm (Function)
Thủ tục (Procedure)
Giống nhau: đều là chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó
Trả về một giá trị qua tên của nó.
VD: sin(x) nhận giá trị thực x và trả về giá trị sinx
Không trả về giá trị nào qua tên của nó.
VD: các thủ tục vào ra Writeln, Readln
b. Cấu trúc chương trình con
 Gồm có 3 phần
[]
- Phần đầu
 Bắt buộc phải có, dùng để khai báo tên, chương trình con, nếu là hàm phải khai báo dữ liệu cho giá trị trả về của hàm
- Phần khai báo
 Có thể có hoặc không, dùng để khai báo dữ liệu vào ra, các hằng và biến dùng trong chương trình con
- Phần thân
 Là dãy câu lệnh thực hiện để từ những dữ liệu vào ta nhận được dữ liệu ra hay kết quả mong muốn.
Tham số hình thức của chương trình con là các biến được khai báo cho dữ liệu vào ra
Biến cục bộ là các biến được khai báo dùng riêng trong chương trình con
 VD: Trong chương trình LuyThua(x,k) ở phần 1 thì x, k là các tham số hình thức và j là biến cục bộ
* Lưu ý:
- Chương trình chính và chương trình con khác không thể sử dụng được các biến của một chương trình con khác
- Mọi chương trình con đều có thể sử dụng biến của chương trình chính. Do vậy các biến của chương trình chính gọi là biến toàn cục
VD: Biến TluyThua khai báo trong chương trình ở VD (1) là biến toàn cục
- Một chương trình có thể có hoặc không có tham số hình thức, biến cục bộ
c. Thực hiện chương trình con
- Tham số thực sự
 Để thực hiện (gọi) một chương trình con thì ta có lệnh gọi tên chương trình con với tham số (nếu có) là các hằng và biến chứa dữ liệu vào và ra tương ứng với các tham số hình thức đặt trong cặp ngoặc ( và ). Các hằng và tham số này gọi là tham số thực sự
VD: sqr(255)
sqr: Tên chương trình con
255: tham số thực sự
 Khi thực hiện chương trình con, các tham số hình thức dùng để nhập dữ liệu vào sẽ nhận giá trị của tham số thực sự tương ứng, còn các tham số hình thức dùng để lưu trữ dữ liệu ra sẽ trả giá trị cho tham số thực sự tương ứng (cùng kiểu dữ liệu)
 VD: Khi thực hiện tính TluyThua cần bốn lần gọi chương trình con LuyThua(x,k) với các tham số (a,n), (b,m), (c,p), (d,q) và các tham số này là các tham số thực sự tương ứng với tham số hình thức (x,k).
 Sau khi chương trình con kết thúc, lệnh tiếp theo lệnh gọi chương trình con sẽ được thực hiện
GV: Tiết trước chúng ta đã được học về khái niệm chương trình con. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về phân loại và cấu trúc của chương trình con.
GV: Mời cả lớp nghiên cứu SGK 5 phút sau đó 1 em cho biết chương trình con gồm mấy loại và phân biệt sự giống và khác nhau giữa chúng?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và khẳng định lại
GV: Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc của chương trình con
GV: Cả lớp đọc SGK trong 2 phút
GV: Một em hãy cho tôi biết chương trình con gồm có mấy phần
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và khẳng định lại
GV: Do biến cục bộ được khai báo dùng riêng trong chương trình con nên ta có lưu ý
GV: Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem chương trình con được thực hiện như thế nào?
GV: Chúng ta đã biết việc gọi hàm hay thủ tục chuẩn vậy gọi chương trình con tương tự cũng tương tự như vậy
GV: Theo em thì tương ứng ở đây được hiểu như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và khẳng định
III. Củng cố
	Chương trình con thường gồm 2 loại là hàm và thủ tục. Cấu trúc gồm có 3 phần: phần đầu, phần khai báo và phần thân.
 Tham số hình thức, tham số thực sự, biến cục bộ, biến toàn cục
IV. Dặn dò
 Học bài cũ và đọc trước bài 18
IV. Rút kinh nghiệm
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Ngày tháng năm 2008
 Giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 17 Tin 11 Tiet 40.doc