Giáo án Sinh học 11 - Tiết 31: Tập tính - Diệp Thị Lan

Giáo án Sinh học 11 - Tiết 31: Tập tính - Diệp Thị Lan

I, Mục tiêu

 1, Kiến thức.

- Phát biểu được định nghĩa về tập tính của động vậyt.

- Nêu được một số ví dụ về tập tính của động vật.

- Phân biệt được các loại tập tính bẩm sinh và tập tính học được trong đời sống cá thể bầy đàn.

- Phân tích được cơ sở thần kinh của các tập tính động vật.

 2, Kĩ năng.

Rèn kĩ năng phân tích, so sánh , khái quát.

 3, Thái độ.

- Giáo dục thế giới quan khoa học.

- Hình thành quan điểm suy vật biện chứng.

II, Phương tiện và phương pháp.

 1, Phương tiện.

- Hình 30.1, 30.2, 30.3 SGK

- SGK sinh học 11 nâng cao.

- SGV sinh học 11 nâng cao.

 2, Phương pháp.

- Trực quan.

- Vấn đáp - tìm tòi.

 

doc 7 trang Người đăng vansu03h Lượt xem 1585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết 31: Tập tính - Diệp Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Tiết 31: Tập tính
Tên giáo sinh: Diệp Thị Lan
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thuý
Ngày soạn .ThángNăm.
Lớp dạy	Ngày
I, Mục tiêu
 1, Kiến thức.
- Phát biểu được định nghĩa về tập tính của động vậyt.
- Nêu được một số ví dụ về tập tính của động vật.
- Phân biệt được các loại tập tính bẩm sinh và tập tính học được trong đời sống cá thể bầy đàn.
- Phân tích được cơ sở thần kinh của các tập tính động vật.
 2, Kĩ năng.
Rèn kĩ năng phân tích, so sánh , khái quát.
 3, Thái độ.
- Giáo dục thế giới quan khoa học.
- Hình thành quan điểm suy vật biện chứng.
II, Phương tiện và phương pháp.
 1, Phương tiện.
- Hình 30.1, 30.2, 30.3 SGK
- SGK sinh học 11 nâng cao.
- SGV sinh học 11 nâng cao.
 2, Phương pháp.
- Trực quan.
- Vấn đáp - tìm tòi.
III, Tiến trình.
 1, Ổn định lớp.
 2, Kiểm tra bài cũ.
- Trình bày sự dẫn truyền xung thần kinh trong 1 cung phản xạ?
 3, Trọng tâm.
- Khái niệm về tập tính.
- Cơ sở thần kinh của các loại tập tính.
 4, Bài mới.
 Đặt vấn đề: Khi tiếp nhận kích thích từ môi trường có sự dẫn truyền xung thần kinh về não -> cơ quan vận động thực hiện hành động đáp ứng. Ở động vật dưới tác dụng của kích thích đã có sự trả lời kích thích. VD mùa đông ếch ngủ đông, chim én, sếu đi di cư nơi khác. Người ta gọi đó là tập tính. Vậy tập tính là gì? Ta tìm hiểu bài hôm nay. Bài 30: Tập tính.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm tập tính của động vật.
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: yêu cầu một học sinh đọc mục a, b, c trong SGK mục I.1 yêu cầu học sinh tóm tắt.
- GV: Ta thấy trước mỗi tác nhân của môi trường thì sinh vật phản ứng trả lời kích thích đó, cụ thể ta sẽ phân tích VD sau:
VD: Hiện tượng cóc rình mồi
- GV: yêu cầu học sinh cho biết:
- Tác nhân kích thích?
- Các phản ứng của động vật?
- GV: chỉ ra các phản ứng và yêu cầu HS cho biết là đây là một phản ứng ơr chuỗi phản ứng?
- GV: Kđ: 1 chuỗi phản ứng nhưng đồng thời:
- GV: Phản ứng này có ý nghĩa gì với động vật?
- GV: Tương tự yêu cầu học sinh phân tích VD a:
- Tác nhân kích thích?
- Các phản ứng của động vật?
- GV: Vậy phản ứng này có ý nghĩa gì trong trường hợp này?
- GV: Tương tự như vậy các em về nhà phân tích hiện tượng c
- GV: Các hiện tượng trên là tập tính của động vật. Vậy tập tính là gì? Ý nghĩa?
học sinh đọc và tóm tắt
- Ong bò vẽ
- Phóng lưỡi ra bắt mồi -> nhả ra -> thu mình lại.
- Giúp SV tránh được yếu tố độc hại
- HS vận dụng kiến thức trả lời
- Giúp SV duy trì nòi giống.
HS vận dụng kiến thức trả lời.
I, Khái niệm
1, Hiện tượng
a, Ếch kêu sau trận mưa rào -> ôm nhau -> đi đẻ
b, Cóc rình mồi: Phõng lưỡi ra -> nhả ra -> thu mình để tránh mồi.
c, Đàn ngỗng mới nở -> đi theo mẹ (chủ lò ấp) -> tìm thức ăn và sự bảo vệ
2, Định nghĩa tập tính
- Tập tính là chuỗi phản ứng trả lời kích thích từ môi trường
- Ý nghĩa: Giúp sinh vật tồn tại và phát triển.
Hoạt đông 2: các loại tập tính
Thời gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
GV: Yêu cầu HS kể một số ví dụ về tập tính?
- Gà con mới nở tự biết mổ thúc ăn
- Con chó mới sinh ra đã biết bú sữa mẹ
- Nghe tiếng gõ kẻng cá nổi lên ăn
- Bật đèn chó tiết nước bọt
- GV hỏi: Hoạt động nào là hoạt động học được, hoạt động nào là hoạt động sinh ra đã có
- GV: Dựa vào đặc điểm của tập tính ta có thể chia thành mấy loại tập tính?
- GV: Gọi 1 học sinh nhận xét bổ sung
- GV: Yêu cầu 1 HS phân tích ví dụ
GV: Gà con mới nở đã biết mổ thức ăn -> sinh ra đã biết làm không cần phải học tập từ bố mẹ, không chịu tác động của ngoại cảnh.
- GV: Vậy em nào có thể cho biết tập tính bẩm sinh là gì? Đặc điểm?
GV: Yêu cầu HS phân tích 1 VD tập tính học được
- Từ đó nêu khài niệm tập tính học được và đặc điểm
GV: Giời thiệu tập tính còn lại. Ngoài 2 tập tính trên còn có 1 tập tính nữa là tập tính hỗn hợp.
- GV: Vậy trong 3 VD ở mục I,1 tập tính ở VD nào là tập tính bẩm sinh, học được, hỗn hợp.
- GV: Yêu cầu phân tích VD b. Tại sao lại là tập tính hỗn hợp
- GV: Tập tính học được phải được củng cố thường xuyên. Nếu cứ gõ kẻng mà không cho ăn lặp lại nhiều lần thì khi gõ kẻng cá không nổi lên ăn nữa.
- GV: Trong 3 loại tập tính trên thì tập tính nào là phức tạp? Tại sao?
- Liên hệ: Việc hiểu biết các tập tính của động vật có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của con người
- HS vận dụng kiến thức thực tế trả lời
HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi
- Có 3 loại tập tính
+ Bẩm sinh
+ Học được
+ Hồn hợp
HS vận dụng kiến thức trả lời
HS vận dụng kiến thức trả lời
- HS vận dụng kiến thức trả lời là tập tính học được. Vì luôn thay đổi và phải được củng cố, không di truyền.
- Hs liên hệ và trả lời
+ Đk hoạt động của Đv phục vụ cho con người
+ Đánh bắt được nhiều Đv
+ Tạo điều kiện cho Đv phát triển
II, Các loại tập tính
- Có 3 loại tập tính
+ Bẩm sinh
+ Học được
+ Hỗn hợp
1, Tập tính bẩm sinh.
- Là tập tính ngay từ khi sinh ra đã có
- Đặc điểm: 
+ Mang tính bản năng
+ Di truyền được
không chịu tác động cuả ngoại cảnh
2, Tập tính học được
- Là tập tính hình thành trong quá trình sống của cơ thể
- Đặc điểm:
+ Không di truyền
+ có tính mềm dẻo (không bền vững có thể thay đổi theo thời gian)
3, Tập tính hỗn hợp
- Là tập tính kết hợp cả bẩm sinh và học được
Hoạt động 3: Cơ sở thần kinh của tập tính
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV: Yếu tố nào tham gia điều khiển tập tính?
- GV: Gợi ý tập tính là một chuỗi các phản xạ -> các yếu tố tham gia 1 phản xạ
- GV: Vẽ cung phản xạ
- Khi có kích thích từ môt trường thì cơ thể phản ứng bằng chuỗi các phản xạ để trả lời kích thích
- Vậy cơ sở của tập tính là phản xạ
- GV: Yêu cầu HS nêu:
+ Cơ sở thần kinh của tậo tính bẩm sinh? Tại sao tập tính bẩm sinh bền vững, di truyền được
+ Cơ sở thần kinh của tập tính học được? Tại sao tập tính học được có tính mềm dẻo.
- GV: Đv có hệ thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch các tập tính hầu hết là tập tính bẩm sinh. Ngược lại đv có hệ thần kinh phát triển có nhiều tập tính sinh học được tại sao?
HS nghiên cứu SKG trả lời
- HS nghiên cứu SGk trả lời
+ Do gen quy định lag cứ có kích thích thì phản xạ
- HS vận dụng kiến thức trả lời: Được hình thành trong quá trình sống thông qua học tập và rút kinh nghiệm
- Hs vận dụng kiến thức trả lời
+ Đv có hệ thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch có cấu tạo đơn giản, số lượng tế bào thần kinh ít, khả năng học tập và rút kinh nghiệm kém, tuổi thọ ngắn. Ngược lại HTK phát triển, nhiều tế bào thần kinh hình thành nhiều phản xạ có điều kiện. Tuổi thọ dài cho phép hoàn thiện các tập tính phức tạp để thích ứng với điều kiện sống phức tạp
III, Cơ sở thần kinh cuả tập tính.
1, Cơ sở thần kinh của tập tinh bẩm sinh
- Là chuỗi các phản xạ khônng điều kiện
- Do gen quy định
2, Tập tính học được
- Là chuỗi phản xạ có điều kiện
- Hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron
IV, Củng cố.
GV yêu cầu học sinh tóm tắt lại tưng mục của bài
V, Dặn dò
- Đọc phần in nghiêng cuối bài
- Học và trả lời câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31.doc