1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò của nước ở tế bào thực vật, con đường hấp thụ nước và hai con đường hấp thụ ion khoáng ở rễ cây từ đất vào tế bào lông hút, từ tế bào lông hút vào mạch gỗ
- Chỉ ra được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và ion khoáng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Qua bài học, kích thích sự say mê tìm hiểu về thế giới tự nhiên
- Ô nhiễm môi trường đất và nước, gây tổn thương lông hút ở rễ cây, ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của TV.Tham gia bảo vệ môi trường đất và nước.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài :
Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, phân tích, so sánh, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực quan sát. Năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống.
Ngày soạn: 26/8/2018 Tuần: 1 Ngày dạy: Từ ngày 28/8 đến ngày 1/9/2018 Tiết: 1 CHƯƠNG I : CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A : CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT BÀI 1 : SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò của nước ở tế bào thực vật, con đường hấp thụ nước và hai con đường hấp thụ ion khoáng ở rễ cây từ đất vào tế bào lông hút, từ tế bào lông hút vào mạch gỗ - Chỉ ra được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và ion khoáng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp. 3. Thái độ: - Qua bài học, kích thích sự say mê tìm hiểu về thế giới tự nhiên - Ô nhiễm môi trường đất và nước, gây tổn thương lông hút ở rễ cây, ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của TV.Tham gia bảo vệ môi trường đất và nước. 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài : Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung : Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, phân tích, so sánh, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt : Năng lực quan sát. Năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần 1 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề - Vận dụng kiến thức về trao đổi nước và muối khoáng để giải quyết 1 số vấn dề thực tiễn. 2 Năng lực thu nhận và xử lý thông tin Hình thành kỹ năng phân tích hình ảnh, khái quát và tổng hợp kiến thức về hấp thụ nước và muối khoáng ở thực vật. 3 Năng lực tư duy Phát triển tư duy phân tích so sánh thông qua kênh hình trong bài 4 Năng lực ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận. 5 Năng lực, giao tiếp hợp tác Hình thành các nhóm học tập, phân công các nội dung trong bài, trình bày các kết quả tìm hiểu của mỗi nhóm. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Mô tả cấu tạo rễ thích nghi với chức năng hút nước và ion khoáng. - Biết được hình thái của hệ rễ. sự sinh trưởng nhanh của hệ rễ. Hiểu được cấu tạo của hệ rễ phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng . Giải thích ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của lông hút. Trong trồng trọt ,cần làm gì để cây hút được nhiều nước và muối khóng. Cơ chế hấp thụ nước và ion khóng Biết được cơ chế thẩm thấu trong háp thụ nước. hấp thụ ion khoáng theo cơ chế chủ động và thụ động. hai con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đát vào mạch gỗ. Hiểu được nguyên nhân dịch tế bào lông hút thường xuyên ưu trương. Phân biệt cơ chế chủ động và cơ chế thụ động Ảnh hưởng của môi trường đến đến hấp thụ nước và ion khoáng Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thụ nước và ion khoáng Hiểu được vì sao các yếu tố đó có ảnh hưởng đến hấp thụ nước và muối khoáng. Vận dụng vào trồng trọt , cần có những biện pháp gì để cây hấp thụ nước và ion khoáng tốt II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV - Hình vẽ 1.1, 1.2, 1.3. - Máy chiếu powerPoint(nếu sử dụng máy) - Phân chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ học tập. - Máy tính, màn hình trình chiếu, các slide nội dung kiến thức, hình ảnh, video. - Thiết kế phiếu học tập và dự kiến nội dung cho phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của HS * Nhóm 1: Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút. - Hãy nêu vai trò của nước với tế bào và với thực vật ? Nếu không có nước cây có lấy được muối khoáng hay không? - Mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ - Tìm mối liên hệ giữa nước và sự phát triển của hệ rễ ? Nêu đặc điểm cấu tạo của lông hút ? - Tìm điểm khác biệt giữa hệ rễ cây trên cạn với cây thủy sinh ? - Sự hấp thụ nước từ đất vào tế bào lông hút thực hiện nhờ cơ chế nào ? - Nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch ASTT giữa môi trường ngoài và trong tế bào lông hút ? - Cơ chế hấp thụ ion khoáng có gì khác với với hấp thụ nước * Nhóm 2: Cơ chế vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ của rễ. - Nước và ion khoáng sau khi hấp thụ vào lông hút được vận chuyển vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào ? - Các tác nhân ngoại cảnh nào ảnh hưởng tới hoạt động của lông hút ? - Môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng của rễ cây - Trong sản xuất cần có biện pháp kĩ thuật gì để cung cấp đủ nước và khoáng cho cây ? - Nhóm 3, 4: Sưu tầm 10 câu hỏi trắc nghiệm và 5 câu hỏi tự luận liên quan đến nội dung bài học III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ bị chết? 1. Mục đích: - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh. - Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kiến thức thực tế để trả lời. - Tạo ra tình huống có vấn đề để HS thực hiện các nhiệm vụ học tập tiếp theo. 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: - GV đặt ra tình huống vấn đáp HS. - HS có thể trả lời nhiều cách khác nhau nhưng chưa chính xác Vấn đề này sẽ được giải quyết qua bài học hôm nay 3. Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt độngnhóm 4. Phương tiện dạy học: GV chiếu hình ảnh cây mọc trên cạn bị chết sau khi ngập lụt lâu ngày. 5. Sản phẩm: - HS nêu được cây bị héo, lá vàng và chết nhưng chưa đưa ra được nguyên nhân cây chết. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. 1. Mục đích: - Trình bày được vai trò của nước đối với TV - Nêu rõ cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng. - Mô tả con đường hấp thụ nước và muối khoáng từ đất vào mạch gỗ của cây. 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: - GV đặt ra tình huống vấn đáp HS. - HS có thể trả lời nhiều cách khác nhau nhưng chưa chính xác Vấn đề này sẽ được giải quyết qua bài học hôm nay 3. Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt độngnhóm 4. Phương tiện dạy học: GV chiếu hình ảnh cây mọc trên cạn bị chết sau khi ngập lụt lâu ngày. 5. Sản phẩm: SP cụ thể: I. Rễ cây là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng: Giảm tải II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây 1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào lông hút a. Hấp thụ nước: Theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) - Cơ chế: Nước di chuyển từ môi trường nhược trương( thế nước cao) trong đất vào tế bào long hút nơi có dịch bào ưu trương( thế nước thấp) b. Hấp thụ ion khoáng: - Cơ chế thụ động: Đi từ đất nơi có nồng độ ion khoáng cao vào tế bào lông hút - Cơ chế chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao. Di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, tiêu tốn ATP từ hô hấp. 2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ: Theo 2 con đường - Con đường gian bào. - Con đường tế bào chất. Hoạt động cụ thể: Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm(tiết học trước). - GV đặt câu hỏi thảo luận nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm chốt kiến thức HS đã chuẩn bị để trả lời. - Nhận nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ - Quan sát, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. (nhất là quan tâm những HS yếu) - Làm việc theo nhóm: thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. - Phân công đại diện trình bày và trả lời các câu hỏi của GV. Báo cáo kết quả - GV gọi đại diện HS trả lời trình bày phiếu học tập của nhóm. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện của nhóm lên trình bày kết quả của nhóm. - Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau. Đánh giá kết quả - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm HS. - Chuẩn hóa nội dung kiến thức. - Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung. Hoạt động 3: (Luyện tập) Trả lời các câu hỏi và bài tập 1. Mục đích: HS vận dung các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan . 2. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi và bài tập vận dụng liên quan bài học 3.Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động cặp đôi vànhóm 4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập in sẵn câu hỏi. 5. Sản phẩm: HS chọn được đáp án đúng và giải thích lí do chọn phương án đó. Câu hỏi luyện tập: Câu 1(M1). Nước có vai trò nào sau đây đối với đời sống thực vật? (1). Quyết định sự phân bố thực vật trên trái đất (2). Là dung môi hòa tan muối khoáng và các hợp chất hữu cơ (3). Điều hòa nhiệt độ cơ thể (4). Đảm bảo sự thụ tinh kép xảy ra A. 1, 2, 3 B. 1,2 , 4 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4 Câu 2(M1). Hệ rễ cây có đặc điểm A. phát triển đâm sâu, lan rộng, tăng số lượng lông hút. phát triển nhanh về kích thước lông hút. C. phát triển nhanh về số lượng để tìm nguồn nước. D. phát triển mạnh trong môi trường có nhiều nước. Câu 3(M1). Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là A. lá ,thân , rễ B. lá , thân C. rễ ,thân D. rễ và hệ thống lông hút Câu 4 (M1). Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường A. Con đường tế bào chất và con đường gian bào. Qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ. Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ. Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ. Câu 5 (M2). Sự hút khoáng thụ động của tế bào lông hút phụ thuộc vào A. hoạt động trao đổi chất B. chênh lệch nồng độ ion C. cung cấp năng lượng D. hoạt động thẩm thấu Câu 6(M2).Sự xâm nhập chất khoáng chủ động vào rễ cây phụ thuộc vào A. građien nồng độ chất tan B. hiệu điện thế màng C. trao đổi chất của tế bào D. cung cấp năng lượng Câu 7(M2). Dịch tế bào biểu bì rễ ưu trương hơn so với dung dịch đất do A. quá trình thoát hơi nước ở lá và nồng độ chất tan trong lông hút thấp. B. nồng độ chất tan trong lông hút thấp hơn nồng độ các chất tan trong dịch đất. C. quá trình thoát hơi nước ở lá và nồng độ chất tan trong lông hút cao. D. nồng độ chất tan trong lông hút cao hơn nồng độ chất tan trong dịch đất. Câu 8 (M3). Ở môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Đước sống được vì A. rễ có bộ phận đặc biệt có thể hút nước. B. màng tế bào lông hút có cấu trúc phù hợp có thể hút nước. C. không bào của tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu cao D. tính thấm chọn lọc của màng tế bào lông hút. Câu 9 (M3). Hạn hán sinh lý là Trời nắng nóng, cây thiếu nước, ngừng trệ các quá trình sinh lý. B.Cây bị bệnh, không hút nước được. C. Nước có nhiều trong đất nhưng cây không sử dụng được, cây bị héo và chết. D. Đất thiếu nước ảnh hưởng đến quá trình sinh lý. Câu 10 (M4). Nguyên nhân dẫn đến hạn hán sinh lý là (1). trời nắng gay gắt kéo dài. (2). cây bị ngập úng nước trong thời gian dài. (3). rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn. (4). cây bị thiếu phân. A. 1, 2 B. 2, 3 C. 1,4 D. 2, 4 Câu 11 (M4).Phát biểu nào sau đây đúng? (1).Trời lạnh, sức hút nước của cây giảm. (2). Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh. (3). Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng, làm giảm khả năng hút nước của rễ. (4). Cây rụng lá mùa đông để tiết kiệm nước vì hút được ít nước. A.1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 12 (M4). Hạn hán có tác hại (1). Keo nguyên sinh tăng độ ưa nước. (2). Prote ... dục ý thức bảo vệ môi trường sống ổn định, tránh những tác động mạnh gây ra những thay đổi lớn trong môi trường. - Phát triển năng lực phân tích, vận dụng trong thực tiễn đời sống, giải thích được các hiện tượng liên quan đến ứng động. - Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức, trồng và chăm sóc cây xanh một cách hợp lý 3. Năng lực tiên đoán Dự đoán kết quả của các thí nghiệm về các kiểu hướng động, ứng động. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS) 1. Chuẩn bị của GV - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng. - Hình ảnh liên quan đến tính cảm ứng ở thực vật 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu thông tin SGK, tìm hiểu thêm thông tin từ internet - Làm các thí nghiệm về hướng động theo sự hướng dẫn trong SGK sinh học 11 . - Liên hệ thực tế tới các cơ sở trồng hoa, cây ảnh ở địa phương để thu thập thông tin về ứng dụng của hướng động và ứng động trong việc trồng và chăm sóc cây. - Giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến nội dung bài học. - Viết báo cáo và trình bày trước lớp công việc của nhóm theo sự phân công của giáo viên. - Bảng phụ, bút lông, usb III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Kiểm tra bài cũ Hoạt động 1. A. KHỞI ĐỘNG : Cho học sinh quan sát hình hỏi đây là những hình thức cảm ứng nào của thực vật, chúng ta làm thế nào để có sản phẩm như trên? (1)Mục tiêu: - HS nắm các bước thực hiện thí nghiệm cảm ứng và dự đoán được kết quả thí nghiệm - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất (2) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: hình ảnh (5) Sản phẩm: học sinh trả lời được các hình thức nhưng không biết được thao tác để có đươc sản phẩm B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm (1) Mục tiêu: + HS biết được cách bố trí thí nghiệm + Kích thích sự tò mò của HS, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu bài mới để giải thích các tình huống GV đưa ra + HS nắm được các công việc của nhóm để thảo luận, hoàn thành công việc theo yêu cầu của GV. (2) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, thảo luận nhóm (3) Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc cá nhân, nhóm (4) Phương tiện dạy học: SGK (5) Sản phẩm: học sinh làm được Các bước tiến hành và cách bố trí thí nghiệm theo sự phân công của giáo viên chủ nhiệm Các mẫu thí nghiệm học sinh đạt được Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm(tiết học trước). - GV đặt câu hỏi thảo luận nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm chốt kiến thức HS đã chuẩn bị để trả lời. - Nhận nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ - Quan sát, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. (nhất là quan tâm những HS yếu) - Làm việc theo nhóm: thảo luận và chốt kiến thức hoàn thành phiếu học tập. - Phân công đại diện trình bày và trả lời các câu hỏi của GV. Báo cáo kết quả - GV gọi đại diện HS trả lời trình bày phiếu học tập của nhóm. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện của nhóm lên trình bày kết quả của nhóm. - Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau. Đánh giá kết quả - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm HS. - Chuẩn hóa nội dung kiến thức. - Tự đánh giá kết quả của nhóm mình và nhóm bạn - Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung. C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hoạt động 3: Giải thích các hiện tượng (1) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học và thực hành để giải thích các hiện tượng (2) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp (3) Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc cá nhân (4) Phương tiện dạy học: SGK. (5) Sản phẩm: Câu 1. Một nhà khoa học bố trí thí nghiệm như sau: Trồng cây đậu vào 3 chậu nhỏ: chậu 1 để ngoài sáng bình thường; chậu 2 để trong bóng tối; chậu 3 để ngoài sáng được úp bằng hộp có khoét 1 lỗ bên cạnh. Kết quả thí nghiệm được chụp lại như sau: 1.1. Nhà khoa học bố trí thí nghiệm trên nhằm chứng minh điều gì? 1.2. Ngoài ra còn có yếu tố nào khác ảnh hưởng đến vận động sinh trưởng của cây ? 1.3. Em hãy tự thiết kế thí nghiệm để chứng minh sự ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến vận động sinh trưởng của cây 1.4. Em hãy chỉ ra cơ sở khoa học cho từng vận động sinh trưởng của cây với thí nghiệm mà em đã thiết kế được? Câu 12. . 12.1. Quan sát hình và mô tả hiện tượng trên? 12.2. Hiện tượng trên thuộc hình thức cảm ứng nào? 12.3. Lấy thêm 1 ví dụ khác trong thực tiễn thuộc hình thức cảm ứng đó? Câu 13. Trong một lần đi chơi bạn Hằng chụp và Siêu tầm được các hình ảnh sau: 13.1. Em hãy giúp bạn An điền tên hình thức cảm ứng phù hợp cho mỗi hình. 13.2. Lấy thêm ví dụ khác cho mỗi hình thức trên. 13.3. Em hãy mô tả quá trình vận động cảm ứng với mỗi hiện tượng trong hình. 13.4. Chỉ ra trong vườn trường có những loại cây nào có hình thức cảm ứng như trên. Câu 14. Trong mục ”Em có biết“ sách sinh học 11 có đoạn thông tin sau: ”Các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đối với sự tiếp xúc của con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết ra axit phoocmic. Cây gọng vó không phản ứng đối với giọt nước mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc) rất cao. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan truyền kích thích từ lông tuyến của cây gọng vó đến con mồi khoảng 20mm/giây“ Em hãy nghiên cứu đoạn thông tin trên và trả lời câu hỏi sau: 14.1. Vận động của cây gọng vó gọi là hiện tượng gì? 14.2. Đặt tên cho hiện tượng đó? 14.3. Ý nghĩa của hiện tượng trên đối với đời sống của cây gọng vó? 14.4. Em hãy trình bày cơ chế của hiện tượng đó? 14.5. Hãy lấy ví dụ khác phù hợp với hiện tượng trên? Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ cho cá nhân của nhóm - Nhận nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ - Quan sát, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. (nhất là quan tâm những HS yếu) - Làm việc theo nhóm: thảo luận và chốt kiến thứchoàn thành phiếu học tập. - Phân công đại diện trình bày và trả lời các câu hỏi của GV. Báo cáo kết quả - GV gọi đại diện HS trả lời trình bày phiếu học tập của nhóm. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện của nhóm lên trình bày kết quả của nhóm. - Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau. Đánh giá kết quả - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm HS. - Chuẩn hóa nội dung kiến thức. - Tự đánh gí kết quả của nhóm mình và nhóm bạn - Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung. D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: - HS đọc phần tóm tắt in nghiêng trong khung cuối bài. Đọc mục “Em có biết “ - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Chuẩn bị trước bài 26 E. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu 1. Hướng động là hình thức a/ phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. b/ phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. c/ phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định. d/ phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng. Câu 2. Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức: a/ phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích. b/ phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng. c/ phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. d/ phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định. Câu 3. Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào? a/ Tác nhân kích thích không định hướng. b/ Có sự vận động vô hướng c/ Không liên quan đến sự phân chia tế bào. d/ Có nhiều tác nhân kích thích. Câu 4. Trong lần được đi tham quan tại Tỉnh Lâm Đồng, khi ngang qua đèo Pren Hoa thắc mắc: Tại sao những cây thông ở chân đèo Pren thân cao vút lên, cao hơn nhiều so với các cây thông trên đồi thông Tỉnh Gia Lai. Bên cạnh đó, các cây thông mọc ở bìa rừng có hiện tượng mọc nghiêng nhưng các cây thông ở giữa rừng lại có hiện tượng mọc thẳng vươn lên cao. Em hãy giúp Hoa giải thích? Câu 5. Cơ sở của sự uốn cong trong hướng sáng là gì? a/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía được chiếu sáng. b/ Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía được chiếu sáng. c/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía chiếu sáng d/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được chiếu sáng sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía được chiếu sáng Câu 6. Khi đặt cây nằm ngang, rễ cây hướng đất dương nhờ cơ chế nào? a/ Do tác động của trọng lực, auxin buộc rễ cây phải hướng đất b/ Auxin có khối lượng rất nặng, chìm xuống mặt dưới của rễ, kích thích tế bào phân chia mạnh, làm rễ cong hướng xuống đất. c/ Auxin tập trung ở mặt trên, ức chế các tế bào mặt trên sinh sản, làm rễ hướng đất. d/ Auxin tập trung ở mặt dưới, ức chế tế bào phân chia và lớn lên làm rễ uốn cong theo chiều hướng đất. Câu 7. Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là do: a/ sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. b/ sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. c/ sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. d/ sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. Câu 8. Các kiểu hướng động dương của rễ là: a/ Hướng đất, hướng nước, hướng sáng b/ Hướng đất, hướng sáng, hướng hóa c/ Hướng đất, hướng nước, hướng hóa d/ Hướng sáng, hướng nước, hướng hóa Câu 9. Trường hợp nào sau đây là ứng động? a/ Hoa nở b/ Cây coove quấn quanh cọc c/ Rễ cây hướng xuống đất d/ Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng Câu 10. Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng? a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng; Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. b/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng; Khí khổng đóng, mở. c/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ; Khí khổng đóng và mở. d/ Cây nắp ấm bắt mồi Câu 11. Cho các hiện tượng sau: 1. Hoa mười giờ nở vào khoảng 8-10 giờ sang. 2. Cây trinh nữ (cây xấu hổ) cụp lá khi gió mạnh. 3. Khí khổng đóng khi tế bào lỗ khí mất nước. 4. Cây me chua cụp lá vào ban đêm, xòe lá vào ban ngày. 5. Tua quấn của cây bầu, bí quấn quanh cọc rào. Trong các hiện tượng trên, hiện tượng thuộc ứng động không sinh trưởng là: a. 1,2,3,4. b. 2, 3, 5 c. 2,3 d. 1, 4 Câu 12. Trong một lần cùng lớp đi tham quan vườn trồng hoa, cây cảnh, Hùng thắc mắc: Tại sao người ta có thể điều khiển để hoa nở đúng vào dịp tết? Em hãy giải thích tại sao? Câu 13. Hường cứ thắc mắc tại sao giò phong lan treo ở cửa sổ nhà Hường mọc cong về một phía. Em hãy giúp Hường giải thích nhé?
Tài liệu đính kèm: