Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 18: Tuần hoàn máu (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 18: Tuần hoàn máu (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020

TIẾT 18 : TUẦN HOÀN MÁU (TT)

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần:

- Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.

- Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.

- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ

- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến huyết áp, ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống.

4.Năng lực:

- Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo.

- Hình thành và phát triển năng lực tự học

II. Phương tiện dạy học

- Hình 19.1, 19.2, 19.3 v 19.4 SGK. Bảng 19.1, 19.2 SGK.

- Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận

III. Hoạt động

 

docx 4 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 18: Tuần hoàn máu (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 20/10/2019
TIẾT 18 : TUẦN HOÀN MÁU (TT)
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.
- Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.
- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ 
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến huyết áp, ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống.
4.Năng lực:
- Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề 
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo.
- Hình thành và phát triển năng lực tự học
II. Phương tiện dạy học
- Hình 19.1, 19.2, 19.3 v 19.4 SGK. Bảng 19.1, 19.2 SGK.
- Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận
III. Hoạt động
1. Ổn định lớp 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
11A1
11A3
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt HTH kín và HTH hở? Cho biết ưu điểm của HTH kín so với HTH hở?
3. Bài mới
Hoạt động 1 : Hoạt động khởi động
1. Mục đích:
- Tạo không khí vui vẻ thoải mái cho học sinh
- Làm bộc lộ những hiểu biết thực tế của học sinh về hoạt động của tim và hệ mạch
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về kiến thức liên quan đến bài học
2. Nội dung:
- Hs quan sát clip về thí nghiệm cắt rời tim ếch
- Gv vào bài: Tai sao tim có thể hoạt động độc lập khi rời khỏi cơ thể mà các bộ phận khác không thể? Chúng ta sẽ cùng đi vào bài ngày hôm nay để tìm hiểu hoạt động của tim
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- Hs đưa ra tim có tính tự động do hệ dẫn truyền tim
4. Kĩ thuật tổ chức
G/V nêu hiện tượng (hoặc nếu có điều kiện thì mổ ếch rồi cắt rời tim để học sinh quan sát) : khi tim được cắt rời khỏi cơ thể vẫn co bóp một lúc rồi ngừng hẳn → tim có khả năng hoạt động tự động.
( ?) Tim có khả năng hoạt động tự động là do cấu trúc nào của tim quy định ?
- HS : do trong tim có hệ dẫn truyền
*Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
1. Mục đích
- Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.
- Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.
- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch.
2. Nội dung : Trình bày kiến thức mà học sinh cần hình thành 
III. Hoạt động của tim
1. Tính tự động của tim
2. Chu kì hoạt động của tim
IV. Hoạt động của hệ mạch
Cấu trúc của hệ mạch
Huyết áp
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh :
3.1. Nội dung III. Hoạt động của tim
HS suy nghĩ cá nhân và đưa ra tính tự động của tim nhờ hệ dẫn truyền tim, phân tích được chu kì hoạt động của tim, khái niệm nhịp tim
3.2. Nội dung IV. Hoạt động của hệ mạch
HS suy nghĩ cá nhân và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ mạch. Huyết áp tối thiểu và tối đa là như thế nào?
Trả lời các câu lệnh SGK
4. Kĩ thuật tổ chức :
4.1. III. Hoạt động của tim
G/V yêu cầu H/S quan sát hình 19. 1 kết hợp nghiên cứu phần III.1 SGK để trả lời các câu hỏi:
1. Hệ dẫn truyền của tim gồm những thành phần nào? Vai trò của các thành phần đó?
2. Hoạt động tuần tự của hệ dẫn truyền đưa đến kết quả gì?
G/V nêu vấn đề : Tim người không chỉ làm việc suốt đời mà còn làm việc với cường độ kinh ngạc. Mỗi ngày (24 giờ), tim sản ra một công với một cần cẩu nâng vật nặng 5 tấn lên tầng 5 của một tòa nhà. Vậy tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi ?
- G/V yêu cầu H/S quan sát hình 19.2 và tư liệu ảnh số 2, tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: 
?Tại sao tim lại co bóp theo chu kì ?
?Mỗi chu kì tim bao gồm những hoạt động nào?
?Phân tích các số liệu trong bảng 19.1 và thực hiện lệnh trong mục III.2 SGK
4.2. IV. Hoạt động của hệ mạch
G/V chiếu tư liệu ảnh số 3, yêu cầu H/S qua sát hình vẽ kết hợp nghiên cứu SGK, vẽ sơ đồ cấu trúc hệ mạch và mối quan hệ giữa các loại mạch.
(?) Cấu tạo của các loại mạch phù hợp với chức năng của chúng như thế nào?
(- Động mạch: thành dày, nhiều cơ và mô liên kết → tính đàn hồi cao → chịu áp lực lớn, có khả năng co, dãn để điều chỉnh dòng máu.
- Mao mạch: thành rất mỏng, chỉ gồm một lớp biểu mô → dễ dàng thực hiện trao đổi chất với tế bào.
- Tĩnh mạch: lòng mạch rộng, thành mỏng hơn thành động mạch, có van tổ chim chỉ cho máu chuyển một chiều về tim, không chuyển ngược chiều trở lại).
G/V yêu cầu H/S nghiên cứu IV.2 SGK, tìm thông tin để trả lời các câu hỏi sau:
Huyết áp là gì? Do đâu mà có?
Thế nào là huyết áp tâm thu? huyết áp tâm thu còn được gọi là gì?
Thế nào là huyết áp tâm trương? huyết áp tâm trương còn được gọi là gì?
Huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao khi tim đập nhanh và mạch thì huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm ? Hoặc khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp cũng giảm 
- G/V yêu cầu H/S quan sát hình 19.3 và phân tích các số liệu trong bảng 19.2 và thực hiện lệnh trong SGK: mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao lại có sự biến động đó?
G/V cũng có thể giảng giải và cung cấp thêm số liệu về huyết áp bình thường của người, về các bệnh cao, thấp huyết ápvà hậu quả của bệnh đó
*Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập.
1. Mục đích:
-HS thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học ở phần trên để giải quyết câu hỏi liên quan đến thực tiễn về các hình thức hô hấp ở động vật
2. Nội dung:	
Vấn đề: Tại sao đo huyết áp lại có thể phát hiện được các vấn đề tim mạch?
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
HS có thể đưa ra câu trả lời nhưng chưa chính xác, giáo viên hướng dẫn và giúp học sinh điều chỉnh 
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời
- HS làm việc cá nhân, giáo viên gọi 1 HS trả lời
- HS có thể trả lời về sự khác nhau giữa phổi và mang
- GV phân tích : 
Bệnh huyết áp
Triệu chứng
Hậu quả
Huyết áp cao
Huyết áp cực đại > 150 mmHg, kéo dài
Dễ gây vỡ mạch máu, xuất huyết não ở người già.
Huyết áp thấp
Huyết áp cực đại < 80 mmHg, kéo dài
Cung cấp máu cho não kém dễ bị ngất.
*Hoạt động 4:Hoạt động vận dụng, mở rộng
1. Mục đích:
Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực, thường xuyên vận dụng những điều đa học về hô hấp ở động vật để giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống
2. Nội dung:
Làm sao để có một trái tim khỏe manh
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Học sinh đưa ra những câu trả lời cụ thể như:
- không sử dụng chất kích thích, tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn khoa học, hợp lý.
4. Kĩ thuật tổ chức
- Giáo viên đưa câu hỏi vào cuối giờ học.
- HS làm việc cá nhân, trả lời tại lớp nếu còn thời gian.
- Nếu hết thời gian học sinh trình bày vào vở bài tập, GV kiểm tra vở và bài làm HS vào buổi học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_11_tiet_18_tuan_hoan_mau_tiep_theo_nam.docx