Giáo án Sinh học 11 - Nguyễn Thị Hải

Giáo án Sinh học 11 - Nguyễn Thị Hải

I/ Mục tiêu:

1/ Tri thức:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Mô tả được cấu tạo của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.

- Trình bày được mối tương tác môi trường với rễ cây trong quá trình hấp thụ nước và ion khoáng.

2/ Kỹ năng:

- Quan sát sự vật và phân tích thành phần cấu tạo

- Quan sát hiện tượng để đưa ra nhận xét

3/ Thái độ:

 Sau khi học xong bài này học sinh thấy được tác dụng của rễ cây với môi trường ngược lại cũng thấy được tác dụng của môi trường với rễ cây nên muốn có cây xanh tươi tốt thì phải bảo vệ môi trường đất trong sạch và cũng biết thêm tác dụng của một số loại rễ cây để từ đó biết vận dụng bảo vệ môi trường sống.

 

doc 119 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2059Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Nguyễn Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 4: Sinh học cơ thể
Chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng
A - Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật
Ngày soạn ................. 	 	
Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Lớp dạy
Tiết PPCT
Ngày dạy
I/ Mục tiêu:
1/ Tri thức:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Mô tả được cấu tạo của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
Trình bày được mối tương tác môi trường với rễ cây trong quá trình hấp thụ nước và ion khoáng.
2/ Kỹ năng:
Quan sát sự vật và phân tích thành phần cấu tạo
Quan sát hiện tượng để đưa ra nhận xét
3/ Thái độ:
 Sau khi học xong bài này học sinh thấy được tác dụng của rễ cây với môi trường ngược lại cũng thấy được tác dụng của môi trường với rễ cây nên muốn có cây xanh tươi tốt thì phải bảo vệ môi trường đất trong sạch và cũng biết thêm tác dụng của một số loại rễ cây để từ đó biết vận dụng bảo vệ môi trường sống.
II/ Thiết bị dạy học.
1/ Giáo viên chuẩn bị:
4 khóm cây lúa hoặc ngô rửa sạch rễ.
Một cốc thuỷ tinh nước và một bút mực.
Phiếu học tập; Máy tính, máy chiếu
2/ Học sinh chuẩn bị:
Sách giáo khoa; Bút màu
Một số mau rễ cây ở các môi trường khác nhau: trên cạn, dưới nước...... 
III/ Tiến trình bài giảng
* ổn đinh lớp và kiểm tra sĩ số
Đặt vấn đề: Đặc trưng của sự sống là quá trình trao đổi chất và năng lượng. Thực vật thực hiện qua trình trao đổi chất và năng lượng như thế nào? Chúng ta tìm hiểu phần A và bài hôm nay chúng ta tìm hiểu xem tại sao rễ cây có khả năng hút nước và các ion khoáng? Rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng như thế nào? ảnh hưởng của môi trường đất đến sự hút nước và ion khoáng của rễ cây như thế nào?
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
I/ Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng
- Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.
- Đối với thực vật thủy sinh hấp thụ nước và ion khoáng trên khắp bề mặt cơ thể
Nước và ion khoáng phải nhờ lông hút mới có thể xâm nhập vào cây. Trước hết chúng ta phải tìm hiểu 1
GV: Hãy quan sát quá trình sau (slike 2) và cho biết: Lông hút hấp thụ nước có cần chất vận chuyển không? Có cần bơm ion (tiêu tốn năng lượng) không? Cơ chế đó là cơ chế chủ động hay thụ động?
HS: Nước tự xâm nhập từ môi trường ngoài vào và không cần bơm ion hay tiêu tốn năng lượng. Đó là cơ chế thụ động
GV: Cơ chế thụ động là gì?
HS: Là cơ chế nước đi từ môi trường nhược trương sang môi trường ưu trương (Nơi có thế nước cao dến nơi có thế nước thấp hơn). 
GV: Giải thích cơ chế chung của hấp thụ thụ động các chất tan diễn ra theo cơ chế khuyếch tán và thẩm thấu không tiêu tốn năng lượng. Khuyếch tán là quá trình phân bố đồng đều các phân tử chất hoà tan và các phân tử dung môi ( GV Làm thí nghiệm nhỏ giọt mực cho HS quan sát). Còn thẩm thấu là trường hợp các chất đang khuyếch tán gặp phải một màng bán thấm.
GV: Nhờ động lực nào mà nước từ đất vào lông hút luôn theo cơ chế thụ động?
HS: Vì 2 nguyên nhân SGK
GV: Nhận xét và kết luận
GV: Hãy quan sát quá trình hấp thụ ion khoáng và trả lời câu hỏi:
Sự hấp thụ ion K+, Ca2+ có cần chất vận chuyển không? Có cần bơm ion (tiêu tốn năng lượng) không? Cơ chế đó là cơ chế chủ động hay bị động?
HS: Cần và đó là cơ chế chủ động
GV: Hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
Đặc điểm so sánh
Chủ động
Thụ động
Khái niệm
Tiêu tốn năng lượng
Nồng độ các chất trong tế bào với ngoài tế bào
HS: Làm việc theo nhóm trong 5 phút
GV: Cho các nhóm lên treo kết quả lên bảng và nhận xét rồi đưa ra đáp án
GV: Sau khi nước và ion khoáng được hấp thụ vào lông hút thì chúng tiếp tục được chuyển vào mạch gỗ của rễ như thế nào?
Quan sát hình vẽ và cho biết có các con đường nào và giải thích các cơ chế vận chuyển đó?
HS: Có 2 con đường: Qua thẩm thấu tế bào và qua khoảng gian bào
- Thẩm thấu qua các tế bào nước và ion khoáng chuyển từ tế bào có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp sau đó thấm vào mạch gỗ
- Con đường gian bào: Các ion khoáng theo các lỗ gian bào chui vào mạch gỗ.
GV: Nhắc lại đai Caspari được hình thành do thể nguyên sinh của tế bào nội bì cho lắng đọng Suberin tạo thành tạo thành một dải liên tục. Đai Caspari không thấm nước và các chất tan.
II/ Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
1/ Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào lông hút.
a/ Hấp thụ nước
Sự xâm nhập của nước từ đất vào lông hút theo cơ chế thụ động (thẩm thấu): Nơi có thế nước cao dến nơi có thế nước thấp hơn. 
- Có 2 nguyên nhân tạo nên gradien thế nước:
+ áp suất thẩm thấu trong tế bào lông hút cao do sự thoát hơi nước ở lá gây nên
+ Trong dịch tế bào chứa các chất hoà tan là sản phẩm của quá trình trao đổi chất của cây.
b/Hấp thụ ion khoáng
Có thể hấp thụ thụ động hoặc hấp thụ chủ động.
Phân biệt hấp thụ thụ động và chủ động
Đặc điểm so sánh
Chủ động
Thụ động
Khái niệm
Là vận chuyển các ion ngược chiều gradien nồng độ tiêu tốn năng lượng
Là vận chuyển các ion theo chiều gradien nồng độ không tiêu tốn năng lượng
Năng lượng, bơm ion
Cần
Không cần
Nồng độ các chất trong tế bào với ngoài tế bào
Cao hơn
Thấp hơn
- Hấp thụ nước và iôn khoáng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: áp suất thẩm thấu, pH và độ thoáng khí của đất. Vì lông hút dễ bị gãy và tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá nhiều chua hay ít ôxi 
2/ Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ.
Gồm 2 con đường: 
+ Con đường gian bào: Nhưng con đường này phải dừng lại ở đai Caspari và nó chuyển sang con đường tế bào chất.
+ Con đường theo tế bào chất: Các ion khoáng được hấp thụ từ tế bào này sang tế bào khác nhờ chức năng bán thấm của màng tế bào, qua tế bào chất nhờ kênh vận chuyển, sợi liên bào.Cuối cùng được chuyển vào mạch gỗ. 
Củng cố
Hoàn thành phiếu học tập sau:
Nối các cụm từ trong hai cột sao cho phù hợp:
1/ Rễ có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng là nhờ
2/Con đường gian bào vận chuyển các chất nhờ 
3/ Con đường tế bào chất vận chuyển các chất nhờ 
4/ Tiêu tốn năng lượng
5/ Theo chiều gradien nồng độ
a/ Khả năng hấp thụ thụ động
b/ Khả năng hấp thụ chủ động
c/ Hệ thống lông hút
d/ Chức năng bán thấm của màng tế bào, qua tế bào chất nhờ kênh vận chuyển, sợi liên bào
e/ Quá trình khuyếch tán và hấp thụ các chất theo gradien nồng độ
Bài soạn số 2:Ngày soạn ................. 	
vận chuyển vật chất trong cây
Lớp dạy
Tiết PPCT
Ngày dạy
I/ Mục tiêu:
1/ Tri thức:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
 Mô tả được hai dòng vận chuyển các chất trong cây bao gồm các nội dung sau:
Cấu tạo của các cơ quan phù hợp với chức năng vận chuyển.
Thành phần của dịch được vận chuyển
Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.
2/ Kỹ năng:
Quan sát hiện tượng để đưa ra nhận xét.
3/ Thái độ:
 Sau khi học xong bài này học sinh nhận thấy cơ chế của dòng vận chuyển các chất trong cây và giải thích được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên như hiện tượng ứ giọt tăng thêm yêu thực vật hơn.
II/ Thiết bị dạy học.
1/ Giáo viên chuẩn bị:
Phiếu học tập; Máy tính, máy chiếu
2/ Học sinh chuẩn bị:
Sách giáo khoa; Bút màu
III/ Tiến trình bài giảng
* ổn đinh lớp và kiểm tra sĩ số
Đặt vấn đề: Bài hôm trước chúng ta đã tìm hiểu về sự hấp thụ nước và ion khoáng của rễ cây ở trên cạn. Vậy, sau khi nước và ion khoáng được hấp thụ vào lông hút thì được vận chuyển đến đâu theo hai con đường gian bào và tế bào chất? Nước và ion khoáng được mạch gỗ vận chuyển đến các bộ phận khác của cây như thế nào? Ngoài dòng vận chuyển rừ rễ lên (dòng nhựa nguyên) còn có dòng vận chuyển từ lá xuống (dòng nhựa luyện), cấu tạo của các thành phần vận chuyển, thành phần và động lực của dòng vận chuyển đó như thế nào chúng ta tìm hiểu sang bài hôm nay.
GV hướng dẫn HS cách ghi bài thành hai cột:
Đặc điểm so sánh
Dòng mạch gỗ
Dòng mạch rây
Cấu tạo phù hợp với chức năng
Thành phần dịch mạch
Động lực
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng vận chuyển 
Hoạt động của GV - HS 
Hoạt động của HS
?) Chiếu hình cấu tạo của mạch gỗ và vấn đáp HS:
Mạch gỗ cấu tạo gồm mấy loại tế bào? Đặc điểm cấu tạo của các loại tế bào đó là gì ? (tế bào đó có nhân không? Có tế bào chất không? Màng của nó có được linhin hoá không
?)Đặc điểm cấu tạo của hai loại tế bào này có gì khác nhau?
?) Cách sắp xếp của các tế bào cùng loại như thế nào?
Chiếu hình thể hiện sự tiến hoá của mạch gỗ 
Quan sát hình 2.5 và cho biết thành phần cấu tạo của mạch rây gồm mấy loại tế bào và đặc điểm của loại tế bào đó?
Quan sát hình và trả lời câu hỏi
Mạch gỗ cấu tạo gồm 2 loại tế bào đó là quản bào và mạch gỗ, chúng đều không có nhân, không có tế bào chất và màng tế bào đều được linhin hoá để vững chắc chịu được áp lực của nước.
 Khác nhau về hình dạng
Cách sắp xếp là xếp chồng xít lên nhau sao cho các lỗ thủng thông nhau để nước và ion khoáng đi qua
Gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần của dịch, và động lực của dòng vận chuyển.
Hoạt động của GV - HS 
Hoạt động của HS
Hãy đọc SGK mục I.2 và II.2 để hoàn thành mục 2 của bảng 1
Gọi 1 HS lên bảng làm và gọi một em nhận xét
Kết luận
Chiếu hình yêu cầu HS quan sát và đọc SGK để trả lời câu hỏi:
Gồm các động lực nào giúp cây vận chuyển nước ngược chiều với trọng lực?
Động lực nào giúp cây vận chuyển dòng nhựa luyện từ lá đi các bộ phận khác trong cây?
Đọc SGK và hoàn thành mục 2 bảng 1
3 động lực
Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
Nội dung ghi
Vận chuyển các chất trong cây theo dòng mạch gỗ và mạch rây
Đặc điểm 
Dòng mạch gỗ
( nhựa nguyên, từ rễ lên)
Dòng mạch rây
( nhựa luyện, từ lá xuống)
Khái niệm
Là dòng vận chuyển nước và ion khoáng từ dất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên thân, lá và các ơ quan khác
Vận chuyển các chất hữu cưo từ tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ
Cấu tạo phù hợp với chức năng
Gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống. 
Gồm các tế bào sống là :
Thành phần dịch mạch
Nước, ion khoáng, các chất hữu cơ (axit amin, amit, vitamin, hoocmon)
Saccarozơ, axit amin, vitamin, hoocmon, khoáng
Động lực
Là sự phối hợp của 3 lựuc:
Lực đẩy (áp suất rễ)
Lực hút do thoát hơi nước ở lá (đóng vai trò chính)
Lực liên kết các phân tử nước với nhau và với thành tb mạch gỗ
Là sự chênh lêch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ,)
Ngoài ra, Cây còn tồn tại dòng vận chuyển ngang nhờ các lỗ bên của các tế bào mạch ống, quản bào và tế bào hình rây
Củng cố:
Có mấy dòng vận chuyển chất trong cây? 
 con đường: qua dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
Nếu 1 số ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống có thể di lên được hay không? tại sao?
Dòng mạch gỗ trong ống vận có thể tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên
Vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành hay thân cây thì 1 thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra?
Trả lời câu trắc nghiệm: chọn phương án đúng. giải thích
nơi nước và chất khoáng hoà tan không đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ:
khí khổng
tế bào biểu bì
tế bào nội bì
tế bào nhu mô vỏ
tế bào lông hút
quá trình thoát h ... sinh sản trong đó cá thể mẹ hình thành các chồi trên bề mặt của cơ thể, các chồi lớn dần lên nhờ các tế bào của chồi phân bào nguyên nhiễm, cuối cùng chồi tách ra khỏi cơ thể mẹ để tạo thành cá thể mới
Bọt biển, ruột khoang
3
Phân mảnh
Là hình thức sinh ản, trong đó các mảnh vụn của cơ thể phát triển thành các cá thể mới
Bọt biển, giun dẹp
4
Trinh sản
Là hình thức sinh sản, trong đó các trứng không thụ tinh phát triển thành các cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội
Các loài chân đốt như ong, kiến, rệp và một số loài lưỡng cư, bó sát
Hoạt động 2: Tìm hiểu ưu nhược điểm của sinh sản sản vô tính ở động vật:
Mục tiêu: Trình bày được các ưu nhược điểm của sinh sản vô tính và hữu tính.
GV: Hãy đọc SGK tr 172. 173 hoàn thành bài tập SGK
HS: Làm việc theo nhóm
GV: Gọi từng nhóm lên trình bày và giải thích tại sao chọn các phương án đó
GV: Tổng kết lại đưa ra ưu điểm và nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính ở động vật:
Ưu điểm: 
+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể có thể tạo ra con cháu vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống với cá thể mẹ về mặt di truyền
+ Tạo ra số lượng con chấu giống nhau trong một thời gian ngắn
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh
Nhược điểm
+ Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kienẹ sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
Hoạt động 3: tìm hiểu về ứng dụng sinh sản vô tính động vật
Mục tiêu: HS kể được một số ứng dụng của sinh sản vô tính động vật vào chữa bệnh và sản xúât. 
GV: Hãy kể tên các ứng dụng của nuôi cấy mô sống
HS: Kể 
GV: KL
GV: Kể thành tựu nhân bản vô tính ở trong nước và quốc tế?
HS: Kể
GV: Giải thích cơ sở khoa học
Hoạt động 3: Củng cố: 
HS đọc phần ghi nhớ
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Bài soạn số 45: Ngày soạn: 
Sinh sản hữu tính ở động vật
Lớp dạy
Tiết PPCT
Ngày dạy
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức
Sau khi học xong bìa này học sinh cần phải:
Trình bày được khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật
Nêu được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính
Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong
Nêu được ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng và đẻ con
2/ Kỹ năng
Khai thác SGK
So sánh
3/ Thái độ
Sau khi học xong bài này HS hiểu biết thêm nhiều về thiên nhiên và thêm yêu thiên nhiên.
II. Phương tiện dạy học:
1/ GV chuẩn bị
Tranh vẽ hình 45.1
III. Tiến trình bài giảng. 
* ổn đinh lớp và kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
Trình bày khái niệm của sinh sản vô tính ở động vật?
Tiến trình bài mới
GV: Đặt vấn đề: Quá trình sinh sản hữu tính của thực vật bao gồm quá trình thụ phấn và quá trình thụ tinh, còn qua trình sinh sản hữu tính của động vật không có quá trình thụ phấn mà có 3 quá trình là : Hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi, thụ tinh có thể xảy ra ở môi trường ngoài và có thể xảy ra ở trong cơ thể, phát triển phôi có thể phát triển trong cơ thể mẹ có thể phát triển ngoài cơ thể mẹ. Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính và quá trình hình thành trứng, tinh trùng và quá trình thụ tinh:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hãy cho VD về loài ĐV sinh sản hữu tính ở động vật?
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Nhận xét ĐA C là đúng nhất.
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tr 175. Gọi 4 em lên bảng trả lời 4 câu sau đó nhận xét.
I. Sinh sản hữu tính là gì?
VD:
KN: C
II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật
- Gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau: : Hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi hình thành cơ thể mới.
- Đối với một vài loài giun đốt và vài loài thân mềm là động vật lưỡng tính nghĩa là trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái nhưng nó không thể tự thụ tinh được mà nó phải thụ tinh với cá thể khác. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thụ tinh ngoài và thụ tinh trong và hình thức đẻ trắng và đẻ con 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hãy quan sát hình 45.3 và 45.4 và cho biết: ếch , rắn thụ tinh trong hay ngoài? tại sao?
Hãy cho biết ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài?
Hãy kể tên các loài động vật đẻ trứng và đẻ con? 
Để trứng và đẻ con có ưu điểm và nhược điểm gì?
III. Các hình thức thụ tinh
1/ Thụ tinh ngoài
 VD:
KN
2/ Thụ tinh trong
VD: 
KN:
Ưu thế thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài:
IV/ Đẻ trứng và đẻ con
 Tất cả thú( trừ thú thấp) đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất đinhưỡng nhận cơ thể mẹ qua nhau thai
cá lưỡng cư, bò sát, chim và rất nhiều loài động vật không xương sống đẻ trứng.
Một số loài cá và bò sát đẻ con nhờ trứng thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng và phát triển thành phôi nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng chứ không phải nhờ trao đổi chất qua nhau thai.
Hoạt động 3: Củng cố:Trả lời câu hỏi cuối bài
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Bài soạn số 46 Ngày soạn: 
Cơ chế điều hoà sinh sản
Lớp dạy
Tiết PPCT
Ngày dạy
I/ Mục tiêu:	
Trình bày được cơ chế điều hoà sản sinh tinh trùng và trứng
Trình bày được ảnh hưởng của môi trường và hệ thần kinh đến sinh sản.
II/ Thiết bị dạy học
Hình 46.1 và 46.2
III/ Tiến trình bài học
* ổn đinh lớp và kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Quá trình sinh sản hữu tính gồm các giai đoạn nào? 
Tiến trình bài mới
GV: Đặt vấn đề: Quá trình sinh sản của động vật diễn ra bình thường là nhờ có cơ chế điều hoà sinh sản. Cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sinh trứng và sinh tinh.Qúa trình đó chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các yếu tố môi trường. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cơ chế ảnh hưởng của các nhân tố đó đến quá trình sinh sản.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hãy quan sát sơ đồ 46.1 và cho biết:
Tên các hoocmon kích thích sản sinh tinh trùngở tinh hoàn?
Từng hoocmon đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh như thế nào?
GV nhận xét mô tả quá trình điều tiết theo sơ đồ 
Hãy phân tích sơ đồ 46.2 để thấy được vai trò của hoocmon đối với quá trình sinh trứng?
I. Cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng
1/ Cơ chế điều hoà sinh tinh
Môi trường có kích thích tác động vào hệ thần kinh thì vùng dưới đồi nhận xung thần kinh và xử lý( Tác nhân kích thích hay ức chế). Nếu là tác nhân kích thích thì vùng dưới đồi sẽ tiết ra một GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH. 
+ FSH: Kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng
+ LH : Kích thích tế bào kẽ sản xuất testosteron
+ Testosteron kích thích phát triển ống sinh tinh và sản xuất tinh trùng.
Khi lượng testosteron tiết ra nhiều nó sẽ tác động trở lại vùng dưới đồi tiết hoocmon GnRH, tuyến yên tiết FSH và LH. Do tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH, LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron. Nồng độ testosteron giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa nên hai bộ phận này lại tăng tiết hoocmon.
2/ Cơ chế điều hoà sinh trứng
Môi trường có kích thích tác động vào hệ thần kinh thì vùng dưới đồi nhận xung thần kinh và xử lý( Tác nhân kích thích hay ức chế). Nếu là tác nhân kích thích thì vùng dưới đồi sẽ tiết ra một GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH. 
+ FSH: Kích thích nang trứng phát triển và tiết ơtrogen
+ LH : làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng. Thể vàng tiết progesteron và ơtrogen.
+ progesteron và ơtrogen làm ho niêm mạc tử cung phát triển dày lên.
Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại lượng progesteron và ơtrogen tăng cao ức chế tuyến yên tiết GnRH ,FSH và LH làm cho trứng không chín và rụng. Nếu trứng không được thụ tinh thì thẻ vàng teo đi và bắt đầu chu kỳ mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của thần kinh và môi trường.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hãy nêu VD về ảnh hưởng của thần kinh đến sinh tinh và sinh trứng?
Nhận xét:
II. ảnh hưởng của thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh trứng
Hoạt động 3: Củng cố
 HS giải thích lại 2 sơ đồ.
Bài soạn số 47 Ngày soạn: 
Điều khiển sinh sản ở động vật 
và sinh đẻ có kế hoạch ở người
Lớp dạy
Tiết PPCT
Ngày dạy
I/ Mục tiêu:	
Trình bày một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật
Kể tên các biện pháp tránh thai và nêu cơ chế tác dụng của chúng
II/ Thiết bị dạy học
Phiếu học tập
III/ Tiến trình bài học
* ổn đinh lớp và kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Trình bày vai trò của hoocmôn FSH, LH và testosteron?
Tiến trình bài mới
GV: Đặt vấn đề: Dựa trên hiểu biết về quá trình sinh sản và cơ chế điều hoà sinh sản con người có thể tìm ra các biện pháp làm tăng khả năng sinh sản của động vật để phục vụ nhu cầu về trứng, sữa, và thịt ngày càng cao động thời có thể chủ động điều chỉnh sinh con theo ý muốn để nâng cao chất lượng đời sống gia đình và xã hội. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biện pháp làm tăng sinh sản ở động vật
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hãy cho biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản ở chăn nuôi?
Nêu một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật mà em biết? í nghĩa trong chăn nuôi?
Tại sao ở người phải cấm xác định giới tính của thai nhi?
I. Điều khiển sinh sản ở động vật
1. Một số biện pháp làm thay đổi số con
a) Sử dụng hoocmon hoặc chất kích thích tổng hợp
VD: ở cá
b) Thay đổi các yếu tố môi trường
VD: ở gà
c) Nuôi cấy phôi
VD: ở bò
d) Thụ tinh nhân tạo
2/ Một số biện pháp điều khiển giới tính
- Sử dụng một số biện pháp kỹ thuật lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành 2 loại.
- Nuôi các rô phi bột bằng hoocmon testosteron tổng hợp kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% các rô phi đực.
- cho gà, lợn chim mái ăn thức ăn chứa nhiều Pr su đẻ nhiều con đực hơn
- Dùng tia tử ngoại chiếu lên tằm tạo ra nhiều tằm đực hơn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vấn đề sinh đẻ có kế hoạch.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
Hoàn thành phiếu học tập bảng 47 tr 185 trong 7 phút
Gọi bất kỳ HS nào lên bảng sau đó gọi HS khác nhận xét và đưa ra đáp án
II. Sinh đẻ có kế hoạch
1/ Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
KN:
2/ Các biện pháp tránh thai
Bảng
Các biện pháp tránh thai
STT
Tên biện pháp tránh thai
Giải thích
1
Tính vòng kinh
Tránh giao hợp vào ngày trứng rụng để tránh tinh trùng không gặp được trứng
2
Bao cao su tránh thai
Dùng bao cao su để hứng tinh trùng không vào được cơ quan sinh dục cái để gặp trứng
3
Thuốc viên tránh thai
Thuốc có chứa Progesteron và estrogen trong máu cao gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm trứng không chín và không rụng, đồng thời làm cho chất nhày ở cổ tử cung đặc lại không cho tinh trùng vào tử cung và ống dẫn trứng để gặp trứng.
4
Dụng cụ tử cung
Kích thích niêm mạc tử cung gây phản ứng chống lại sự làm tổ của tổ hợp tử ở tử cung. Hợp tử không làm tổ được sẽ rơi ra ngoài cơ thể.
5
Triệt sản nữ
Cắt và thắt hai đầu của ống dẫn trứng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng trong ống dẫn trứng
6
Triệt sản nam
Cắt và thắt hai đầu của ống dẫn tinh ngăn không cho tinh trùng đi ra và do vậy không gặp được trứng.
Hoạt động 3: Củng cố: Hãy giải thích tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng thuốc tránh thai có chứa nhiều hoocmon sinh dục?
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_Sinh_11_GDTX_tron_bo.doc