Giáo án Sinh học 11 - Tiết 18 đến tiết 36

Giáo án Sinh học 11 - Tiết 18 đến tiết 36

Bài 18: CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

I. Mục tiêu bài dạy:

 - Mô tả được chu trình tế bào.

 - Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyên phân.

 - Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.

II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về những hoạt động chính diễn ra trong từng pha của chu kì tế bào và quá trình nguyên phân; ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học:

- Trực quan - tìm tòi. - Vấn đáp - tìm tòi.

- Dạy học nhóm. - Trình bày 1 phút.

IV/ Phương tiện dạy học:

 - SGK, hình 18.1 và 18.2.

 -Phiếu học tập.

 

doc 37 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 797Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết 18 đến tiết 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: ..... 	 Ngày soạn: .........................
Tiết: .......	 	Ngày dạy : ..........................
CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO
Bài 18: CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I. Mục tiêu bài dạy: 
	- Mô tả được chu trình tế bào.
 	- Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyên phân.
 	- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về những hoạt động chính diễn ra trong từng pha của chu kì tế bào và quá trình nguyên phân; ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học: 
- Trực quan - tìm tòi.	- Vấn đáp - tìm tòi.	
- Dạy học nhóm.	- Trình bày 1 phút.
IV/ Phương tiện dạy học:
	- SGK, hình 18.1 và 18.2.
	-Phiếu học tập.
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi: 
	Tế bào lớn lên và sinh sản như thế nào?
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới):
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bài
 ▲ Yêu cầu HS xem hình 18.1, trả lời các câu hỏi: 
 - Khái niệm về chu kỳ tế bào?
 - Chu kỳ tế bào được chia thành các giai đoạn nào?
 - Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian.
 Lưu ý: Chu kỳ tế bào được điều hòa bằng một cơ chế rất tinh vi. Nếu các cơ chế điều khiển sự phân bào bị hư hỏng trục trặc cơ thể có thể bị bệnh.
 ▲ Yêu cầu HS xem hình 18.2, hỏi: Em hãy nêu các giai đoạn trong nguyên phân và đặc điểm của mỗi giai đoạn.
 ▲ Yêu cầu HS xem mục II.2 trang 74 SGK, trả lời câu hỏi: Sự phân chia tế bào chất diễn ra như thế nào (ở tế bào động vật và tế bào thực vật)?
 ▲Dựa vào hình 18.2, hãy giải thích do đâu nguyên phân lại có thể tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ? 
 ▲ Yêu cầu HS xem mục III trang 74 SGK, trả lời câu hỏi: Nguyên phân có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật?
 ∆ Quan sát hình và trả lời các câu hỏi.
 ∆ Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
 ∆ Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
 ®Các NST sau khi nhân đôi vẫn dính với nhau ở tâm động và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Do vậy, khi các NST phân chia thì các tế bào con đều có 1 NST của tế bào mẹ).
 ∆ Nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi.
I-Chu kì tế bào:
 - Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào (gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân ).
 - Kỳ trung gian gồm:
 + Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cho sinh trưởng của tế bào.
 + Pha S: ADN và NST nhân đôi ® NST kép.
 + Pha G2: tổng hợp các yếu tố còn lại cho phân bào.
II.Quá trình nguyên phân:
1.Phân chia nhân
 - Kì đầu: các NST kép dần được co xoắn. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
 - Kì giữa: các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính ở 2 phía của NST tại tâm động.
 -Kỳ sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
 -Kỳ cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện. 
2) Phân chia tế bào chất:
 -Ở động vật phần giữa tế bào thắt eo chia thành 2 tế bào con.
 -Ở thực vật tạo vách ngăn phân chia thành 2 tế bào mới.
III-Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
 - Ở SV nhân thực đơn bào, SV sinh sản sinh dưỡng nguyên phân cũng là cơ chế sinh sản.
 - Ở SV nhân thực đa bào nguyên phân giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
3. Thực hành, luyện tập (củng cố): 
 *Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài SGK.
Câu 1. Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân.
Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.
Trong giai đoạn này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Giai đoạn nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể được gọi là giai đoạn S. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc thể (crômatit). Kết thúc giai đoạn s, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.
Câu 2. Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để thu gọn lại (tránh sự cồng kềnh) dễ di chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong. NST phải dãn xoắn để tạo điều kiện cho các gen phân mã.
Câu 3. Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội (vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi). Nếu không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển đồng đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n.
Câu 4. Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội (vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi). Nếu không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển đồng đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n.
-Điều gì sẽ xảy ra nếu các NST sau khi nhân đôi lại tách rời nhau ra rồi mới di chuyển về 2 cực của tế bào? (Nếu NST sau khi nhân đôi, lại tách rời nhau rồi mới phân li về 2 cực của tế bào thì có thể tạo ra những sai lệch trong nguyên phân. Vì vậy mà sau khi nhân đôi, NST vẫn còn dính với nhau ở tâm động, đảm bảo cho việc phân chia đồng đều các nhiễm sắc tử về các tế bào con).
-Các loài sinh vật có bộ NST đơn bội n có giảm phân không? (không co quá trình giảm phân).
-Nếu số lượng NST không phải là 2n mà là 3n thì quá trình giảm phân có gì trục trặc? (Khi có 3 NST tương đồng thì sự bắt đôi và phân ly của các NST sẽ dẫn đến sự phân chia không đồng đều các NST cho các tế bào con - gây ra đột biến giao tử).
	*Hoàn thành phiếu học tập (tự nhớ lại ND để điền vào phiếu)
	*Khối u do ung thư phát triển rất nhanh có phải bệnh về điều hoà phân bào hay không? (tế bào ung thư phân bào liên tục, thời gian phân bào ngắn và có khả năng phát tán tế bào đến các nơi khác). 
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò)
	- Đọc mục “Em có biết”
	- Học theo câu hỏi và bài tập cuối bài
	- Xem trước bài 19.Giảm phân
PHIẾU HỌC TẬP 
	Yêu cầu: Xem lại ND kiến thức mục I, II để điền vào phiếu học tập. 
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 
CK tế bào:
Các giai đoạn
Nhiệm vụ và diễn biến
Kì trung gian
Pha G1
 Tế bào tổng hợp các chất cho sinh trưởng của tế bào.
Pha S
 ADN và NST nhân đôi ® NST kép
Pha G2
 Tổng hợp các yếu tố còn lại cho phân bào
Quá trình nguyên phân
Phân chia nhân
Kì đầu
 Các NST kép dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
Kì giữa
 Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính ở 2 phía của NST tại tâm động.
Kì sau
 Các nhiểm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
 NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.
Phân chia TBC
 Ở động vật phần giữa tế bào thắt eo chia thành 2 tế bào con.
 Ở thực vật tạo vách ngăn phân chia thành 2 tế bào mới.
Tuần: ..... 	 Ngày soạn: .........................
Tiết: .......	 	Ngày dạy : ..........................
Bài 19: GIẢM PHÂN
I. Mục tiêu bài dạy: 
- Nêu được những diễn biến cơ bản của giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.
- Biết lập bảng so sánh giữa nguyên phân và giảm phân.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về những hoạt động chính diễn ra trong các kì của quá trình giảm phân và ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sinh vật.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học: 
- Trực quan - tìm tòi.	- Vấn đáp - tìm tòi.	
- Dạy học nhóm.	- Trình bày 1 phút.
IV/ Phương tiện dạy học:
	- SGK, hình 19.1 và 19.2. 	- Phiếu học tập.
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi: 
	Cơ chế nào giúp bộ NST của cơ thể con mang một nửa đặc tính di truyền của bố và một nửa của mẹ?
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới):
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài
 ▲ Yêu cầu HS quan sát mục lời dẫn và tóm tắt SGK, hỏi: Giảm phân là gì?
 ▲ Yêu cầu HS nghiên cứu mục I, trang 76-77 và xem hình 19.1 SGK, hỏi: Em hãy nêu đặc điểm các kỳ của giảm phân I.
 (Lưu ý: Ở kì đầu I, các NST kép liên kết với sợi tơ phân bào ở 1 phía của tâm đông ® khi NST phân li thì mỗi NST kép di chuyển về 1 cực của tế bào. Trong khi ở kì đầu của nguyên phân, NST kép liên kết với sợi tơ phân bào ở 2 phía của tâm động ® khi NST phân li thì mỗi NST đơn trong cặp NST kép di chuyển về 1 cực của tế bào ® tại kì cuối I, mỗi tế bào con nhận được từ cặp NST tương đồng 1 NST kép khác nhau về nguồn gốc.
 ▲ Yêu cầu HS xem hình 19.2 trang 78 SGK, trả lời câu lệnh trang 78. 
 (Giảm phân 2 diễn ra sau một giai đoạn trung gian ngắn, không có sự nhân đôi NST).
 Lưu ý: Thời gian cần thiết cho quá trình giảm phân ở các loài khác nhau là khác nhau, thậm chí khác nhau giữa giới đực và giới cái trong cùng một loài.
 ▲ Yêu cầu HS xem mục III, trang 79 SGK, nêu ý nghĩa của giảm phân.
 ∆ Cần nêu được: Quá trình phân bào gồm 2 lần phân chia liên tiếp nhưng chỉ có 1 lần nhân đôi NST ® số NST trong tế bào giảm đi ½.
 ∆ Nghiên cứu mục I và xem hình 19.1 SGK, trả lời câu hỏi.
 ∆ Cần nêu được: Vì ở kì giũa I, Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. NST kép đính trên sợi tơ phân bào ở một phía tại tâm động nên chúng trượt về 1 cực của TB ® số NST giảm đi một nửa.
 ∆ Nghiên cứu mục III, trang 79 SGK, nêu ý nghĩa của giảm phân.
I.Giảm phân I:
 Trước khi tế bào giảm phân, tại kì trung gian cũng có sự tổng hợp ADN và sự nhân đôi của các bào quan. 
1) Kỳ đầu I:
 - Các nhiễm sắc thể tương đồng bắt đôi với nhau ® cặp NST kép (tiếp hợp ® TĐC).
 - Các NST kép dần co xoắn. Sau đó, các NST kép trong mỗi cặp dần đẩy nhau ra tại tâm động. Thoi phân bào hình thành, mỗi NST kép trong cặp tương đồng chỉ liên kết với sợi tơ phân bào ở 1 phía của tâm động. 
 - Cuối kì, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
2) Kỳ giữa I:
 Các NST kép co xoắn cực đại, di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập trung thành 2 hàng. Dây tơ phân bào từ mỗi cực của TB đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
3) Kỳ sau I:
 Mỗi NST kép trong cặp tương đồng di chuyển theo tơ phân bào về một cực tế bào.
4) Kỳ cuối I:
 Khi về cực tế bào các NST kép dần dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến. Sau đó TBC phân chia ® 2 tế bào con có số NST kép gi ... ỏi.
 - Cần nêu: Chúng ta vẫn sống khoẻ mạnh, không bị bệnh là do cơ thể có nhiều hàng rào bảo vệ, ngăn cản và tiêu diệt VSV gây bệnh trước khi chúng phát triển mạnh, hệ thống miễn dịch đặc hiệu có thời gian hình thành bảo vệ cơ thể.
I. Bệnh truyền nhiễm:
1/Khái niệm:
 - Là bệnh có thể lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
 - Tác nhân gây bệnh đa dạng: vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, virut,...
 - Điều kiện gây bệnh cần đủ ba yếu tố: độc lực, số lượng nhiễm, con đường xâm nhập phù hợp.
2/Phương thức lây truyền:
a.Truyền ngang: Qua sol khí, đường tiêu hoá, tiếp xúc trực tiếp hoặc động vật cắn, côn trùng đốt.
b.Truyền dọc: Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
3/ Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut:
a.Bệnh đường hô hấp: 90% là do virut như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, SARS. Virut xâm nhập qua không khí. 
b.Bệnh đường tiêu hoá: virut xâm nhập qua miệng gây ra các bệnh như viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày-ruột...
c.Bệnh hệ thần kinh: virut vào cơ thể bằng nhiều con đường rồi vào máu tới hệ thần kinh TW gây bệnh dại, bại liệt, viêm não...
d.Bệnh lây qua đường sinh dục: lây trực tiếp qua quan hệ tình dục gây nên các bệnh viêm gan B, HIV, hecpet...
e.Bệnh da: như đậu mùa, sởi, mụn cơm...
II.Miễn dịch: là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
1/Miễn dịch không đặc hiệu: 
 - Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh (hàng rào sinh học, hóa học, vật lí). Ví dụ: da và niêm mạc là bức tường thành không cho vi sinh vật xâm nhập; pH dịch dạ dày giết chết hầu hết VSV...
 - Miễn dịch không đặc hiệu không cần sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.
 - Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.
2/Miễn dịch đặc hiệu: 
 Là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. Miễn dịch đặc hiệu gồm 2 loại:
a.Miễn dịch thể dịch:
 Là miễn dịch do tế bào lympho B tiết ra kháng thể đặc hiệu (kháng thể nằm trong thể dịch) chống lại kháng nguyên (virut, vi khuẩn...).
b.Miễn dịch tế bào: 
 - Là miễn dịch do tế bào lympho T độc tiết prôtêin độc tiêu diệt các tế bào lạ (tế bào ung thư và tế bào nhiễm virut).
 - Trong bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏ sự tấn công của kháng thể.
3/Phòng chống bệnh truyền nhiễm:
 Để kiểm soát bệnh truyền truyền nhiễm, cần: tiêm chủng phòng bệnh, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh và giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
3. Thực hành, luyện tập (củng cố): 
a/Nhắc lại một số nội dung trọng tâm vừa học.
b/Bổ sung kiến thức: 
- Điều kiện gây bệnh: Bệnh truyền nhiễm muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: độc lực đủ mạnh, đủ số lượng và con đường xâm nhập phải phù hợp.
- Tiến trình nhiễm bệnh gồm các giai đoạn:
 	+ Giai đoạn 1: (phơi nhiễm) cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
 	+ Giai đoạn 2: (ủ bệnh) tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển trong cơ thể.
 	+ Giai đoạn 3: (ốm) biểu hiện các triệu chứng của bệnh.
 	+ Giai đoạn 4: Triệu chứng giảm dần và cơ thể bình phục.
*Trả lời câu hỏi SGK.
	Câu 1.
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ người này sang người khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng có thể là vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...
- Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo 2 con đường: 
+ Truyền ngang:
• Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
• Qua đường phân - miệng: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
• Qua tiếp xúc trực tiếp: Qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...
• Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
+ Truyền dọc. Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
Câu 2. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính bẩm sinh và không phân biệt bản chất của kháng nguyên. Đó là các hàng rào bảo vệ các cơ quan như da, niêm mạc ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập, pH dịch dạ dày giết chết hầu hết vi sinh vật.... Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên và không phụ thuộc vào bản chất của kháng nguyên. Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.
Câu 3.
• Miễn dịch thể dịch là miễn dịch do tế bào B tiết ra kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên. Vì kháng thể nằm trong thể dịch nên gọi là miễn dịch thể dịch.
- Kháng nguyên là chất lạ thường là prôtêin có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
- Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể khớp với nhau như khóa với chìa.
• Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức). Tế bào nào khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prôtêin độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. Trong bệnh virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
	- Trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK (Căn cứ vào nội dung SGK trar lời).
	-Đọc mục “Em có biết”.
	-Xem lại các bài trước, chuẩn bị ôn tập thi HKII.
Tuần: ..	Ngày soạn: ..
Tiết: ...	Ngày dạy: 
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu bài dạy:
- Nắm được kiến thức tổng quát học kì II.
- Hiểu rõ các nội dung đã học.
- Làm được một số câu hỏi và bài tập vận dụng.
II. Phương tiện dạy học: 
Phiếu câu hỏi ôn tập.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Giảng bài mới:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ Phát phiếu cho HS thảo luận nhóm, trả lời những câu hỏi cần ôn tập.
 ▲ Giải đáp thắc mắc của HS.
 ▲ HD HS giải các câu hỏi vận dụng.
 ▲ Chốt lại nội dung ôn tập hoàn chỉnh. 
 ∆ Thảo luận nhóm để hoàn chỉnh các nội ôn tập.
 ∆ Đặt câu hỏi thắc mắc những điểm chưa rõ. 
 ∆ Làm việc theo hướng dẫn của GV.
 ∆ Ghi nhận ND ôn tập hoàn chỉnh.
A.Nội dung thứ nhất:
 Xem lại nội dung ôn tập kiểm tra 1 tiết.
B.Nội dung thứ hai:
Bài 29:
 Trình bày khái niệm và cấu tạo của virut.
Bài 30:
 Nêu được chu kì nhân lên của virut trong tế bào vật chủ.
Bài 31:
 Nêu được tác hại của virut, cách phòng bệnh, một số ứng dụng của virut.
Bài 32:
 Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon. 
4. Củng cố: 
 	- Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung vừa ôn tập.
 	- GV Tổng hợp kết quả, kết luận chung về nội dung ôn tập.
5.Dặn dò: 
 	Dặn HS về nhà ôn tập và cách thức ra đề thi.
Tuần: ..	 Ngày soạn: ..
Tiết: 37	 Ngày dạy: 
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SÁCH BÀI TẬP SINH HỌC 10 CHỌN LỌC
I. Mục tiêu:
- Nắm được kiến thức tổng quát để trả lời câu hỏi SGK.
- Làm được một số câu hỏi và bài tập vận dụng.
II. Chuẩn bị: 
Phiếu câu hỏi ôn tập.
III. Tiến trình bày dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập ở nhà của HS.
3. Giảng bài mới:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
▲ Phát phiếu bài tập cho HS thảo luận nhóm.
 ▲ Giải đáp thắc mắc của HS.
 ▲ HD HS giải các câu hỏi vận dụng.
 ▲ Đặt câu hỏi kiểm tra lại kiến thức HS.
 ▲ HD HS hoàn chỉnh ND bài tập.
 ∆ Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi ôn tập.
 ∆ Đặt câu hỏi thắc mắc những điểm chưa rõ. 
 ∆ Làm việc theo hướng dẫn của GV.
 ∆ Trả lời câu hỏi của GV.
 ∆ Hoàn chỉnh ND ôn tập theo HD của GV.
 Một số bài tập và câu hỏi trắc nghiệm
 -Bài tập và câu hỏi trắc nghiệm về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
 -Bài tập và câu hỏi trắc nghiệm về sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật.
 -Bài tập và câu hỏi trắc nghiệm về virut và bệnh truyền nhiễm.
 (Trích: Sách bài tập sinh học 10 chọn lọc-NXBGD)
4. Củng cố: 
 	-Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung vừa thực hiện.
	-GV Tổng hợp kết quả, kết luận chung về nội dung bài tập.
5.Dặn dò: 
 	Dặn HS xem nội dung ôn tập và cách thức ra đề kiểm thi học kì II.
Tuần: 37	Ngày soạn: 11/5/2014
Tiết 36 	Ngày dạy: 12/5/2014
SỬA BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- HS đánh giá được năng lực học tập của mình so với các bạn cùng lớp, cùng khối.
- HS lý do tại sao mình làm bài đạt kết quả tốt hoặc chưa đạt, nắm được những lỗi cơ bản thường mắc phải để có hướng điều chỉnh phù hợp. 
II. CHUẨN BỊ: 
	Phiếu nhận xét đánh giá bài kiểm tra học kì II.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Vấn đáp - tìm tòi	- Trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: Cho HS nhớ lại các một số câu hỏi trọng tâm trong đề thi. (5’)
3. Giảng bài mới:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ Phát bài kiểm tra HKII. (3’)
 ▲ Cho đáp án đúng. (5’)
 ▲ Giải đáp thắc mắc của HS. (10’)
 ▲ Nhận xét đánh giá bài thi. (10’)
 ▲ HD HS trả lời thêm các câu hỏi và bài tập vận dụng khó. (5’)
 ∆ Nhận bài kiểm tra HKII.
 ∆ Xem lại bài làm và kết quả chấm chữa bài của GV.
 ∆ Thắc mắc, khiếu nại bài kiểm tra HKII. (nếu có).
 ∆ Theo dõi phần nhận xét của giáo viên, đóng góp ý kiến (nếu có).
 ∆ Lắng nghe và ghi nhận.
 Ghi nhận đáp án đúng sửa vào bài kiểm tra HKII.
 Lưu lại một số thông tin trong Phiếu nhận xét đánh giá bài kiểm tra học kì II. Lưu ý những lỗi HS thường mắc phải và hướng điều chỉnh sắp tới.
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
A- Thống kê điểm kiểm tra HKII: (Xem sổ điểm cá nhân)
Nhận xét:
	- Nhìn chung đề kiểm tra vừa sức của học sinh, nhưng kết quả chưa cao do học sinh chuẩn bài chưa tốt. 
- Đề tạo được sự phân hóa năng lực của học sinh tương đối tốt.
+ Có ...............% HS có điểm từ 6.5 trở lên, trong đó có ...............% HS đạt điểm trên 8.0.
+ Tỉ lệ trên trung là ...........%, tỉ lệ yếu kém ............ %.
- Kết quả đánh giá phản ánh sức học của các lớp:
+ Lớp đạt kết quả cao nhất là lớp .............., tỉ lệ trên trung bình ..........%
+ Lớp đạt kết quả thấp nhất là lớp ..........., tỉ lệ trên trung bình ...........%.
B/ Những lỗi HS thường mắc phải:
Học sinh yếu kém, làm bài không tốt thường do một số nguyên nhân như sau:
+ Ở lớp thường không chú ý nghe lời giảng giải thêm của GV, ít đào sâu suy nghỉ, thường trông chờ GV cung cấp sẵn kiến thức.
+ Ở nhà ít đọc SGK hoặc có đọc thì thường chỉ đọc qua loa, không tìm hiểu kỉ các nội dung kiến thức, phương pháp học tập chưa phù hợp nên nhớ không dai, dễ nhầm lẫn kiến thức.
+ HS không tìm hiểu để vận dụng liên hệ thực tế với các nội dung kiến thức. Những mảng kiến thức hướng dẫn cho HS vận dụng tại lớp thì HS nêu được, nhưng do chủ quan nên thiếu ôn luyện dẫn đến không làm bài được.
C/ Hướng điều chỉnh sắp tới: 
Điều chỉnh biện pháp để học sinh tích cực hơn trong việc học tập, dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu bài và học bài.
4. Củng cố: (5’)
 	- Hỏi lại một số HS trung bình – yếu các câu hỏi nhận biết và thông hiểu trong đề kiểm tra.
	- Hỏi lại một số HS khá giỏi các câu hỏi vận dụng trong đề kiểm tra.
5. Dặn dò: (1’)
	HD HS nội dung ôn tập hè.
 Người soạn: Thái Minh Tam
	 GV trường THPT Mỹ Hương – Sóc Trăng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_11_tiet_18_den_tiet_36.doc