Giáo án Sinh học 11 - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

Giáo án Sinh học 11 - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm về sinh trưởng của cơ thể thực vật và hiểu được cơ chế của sự sinh trưởng

- Phân biệt được các đặc điểm cơ bản của các loại mô phân sinh, hiểu được vai trò và cơ chế hoạt động của mô phân sinh trong quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.

- Phân tích được tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với sự sinh trưởng ở thực vật.

2. Về kĩ năng:

- Phát triển ở HS kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hóa để rút ra khái niệm sinh trưởng, khái niệm mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ở thực vật

- Phát triển kĩ năng so sánh qua việc so sánh mô sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

3. Về thái độ:

- Vận dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng tự nhiên.

- Vận dụng kiến thức về nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng để chăm sóc cây trong gia đình và chia sẻ với mọi người xung quanh.

 

docx 12 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 8068Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh Học 11 cơ bản	Người soạn: Tô Kim Hường
Lớp dạy:	Ngày soạn:
Tiết dạy:	Ngày dạy:
	Chương 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
	Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Nêu được khái niệm về sinh trưởng của cơ thể thực vật và hiểu được cơ chế của sự sinh trưởng
Phân biệt được các đặc điểm cơ bản của các loại mô phân sinh, hiểu được vai trò và cơ chế hoạt động của mô phân sinh trong quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
Phân tích được tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với sự sinh trưởng ở thực vật.
Về kĩ năng:
Phát triển ở HS kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hóa để rút ra khái niệm sinh trưởng, khái niệm mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ở thực vật
Phát triển kĩ năng so sánh qua việc so sánh mô sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
Về thái độ:
Vận dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng tự nhiên.
 Vận dụng kiến thức về nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng để chăm sóc cây trong gia đình và chia sẻ với mọi người xung quanh.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án
PHT: đặc điểm các loại mô phân sinh:
 Các loại MPS
ND
MPS đỉnh
MPS bên
MPS lóng
Vị trí
Chức năng
Lớp TV
Chuẩn bị của HS:
Nghiên cứu SGK, chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Hoạt động dạy học
Ổn định lớp:
Dạy bài mới:
Vào bài: Sinh vật nói chung và thực vật nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải luôn tiến hành trao đổi chất với môi trường và có khả năng phản ứng với các kích thích của môi trường để thích nghi. Kết quả của các quá trình đó là làm cho sinh vật lớn lên, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. Đó chính là quá trình sinh trưởng và phát triển. Vậy bản chất của quá trình này là gì? Cô và các em cùng tìm hiểu chương 3 Sinh trưởng và phát triển, đầu tiên chúng ta tìm hiểu mục A- Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, và để biết được quá trình sinh trưởng của thực vật diễn ra như thế nào, và nó chịu tác động của các nhân tố nào chúng ta đi vào bài 34 sinh trưởng ở thực vật
Tiến trình dạy:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng ở thực vật
-GV cho ví dụ sau:
Cây con cây trưởng thành
( 3cm) (30 cm)
-GV: Em có nhận xét gì về sự thay đổi kích thước của cây đậu từ giai đoạn cây con đến cây trưởng thành?
 Ta dễ dàng nhận thấy cây đậu có sự tăng lên về chiều dài, bề mặt, thể tích cơ thể.
-GV: Nguyên nhân do đâu mà cây có thể phát triển về chiều dài, đường kính?
 Như vậy, cây có sự phát triển về chiều dài và đường kính do sự tăng lên về số lượng và kích thước TB
Kết luận: Quá trình làm cây đậu lớn lên, tăng về kích thước như trên chính là sự sinh trưởng.
Vậy sinh trưởng ở thực vật là gì?
GV hoàn chỉnh
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Ngâm một số hạt đậu trong nước một thời gian thấy kích thước hạt tăng lên. Vậy theo em đó có phải là sinh trưởng không? Tại sao?
 GV hoàn chỉnh: không phải là sự ST vì sự tăng kích thước khối lượng hạt đậu ở đây là do hạt đậu hút nước chứ số lượng tế bào không tăng lên. Khi đem phơi khô hạt sẽ quay lại trạng thái ban đầu. 
-GV:Do đâu mà có sự tăng lên về khối lượng và kích thước tế bào?
 Nguyên phân làm tăng số lượng TB giúp cơ thể ST và PT. Như vậy, nguyên phân cũng chính là cơ chế của sinh trưởng
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp của thực vật.PP:VĐ+ PHT
 GV: đầu tiên, cô và các em cùng tìm hiểu loại mô có vai trò quyết định đối với sự ST ở TV, đó là MPS
-GV:Quan sát h.34.1 và nghiên cứu SGKcho biết mô phân sinh là gì?
GV hoàn chỉnh khái niệm
Lưu ý: Ở TV, chỉ có các TB thuộc mô phân sinh mới có khả năng nguyên phân tạo ra TB khác, chúng sẽ tiếp tục giai đoạn sinh trưởng và biệt hóa thành các loại mô khác và không thể phân chia nữa. Do đó, sự sinh trưởng của TV là do MPS tạo nên
-GV:Quan sát hình 34.1 cho cô biết: mô phân sinh được chia làm mấy loại? đó là những loại nào? Dựa vào đâu để người ta phân loại?
Để thấy được sự khác nhau của 3 loại MPS, Các em hoàn thành PHT: Đặc điểm của các loại MPS
 GV chia lớp thành 3 nhóm, tiến hành thảo luận trong 3’ sau đó gọi đại diện trình bày và GV nhận xét
-GV: Nhận xét TV 1 lá mầm có những MPS nào? TV 2 LM có những loại MPS nào? Loại MPS nào có ở cả 2 lớp?
GV nhận xét và hoàn chỉnh
-GV:Ở TV1LM nếu cắt bỏ MPS đỉnh thì thân cây có tiếp tục dài ra được hay không? Vì sao?
 Như vậy, MPS đỉnh có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ, MPS bên ở cây 2 lá mầm và MPS lóng ở cây 1LM có ở thân
Hoạt động của các MPS này sẽ làm cho cây cao lên và to ra thông qua sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp. đầu tiên chúng ta nghiên cứu hình thức sinh trưởng sơ cấp của TV
-GV: Quan sát h.34.2 trả lời câu hỏi lệnh:
+ Loại MPS nào tham gia vào ST sơ cấp?
+ Vị trí của ST sơ cấp
+ Kết quả của ST sơ cấp?
+ Theo em ST sơ cấp có ở những lớp TV nào?
Tương tự như ở thân và cành, rễ cũng có khả năng sinh trưởng dài ra nhờ MPS đỉnh rễ
-GV:Từ đó em hãy cho biết ST sơ cấp là gì?
-GV hoàn thiện khái niệm
-GV bổ sung: ST sơ cấp xảy ra ở mọi loài TV, dù là cây thân gỗ hay thân cỏ, sống một hay lâu năm,cả ở TV bậc thấp. MPS lóng ở cây 1LM cũng giúp thân cây ST dài ra, do đó cũng tạo nên sự ST sơ cấp
-GV:ST sơ cấp chỉ giúp cây tăng độ dài thân, cành, rễ không tăng về đường kính. Tuy nhiên, ta vẫn thấy các loài cây thân gỗ với chu vi thân, rễ lớn, chứng tỏ có quá trình ST làm tăng chu vi,đường kính thân rễ. đó là sự ST thứ cấp, vậy ST thứ cấp có gì khác so với STSC không? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 3
-GV: các em quan sát h.34.3. đây là hình vẽ mô tả quá trình STSC và STTC ở cây thân gỗ
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
+ ST năm nay có khác gì so với ST năm ngoái và ST năm kia?
+ Quan sát lát cắt ngang của đoạn thân gần chồi đỉnh và đoạn thân ST cách đây 1 năm, so sánh cấu tạo có gì khác nhau?
+ Kết hợp với h.34.1 cho biết các bó mạch gỗ,mạch rây thứ cấp và tầng bần vừa kể trên có nguồn gốc từ đâu?
-GV: nhóm cây nào có MPS bên?
-GV: như vậy nhờ có MPS bên phân chia tạo ra lớp bần và các bó mạch thứ cấp, làm cây thân gỗ tăng kích thước theo chiều ngang đó là ST thứ cấp. vậy STTC là gì?
-GV:STTC có ở cây 1LM không?
-GV hoàn chỉnh khái niệm
Gv bổ sung: Đa số cây 1LM thân cỏ không có STTC, chỉ có một số loài như cau, dừa, huyết dụ, vẫn có STTC do sự phân chia của nhu mô ( tế bào mô mềm) nằm dưới các mầm lá hay ngoài các bó dẫn ( STTC theo kiểu tạo vòng dày) chư không phải do sự hoạt động của mô phân sinh
-GV: STTC làm biến đổi cấu tạo thân non thành dạng thân gỗ. các em quan sát h.34.4 để tìm hiểu cấu tạo cây thân gỗ
-GV:Nêu các phần cấu tạo của cây thân gỗ?
-GV ghi nhanh các thành phần lên bảng và giới thiệu: thành phần chủ yếu của thân cây gỗ là gỗ thứ cấp, các phần còn lại bên ngoài được xem là vỏ cây. Sự phân chia này không hoàn toàn chính xác vì tầng sinh mạch và mạch rây thứ cấp có chức năng riêng khác với vỏ cây
-GV:Gỗ thứ cấp được chia thành gỗ lõi và gỗ dác. Chúng khác nhau ở điểm nào?
GV nhận xét, hoàn chỉnh
GV nói thêm về ứng dụng của vòng gỗ hằng năm: một năm có 2 vòng( vòng sáng và vòng tối) dựa vào đặc điểm này để tính tuổi của cây và ứng dụng làm đồ mĩ nghê
-Tiếp theo gỗ thứ cấp là tầng sinh mạch và tiếp theo là mạch rây thứ cấp. chức năng của chúng là gì?
GV hoàn thiện
GV bổ sung:
Tầng sinh mạch thường phân chia về phía trong nhiều hơn phía ngoài, mặt khác mô gỗ thứ cấp cứng chắc tồn tại bền vững, còn mạch rây dễ bị bong ra cùng vỏ cây, do đó thân cây chủ yếu là gỗ, mạch rây chỉ có một lớp mỏng, áp sát phía ngoài tầng sinh mạch
-GV: Phần bao bọc toàn bộ các bó dẫn thứ cấp chính là vỏ cây
Vỏ cây gồm những lớp nào và có chức năng gì?
GV hoàn chỉnh
Vậy quá trình ST ở TVchịu sự tác động của các yếu tố nào? Chúng ta tìm hiểu phần 3
Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ST của TV. PP: VĐ
ST của TV chịu sự tác động của cả yếu tố bên trong và bên ngoài, đầu tiên chúng ta tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong
-GV: trong thực tế có những loại cây có KT nhỏ ví dụ bèo, lúa, rau má, nhưng bên cạnh đó cũng có những loại cây có KT rấ lớn như cam, xoài,Giả sử trong điều kiện chăm sóc tốt nhất theo các em liệu cây lúa, cây bèo có thể to như cây xoài được không? Vì sao
Như vậy, do đặc điểm di truyền của loài mà thời gian và tốc dộ ST khác nhau, cây thân thảo ST nhanh, nhưng thời gian sống ngắn, cây thân gỗ ST chậm nhưng sống lâu năm do ST thứ cấp
-GV:Ngoài do đặc điểm DT, tốc độ ST của cây còn phụ thuộc vào yếu tố nào?
-GV:Tùy theo giai đoạn hay thời kì mà thực vật có tốc độ sinh trưởng nhanh, chậm khác nhau. Lúc mới nảy mầm và giai đoạn cây con ST nhanh đến khi trưởng thành ST chậm hơn.Hormone TV gồm có nhóm hormone tăng trưởng và hormone ức chế thì vấn đề này các em sẽ được nghiên cứu ở bài sau
-GV hoàn thiện kiến thức
Ngoài các yếu tố bên trong, sự sinh trưởng còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài.
-GV:Nghiên cứu SGK, cho biết các nhân tố bên ngoài nào tác động đến sinh trưởng?
-GV Yêu cầu HS nêu ví dụ về sự ảnh hưởng của nhiệt độ, dd khoáng, ánh sáng, oxi, đến sự ST
-GV nhận xét, bổ sung và nêu kết luận.Yêu cầu HS tự tìm ví dụ để ghi bài vào vở
-GV: Giải thích ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài: Chúng tác động đến các quá trình TĐC của cây( Trao đổi nước, muối khoáng, quang hợp, hô hấp, sự chuyển hóa các chất,) ảnh hưởng đến quá trình lớn lên, phân chia của TB từ đó ảnh hưởng đến khả năng ST của cơ thể TV
Ứng dụng: trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp gì để cây sinh trưởng tốt? tăng năng suất?
-Yêu cầu HS về nhà suy nghĩ
-HS: Kích thước các bộ phận của cây tăng lên
-HS: Do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời: Nhờ quá trình nguyên phân
-HS trả lời:MPS là nhóm tế bào chưa phân hóa duy trì được khả năng nguyên phân
-HS:có 3 loại MPS: MPS đỉnh, MPS bên, MPS lóng. Dựa vào vị trí và chức năng để phân loại
-TV1LM có MPS đỉnh, MPS lóng. TV2LM có MPS đỉnh, MPS bên. MPS đỉnh có ở cả 2 lớp TV
-HS trả lời: được vì còn có MPS lóng
-HS trả lời:
+ MPS đỉnh
+ MPS đỉnh ở đỉnh thân và chồi nách
+ Thân và rễ cây dài ra
+ TV 1LM và TV 2 LM
-HS trả lời: ST sơ cấp là hình thức sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của MPS đỉnhthân và đỉnh rễ
-HS quan sát và trả lời:
+ Kích thước các chiều của St năm nay nhỏ hơn kích thước các chiều của ST năm ngoái và năm kia
+ Đoạn thân sinh trưởng cách đây 1 năm có thêm mạch gỗ và mạch rây thứ cấp, biểu bì được thay bằng lớp chu bì gồm bần và tầng sinh bần
+ Bó mạch thứ cấp phát sinh từ tầng sinh mạch,bần phát sinh từ tầng sinh bần
-HS:MPS bên có ở TV2LM thân gỗ, sinh trưởng thứ cấp xảy ra ở thực vật lâu năm thân gỗ
-HS:STTC của cây thân gỗ là do MPS bên tạo ra. STTC tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ
-Không có vì chúng không có MPS bên
-HS trả lời: gồm 6 phần: gỗ lõi(ròng), gỗ dác, tầng sinh mạch,mạch rây thứ cấp, tầng sinh bần và bần
-HS trả lời: Khác nhau về vị trí, màu sắc độ cứng và chức năng
-HS trả lời:tầng sinh mạch giúp cây sinh trưởng thứ cấp, mạch rây thứ cấp có vai trò vận chuyển chất hữu cơ trong cây
-HSGồm các lớp bần và tầng sinh bần. Chúng có vai trò bảo vệ
-HS:Không vì mỗi loài có kiểu di truyền riêng, quy định kích thước tối đa của cây
-HS:Thời kì ST của cây và hormone TV
-HS:Nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng khoáng, oxi,
-HS trả lời như SGK
Khái niệm sinh trưởng
Khái niệm
ST ở thực vật là quá trình tăng về kích thước ( Chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào
Cơ chế:
Do quá trình phân bào nguyên phân của tế bào.
Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
Các MPS
Khái niệm:
MPS là nhóm tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân
Các loại MPS 
Kẻ nội dung PHT
Sinh trưởng sơ cấp:
ST sơ cấp là quá trình làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của MPS đỉnh thân và đỉnh rẽ ở TV 1LM và TV 2 LM
ST thứ cấp
STTC là ST làm tăng đường kính của thân do hoạt động phân bào nguyên phân của MPS bên có ở TV lâu năm thân gỗ
¯Cấu tạo cây thân gỗ:
Quá trình sinh trưởng thứ cấp tạo ra dạng thân gỗ có cấu tạo gồm 4 phần
+ Mạch gỗ thứ cấp gồm gỗ lõi ( mạch gỗ già), có vai trò nâng đỡ, gỗ dác (mạch gỗ trẻ ) có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng
+ Tầng sinh mạch tạo ra mạch gỗ và mạch rây thứ cấp
+ Mạch rây thứ cấp có vai trò vận chuyển chất hữu cơ
+ Vỏ cây: là vỏ thứ cấp( chu bì) chủ yếu gồm các lớp bần do tầng phát sinh bần tạo ra, có vai trò bảo vệ, hạn chế sự thoát hơi nước
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ST của TV
Các yếu tố bên trong
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây là:
-Đặc điểm DT
-Thời kì ST
-Hormone TV
Các yếu tố bên ngoài
Củng cố:
Tìm từ thích hơp điền vào chỗ trống:
“Sinh trưởng của thực vật là quá trình (1) về kích thước cơ thể do sự tăng (2) và kích thước của (3) Chính nhờ hoạt động (4) của các tế bào mô (5) mà cơ thể thực vật có thể lớn lên: Mô phân sinh đỉnh tạo ra sự sinh trưởng sơ cấp, giúp cây lớn lên về (6) còn mô phân sinh bên lại tạo ra quá trình sinh trưởng (7) làm tăng đường kính thân và (8) ở cây thân gỗ. Sự sinh trưởng ở thực vật phụ thuộc trước hết vào (9) của từng giống, loài cây và chịu sự điều tiết của các (10) bên trong cơ thể.”
® Đáp án:	(1) tăng;	(2) số lượng;
	(3) tế bào;	(4) nguyên phân;
	(5) phân sinh;	(6) chiều dài;
	(7) thứ cấp;	(8) rễ;
	(9) đặc điểm di truyền;	(10) hoocmon thực vật (phytohormon).
Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc phần ghi nhớ SGK
Làm phần câu hỏi và bài tập cuối bài
Chuẩn bị bài 35
Rút kinh nghiệm:
1. Về nội dung:	
2. Về phương pháp:	
Đáp án PHT
 Các loại MPS
ND
MPS đỉnh
MPS bên
MPS lóng
Vị trí
Chồi đỉnh, chồi nách của thân và đỉnh của rễ
Tầng phát sinh nằm trong thân và rễ
Nằm ở phần gốc của mỗi long thân( phía trên mắt)
Chức năng
Làm tăng chiều dài của thân và rễ
Làm tăng độ dày ( đường kính) của thân và rễ
Làm tăng độ dài của long, nhờ đó giúp thân vươn cao
Lớp TV
Thực vật 1LM và TV 2 LM
TV 2 LM thân gỗ
Nhiều loài TV 1 LM

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_34_sinh_truong_o_thuc_vat.docx