Giáo án Tin học 10 - Trần Thị Vui

Giáo án Tin học 10 - Trần Thị Vui

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

* Qua bài học này học sinh cần nắm được các kiến thức sau:

- Hiểu được nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diển thuật toán.

- Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh ( Dạng thiếu và dạng đủ).

- Biết cách sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.

- Biết viết được các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đầy đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.

- Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phòng chiếu hoặc bảng, tờ bìa lớn.

- Một số thiết bị dạy học trực quan như: tranh ảnh, một đoạn băng.để minh hoạ.

III. LƯU Ý SƯ PHẠM:

- Cần chú ý cho học sinh hiểu rỏ được ý nghĩa cấu trúc rẽ nhánh ở hai dạng: dạng đủ và dạng thiếu.

- Cần hướng dẫn cụ thể để học sinh hiểu được khi nào thì dùng câu lệnh if- then ở dạng thiếu và dạng đủ. Cách dùng câu lệnh if - then ở dạng thiếu và dạng đủ như thế nào.

- Cần hướng dẫn và phân tích để học sinh nắm được lưu đồ cũng như cách viết và ý nghĩa của từng lệnh.

 

doc 8 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 10 - Trần Thị Vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục - đào tạo khánh hoà
trường THPT trần bình trọng
.....................000......................
	 ™ 	 ˜
 giáo viên: Trần Thị Vui 
 môn: tin học lớp 10
 năm hoc: 2008 - 2009
sở giáo dục - đào tạo khánh hoà
trường THPT trần bình trọng
Chương III
cấu trúc rẻ nhánh và lặp
`
.Cấu trúc rẻ nhánh và lặp trong lập trình;
.Các câu lệnh thực hiện rẽ nhánh và lặp của pascal
 ¿
Chương III cấu trúc rẻ nhánh và lặp
bài 9: cấu trúc rẽ nhánh.
I. mục đích, yêu cầu.
* Qua bài học này học sinh cần nắm được các kiến thức sau:
- Hiểu được nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diển thuật toán.
- Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh ( Dạng thiếu và dạng đủ).
- Biết cách sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
- Biết viết được các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đầy đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
- Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phòng chiếu hoặc bảng, tờ bìa lớn. 
- Một số thiết bị dạy học trực quan như: tranh ảnh, một đoạn băng...để minh hoạ.
III. Lưu ý sư phạm: 
- Cần chú ý cho học sinh hiểu rỏ được ý nghĩa cấu trúc rẽ nhánh ở hai dạng: dạng đủ và dạng thiếu.
- Cần hướng dẫn cụ thể để học sinh hiểu được khi nào thì dùng câu lệnh if- then ở dạng thiếu và dạng đủ. Cách dùng câu lệnh if - then ở dạng thiếu và dạng đủ như thế nào.
- Cần hướng dẫn và phân tích để học sinh nắm được lưu đồ cũng như cách viết và ý nghĩa của từng lệnh.
III. Nội dung 
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Làm quen với lớp.
Hoạt động của giáo viên và học trò
Nội dung ghi bảng 
GV: Hôm nay chúng ta sẽ qua chương mới( chương III). Chương này gồm 2 bài, học trong 7 tiết, gồm 2 bài: Cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp. 
HS: Nghe và chép đề.
GV: Ghi mục đề và lấy ví dụ 
+ Ví dụ 1:
+ Ví dụ 2:
HS: Ghi chép.
GV đặt câu hỏi: ở 2 câu nói của Châu hẹn Ngọc và Ngọc hẹn Châu em thấy giống nhau và khác nhau ở đâu?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV Phân tích câu trả lời của học sinh.
HS vừa nghe vừa chép (chép nếu cần thiết).
GV trình bày ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh.
HS lắng nghe và chép bài.
GV lấy ví dụ 2
GV hỏi: Để giải phương trình bậc hai trước tiên ta làm như thế nào? Cách giải ra sao? 
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Phân tích lại câu trả lời của học sinh và mô tả bài toán thông qua cấu trúc rẽ nhánh.
GV: Gọi học sinh lên viết đoạn chương trình trên.
HS: Lên bảng viết chương trình.
GV: Biểu diển bài toán trên sơ đồ thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
- Giải thích sơ đồ.
GV: Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh ta dùng câu lệnh nào?
 Trong cấu trúc rẽ nhánh thì câu lệnh 
 if- then được dùng như thế nào ở dạng đủ và dạng thiếu? 
GV đặt câu hỏi.
- Dựa vào lưu đồ trên các em hãy nêu ý nghĩa của lưu đồ trên?
HS: Trình bày câu trả lời.
GV:Viết và phân tích lại câu trả lời của HS.
GV: Dạng thiếu thì được trình bày như trên vậy dạng đủ trình bày như thế nào?
- Gọi học sinh đứng dậy trình bày.
HS: Trình bày cách viết, trình bày lưu đồ và nêu ý nghĩa của câu lệnh dạng đủ.
GV: Viết, nêu ý nghĩa và phân tích lại câu trả lời của HS.
HS: lắng nghe và chép bài.
GV: 
Chú ý: 
-Nếu ta có khái niệm câu lệnh rổng là câu lệnh không thực hiện thao tác nào thì ta có viết từ dạng thiếu thành dạng đủ nếu xem câu lệnh 2 là câu lệnh rổng.
- Dạng đủ có thể lồng nhau.
GV: Đưa ra một số ví dụ: Gọi HS nêu ý tưởng.
HS: suy nghĩ và nêu ý tưởng để giải btoán
GV:- Phân tích ví dụ: trường hợp này ta dùng lệnh gán max:= a
- Phân tích bài giải
Có những bài toán sau một số từ khoá cần có nhiều câu lệnh để mô ta hết được. vì thế pascal cho phép gộp nhiều câu lệnh thành một câu lệnh ghép(hay câu lệnh hợp thành). Vậy câu lệnh ghép như thế nào? 
GV: Đưa ra ví dụ minh hoạ.
HS quan sát, xây dựng bài cùng cô giáo.
GV: vừa giải vừa phân tích bài giải.
HS: theo dỏi và chép bài.
Để các em cũng cố lại kiến thức sau đây các em hãy giải các bài toán sau đây:
Ví dụ 1
GV: Qua ví dụ này các em hãy tìm dữ liệu vào và dữ liệu ra?
HS: Nêu dữ liệu vào và dữ liệu ra.
GV: Đặt câu hỏi gọi hs trả lời. 
Câu hỏi 1: Tên chương trình là gì?
Câu hỏi 1: Thư viện trong pascal là gì?
Câu hỏi 3: Khai báo các biến nào, kiểu?
C/hỏi4: Sau khi khai báo biến ta dùng lệnh gì? 
HS: trình bày.
GV: phân tích và viết chương trình.( Giải thích từng bước).
Ví dụ 2: (SGK trang 41).
GV: Qua ví dụ này các em hãy tìm dữ liệu vào và dữ liệu ra?
HS: Nêu dữ liệu vào và dữ liệu ra.
GV: Đặt câu hỏi gọi hs trả lời. 
Câu hỏi 1: Tên chương trình là gì?
Câu hỏi 1: Thư viện trong pascal là gì?
Câu hỏi 3: Khai báo các biến nào, kiểu?
C/hỏi4: Sau khi khai báo biến ta dùng lệnh gì? 
HS: trình bày.
GV: phân tích và viết chương trình.(Giải thích từng bước).
GV: Đưa ra một số ví dụ hướng dẫn học sinh cách giải.
HS: Hoạt động theo nhóm thảo luận và làm các ví dụ đó.
Chương III Cấu trúc rẽ nhánh và lặp
Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh
1. Rẽ nhánh
F Châu hẹn Ngọc: “Chiều mai nếu trời không mưa thì Châu sẽ đến nhà Ngọc”.
 F Ngọc nói với Châu” Chiều mai nếu trời không mưa thì Ngọc sẽ đến nhà Châu, nếu mưa thì sẽ gọi điện cho Châu để trao đổi”.
 Như vậy ở câu nói của Châu biểu hiện 1 việc làm cụ thể Châu sẽ đến nhà Ngọc được thực hiện khi thoả mãn điều kiện trời không mưa.
Cách diển đạt như vậy ta gọi thuộc dạng thiếu
Nếu ...thì
 Còn câu nói của Ngọc khẳng định một trong 2 công việc sẽ xảy ra: Ngọc đến nhà hay gọi điện nhưng nó còn phụ thuộc vào điều kiện trời mưa hay không mưa. Cách diển đạt như vậy ta gọi là thuộc dạng đủ.
Nếu...thì...,nếu không thì...
Kết luận: Cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề có dạng như trên gọi là cấu trúc rẽ nhánh thiếu và đủ.
ý nghĩa của cấu túc rẽ nhánh: Cấu trúc rẽ nhánh là một điều khiển chọn thực hiện hay không thực hiện công việc phù hợp một điều kiện đang xảy ra. Thực chất là “dạy máy” học cách xử lý tình huống.
Vd2: Giải phương trình bậc hai:
 ax2 + bx + c = o (a # o)
D b2 - 4ac 
D>= 0 
 Tính và đưa ra nghiệm thực, rồi kết thúc
Thông báo vô nghiệm rồi kết thúc
Nhập a,b,c
 sai
Đúng
2. Câu lệnh if - then
a, Dạng thiếu:
 if then ;
* Lưu đồ biểu diển lệnh
Câu lệnh
 Điều kiện
 Đúng
Sai
ý nghĩa: Điều kiện được tính và kiểm tra.
- Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh sẽ đựơc thực hiện. Ngược lại
- Nếu điều kiện sai thạicau lệnh sẽ bị bỏ qua.
b, Dạng đủ: 
if then else ;
**Chú ý: - Điều kiện là biẻu thức lôgic.
Câu lệnh, câu lệnh1, câu lệnh2 là một câu lệnh của pascal.
 * Lưu đồ biểu diển lệnh
Câu lệnh2
Câu lệnh1
*Điều kiện
sai
Đúng
ý nghĩa: Điều kiện được tính và kiểm tra.
- Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh1 sẽ được thực hiện. Ngược lại
- Nếu điều kiện sai thì câu lệnh2 sẽ được thực hiện. 
Vdụ1: Tìm số lớn nhất trong hai số a,b.
-Dùng câu lệnh if - then ở dạng thiếu: Dùng lệnh gán: Max:=a
 if b>a then max:=b;
-Dùng câu lệnh if - then ở dạng thiếu: 
	if b>a then max:=b else max:=a
3. Câu lệnh ghép
Cách viết: 
begin
end;
vd: 
if D <0 then writeln (‘phuong trinh vo nghiem.’)
 else
 begin
 x1 := (-b - sqrt (b*b - 4*a*c)) / (2*a);
 x2 := -b / a-x1;
 end;
4. Một số ví dụ
Vd1: Tìm nghiệm thực của phương trình bậc hai:
ax2 + bx + c = 0, với a # 0.
In put: a,b,c nhập từ bàn phím.
ouput: Đưa ra màn hình các nghiệm thực hoặc thông báo phương trìnhvô nghiệm.
Program Giai PTB2;
uses crt;
Var a,b,c: real;
 D, x1, x2: real;
begin
clrscr;
write ( ‘ a, b, c: ‘);
readln ( a, b, c );
D: = b*b - 4*a*c;
if D < 0 then writeln ( ‘phuong trinh vo nghiem.’)
 else
 begin
x1: = (-b - sqrt (D) ) / 2*a;
x2: = ( -b + sqrt (D) ) / 2*a;
wtireln (‘ x1 = ‘, x1: 8: 3, ‘ x2 = ‘, x2: 8 : 3);
end;
readln
end.
Ví dụ 2: (SGK trang 41).
In put: N nhập từ bàn phím.
out put: Đưa số ngày của năm N ra màn hình.
program Nam nhuan;
uses crt;
var N, SN: interger;
begin
clrscr;
write (Nam: ‘); readln (N);
if (N mod 400 = 0) or ( (N mod 4 = 0) and (N mod 100 0)) then SN: = 366 else SN: = 365;
writeln ( ‘ So ngay cua nam ‘, N, ‘ la ‘, SN);
readln
end.
VD 3:T ìm số lớn nhất trong hai số nguyên a, b.
VD 4: Nhập vào hai số nguyên a, b và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lớn nhất.
VD5. Nhập 3 số a,b,c bất kì. Hãy kiểm tra xem ba số đó có thể là 3 cạnh của một tam giác không? Thông báo lên màn hình ‘thoả mãn’. ‘Không thoả mãn’. trong từng trường hợp tương ứng.
V cũng cố, dặn dò.
ỉ Nhắc lại kiến thức về cấu trúc của câu lệnh rẽ nhánh và câu lệnh ghép.
ỉ Nhắc các em về nhà làm lại các bài tập (cho chạy lại trên máy cỏc vớ dụ trong SGK).
VI. RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Ngày soạn: ngày 25 tháng 10 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 9 cau truc re nhanh.doc